CHƯƠNG MƯỜI BA
Sau trận Stalingrad thần thánh, một thằng thua đớn nhưng vẫn mặt dày không chịu thừa nhận và vẫn gây ra những cuộc chiến nhằm đảo ngược tình thế trong vô vọng chẳng khác nào con cá voi đang nằm mắc cạn trên bờ mà cầu xin ai đó đến giết quách nó cho xong; một người thì thắng và cứ thế thắng. Hai bên không ai chịu nhường ai, kẻ thì cứ gây sự rồi để thua nhục, kẻ chỉ có đứng tiến và chặn bảo vệ lãnh thổ thì lại thắng đậm. Năm 1944 là năm mà Liên Xô cùng Đồng minh phản công ác liệt toàn diện nhất trên toàn mặt trận.
Đức ban đầu một mình cân cả bản đồ và nằm trong thế chủ động, giờ thì lại cố chống chế cả bản đồ một cách vô vọng và bị động hoàn toàn. Còn phải gánh hai cái cục tạ bự chảng nữa chứ! Nhưng cũng phải nể tên Sói già Hitler này ra mặt!
Đức tiến quân, Nga chặn đánh. Lại tiến quân, lại rút về. Tiến lên, chết hàng loạt... Một cái vòng lặp luẩn quẩn không có đường ra và thật bế tắc cho quân Đức.
Cùng năm đó, vào tháng 6, một cuộc đổ bộ quy mô lớn từ nước Anh- với sự quy tụ của dàn "diễn viên tiền tấn lừng lẫy", quân đội Mỹ; kéo những đoàn quân hùng mạnh nhất, tàu chiến và máy bay, xe thiết giáp, tăng quy mô bậc nhất... theo đường biển từ Anh sang Pháp, điểm dừng tại biển Normandy. Đây còn gọi là cuộc đổ bộ D-Day. Nước Mỹ cùng một số quân đội Anh đã cùng nhau hợp tác với những anh em Đồng minh khác, trong đó có chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp quốc Tự do của Charles de Gaulle để giải phóng đất Pháp- anh em của họ, khỏi bàn tay độc tài của Đức Quốc xã. Thương tổn cũng nhiều không kể...
...
Thông tin động trời này đã làm cho những người tị nạn và sống ẩn dật suốt bao năm rải rác khắp nước Pháp nói chung và khắp các ngõ ngách Paris nói riêng như là nghe tin Hitler vừa đột quỵ cùng những tên tháp tùng của hắn cũng theo chân hắn xuống mần một chầu với Thần chết- điều ước nhỏ nhoi.
Thực tế, trước khi quân Đồng minh đổ bộ vào Pháp, nhiều cuộc nổi dậy đã diễn ra khắp đất Pháp nhằm phản đối chính quyền, họ đã cùng hưởng ứng theo phong trào của những quốc gia bị làm nô lệ cho Phát xít khác trên khắp Thế giới. Bóng tinh (Nguyễn Du) của Tổ quốc tung bay búa lua xua mọi nơi, mọi ngõ. Ai ai cũng thủ cho mình những cây súng trường thô sơ, dao và gậy gỗ, có tên thì liều dùng cả nắm đấm của mình và thậm chí cả cột cờ mà phang bừa những tên dám ngáng đường mình.
Bạo loạn muôn nơi, đốt xe, đánh lộn với các binh đoàn áo nâu "giữ trật tự đường phố". Xé áo phản đối chính phủ trước mặt bọn áo đen đang nhăn nhó trước sự xúc phạm này. Một cuộc hỗn loạn! Một tình trạng vô chính phủ mà trong đó, người dân làm chủ đường phố, những cảnh binh Quốc gia lại trở thành những đứa con ngoan bất lực trước lũ dã thú hung tợn bị nhốt trong cũi sắt lâu năm nay bùng nổ.
Hình Hitler, Mussolini và Franco cùng những lãnh đạo các quốc gia Phát xít khác (có những bức hình do chính dân tình vẽ để mà châm biếm, xỉ nhục...) bị vứt lung tung beng khắp đường xá, giẫm đạp lên, đốt xé tan nát... Những khẩu hiệu yêu cầu tự do và sự hòa bình muôn nơi được cất cao lên như bản trường Thánh ca thời kỳ Baroque "Messiah" của Handel. Dân hô to "Nước Pháp của dân Pháp, châu Âu là của chung không của riêng Đức Phát xít! Thượng Đế phù hộ chúng ta!!!"- họ bắt chước theo "Học thuyết Monroe" của Mỹ thế kỉ 19. Bài quốc ca Pháp quốc Tự do "La Marseillaise" được ngân vang khắp nơi. Cờ chữ Thập ngoặc bị kéo xoạc xuống khỏi các tường nhà và xé nát thành từng mảnh tương tự gần giống với cách mà Hitler và cái đế chế này của y đã làm với tờ Hòa ước Versailles vậy. Cờ Vichy làm kiểng cũng chịu số phận như thế.
Xe tăng và xe jeep chạy ngang qua để ngăn vụ việc này liền bị dân chúng lật ngược lại và đè lên, moi hết bộ phận xe mà quẳng đi hết cho bỏ tức. Bọn lính và lũ cảnh sát Gestapo thì bị chúng quýnh cho tơi bời, nổ đom đóm mắt. Vũ trang của chúng bị dân "tạm thời đút túi", đồng phục bị cắt và xé lỗ chỗ bao nhiêu là lỗ như con chó ghẻ và bị dân chúng cười nhạo, bê lên mà giục ra khỏi lề cứ như thể là một miếng rác vậy. Họ chà đạp lại bọn lính y như cái cách mà bọn chúng đã làm với họ. Cờ Đức và cộng hòa Vichy bị gỡ tung, và thay vào cờ Pháp Tự do và cờ Anh, Mỹ,...
Xe chở lính giờ là xe tang cho chính chúng nó. Xe máng cờ nay là xe diễu hành của dân chúng khắp nơi ra đường biểu tình, làm loạn.
Những cuộc đánh bom vào các trụ sở, bốt gác và nơi đóng quân, tiếp tế chi viện và trạm y tế, trại dã chiến của Phát xít ngày đêm diễn ra. Những cuộc phóng hỏa và phá tan tành những cửa tiệm tạp hóa và thời trang nhằm phản đối chính phủ. Những cuộc bắt hại và săn lùng, tiêu diệt và vụ tòa Reichstag bốc hỏa trong đêm như được sống lại một lần nữa! Đêm Thủy tinh Vỡ... Nó đang trở lại!...
Nhưng chả lẽ để chúng vỡ đê thế sao? Các tướng lĩnh cấp cao trong nước đã tập hợp một lực lượng lớn mà mấy chả "ếm nhẹ" giờ mới tung ra. Lực lượng tác chiến cơ động được lập tức triệu tập tại các nơi tập thể. Cờ đỏ chữ thập ngoặc giương cao, đồ đen đồ nâu chi chít như mớ hỗ lốn cám lợn từa lưa diễu binh khắp nơi. Gặp dân đâu, là bắn ngay tại đó, dù có cho họ là người thuần Đức sang đây vì bất kể lý do gì không cần biết. "Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót" là câu nói từ giờ lên ngôi của quân Bão táp và Sấm sét. Cuộc đàn áp dân chúng diễn ra nhanh gọn lẹ và thành công không ngờ. Dân chết như đám thiêu thân rơi rụng trước ánh đèn chói lòa đầy niềm hy vọng, lính cũng thiệt mạng cũng không hề ít. Nhưng, dân chúng hầu như đã "ngoan ngoãn" trở lại. Sấm và Bão đã một lần nữa ập vào Paris và toàn đất Pháp.
Vì thế, khi tin Hoa Kỳ đang tiến dần vào Paris, hào khí và tinh thần quả cảm bị hạn chế, sự khao khát tự do bị giam hãm từ lúc đó lại được cởi trói. Sự dã thú trong người họ đã vùng dậy một lần nữa tựa Matisse đã tạo nên "Sự Dã thú" về màu sắc cho cái cuộc sống chỉ toàn màu xám xung quanh ông. Một cuộc cách mạng mà những kẻ tôn sùng sự hoàn mỹ khinh miệt. Một đàn bò tót hung hãn tràn ra khỏi căn hầm tối mà chạy đến với ánh sáng mà họ xem đó là niềm tin trong cuộc sống của họ- thứ mà họ đã trông chờ, liều sống bao phen... vì "nó". Đá sỏi, gậy gộc, cột cờ, báng súng... trên tay mỗi người mà đồng hành cùng họ. Một cuộc bạo động lại lần nữa diễn ra.
Quân đội hùng hậu nhất của chính phủ lại lần nữa được huy động đến "hiện trường" tức thì. Mà kỳ này, số thương vong của phe đàn áp nhiều gấp ba lần dân thường đang hừng hực sắc khí, mặt đỏ như say rượu, miệng hò hét như sấm đánh và trái tim thì nóng cháy như lửa đốt. Quân đội dần rơi vào thế bất lực trước làn sóng kinh khủng của nhân dân liền rút lui trong sự ê mặt. Tiếp viện được cử đến liền chịu chung số phận y như những tốp đầu. Tháo chạy toàn tập. Nhiều tên lính bị bịt miệng, ẵm lên khỏi đất mà giơ cao lên trời bởi đám dân giận dữ như làm lễ tế Thần. Bỗng ta nghe đâu đây giọng thơ của Trách-Thủ đô Anh vang vọng...
Những buổi tối, tuy không phải lễ lạy gì, nhưng những cây nến Hanukkah tự chế của người Do Thái được thắp sáng lên đầy tự hào để "làm đèn soi đến cửa vinh quang". Họ cầm trên tay vừa vũ khí vừa là lá cây mà họ vớ đại ở đâu đó mà tung lên tung xuống, hô to đủ câu. Người Pháp bị bắt bớ cũng vùng dậy chung và ra sức kêu gọi toàn dân đồng tâm nổi dậy. Người Đức mất quê hương cũng vung cờ đen trắng đỏ, cờ Weimar, hình vua cha đáng kính. Người Áo đi đày lưu vong thì cũng ủng hộ Đồng minh...
Những cuộc đình công nổ ra liên miên. Quân đội trấn áp cũng phải khóc ròng.
...
Marie trên một mái nhà cao nhìn xuống đám dân đang vỡ đê dưới kia. Khói nghi ngút trời. Mặt cô không biểu cảm, cô chỉ đơn giản ôm con gấu bông trước ngực mà xoa đầu với bộ lông mượt của nó. Cô quay người và tụt vào xuống mái nhà, vào chỗ khuất gió và khuất nắng.
Cô viết một vài tâm thư và cho một chú bồ câu mà với cô là "gia tài" còn lại trước khi mất của Ros mà cậu bé rất quý mến. Cậu thường dùng chú bồ câu này để mà truyền những thông tin, thư mật cho những hội "kín" của dân Cách mạng và các Tổ chức Kháng chiến, và đôi khi là, tình tứ với Marie thông qua chú bồ câu này.
Chú bồ câu này không biết mệt là gì. Rất trung thành với chủ và "bạn là con gái" của chủ nó.
Cô viết vài dòng và cho chú bồ câu mang đi. Cô lo sợ cho những người bạn của cô nên cô cần phải bảo đảm rằng, họ vẫn an toàn.
...
Từ ngoại ô Moskva đến bờ biển Leningrad hướng ra biển Baltic, về hướng vịnh Phần Lan. Trên bờ biển. Năm 1943...
Chiếc xe jeep dừng lại trước một cảng biển thuộc Leningrad trông ra vùng vịnh xa xôi của Phần Lan thuộc biển Baltic. Trước thời tiết giá buốt, tiếng sóng vỗ nhè nhẹ làm con tim xao xuyến như tiếng ghế cọt kẹt. Trời đêm mất trăng tạo không khí tĩnh lặng đáng sợ đầy ước mong ngày trở về và tái ngộ. Một con tàu con tương đối dài có dây máng ở đầu và đuôi lên cột buồm ở giữa có cờ Hải quân Nga tung bay như sắp bung ra tới nơi. Một chiếc tàu đánh cá bọc thép!
"Thuyền đẹp nhỉ!" Frank cười đắc thắng như mới trúng số độc đắc.
"Đây là tàu... phe ta mà! Chi Castle-class! Mà sao lại có cờ Hồng quân?" Eric kinh ngạc tra khảo đầy vẻ nghi ngờ.
"Đi một lúc rồi anh sẽ hay!" Kenstein cười nham hiểm nhưng đầy vẻ thật thà.
"Nhận ra là còn đẹp trai lắm!" Frank cười.
Từ trên tàu ló ra ba tên lính SS đội mũ ca-lô. Họ ngả mũ chào Eric cách trịnh trọng.
"Đây là Kano và Bruno, kia là Xanmuell- một gã Hồi giáo, cả ba là người lính mà tôi hằng quý mến và đặt mọi niềm tin lên họ." Nói rồi Frank liếc ba người đó và cười nhẹ. Họ gật đầu và chào: "Thưa Hạ sĩ- Thượng sĩ Helley, xin được phục vụ ngài!"
"Riêng Xanmuell, bản thân nhóc này từng là một tay phượt chuyên nghiệp. Mọi thứ phương tiện thì tên này nắm chắc trong lòng bàn tay, cầm vô-lăng, lái xe tăng, cầm bánh lái tàu, cầm cần điều khiển phi cơ... Từng lái xe cho lão Goffriel và Thống chế Paulus, Thống chế von Manstein nhưng chỉ vỏn vẹn chưa hết ngày làm cho ba ông thì đã bị tống cổ vì... khuôn mặt quá là lạnh, kèm theo sự liều mạng và quá nguy hiểm khi cứ vút xe như thể chạy đua cùng báo đốm. Lão Goffriel từng nôn mửa khi đi cùng cu này và tởn tới già. Cu cậu nổi tiếng với danh hiệu "Kẻ được Thánh thần Phù hộ", hay 'Ma (Lanh) Tốc Độ', bao phen thoát chết nhờ mưu mẹo và cái tính liều lĩnh. Có lần lái tàu ra khơi đụng độ với năm chiến hạm của quân Anh mà vẫn lọt mà sống đến tận giờ. Hôm gặp Hồng quân mới gớm, cu cậu đã..." Frank tự hào liến thoắng cái miệng của mình vì đã có cho mình một người lính trẻ tập sự đáng ngưỡng mộ. Xanmuell chỉ đứng đó mà nghiêm mặt, tay chấp trước bụng thòng xuống dưới như một quản gia nghiêm túc.
"Họ sẽ đưa anh ra khỏi đây để qua Thụy Điển."
"Vậy ta đi thôi nào!" Eric hào hứng bước lên tàu, Frank phía sau đỡ anh cứ như ông vua già nua sắp xuống mồ được cận vệ dìu lên xe ngựa.
Khi bước lên được con thuyền, một tên áp lại gần anh nhưng làm ra vẻ tỉnh bơ vu vơ. Anh cười với anh ta và quay lại thì...
"Sao không lên đây hả hai người? Sao lại lùi lại? Tôi bốc mùi lắm à!" Anh cười vì ngỡ đây chắc là một trò đùa của chúng bạn. Nhưng không! Lời nói cuối cùng của Kenstein mà anh còn nghe được lúc này đã phá tan bành cái suy nghĩ đó.
"Được hưởng niềm vui và sự trọn vẹn của một cuộc sống ôn hòa trên cõi đời này không dành đủ chỗ cho chúng ta, Thượng sĩ Helley à!" Kenstein, anh cười, nhưng hình như còn đang ứa lệ. Frank cũng mím môi thật chặt nhưng cũng cố nở một nụ cười chua chát. Ông moi ra một tờ giấy: "Tôi còn giữ một tờ đơn này!"- mà...đó là đơn gì mới được? Frank nhàu nó lại và quẳng lên tàu cho Eric, một tên lính nhặt lên hộ và dúi vào túi mình. "Cảm ơn và tạm biệt, ngài Helley!" Cả hai người đều giơ tay vẫy chào anh. Họ không khóc vì nó đã... không thể khóc được nữa. Trong lúc hoang mang chẳng hiểu chuyện gì thì bỗng từ xa vang lên tiếng súng.
"Ê BỌN KIA!!! LÀM GÌ ĐÓ?!" Một tiếng thét thất thanh vang lên từ xa phía kia nối tiếp âm vang tiếng súng. Kéo theo sau là tiếng còi hú báo tử. Con tàu lập tức hạ thủy, rời bờ cảng mà ra khoảng không tối hù kia đầy gợn sóng nhấp nhô. Bom dội xuống nhưng trật lất vì tay lái tàu của tên tên là Xanmuell quá là "ngầu" nên né được, một phần vì tay nghề cao, một phần vì ăn hên, một phần vì tối, còn cái phần còn lại là do bọn kia nó bắn tệ. Những làn đạn rỉa bóc bóc tăn tăn tưng tưng lên lớp thép, sắt của tàu làm lóe lên những tia lửa choe chóe như pháo hoa. Họ là kẻ vượt ngục- bản thân đã là vậy rồi còn chi! Họ đã vượt bao nhiêu chặn từ ngoại ô Thủ đô đến tận Leningrad quả là một kỳ công, và cũng vì cái kỳ công đó, cùng với một lượng thời gian khá là lớn để cho bọn canh giữ ngục tù nhận ra là mình bị lừa, và ngay lập tức gọi cho cảnh sát, quân đội bảo vệ Quốc gia... tổng rượt đuổi và truy sát mọi nơi trên khắp đất nước. Hình ảnh và cách nhận diện tương đối đầy đủ để nhận dạng kẻ tử tù. Riêng đường biển, lạ thay lại chẳng có ma nào!
"Này... Này!!! Mau đưa tay đây tôi kéo lên!!! Này!" Eric chìa tay ra cho hai người kia nhưng họ chỉ cười và quay lưng lại với anh, tuốt súng ra và sẵn sàng, kề bên nhau, đối diện với một thực tế phũ phàng nhưng họ thích, bằng lòng với điều đó.
Leningrad đang là nơi đóng quân của Đức mà? Vậy lính ta đâu? Ôi thôi phải rồi! Xui chết ra, Frank dường như giờ mới ngộ nhận ra rằng: Quân Nga đang mở cuộc phản công bất ngờ!
Eric vội nhảy xuống nhưng bị tên lính SS phía sau lưng anh nói một câu nhỏ nhẹ vào tai, tay hắn giữ ghì tay anh: "Tôi xin lỗi!" Và ngay tức thì, một cú chặt ngay ót làm anh bất tỉnh, khuỵu gối xuống, mắt lòa đi và anh gục ngã, thiếp đi trong bóng tối mờ nhạt.
"Không... K... h... Kenstein... Frank... K... hô... ng..."
Anh đã được an toàn trên con tàu. Tiếng súng cứ thế đùng đoàng thật to, hai người trên bờ ngáng chân những con gấu săn mồi bằng súng trường và lựu đạn, hai người trên tàu nả đạn từ tiểu liên lên bờ chi viện. Tiếng súng pháo rồi cũng nhỏ dần, xa dần, biến mất và tan biến vào không khí, nhường chỗ cho tiếng gió rì rào tiếng sóng vỗ, mùi biển mặn thân thương.
Trong cơn mê, anh vẫn nghe tiếng súng nổ. Tiếng Đức, tiếng Nga loạn xì ngầu, tiếng Nga áp đảo tiếng Đức... À... MỘT TRẬN CHIẾN!!! Đức đang phong tỏa nơi đây cơ mà! Đúng, đây là cuộc chiến giành lại Đất Mẹ của nhân dân và binh lính Liên Xô. Một cuộc giải phóng Leningrad đang và vẫn đang diễn ra... Chả là hôm nay họ bạo quá! Một đòn mà lính ta không kịp trở tay. Chiến dịch "Krasnoye Selo- Ropshinkaia" nhằm giải phóng Leningrad...
Bình rượu đã được trả! Những dòng rượu đỏ tươi, ngon nhất và đáng quý nhất...
Eric tỉnh dậy và nhận ra, trước mắt anh là những căn nhà mái ngói đủ sắc màu khiến anh nhớ đến những căn nhà bên New Jersey mà anh từng được thấy trên hình. Rừng cây xanh tốt bạt ngàn hòa với dòng nước xanh mà anh đang lênh đênh trên nó cách kiêu hãnh. Tàu bè xếp dài quy tụ đến đây... Đây là đâu?
"Ngài dậy rồi sao ngài Helley?" một người có lẽ là Kano hỏi.
"Thưa ngài, ta đã đến quần đảo Sandhamn rồi ạ! Đây là Thụy Điển rồi thưa ngài." Có lẽ là Bruno đang nói.
À, anh đã đến Thụy Điển. Nhưng anh vẫn thấy buồn và tâm trạng.
Theo như lời kể thì anh biết hai đồng đội anh đã hy sinh để anh được sống. Anh còn thổn thức vì câu nói cuối cùng Kenstein truyền đạt cho anh, cái biểu cảm hiếm hoi của chú nó, nụ cười, mắt ngấn lệ đó... Kenstein, anh chứng nhận em đã thật sự chững chạc và mạnh mẽ!
Còn về việc mà "Đi một lúc thì anh sẽ hay!" là: Khi cập bến ở biển Leningrad, họ đã tháo cờ Đức xuống mà thay bằng cờ Hồng quân, cũng là trong tối nên việc con tàu bị lộ là tàu của Quốc xã cũng khá khó nên con tàu đã dễ dàng qua mặt được mấy thằng cóc nhái vào ngũ mới năm sáu năm còn lạ lẫm cùng mấy tay sĩ quan hải quân hám tiền hại nước chỉ thích ngửi mùi nghiện của Rúp. Và khi con tàu đã ra khơi và chuẩn bị tạt ngang qua vùng vịnh của Phần Lan, họ lại đổi cờ Hồng quân thành cờ Hải quân Đức Quốc xã- anh em ai lại nỡ bắn nhau! Và cứ thế treo cờ như vậy cho đến khi gần tới đất "Hứa"-với cả đám là thế. Khi gần đến "cửa khẩu" họ đã hạ chìm tất cả lớp thép của tàu dùng ngụy trang, làm lộ ra những chất liệu gỗ ẩm mốc, rong rêu ra hòa với những lớp sắt gỉ thuộc nhóm Naval trawler đánh cá của Đức khá giống của người Thụy Điển, Na-uy và Đan Mạch. Tất cả cờ Đức được thay bằng quốc kỳ Thụy Điển hết. Tàu đánh cá Thụy Điển đã về đến nhà an toàn rồi bà con ơi! Và họ không bị nghi ngờ gì.
Họ đang tiến đến một đám thuyền buồm đánh cá của đất khách.
"Thế trên con đường ta đến đây không bị trở ngại gì à?"
Nếu nói không thì rõ là điêu. Thực chất, khi rời cảng tại Leningrad được một khoảng cách khá xa bờ rồi thì có một tốp ba tàu tuần dương cỡ trung từ xa nã đạn mấy hồi vào con tàu của Eric đang đào tẩu. Họ gầm rú động cơ lao đi để bắt sống Eric và ba người lính SS. Cứ tưởng là toi mạng nhưng với tay lái lụa "chuyên nghiệp", Xanmuell đã bẻ lái như đúng rồi lao vút đi thật xa bằng động cơ "rởm" của con tàu đánh cá cũ xì, nghe cứ rè rè nhức tai. Ba con tàu Liên Xô bám theo gần sát nút và bao nhiêu khẩu pháo, nòng súng đã quy tụ một chùm chỉa vào con tàu nhỏ của các anh. Ba con tàu, hai con gần sát hai mạn thuyền và đang từ từ kè lại gần để ép chết, còn con tàu còn lại thì chặn chốt sau đuôi. Hình tam giác hiện ra- tam giác Quỷ! Đi tiếp sẽ một lúc rồi cũng bị chèn.
Bỗng Xanmuell dừng gấp tàu lại và trở lái lạng một vòng ra phía bên trái đằng sau của con tàu Liên Xô mạn trái đang lộ ra một khoảng trống chí mạng làm thuyền nghiêng tát thân vào nước bắn tung tóe, bị móp một bên do va chạm khoảng cách khá gần. Cột buồm như chìm xuống dưới mặt biển đen. Hai anh lính mém cũng bị rơi xuống! Theo quán tính, với tốc độ của ba con tàu Liên Xô như thế, với một cú chớp nhoáng bất ngờ như thế, cả ba đã đâm trúng nhau. Hai con tàu hai bên va chạm vào mạn sườn của nhau và tạo mũi nhọn bịt kín lối thoát của con tàu còn lại đang lao như điên và cố thắng gấp trong vô vọng. Ầm... Ba con tàu kẹp thịt! Thuyền đánh cá của Eric đã sống sót và bẻ lái đi tiếp trong sự hả hê. Mặc cho tiếng súng pháo cứ thế nổ inh ỏi tức tối đằng sau lưng do Liên Xô tung ra nhằm ngăn chặn họ lại. Nghe mà cứ như phim hành động bom tấn Hollywood ngày nay ấy, nhỉ! Vừa tiếc vừa mừng cho tên Xanmuell này vì... không làm được Thống chế.
Nhưng đe dọa vẫn chưa hẳn đã dứt. Họ luôn có cảm giác bị theo dõi, và đúng thế, nếu nhìn ở phía xa kia sẽ luôn thấy sự xuất hiện của những con tàu tuần dương của Liên Xô đang mon men con tàu đánh cá như thể đây là con cá tươi của chúng. Khiếp hơn là đây là một loại tàu đánh cá gần bờ chỉ mới "độ" lên nên nhiên liệu và công suất máy móc không dư thừa và bền bỉ gì cho mấy. Mà may thay, họ đã đến được vùng vịnh Phần Lan. Họ tạt ngang qua với bao tàu tuần dương cỡ lớn của nước anh em thuộc khối Trục. Họ chào nhau cùng tiếng còi tàu thật vui. Tuy tàu của đám Eric bé con nhưng khiến những anh đại Phần Lan phải kính chào nồng hậu và được đưa đi hộ tống một đoạn... biển.
Họ rời nhau khi đám Eric bảo rằng đến đây họ có thể tự đi tiếp được. Và chặng cuối cùng họ đến là đất Thụy Điển đây.
Ngồi ngẫm nghĩ lại mới thấy, bạn bè anh yêu thương anh biết dường nào. Kế hoạch nghe có vẻ bất logic và kỳ quặc lắm trò này lại cứu sống anh? Thật là trên đời này có những chuyện không ngờ! Mà chả hiểu sao, Thụy Điển "thân" Đức mà sao phải ngụy trang phức tạp thế không biết (tuy là mang danh trung lập, Thụy Điển vẫn bị Đức định đoạt mọi điều- nhất là giao thông vận chuyển và nền kinh tế hàng hải giao du giữa các quốc gia. Hàng hóa của Đức phải được bán đại trà!). Nhưng anh chợt nhận ra, anh sờ vào áo mình. Lạ quá!
"Ủa, cái áo này..."
"Vâng, ngài đang khoác trên mình bộ vest đen rẻ tiền đơn điệu của ngài Goffriel khi ngài ấy còn là một gián điệp ở Rome. Của hồi môn đấy ạ."
"Sao mà lại thế? Bộ áo... bộ đồ Thượng sĩ Đức, cả bộ đồ Hồng quân... nó đâu rồi?"
"Chúng tôi đã thả chìm xuống đáy biển rồi ạ! Đến đây, ngài không cần đến những thứ đó nữa. Còn những món đồ trong áo cũ thì ngài cứ yên tâm, hai cuốn sổ, gấu bông (hình như tên có lẽ là Kano đang cười!), bình rượu rồi mấy cái gì đó tôi đã lấy ra hết và cất vào trong túi xách của ngài rồi."
"Ồ, tôi có túi?"
"Cái túi này ngài Kenstein đã nhắn tôi phải chuẩn bị cho ngài. Toàn thứ quan trọng để ngài ra đi bình an."
Rồi thằng có lẽ là Kano...
"Xí, cậu tên là..."
"Thưa, tôi là Kano Batolomeus. Rất vui được gặp ngài." Đúng chuẩn!
Rồi thằng Kano lấy ra một cái túi xách bằng gỗ bóng màu nâu đỏ đồng khá cũ. Anh mở ra và trong đó có biết bao nhiêu là thứ, kể cả những thứ mà Kano đã liệt kê ở trên. Có hai bì thư có tiền Thụy Điển và Na Uy, có cả Franc Pháp với một chút đồng cắc của Đức, một cọc tờ Đô la Mỹ. Bên trong có thư "tuyệt mệnh" của những người bạn thân của anh, thư tình của anh, thư gia đình của anh, và những bức vẽ mà anh vẽ Marie. Dưới đáy là những huy hiệu, huân chương của một Đại tướng Đức... Anh ôm miệng để ngăn dòng cảm xúc đang muốn vỡ đê.
"Còn đây thưa ngài" thằng chắc chắn là Bruno tiến đến bên anh mà chìa ra cho anh một cái gì đó trông giống hộ chiếu, mà tận bốn cái! "Còn đây là thứ mà ngài Frank đã chuẩn bị cho ngài. Một passport của Thụy Điển, cái của Ý, và hai cái còn lại của Đức và Hoa Kỳ." Tất cả là giả trừ hộ chiếu Đức là của anh nguyên bản. Nhưng đã thay đổi tên giả toàn bộ, vẫn là hình của anh thôi, nhưng đó không còn là chính anh nữa. "Bây giờ, kể từ bây giờ, ngài là Ngài Petersburd Octaviano Dominico Erik Himmley- gọi tắt là ngài Himmley- một thương gia buôn Ô-liu mật danh tại Sicily và gián điệp làm việc tại Hoa Kỳ và Anh. Có các chứng chỉ hẳn hoi. Là một Đại tướng Cấp cao Đức đang làm việc tại Berlin và là một nhà ngoại giao Vienna, là một thông dịch viên ở một số quốc gia Bắc âu, Đông âu và cố vấn một phần Nhật Bản. Ngài được giao trách nhiệm đến Thụy Điển và Na Uy để họp và 'đánh giá tình hình' chung của các quốc gia trung lập này. Ngài mới được hộ tống từ Phần Lan sang đây. Và phải mạo danh bằng tàu đánh cá này. Ngài ok chứ?" Nói rồi cậu ta đưa cho anh những tấm bằng giả, chứng chỉ có khả năng đánh lừa những con mắt tinh vi nhất.
"Sao ta không mặc lại bộ cũ nhỉ?"
"Ngài sẽ không gây tiếng vang hay sự nể phục, tạm tin của những cha Sĩ quan nơi đây với bộ quân phục Hạ sĩ đâu! Và ngài cũng không muốn bị lôi thôi bởi những tay ba láp ba xàm hỏi thăm về cái thời gian ngài bị giam giữ ở Liên Xô đâu."
Cứ như là Mafia ấy nhỉ. Bản thân Frank là một gián điệp nên việc làm giả hộ chiếu thật chả có gì đáng ngạc nhiên. Anh biết Frank thông qua sự nổi tiếng của cha này: có trong mình 12 quốc tịch, trong đó có ba cái là thật! Khuôn mặt cha này luôn thay đổi nhờ khả năng "trang điểm" tuyệt cú mèo của mình, với muôn vàn cái tên tự suy nghĩ ra rất phong phú đa dạng mà không bao giờ trùng lặp. Anh lại thấy có lỗi với họ, và nhất là, với chính mình.
"Ừ, tôi hiểu! Cảm ơn."
"À còn nữa." Kano bảo và lấy ra từ túi cái mẫu giấy bị vò nát thành cục ra mà trao cho anh "Ngài Frank và ngài Kenstein muốn ngài xem tờ giấy này."
Anh nhận lấy, hồi hộp, gỡ từng nếp gấp tờ giấy nhàu nát ra. Anh bất ngờ:
Một tờ đơn triệu tập gấp toàn nước! Được kí bởi... Tổng Bí thư!
"Sao mà lại có cái này!!!"
"Thưa ngài" Kano sốt sắng đáp " Đây là thư ngụy do ngài Frank in ra như đúc để mà gởi cho toàn nước với danh nghĩa Tổng Bí thư để đánh lừa chúng. Còn chữ ký do ngài Kenstein nhờ một anh thợ chép chữ quen có gốc gác Quốc xã sống ẩn tại Liên Xô tên Fredderitzch Falshifilkats Ludenkov nhại chữ ký của Stalin, và số phận của tên đó khi bị phát hiện thì chắc ngài cũng rõ, nhưng được cái, hắn câm như hến đến khi ra pháp trường, chỉ kịp hô lên: 'Hitler vạn tuế! HEIL!! Nước Đức quang vinh!!!" bằng tiếng Đức rồi đến tiếng Nga làm cho cả lũ ở nơi đó thất kinh. Vậy ngài đã biết vì sao cái đêm ấy ngay cảng lại chẳng có ma nào rồi chứ? Và cũng không hẳn là nhờ tờ này không đâu, một phần cũng là do chiến sự cơ. Tốn lực vô cùng! Nhưng, Gấu Xám ngủ đông rồi cũng phải tỉnh ra chứ. Sớm muộn gì chúng cũng nhận ra thôi, nhưng trường hợp này là... sớm! Ôi chao..." Rồi cậu ta thở dài thười thượi.
Ôi giời ạ, ta không những từng có ý phụ lòng người, mà giờ để hối hận cũng không kịp! Đúng, đúng, rất đúng! Cuộc sống hạnh phúc ở thế gian này không đủ chỗ cho bất kì ai cả, ai cũng có thể là. Eric chỉ biết lẩm bẩm.
Thuyền họ hội tụ với những con thuyền đánh cá khác, có thuyền khách và thuyền chủ nhà. Tàu tuần ven biển của quân đội Thụy Điển cũng ở đó. Nhìn con tàu của anh lớn gấp đôi so với những cục gỗ cò kheo rất ra dáng vị bề trên. Lính Đức và lính Thụy Điển trên bờ Sandhamn cứ thế đứng đó mà cười, rít thuốc. Nhiều tên đã thấy thuyền của Eric, nhưng vì nó quá là trùng với các con tàu khác nên họ cũng không quan tâm mấy.
Ba tên lính trên tàu đã đổi trang phục: Hai thằng là Bruno và Xanmuell thì thay bộ đồ cũ rích bùn lầy của ngư dân chân chất của người vùng biển mặn Baltic xứ Bắc âu tiếp giáp gần với Bắc cực nên có khí hậu hàn đới.
Còn Kano thì thay bộ áo của một Hạ Sĩ quan Đức. Chức vụ thật của anh là một Unteroffizier- Trung sĩ. Còn Eric, như đã nói, một thương gia, một gián điệp và là một tướng lĩnh được giao trọng trách đi rà soát tình hình các nước trung lập Bắc âu. Nhưng hôm nay, anh đi hóng mát trên tàu và nghỉ ngơi lấy sức nên không thèm mặc quân phục. Thật ra, anh cũng chán ngấy việc mặc bộ quân phục mà ai cũng nịnh hót mà anh rất khinh vì sự giả dối, lừa lọc của nó. Mang danh thì không sao! Thế mới sốc.
Mọi thứ xong hết. Con tàu tản ra khỏi dòng tàu đông đúc. Cập bến trước sự ngỡ ngàng của lũ lính lác hai nước.
"Hai anh kia mặc bộ đó để ngụy trang nhỉ! Thông minh đấy chứ! Ngài Frank đào tạo tốt đó chứ bộ." Eric thầm thì với Kano nhằm khen họ và sếp của họ- người đã khuất trong sự tiếc thương.
"Chỉ một phần thôi thưa ngài!" Kano thản nhiên trả lời làm Eric bối rối.
"Một phần?"
"Vâng!"
Sau này anh mới biết, hai người lính đó là con cháu của Thụy Điển, làm nghề đánh cá.
"Ô, bọn kia. Ai cho đậu đây, qua kia mà đậu!" Một anh lính Thụy Điển được một tên Sĩ quan Đức hàm Thiếu tá chỉ tay ra phía tụi anh. Thấy ổng cứ đứng cãi lộn với lũ "ngư dân" lì lợm, tên Sĩ quan đâm bực bội và đích thân cùng một anh Binh nhất ra đó để mà giải quyết. Một anh Hạ sĩ Đức cùng một anh Hạ sĩ khác của Thụy Điển cũng chạy đến. Một ông Thiếu tướng Đức đứng xa xa tỏ vẻ chán nản và cáu tiết.
Khi nhận ra trong tàu có một Hạ sĩ quan và một Đại tướng đến từ Berlin- thủ phủ của nước Đức, nên ai cũng chào kiểu Phát xít và xin lỗi trước thái độ bố láo của mình. Eric không để bụng gì chỉ bảo:
"Mốt đừng có như thế! Nhưng thấy mấy anh làm việc hăng say thì tôi mừng thôi. Nhưng duy trì lâu được mới là vấn đề!"
"Thưa, chúng tôi duy trì được chứ." Không ai hiểu ý của Eric, chỉ có ba người lính đồng hành cùng anh hiểu được hàm ý đó. Nước Đức sớm muộn cũng thua! Nga thắng nối tiếp thắng kia kìa.
"Tốt! Làm việc của mình đi."
Trong mắt bọn này đang hiện lên một dấu chấm hỏi: Có chắc là thằng cha này là một Đại tướng không? Đi trên con tàu ngư dân hôi hám này sao? Mặc đồ vest thay cho quân phục sao? Tướng gì mà trẻ thế? Một lời giới thiệu của một tên Hạ sĩ thì không đáng tin lắm... blah blah...
Nhận ra cớ sự ấy, anh phô ra tấm hộ chiếu của mình.
"Vì không thích sự sang trọng và để ý- công việc tôi là thế mà, tôi muốn đi bằng tàu đánh cá cho có không khí, ai trong chúng ta chí ít gì cũng từng xuất thân từ cái con người bổn thiện này. Mà bắt chuyện với các ngư dân còn hay hơn là với các ông anh đây. Các anh nhạt hơn cả biển này nữa chứ đùa!" Anh đã luôn muốn nói thế với mấy tay cao to mũi lớn thế đấy. Anh cười khoái chí. Ba người lính kia cũng cười đểu nhè nhẹ theo. Thấy vẻ bối rối và xấu hổ của mấy ông sếp làm anh thấy mình như hồi sinh lại từ những vụ việc đã qua. Tinh thần phấn chấn hẳn lên. Bọn kia vì tức và tủi thân quá nên đã gật đầu cáo lui trước. Lòng tự trọng của họ cao quá! Anh cảm thấy có lỗi mà vẫn không nhịn được cười. Vớ vẩn! Tướng đến mà chúng nó bỏ đi mà không tiếp đãi hay hộ tống sao? Hơi xúc phạm nhau đấy. Mà thôi, vậy càng an toàn.
"Ủa vậy giờ ba anh làm gì?" Anh quay lại hỏi ba người lính.
"À ba tôi đang bán rượu nho ở nông trại." Bruno trả lời tỉnh bơ.
"Không! Là... ba anh... ba thằng anh ấy! Là anh, anh và anh Kano đây này!!" Eric giải thích.
"À, Tôi và Bruno sẽ quay lại Vienna bằng con tàu tuần dương ngoài khơi do các tàu khác đón, sau đó sẽ về lại Berlin."
"Còn anh?"
"Tôi đi theo ngài!"
"Vậy sao? Tuyệt quá. Vậy chúng ta sẽ cùng nhau về Pháp."
"Không thưa ngài! Ta sẽ ở lại đây. Chúng tôi biết là ngài sẽ thất vọng nhưng... Sau này, ngài sẽ được đưa sang Mỹ bằng phi cơ riêng của ngài Frank đang chờ ngài tại đây. Đó là lời nhắn cuối cùng của ngài Frank dành cho tôi. Ngài ấy lo cho tính mạng của ngài. Chúng tôi xin lỗi!"
Cả ba cúi đầu tỏ vẻ hối hận nhưng không còn cách nào khác. Bảo sao thấy thiếu passport Pháp! Frank là cấp trên của họ, họ yêu quý ông, và anh không thể lạm quyền mà ép họ làm trái với ý định của người mà họ hằng yêu mến.
"Vậy tôi sẽ làm gì bên Mỹ?"
"Ngài sẽ ẩn danh mình. Trước khi đi, ngài sẽ được cấp thêm một hộ chiếu Hoa Kỳ khác. cái hiện tại ngài cầm chỉ để lòa mắt thiên hạ mà thôi. Ngài sẽ có việc làm và được bảo lãnh bên đó. Tôi sẽ ở đây lo liệu một số việc rồi sẽ qua đó với ngài luôn."
Thật tinh vi! Giờ, anh phải như là một ông trùm Cosa Nostra lừng danh được đàn em hộ tống và lập kế để tẩu thoát. Anh biết ơn Frank bằng cả nội tạng mình.
"Vậy giờ... ta phải chia tay chăng!" Eric có vẻ tiếc nuối.
"Vâng thưa ngài, chúng tôi giờ phải đi. Có Kano ở đây với ngài. Anh ấy nắm lịch trình và đường đi nước bước của kế hoạch này hơn bọn tôi. Anh ấy cũng trình độ và uyên thâm hơn hẳn chúng tôi nữa. Và võ nghệ và cách dùng vũ khí cũng tuyệt cú mèo. Thôi giờ chúng tôi phải đi đây! Anh em chúng tôi đang đợi ngoài khơi để cùng nhau về. Bọn Đức bảo an Thụy Điển ấy mà. Mấy nay chúng được 'nghỉ' nên cứ thế xỏa cho đã. Kính chào ngài!" Nói rồi con tàu đánh cá Danish rời cảng và lướt nhè nhẹ trên làn nước xanh biếc mà hội tụ, nhập vào đoàn tàu khác đông đúc đằng xa. Và họ biến mất trước tầm mắt anh. Chỉ còn hai người, đứng nhìn xa xăm ra ngoài phía chân trời sáng ngời ánh mặt trời.
"Ta đi thôi, thưa Đại tướng Himmley!"
"Ơ... à được." Anh quên béng rằng mình đang nhập vai là một Đại tướng mang tên Himmley (Erika). Tiếng sóng rì rào bên tai, mùi muối nồng mặn phảng phất mùi thanh khiết tự nhiên ran rát cổ họng. Ngọn gió mang hương biển cùng tiếng chim hải âu từ cõi xa xôi làm con tim ta xao xuyến mà nhớ về nơi đâu, về ai...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top