CHƯƠNG HAI

Một sáng sớm tinh mơ đầy sương sớm. Mặt trời cố ló mặt nơi rạng đông nhưng vẫn không có cách nào ban ơn phúc cho nhân loại một cách công khai được. Cây cối không thể nhảy chào ngày mới vì không có bạn khiêu vũ cùng- đó là nắng. Chỉ có sự ủ rũ lê thê, chán chường. Mặt của Vua Louis XIV vẫn sầu thảm lâm li bi đát, thậm chí con ngựa mà ngài đang cưỡi cũng như thể muốn hất luôn ngài xuống đất; ngay cả ngài Louis XV có đội mồ sống lại thì mặt ngài cũng chỉ tựa như đang nhai tạ thôi. Chim không buồn hót, chó không buồn sủa, cây không buồn thở... Mặt đất láng bóng không một miếng rác thải, khói bụi, phân chim...

Nhà thờ khắp Paris không kêu ni một hồi chuông cho ra hồn. Nói đúng hơn là không thể đánh chuông nữa. Nhà thờ khóa cửa, không cử hành Thánh lễ, nếu cử hành thì chỉ trong sự lo âu và nguyện kinh đứng ngồi và quỳ không yên trước sự rình rập của thú dữ xung quanh. Kinh Thánh bị thay đổi và các Bí tích, nghi thức cử hành lễ lạy đều bị kiểm duyệt. Chúa và chư vị các Thánh bị nhốt, cầm tù sau cánh cửa gỗ to tướng, tối tăm không ai đến viếng thăm. Một sự cô đơn xé lòng!

Sông không dám chảy, tàu không chạy. Cầu bị nứt nẻ rêu phong bám đầy. Nước sông sạch đẹp nhưng thật tiếc cho những ai không thể trải nghiệm được. Chuột gián ở những nơi ổ chuột không dám manh động, chim len lén đi uống nước tại con sông và bay vội đi khi đã mát họng trở lại.

Mọi thứ yên tĩnh đến kinh dị, nhường chỗ cho những tiếng thở dài não ruột của những công nhân làm việc các công xưởng, những người bị bắt ép làm lao động không công nặng nhọc đang lê bước như một lũ tàn tật. Đầu họ cúi gằm, tay rủ xuống, lưng khom, còng xuống gần đến mặt đất. Họ dơ dấy, bẩn thỉu và hôi hám. Họ kéo lê nhau, hàng nối hàng đi từng bước nhịp nhàng đầy chán nản đến công trường, xí nghiệp của bọn Phát xít canh giữ và làm chủ. Nhưng dù thế nào, họ vẫn phải cố làm ra vẻ ta đây vui lắm khi làm việc giúp ích cho đất nước. Dân chúng vẫn đi làm này nọ nhưng chỉ cười khổ. Đi chơi giải trí vẫn như thường nhật nhưng trong đó thoáng đượm màu cỏ úa.

"Quân cảnh" đi lòng vòng, đi lên rồi lại đi xuống khắp các con hẻm, ngõ ngách, đại lộ, cầu, lề đường... vượt qua giữa bao con người và thường dân để nhắc nhở công nhân, tra khảo người lạ và bị tình nghi, bắt giữ những kẻ đáng nghi hoặc có tội, hay là tống giam bọn phản động ngầm- những người làm cách mạng, người Do Thái hoạt động "ẩn mình". Họ cũng thở dài rười rượi. Tay vác một cây súng máy xách tay tầm mấy lẻ thập phân mà cứ như vác một khẩu bắn tăng cỡ gần mấy chục bình phương không bằng. Đôi giày bóng của họ không thèm kêu dù họ đi hiên ngang, giậm mạnh cỡ nào đi chăng nữa.

Những quân tình nguyện SA đứng trong những hàng lề nhiều cây trông ra những con người bị cưỡng bức và dòng người không thể ngơi tay dù một phút. Họ có thể được xem là "Đội Thanh niên Xung phong" của Đức Quốc xã nói chung và Hitler nói riêng. Họ đứng nghiêm trang, có kẻ nghiêm mặt trợn mắt, có kẻ thì cười khà khà, có kẻ chỉ đạo, và còn có kẻ lao vào, dùng dùi cui quật tới tấp những ai xụi lơ trong hàng người bận rộn đó. Chúng cua gái và dở trò xằng bậy, làm cho lũ trẻ khóc òa trước bộ mặt đáng sợ của chúng, ghi danh những thanh niên vào ngũ...

Những binh lính thuộc lực lượng SS cũng có mặt, dàn hàng kiểm soát đám người. Có tên thì vọt xe bang bang trên phố để ra lệnh. Có kẻ thì vác súng đi do thám và rà soát hàng ngũ. Kinh khủng nhất là có một- hình như là một sĩ quan, ra lệnh cho lính dưới trướng mình, dùng roi da quất gần như nát thây một công nhân già và trông có vẻ sắp chết đói đến nơi, và ông là người Do Thái vì có cài một ngôi sao Sáu cánh vàng trên ngực. Ngoài chức năng trên, quân đoàn SS còn có nhiệm vụ cao cả: Lôi những kẻ làm công có vẻ sắp "hết đát" đi để tử hình, hay là chí ít cũng thấy ngứa mắt với ai thì nả đại vài viên cho vui!

Quan chức và lính lác thì vi vu trên xe sang máy tốt, còn dân và công nhân thì phải cuốc bộ, chống gậy, đi "velotaxi", xe đạp. Lính lác mỗi người có một phần ăn ngon lành riêng, thằng thì cầm ổ bánh quơ quơ trước gió trông muốn đập cho hắn một trận, tên thì một chai vang buổi sáng. Còn công nhân và dân thường phải dùng tem phiếu, xếp hàng dưới nắng cả ngày đến độ bị phơi như con khô cũng chưa chắc đã có ăn trong ngày hôm nay. Có kẻ hành động như thú hoang, đánh nhau, vật lộn nhau để dành phần cuối cùng, riêng biệt. Bọn lính cứ đứng đó mà cười, coi như là thú tiêu khiển của chúng. Một đấu trường Colosseum thế kỉ 20.

Ngày mới trên (nửa) nước Pháp, hay riêng vùng Paris là thế đấy. Hôm nay có thể dễ dàng đoán cho ngày mai, thậm chí là về sau nữa.

Eric, từ phòng hồi sức của mình ở trại dã chiến cho quân Đức, nhìn ra từ cửa sổ. Trông cái cây chỉ còn một chiếc lá, anh lại nhớ đến câu chuyện nổi tiếng của O.Henry- "Chiếc lá cuối cùng".

"Đừng rụng nhe cu!" Eric lại tiếp tục giở giọng tiếu lâm.

Sau những cành cây là quang cảnh những dãy nhà cao to mang hơi hướng cổ xưa, đỏ rồi lại vàng, rồi xong lại nâu nâu da da, xong lại có màu cam với những tấm màn che màu xanh lục, xanh lam, xanh dương... Nhà nào nhà nấy có một dàn hoa cảnh trước ban công. Xa xa là tháp Eiffle vĩ đại- niềm tự hào của dân Pháp.

Nhìn một lúc thì anh bị kéo lại thực tế bởi tiếng cửa mở ra nhè nhẹ. Đó là Hammer và Rubenstein. Cả hai đã diện bộ quân phục xanh xanh xám xám, và dĩ nhiên là không thiếu băng đeo tay màu đỏ hình chữ Thập ngoặc... "đáng tự hào"! Họ không đội mũ và không vác súng.

Khi cả ba đã quy tụ bên nhau, bên cái giường khốn khổ, họ bắt đầu trò chuyện. Eric bắt lời trước:

"Thế chuyện gì đã khiến chúng ta có diễm phúc được nghỉ dưỡng tại đây?"

"Bọn tao đã lo lắng khi hay tin mày mất tích đêm hôm qua. Bọn tao đã chờ lệnh từ cấp trên và khi có lệnh là bọn tao ập đến nơi sông Seine để lục soát liền. Nhưng kết quả thật không khả quan, mày vẫn biệt vô âm tín." Rubenstein nói, giọng uy lực.

"Nhưng thật đáng ngạc nhiên thưa anh 'r(/R)ic (đọc tắt của tên 'Eric')! Chỉ sau gần hơn một tiếng lùng sục và chạy đi nơi khác, tôi và các chiến hữu, các tiền bối như anh Rubs (gọi tắt của 'Rubenstein') đây đã quay lại nơi cũ một cách ủ rủ vì thành quả công cốc đạt được. Và thật bất ngờ làm sao! Anh đang ngủ say... đúng hơn là xỉu ngay cái gầm cầu mà chúng tôi và anh Rubenstein vừa rảo qua đấy! Trông anh có vẻ rất... yên bình và bình an." Hammer nhỏ nhẹ nói, ra vai vế là đàn em.

"Điều kì lạ là tại sao mày có thể thoắt ẩn thoắt hiện trong tình trạng 'ngủ say' như vậy, nón thì lăn một bên. Phải có thuyết âm mưu gì cho điều này! Một bằng chứng khó hiểu là mày không hề bị sây sát hay tổn thương, bị thương chỗ nào cả, không bị lạm dụng nữa là. Mà hôm qua, nếu có máy chụp ảnh là tao đã chụp cảnh đó lại rồi: Mày trông dễ thương ra phết trong cái dáng nằm co ro, tay bó lại khom chặt vào người như em bé mộng mơ." Rubenstein giễu cợt. "Có lẽ mày đang cố bịt 'của quý' sợ con nhỏ nào xỉn rồi qua giở trò mèo gì với mày chăng! Ố hô hô...".

"Anh hên là được Thống chế von Brauchitsch đã ký và đã cho Sĩ quan giám hộ khác duyệt để anh vào đây dưỡng sức đấy! Đây là một trong những trại dã chiến có tiếng ở Paris đấy! Ngài ấy bảo là dù gì đi nữa, anh vốn dĩ đã là một Sĩ quan rồi. Con người có lúc sai, biết sửa là ổn tất." Hammer tán dương. Phải, nếu không vì mấy bọn bán đứng anh em không tình người nào đó tố cáo anh thì giờ chắc anh đã lên chức Sĩ quan rồi cơ. Mà mọi thứ có vẻ vẫn xảy ra quá nhanh với anh, vì bản chất nơi anh đang đặt lưng vào không thể gọi là trại dã chiến, mà là trại "nghỉ dưỡng tạm thời" cho các cấp lãnh đạo. Giờ nhìn lại, cách anh sống tốt với các cấp (trừ vài trường hợp hăng tiết cầm ghế mém phang chết mấy cha đội trưởng loi nhoi thích ra vẻ ta đây!) từ khi còn là một tên tân binh quả là hái được một chút hoa quả ngọt ngào tương đối rồi nhỉ. Eric được đối đãi tử tế so với các chiến sĩ cùng cấp khác, điều lâu lâu cũng gây xích mích giữa anh và Rubenstein.

"Nơi đây có nhiều cô y tá xinh lắm đấy! Chẹp" Rubenstein cười nham nhở, liếm mép. "À mà này, mày còn nhớ chuyện đêm qua không? Thống chế và mấy cha Sĩ quan thích lo bao đồng rất muốn biết chuyện bí ẩn đó. Mấy chả bảo rằng nếu mày tỉnh thì nên tra khảo liền. Mày nhớ gì thì cứ nói, có lẽ đó sẽ là hành động khôn ngoan mà mày có thể làm, chí ít là bây giờ!" Rubenstein tiếp tục dồn lời tới tấp.

"Theo tao nhớ thì tao bị..." Eric bỗng ngưng lại như bị nghẹt họng, đúng hơn là như bị ai bóp cổ. Anh có cảm giác lạ lùng và hình như không muốn nói. Như có ai đang kề dao trước cổ anh và bảo thầm "Thách mày nói đấy Eric!". Anh trấn tĩnh lại và tự ph(r)ăng ra những điều dối lòng nhưng có vẻ sẽ an toàn:

"Tao bị một thằng bần tiện có vấn đề đột ngột tấn công- có lẽ nó là dân Pháp. Nó bắt tao và giật súng như đúng rồi- lời biện minh duy nhất của tao là không thể trở tay kịp! Vật lộn một hồi, tao bị một đám cỡ ba người nữa phi ra bao vây. Một thằng trông khá là giống một tên Di-gan di cư từ Anh qua, một tên còi cọp, một gã có râu và là người Do Thái. Thật mừng là chúng không đánh tao, chỉ có thằng ôm chặt từ sau tao, bọn khác thì nhảy múa như bầy diều hâu chờ một con thú đáng thương sắp ngã xuống. Chúng chỉ bảo, như những kẻ tâm thần:

'Cởi đồ ra đi anh bạn trẻ! Cởi ra mà nhảy cùng bọn tôi. Đêm này cùng bung lụa nào! Chúa ban phước cho những ai thoát y mà!' Và sau đó là những lời tục tĩu đầy cuồng tín, chúng còn ép tao bỏ Đảng mà theo phe chúng làm Cách mạng gì đó, rồi chúng hăm giết tao. Nhưng tao nào có để ý chuyện đó, thứ tao để ý là: Bọn này là lũ có vấn đề về nhận thức! Lũ thần kinh trời đánh! Mà làm sao, người như tao, có thể... bỏ Đảng cơ chứ!

Nghe mà sởn mà sến đến tận sng lưng mày à. Và lúc đó, tao khẳng định, tụi nó điên thật. Chắc do làm việc điên quá đấy! Hoặc là bọn chúng cuồng xem những bức tranh của Michelangelo chăng! Hay là chúng thuộc giáo phái lạ lùng nào của Pythagoras, hay Plato? Tao cố giữ bình tĩnh, không để cho bọn điên này làm bậy với mình. Chúa thích thì mặc Chúa, mà bản thân tao tin rằng ai đời Chúa lại thích những thứ đồi trụy đến thế! Với một động tác bật ngửa và gập đến trước, tao dư sức hất thằng đằng sau xuống sông. Thằng già Do Thái móc dao định đâm tao nhưng tao còn tỉnh, dùng chân đạp mạnh về phía hắn, làm hắn ngã nghiêng và lăn (ngu) xuống sông luôn.

Hai thằng còn lại tự dưng lột đồ và nhào đến tao như lũ bệnh, và tay chúng lăm lăm hai con dao sáng chói. Tao vớ cây súng nằm dưới đất và quăng về phía chúng dọa. Và lúc đó tao thấy tao chẳng khác gì bọn chúng!

Cả bọn thấy súng bay đến, sợ hãi bỏ chạy (What the...). Hai thằng dưới nước cũng ngoi lên và chạy theo. Một thằng còn khạc nhổ xuống đất trước khi chạy. "Quỷ Satan!"- một tên đã gào lên thế, "Vua Louis sẽ trừng trị bọn buôn thần bán thánh, bán nước non cho quỷ dữ chúng bây! Bọn ma cà rồng hút máu người!!!". Định phóng theo bắt thì tao chợt nhận ra: Một tên 'cầm nhầm' súng của tao theo cùng! Chớ dại mà dí theo làm chi cho người ta bảo là chết ngu nhỉ. (Trước khi kể láo khúc này, Eric đã liếc qua căn phòng và đã không thấy súng đâu, trí tưởng tượng anh bắt đầu hoạt động ngay lúc đó một cách dí dỏm mà anh cũng không ngờ!).

Rồi sau đó, tao đi rà soát tiếp nơi đó trước khi đi hội ngộ với Hammer ở Nhà thờ Đức Bà. Khi đặt chân lên cầu thang để đi lên thì... bố khỉ! Hình như một tên trong lũ chó chết kia quay lại và đập tao cái rõ thấu vào đầu, lúc đó tao còn không đội nón nên lăn đùng đó và ò e í... Và..." Anh nói xong tự dưng thấy ai cũng nhìn mình như quái thú. Nhận ra, anh giả vờ đưa tay lên sau đầu mà xoa và rên ui da cho có lệ như một diễn viên kịch câm cố giải thích bằng lời.

"Tôi xin lỗi vì lúc đó... không..." Hammer úp mở câu nói, tỏ ý hối lỗi.

"Thôi ông ơi! Kể dài dòng văn tự!!! Tóm lại là ông bị một lũ cn bã thiểu năng tấn công đúng không?"

"Ờ đại ý là thế!" Chuyện nghe lủng củng như thể đã xếp đặt mà còn quên lời khi đọc thế kia mà bọn nó cũng tin sao bây! Cái kết anh nghĩ ra thật là quái đản nhưng cũng làm cho bọn bạn anh tin sái cổ!

"Thế thì nguy khốn! Phải thông báo với cấp trên để bố trí thêm binh ở sông Seine và Nhà Thờ Đức Bà nhiều hơn nữa. Lũ điên đó phải bị triệt hạ sạch không còn rễ."

Toi rồi! Eric nghĩ thầm. Đã bỏ công ra suy nghĩ lời lẽ, văn chương, câu chuyện lôi cuốn "giả tưởng" nhằm đánh lạc hướng để có một cái kết có hậu hơn. Ai dè, bao nhiêu nước bọt và chất xám hao tốn chỉ để nghe được cái kết không có hậu mà mình đã đoán ngay từ đầu nếu nói sự thật! Thật sự là tự gậy ông đập lưng ông. Anh đã thành công trong việc bẻ lái ngoạn mục khiến người khác tin vào câu chuyện mình, nhưng vì cái bẻ lái đầy "cảm hứng" ấy khiến cho ai cũng tin sái cổ đó, anh đã tự đâm đầu vào gầm cầu.

Nhưng may ni là thằng Rubenstein cắt ngang và đổi chủ đề, nếu không Eric cũng không biết chống chế múa lưỡi tiếp thế nào nữa.

"Thế mày tính làm gì khi 'xả trại'?"

"Chắc là vẫn đi tuần tiếp. Mà trước hết phải gặp đấng 'Bề trên' đã."

"Tốt đấy chiến hữu! Nghe này, đây có thể là lần cuối mày được tựa lưng vào cái giường ấm êm này. Đợt sau thì hên xui, nếu bị tiếp." Nói rồi Rubenstein đứng lên, chào rồi lui cùng Hammer. Trả lại sự yên tĩnh cho căn phòng, một mình Eric trầm ngâm, gật gù.

"Thật là đáng để tò mò! Mình phải liều tiếp mới được! Nhưng trước mắt phải làm sao để không để mấy cha cấp trên và bọn tuần tra đêm nghi ngờ." Eric vuốt cằm, như thể anh có râu vậy.

Mặt trời vẫn ló dạng không ni trước lớp sương mù- không rõ là do ô nhiễm hay là gì, chỉ biết là nó cứ mỗi lúc một dày hơn.

Eric đón nhận sức sống buổi sáng nhờ tiếng hô "Đồ ăn đến!" của những cô y tá và đám quân y.

...

Eric đi bộ từ trại dã chiến đến nhà Thờ Đức Bà. Nơi đây hiện giờ đã có hơn hai mươi lính Đức thuộc lực lượng SS "bảo an thành phố" tập hợp.

Họ đứng rải rác khắp khuôn viên Thánh đường. Nhưng phần lớn là mặc áo khoác dài chống lạnh đến tận gót chân. Tên nào cũng nhoi nhoi, đi đi lại lại, cầm súng, tiếng giày bốt cứ bộp bộp dưới đất. Ngay tại bức tượng hoành tráng đồ sộ màu xanh ngọc đã phai dần màu- tượng Charlemagne et ses Leudes, có vài ba tên lính cùng một Sĩ quan "váy dài" đang chỉ đạo, chỉ trỏ lung tung beng. Tội cho mấy anh lính đó phải chịu trận từ những chỉ thị chiến thuật dài thoòng loòng từ tên cấp trên thật sự chẳng có năng lực đó. Trong số các Sĩ quan có lão Goffriel Hussey von Spenstein- "Dê già Hắc ám", mặt nhọn hoắt, ẩn sau cái lớp mặt nạ cười cười đó lại là những âm mưu mà chiêu trò hành hạ mấy tên dưới trướng của lão, và lão từng Sĩ quan quản lý chính của 13 trại tập huấn quân sự đẳng cấp bậc nhất Paris- nơi toàn đào tạo ra những thằng cứng cáp và bảnh bao, cung cấp "hàng" cho các đại đội lớn hay các sư đoàn để xuất trận- trong số đó có trại của Eric và lũ bạn; nơi mà hiện giờ lão được bổ nhiệm đóng đô ở đây suốt vì đây là trại có triển vọng để đi chinh chiến nhất. Một cái lò! Sinh thời có tên là trại tập huấn gay gắt nhất, Trại Tập huấn Số 1 mang tên "Nanh trắng Berlin". Với bọn lính con, tụi lính thích gọi lão là "Dê cụ thích ám" hơn. Lão ám Eric và những người khác đến mức vãi đái, lếch bằng lưỡi luôn cũng không tha. Ngồi nghe những bài thuyết giảng và những kế hoạch chiến lược từ những người như lão như muốn đột quỵ- nhưng thế cũng tốt, vì thà chết bỏ còn hơn là bị trĩ. Nhưng Goffriel cũng có vài điểm tương đối đáng kính nhưng những việc đó vẫn không được ghi vào sổ "công nhận" của bọn lính lác dưới cơ lão.

Có hai tên đang tán gẫu cùng đồng đội ở trước các cửa Thánh đường, trên chiếc xe motor ba bánh. Có lũ thì bàn tán về bọn gái Thổ, bọn gái điếm, hoặc về vợ con mình. Kẻ hút thuốc, đánh bài Skat, thằng thì mời rượu nhau.

Nhìn hoài cũng sinh ngứa mắt và buồn ngủ, Eric rảo bước và bỗng thấy một con mèo đen vượt qua bao anh cao to mà chạy xuống bậc thang dẫn xuống dưới sông. Anh bám theo nhưng xuống tới nơi, nó đã biến mất!

Anh bỏ qua con mèo mà dồn hết trọng tâm vào mớ tạp pín lù nơi anh đang đứng và chứng kiến.

Ở dưới còn kinh hơn thế: Hơn ba chục lính canh đã được bố trí ở dưới các gầm cầu! Họ đang lục soát, rọi đèn và kiểm tra. Có đứa lội sông để tìm những gì đáng ngờ. Đứng từ đó nhìn lên trên các cây cầu, Eric thấy vô vàn những người lính và sĩ quan khác. Đúng là cái miệng hại cái... hại người khác! Anh vẫn hy vọng có thể bắt chuyện với cô bé đó trước khi chuyện này xảy đến. Anh muốn gặp cô bé, một cách bí mật và yên ổn, để hỏi thăm và hơn hết là cảnh báo. Nhưng lúc này, cô ấy đã dọn đi chỗ khác mới là điều ước hàng đầu của anh.

Nhưng nhắc mới nhớ! Eric đi đến cây cầu gỗ đó. Và niềm hy vọng rất mong manh của anh đã được báo đáp. Nơi đó không còn bóng dáng của bất kì cái gì, bất kì ai, bất kì hơi ấm nào của sự sống còn tồn tại nơi đây- nhất là trước khi bọn lính đến đây và giẫm đạp tới tấp. Nhưng như thế vẫn chưa đủ chứng cứ rằng cô bé đó- tạm gọi là Marie cho thân quen và dễ gần dễ gọi, đã rời khỏi trước cái đêm khủng khiếp hôm nay.

Eric tiến đến gần một anh lính đang rọi đèn xuống sông như một thằng tự k lập dị.

"Nảy giờ các anh có kiếm thấy thứ gì khả nghi không?"

Anh ta ngửng mặt lên, nhìn Eric với con mắt của một con beo chứ không phải con người. Tông giọng thì uy dũng tự tin giống một loài thú săn mồi họ mèo xuất thân từ đồng hoang Xa-van, trông men lắm:

"Không anh, chúng tôi chẳng thấy gì đáng quan ngại cả."

Eric thở phù nhẹ nhõm. Marie đã cao chạy xa bay trước khi lũ này kéo đến. Có lẽ là trong đêm qua chăng! Và nhắc đến đêm qua, Eric rất muốn biết Marie đã làm gì mình đêm qua. Và tại sao cô bé đó lại thả mình ra? Đặt mình tại nơi cũ? Không làm hại mình? Và cây súng của anh còn chưa được trả lại.

"Tuy nhiên..." Tên lính có đôi mắt beo nói tiếp, giọng có vẻ nghiêm trọng. Eric bắt đầu run. "... Chúng tôi phát hiện một thứ trong khả nghi. Đó là một cái lon thiếc- có vẻ là lon đồ ăn gì đó bị móp meo, gỉ sét. Có lẽ cái nắp làm bằng chất liệu Chrome (Crom) hay sao ấy mà chúng tôi nảy giờ ở đây loay hoay mãi mà không bật được nó ra hay làm thủng nó. Chúng tôi khẳng định là bên trong có gì đó! Tôi thề trên đầu... các con tôi!... À, mà cái hộp có nhiều lỗ thủng bé tí, rơi ra những hạt tựa tro cốt!" Hắn vừa nói vừa thở như suy tim hay bị bệnh về phổi, hắn mang phong thái của một kẻ dễ nổi khùng, nguy hiểm và rất ra dáng lãnh đạo một băng nhóm náo loạn nào đó, dễ hối hận nhưng có vẻ khá khó tin. Một kẻ đáng ngờ nhưng lại rất được việc (chí ít là nếu bị kề dao đến tận cổ hay một lý tưởng chói lòa gì đó soi rọi trí hắn).

"Thế mà anh lại bảo chẳng có gì khả nghi!" Eric tức tối.

"Ủa, anh có hỏi tôi về điều đó à?"

"Thôi bỏ đi!" Eric bó tay, bảo tiếp: "Điều quan trọng là, anh để cái hộp thiếc đó ở đâu?"

"Ra đây!" Nói rồi hắn kéo Eric ra một góc tường có ba bốn tên chụm lại như bọn tiền sử bu quanh một đốm lửa nhỏ hoặc là như bọn dị nào đó thời đồ đá đang tỏ ra ngạc nhiên trước một cổ máy hiện đại. "Họ đang tìm cách phá hộp mà không thể."

Khi giải tán đám người, vào trong, Eric cầm lấy cái hộp và thật bất ngờ... đó là cái hộp- có lẽ được dùng làm dụng cụ xin ăn (Eric đã từng đoán thế!) mà anh đã thấy đêm hôm qua, không lẫn đi đâu được. Chỉ khác là nó đậy nắp kín.

"Nhắc này kẻo tôi lại quên: Thực ra nhóm chúng tôi và một số thằng lính đánh đơn khác cũng đã kiếm được những cái hộp tương tự như này rải rác khắp con sông, dưới gầm cầu xung quanh đây. Điều đặt biệt là những cái hộp đó được sắp xếp rất là ngăn nắp và như có sự tính toán. Nhiều kẻ bảo rằng kệ cha mấy cái của nợ đó, nhặt lên là chẳng khác nào bóc rác. Nhưng với tôi, có lẽ bên trong có gì đó. Biết đâu là thứ gì đó quý hay là đồ ăn cũng nên. Nếu là đồ ăn thì còn quý hơn vàng đấy anh bạn à! Đi lính, bọn cấp trên có cho chúng ta được gì ngon lành đâu cơ chứ, trừ bánh mỳ và đậu hầm ra thì còn lại toàn mớ cám lợn. À nó còn có nhiệt độ nong nóng tỏa ra nữa." Tên mắt beo có vẻ cục cằn, hằn học, bức xúc lắm.

"Trứng chiên sau tăng, xương gà chiên ngập dầu là tuyện nhất! Ủa mà, còn nhiều lắm hả? Có sự tính toán hả? Nóng hả? Mà chỉ... ở xung quanh đây? Ôi Thần linh ơi!" Tay anh lắc lắc cái hộp liên hồi tựa như thói quen khi bị kích động mạnh. Như có một cơn gió nhẹ thổi lạnh sóng lưng, Eric nhảy chồm lên và đẩy tên mắt beo ngã xuống đất cùng mình. Đồng thời hét toáng lên:

"Mọi người tránh xa khỏi cái hộp ra!!! Đó là bẫy!!!" Chỉ sau tiếng hét đó vài giây là có chuyện:

Trên các cây cầu, dưới các gầm cầu xa xa, thậm chí là bờ trên cầu, khuôn viên Nhà Thờ Đức Bà đột nhiên phát sáng và theo sau là khói mù mịt xì ra, kèm theo đó- như là chớp xong sẽ có sét đánh inh tai, tiếng nổ nhức óc vang lên. Một vụ nổ bom!

Từ Thánh đường, đến các cây cầu, gầm cầu, dưới sông... những nơi nào có ít nhất một hộp thiếc đều đột ngột bốc hỏa và nổ tan tác. Khói xì ra có chứa Clo, có lon thì bốc ra mùi gas khó chịu, còn có cái thì bị kích ứng phun ra hơi cay được bào chế từ ớt Ấn Độ làm mù mắt người đụng vào nó. Lực ép từ "quả bom" tuy không mạnh lắm nhưng đủ làm phỏng, nát mặt, bay cánh tay nếu dí quá sát vào cái của nợ đó. Eric thầm nghĩ rằng thế quái nào một con bé có thể tạo ra cái giống ôn này chứ!

"Mau nằm xuống các anh em!!!" Eric tiếp tục thét lên, tiếng thét anh hòa với tiếng rên la khôn xiết, kêu cứu í ới của những người lính bị dính chưởng. Nhưng tên mắt beo đang bị anh đè dưới đất vội hét toáng lên:

"Này anh!!! Anh vẫn đang cầm trên tay cái... cái..."

"Cái gì?"

"Cái... cái..."

"Nói mau đi đừng sợ, tôi biết anh khớp nhưng làm ơn nói mạch lạc rõ chữ hộ cái!"

"Buông tôi ra!!!" Nói rồi hắn đp Eric ra và lao đi mất.

"Này anh gì ơi! Tay tôi đang cầm gì?"

Bỗng anh thấy tay mình ướt đẫm mồ hôi. Tay anh có cảm giác nong nóng như đang ghì chặt cái gì đó có vẻ khá là đáng sợ. Điều đó càng rõ hơn khi mọi binh lính đều chạy tránh xa anh cả mấy chục thước.

"Ô hiểu luôn! Eric 'Não cá vàng'!" Anh vội phóng mình như tên lửa mất đà xuống dòng nước lạnh của dòng sông Seine. Vì tay anh đang giữ, không gì khác, nó đang tỏa nhiệt như cái lò nướng tá hỏa, là cái hộp thiếc- đựng chất nổ! Không gỡ ra được vì kẻ chủ mưu quá tinh ranh khi đã bôi keo vào thân hộp. Sở dĩ bọn kia không bị dính cũng đúng khi chúng toàn dùng đồ gắp hay là bê đáy, cầm phần nắp thôi. Bọn tỉnh!

Hy vọng như sợi tóc sắp đứt rằng xuống nước sẽ làm vô hiệu hóa chất nổ đang làm tay anh nóng phỏng lên hay chí ít là làm cái hộp rung rinh một tí nhưng chưa kịp rời khỏi bệ phóng là nó đã bén lửa và đùng... Một "quả bom" lép nhẹ... Anh nằm ra đất, một tay xỏa dưới nước. Ngay cả cái nón sắt của anh cũng bay ra khỏi và lềnh bềnh trên sông. Choáng, ù, đau nhức, lả người. Thân thể anh nằm đó mà không ai dám đến cứu vì sau đó, nhiều chiếc hộp thiếc khác còn ẩn giấu đâu đó cách tiềm tàng đều đồng loạt- như một dàn nhạc giao hưởng, nổ... kẻ chết nhảm, kẻ nát vài bộ phận, kẻ bỏ chạy, kẻ té sông chết đuối vì không biết bơi, kẻ té cầu vì bất ngờ và chết do đập đầu và chết đuối do biết bơi nhưng lại quá mất bình tĩnh nên cứ leo đầu cưỡi cổ nhau như bọn đần độn. Có đứa hoảng quá hóa cục súc đánh liều cướp xe, bắn chết đồng đội vì hú vía vu vơ, giẫm đạp lên các Sĩ quan mà chạy bán sống bán chết. Một lũ hèn hạ đáng khinh khi toàn là đàn ông trai tráng lực điền có vũ khí tối tân. Chăm con lành tính đã thuần hóa sao bằng con thú hoang coi trời bằng vung được.

Tuy số người chết gần như bằng không và thương vong không nhiều nhưng cũng là một cú chấn động nội bộ rất cao.

Khi quân chi viện đến để kiểm soát tình hình và vớt xác, thì thi thể Eric- lại một lần nữa biến mất cách khó hiểu.

...

Trong đêm hôm sau, ánh trăng ló qua khung cửa sổ của bệnh viện dã chiến cho lính Đức thật sáng ngời. Eric bất tĩnh nhân sự bỗng thình lình tỉnh dậy như một kẻ vừa gặp ác mộng kinh hoàng, à không, một giấc mơ ngọt- đúng hơn là một giấc mơ đầy đường ngọt đến đáng sợ!

Nhìn mình trong bộ đồ ngủ trắng ố vàng nhưng thơm tho do những bàn tay khéo léo của các y tá đã bỏ cả trái tim vào để mà giặt giũ tươm tất. Nhìn xung quanh một vòng và nhìn cái cành chỉ còn độc một chiếc lá. Đây là bệnh viện dã chiến dành cho binh nhất đến cấp hạ sĩ quan- bệnh viện tương đối tốt nếu bạn là một hạ sĩ! Và Eric có phước được nằm trong phòng cao nhất- phòng hạ sĩ quan, được riêng tư. Một mình. Người được yêu mến mà cứ đùa!

"Mày là niềm tin trong cuộc sống của tao đó lá à!" Eric lại nói sảng nhưng đó là cách duy nhất để giúp anh phấn chấn hơn. Anh bắt chước một câu chuyện ngắn của O.Henry.

"Lại một lần nữa bị bất tnh nhân sự và lại được diễm phúc nằm ở đây, tuy là nơi khác. Mà sao mình vẫn không bị gì nhỉ?" Eric nhìn toàn thân mình và thấy, té ra vẫn có nhiều vết bỏng nhẹ, vết thâm tím. Và nhất là bàn tay anh cầm cái của trời đánh đêm qua có tình trạng chầy xước và bong tróc, bị bỏng chút đỉnh, cuốn băng tệ hại! "Mấy cô y tá này cao tay thật! Hay là do Marie ẩn danh, bọn bồ đệ mình nhỉ?" Eric lại như một triết gia.

Nếu theo lý thuyết, bị nổ kiểu đó thiết nghĩ phải ghê lắm, nghe bọn anh em nó rên la thảm thiết kinh lắm cơ. Ấy vậy mà chỉ có bỏng nhẹ và những vết thương nhẹ ngoài da, mắt mũi miệng và khuôn mặt gần như nguyên vẹn. Tay chỉ có bong da sơ sơ. Quá là may theo một cách phi thường đến bất thường. Chắc tại "quả bom" hơi lép nhẹ chăng!

Đang chống tay bên bệ cửa để ngắm trăng, bỗng anh nghe tiếng xe máy của lính SS đi ngang qua. Hôm nay là ngày "nghỉ" của bọn lính! Đơn giản để nhận biết quá mà: Tiếng xe kêu một cách háo hức vì được về nghỉ ngơi, chẳng giống hằng ngày nó phải rống, gầm rú như phản đối bọn lính cưỡi nó vậy. Còn phong thái của hai tên lính trên xe thì ung dung, thoải mái, không khom lưng mà ngồi chẽm chệ, đắc thắng và có cảm giác chúng vui hơn bình thường. Chắc một phần là do vụ nổ bom hôm qua nên binh lính được "nghỉ dưỡng tạm thời" để bảo toàn lực lượng. Có lẽ phát sinh nhiều đứa bị sang chấn tâm lý lắm đây. Và thường sau những đợt "nghỉ" như vậy thì sẽ có một cuộc ẩu đả dã man, hành hạ ghê gớm sau "k nghỉ không cần phép" đó.

Và việc đó có nghĩa là gì? Paris chỉ có bọn "quân cảnh" lơ tơ mơ làm việc mà thôi. Và đó cũng có nghĩa, sông Seine sẽ không có lính lác gì canh ở đó! Chỉ có bọn cảnh sát địa phương nhìn qua loa mà thôi. Eric có thể vượt qua tầm nhìn của lũ đó cái một và dễ dàng- có thể thôi, tìm thấy Marie, bức màn phủ sẽ được kéo lên nếu anh gặp được "boss".

Eric đứng dậy, lục trong tủ để đồ cá nhân và moi ra bộ đồ lính của mình, lúc nào mà mấy cô y tá chẳng cất những gì của chủ nó vào cái tủ đó chứ (tuy lâu lâu cũng có vụ mất tiền và đồng hồ oan). Anh sẽ thử lách luật một lần. Mặc dù Eric đã nhiều lần phá luật, có ai còn nhớ vụ việc Holocaust đã đề cập ở trên không? Anh mặc quân phục và ghi đại tấm thư cảm ơn mà không có tiền bo hay bồi dưỡng vì anh chả còn mấy xu dính túi. Rồi leo qua đường cửa sổ, một hành động liều lĩnh vì không phải rằng anh sẽ bị gãy chân sau vụ leo cây quá tự tin, mà là vì những thứ ghê gớm sau đó nếu anh bị tóm đang chờ anh.

"Tarzan hãy nhập vào tôi nhé, đừng để Einstein đoạt chiếm thân thể tôi lúc này. Chết oan mất!" Eric cầu nguyện bông lung cho có lệ và để tăng sự kịch tính.

Nhìn thế thôi chứ Eric là một gương mặt tiêu biểu trong môn bám xà và đu dây như vượn. Trời như tính trước cho anh khi cạnh cửa sổ chỗ anh lại có cái cây to đùng với những cái cành chắc nịch. Và các bạn đã đoán được anh sẽ làm gì rồi đấy! Vâng, anh bám cành và đu xuống từ từ. Tầng anh nằm cũng tương đối thấp so với mặt đất vì tầng anh là tầng hai của bệnh viện và vì nơi đây khá nhỏ và thấp- thuộc dạng ấm cúng dễ gần và tình cảm (chỉ đối với cấp cao thôi).

Đáp xuống bình an, Eric liền ngó quanh và không chần chừ lâu la rề rà, anh rảo bước đi thật nhanh. Anh cố chịu mà đi chân không vì nơi đây rất là yên ắng. Cho nên, nếu mang giày bốt chẳng khác nào tự sát, tự mình giao nộp cho bọn cận vệ! Coi như là để giày lại cho mấy chị chăm sóc viên vậy. Bán cũng ngon cơm ra chứ đùa, hàng hiệu đấy!

Từ đây đến dòng sông Seine mờ mờ ánh đèn đường khá gần nên đi bộ không có vấn đề gì với một chàng lính không thích thể dục là mấy (tuy rằng anh chạy bộ chẳng thua ai, bơi là bậc thầy, và leo trèo như tinh tinh là chuyện như cơm sườn!). Anh chịu trận ở phần chân, trời lạnh mà đi chân trần quả là sai lầm nhưng đó sẽ là điều đang giúp đỡ anh rất nhiều lúc. Giờ nghĩ lại rõ lú, đáng lẽ bỏ giày lại cũng phải vớ đi theo đôi vớ chứ nhỉ! Hai tay chầy xước bị cóng, Eric chà hai lòng bàn tay vào nhau. Tay như muốn nứt ra thêm.

Không gian thật tĩnh lặng. Nhưng anh luôn bảo đảm rằng, nhiều người dân đáng thương, thậm chí là những chàng lính trẻ như anh vẫn đang âm thầm (mấy thằng ở chiến trường và mấy thằng binh bét bị đì), vây quần bên nhau, bên cái lò sưởi nhưng không phải lò sưởi để mà cầu nguyện, ăn cơm, hát Thánh ca, nói chuyện và kể chuyện, những hơi thở đầm ấm nhẹ nhàng nhưng da diết như làn giai điệu Dạ khúc của Chopin, du dương nhưng tinh tế và sang trọng như bản Valse của Strauss... Cũng trong khoảnh khắc vui vẻ ấm áp tình yêu đó lại sẽ có nơi, người người nghẹn ngào, khóc lóc trong cổ họng, ôm ngực mà rên la ư ứ trong thanh quản, cứ như là những tiếng gầm như sóng dữ của cây piano ngưng đọng được Beethoven chơi, họ đang tiễn đưa một ai đó đã được Chúa thương gọi về- sự giải thoát cuối cùng trong mọi cuộc chiến dài hạn và liên miên.

Ngoài trời tối om, đèn thì không có, nhà nhà thì đóng cửa kéo rèm- luật mà! Nhưng nếu vểnh tai lên như chó... à không... nếu như có để ý chút thì ta vẫn nghe đâu đó những tiếng nhạc lênh đênh như làn nước trôi từ tốn. Đó là những bài của Debussy, Satie... Nghe mà muốn móc tim ra mà nhai nó thôi! Sao mà cứ muốn khóc? Eric cũng không biết, chỉ biết là anh vẫn chưa thể khóc. Chiến trường đã khiến anh khô cạn hết lệ nhòa, chiến tranh đã biến nước mắt và tiếng la trở thành hư vô, là thứ mà không còn ai nghĩ đến hay biết đến- chỉ vì họ không kịp nặn cho nước mắt rơi ra, ép tiếng thét bùng ra khi một quả bom rơi xuống và làm cho thằng đồng chí bên cạnh họ, nội tạng văng tung tóe! Có khi họ là người lính đó đó. Eric luôn nghĩ, nước mắt luôn có thể để dành cho một sự kiện gì đó đáng để khóc hơn: Đám cưới hay đám tang mà khóc thì rõ lố bịch! Đám cưới là ngày vui mà lại khóc. Còn đám tang, suy cho cùng cũng là ngày vui vì người đó (có thể) sống hạnh phúc ở đời sau. Vui thế còn gì, lũ ích kỷ! Còn chiến tranh không thể khóc cũng có nguyên do: Như đã gợi ý, chúng ta không có thời gian để mà khóc một khi đã vác súng ra chiến trường. (phỏng theo Remarque).

Đúng là nghĩ ngợi sâu xa đã làm phai mờ đi cơn buồn ngủ và mệt mỏi. Chỉ có thế thôi mà Eric, chưa đầy năm phút đã đến được dòng sông Seine yên bình.

Cũng may là Hitler là một dân nghệ thuật nên ông ta đã miễn cưỡng giữ lại những "báu vật" như này của nước Pháp. Nếu không thì vẻ lộng lẫy của nơi đây chắc giờ đã thành bãi phế liệu hay con đập nhớp nhúa rồi. Ngay cả nhà Thờ Đức Bà chắc cũng thành nhà Thổ hay trại dã chiến mà mấy bà sơ sẽ là "thú vui" cho bọn lính, linh mục sẽ là những gã hề cho bọn sĩ quan mua vui thông qua những bài giảng mà họ hay gọi là "Hề không thể nghĩ ra những thứ như vậy!".

Đúng như dự đoán, nơi đây có sự xuất hiện của vài ba móng cảnh sát địa phương. Chả hiểu sao lũ này chỉ cầm mỗi dùi cui đi trinh sát nhỉ! Cầm cây này chưa chắc đã đuổi được một con chó con, bị dại. Cũng vớt vát được khẩu lục bên hông nhưng, biết đấy, chỉ để làm vật trang trí cho ra vẻ cảnh sát cảnh vệ thôi. Họ có muốn dùng đến nó đâu cơ chứ!

Bọn này cứ gà mờ thế nào ấy, đi tới đi lui, ngó nghiêng chẳng biết làm gì cho nên thân. Cứ cầm dùi cui quay quay muốn chống mặt. Đúng nghĩa là chỉ để làm cảnh thôi!

Eric định sẽ đi lén nhưng nghĩ kỹ lại: Chức vụ của anh hơn hẳn bọn này nên cần gì sợ bọn chúng!

Được suy nghĩ đó khích lệ, Eric đi hiên ngang như một vị thần Hy Lạp ra chỗ bọn cảnh sát đang lòng vòng. Thấy anh, cả lũ khiếp vía như Tông đồ thấy Chúa như ma và lập tức, một ông có lẽ là cảnh sát trưởng, ra hiệu và ngay tức thì, cả đám tụ tập lại- từ dưới cầu lẫn trên các cây cầu đều quy tụ lại thành một cục... à một đám và đều đứng nghiêm trang, chào Eric như chào vị anh hùng Achille kéo xác Hector đi "chơi vòng vòng", "hái hoa bắt bướm" trước mặt các thần dân- nhưng thay vì là than khóc giống trong chuyện thì bọn này lại sợ xanh mặt, nể trọng anh lắm.

"Chào!" Một cảnh sát hô lên và cả bọn cùng lúc giơ tay chào kiểu Phát xít nhưng buông xuống rất nhanh nhằm để phân biệt khi chào một cấp cao hơn.

"Chào các anh! Các anh vất vả quá!" Eric nói giọng hiền từ phúc hậu nhưng mặt anh đanh như thép khiến các cảnh sát như hồn lìa khỏi xác.

"Thưa có cực nhọc gì cho cam! Làm vì Tổ quốc là chúng tôi không hề mệt mỏi. Vì một đất nước hòa bình, chúng tôi sẵn sàng chịu khó không cần lương bổng! Heil." Một tên nom già đời rất mạnh miệng tuyên bố. Thử cắt phần ăn hết cả lũ xem bọn này có còn hé mỏ nói thế không.

"Hôm nay đủ rồi, các anh về đi! Hay đi nơi khác cũng được. Để chỗ này cho tôi làm. Đây là việc của tôi mà." Eric cố thuyết phục.

"Thế sao được ạ! Chẳng phải đã có lệnh là các vị đang được nghỉ phép sao? Mà cớ sao chúng tôi có thể để các vị đảm nhiệm việc này của chúng tôi cơ chứ? Vả lại, trông ngài còn bị thương kìa."

"Xá chi ba cái chầy da chóc thịt này! Các anh ra mặt trận nhiều thảo nào cũng quen, mất đi đôi chân là cả một phần thưởng đáng giá với chúng tôi đấy các anh à. Với lại cấp trên đâu có cấm chúng tôi ra đường đâu. Càng hy sinh chịu khó tìm ra chân tướng thì mấy ổng còn khoái nữa. Lệnh đó chỉ nhằm mục đích bảo toàn nhân lực để đề phòng trước ông hàng xóm to bự mà thôi! Vả lại, các anh có súng, tôi cũng có súng. Tôi làm tôi chịu!" Eric phân tích tận tình. Thấy mặt của mấy ông cớm đã dãn ra nên anh cũng mừng thầm.

"Vậy thì... phiền ngài! Cảm ơn ngài nhiều lắm! Nếu cần nhân lực hỗ trợ thì cứ hú chúng tôi một tiếng."

Nói rồi cả đám cảnh sát, hạ mũ, cúi người cáo lui tập thể. Đến lúc này, họ mới thực sự là đang đi hành quân. Hùng hồn và táo bạo đến kinh ngạc. Họ được "tự do" mà!

Khi đã đuổi hết tà khí, vận xui đi rồi, Eric mới bắt đầu đi dọc các con cầu gần nơi chiếc cầu gỗ nhất. Tàu thuyền nơi đó đã đi đâu mất, chắc là quân đội đã phong tỏa mất để ngăn chặn người Do Thái hay dân cách mạng nấp trong đó.

Nhìn tới nhìn lui, lâu lâu huýt sáo một tiếng để ra ám hiệu- mà nực cười ni là cả hai có bao giờ nói chuyện đâu mà biết cái ám hiệu vớ vẩn này! Rõ là dở người đâm dở hơi, hoặc ngược lại cũng được.

Trên cầu không có, anh xuống dưới sông và tìm kiếm. Toàn là băng phong tỏa. Trăng lúc này đã lên cao khiến anh thấy đêm thật dài và ngày càng cắt da xé thịt. Cũng do vết thương nên khiến cho anh cảm thấy nhói đau và ran rát.

Thấy có vẻ đau nhức dữ dội, Eric nhúng tay mình xuống sông cho mát.

Trong bóng tối chỉ có một mình, anh húp một ánh trăng tròn cho đỡ khát ở rìa gầm cầu. Đang tê tê vì nước ngon lạ thường thì bỗng có tiếng nói:

"Tội chưa, người lính lạc lối..." Tiếng đó khe kh đến phát rợn gai óc.

"Ai đấy?" Eric bình tĩnh hỏi vặn lại.

Một sự im lặng kéo dài. Bỗng:

"Đau lắm đúng không?" Đó là giọng một "bà cụ non".

"Đau như này thì thấm vào đâu cơ chứ! Mà cô chưa trả lời tôi cô là ai?" Eric ráng kiên nhẫn chờ câu trả lời.

Eric không lấy thế làm phiền lòng. Anh đứng dậy định quay gót đi thì có thứ gì đó rơi xuống nước tạo tiếng tõm, tiếp sau đó là những vòng tròn đều nhau, từ tâm mà loang ra trông thật đẹp mắt. Đó có thể là một viên đá. Như vậy là có ai đang ở trên cầu. Nhưng thời gian anh suy nghĩ có lẽ người đó đã đi rồi. Nhưng cũng đáng thử!

Eric leo lên trên và nhìn ra chiếc cầu trên đầu mình lúc nảy. Chẳng có ai. Anh đã đúng.

Chỉ vài giây lưỡng lự thôi, một cục đá khác cũng được quăng kêu lọc cọc ngay lập tức ở khuôn viên nhà thờ Đức Bà, gần cổng ra vào. Hết kiên nhẫn rồi, người ta nói "quá tam ba bận" là đủ mức chịu đựng của một ai đó. Nhưng với Eric, hai lần là đã "bận" lắm rồi!

"Được rồi đấy quý cô... à không... tiểu thư... cô bé quỷ yêu-Marie áo trắng- tên tôi đặt cho cô đấy hay không?- Bỏ qua lời đó đi! Này cô bé, không chơi đuổi bắt nữa nào! Ra đây hoặc là..." Nói đến đó, anh lấy hơi, đi chậm và đếm ba hai một, tiến gần từ từ đến cánh cổng giáo đường và ngay lập tức móc ra một cây súng để khè. Anh đang tựa một con báo rình mồi, súng quay qua cửa bên trái, rồi lại chỉa qua bên phải, xong đưa thẳng về trước, chân kéo lê, chân đều đều như vũ công nhảy bài "Hồ Thiên Nga" của Tchaikovsky. Chư vị các Thánh đang nhìn anh làm anh bồn chồn và hơi thẹn thùng, cứ ngỡ ta đây nổi tiếng lắm không bằng. Khi anh đã gần đến dưới mái hiên bằng gạch đá của cánh cổng to tướng thì...

"Không thì sao?" Sau tiếng nói ấy là tiếng kéo nạp đạn cái cạch. Eric bất thần quay qua bên phải như cụ tổ khiến, tay vẫn thủ súng. Nó quen lắm! Một phân cảnh quen thuộc! Con bé áo trắng người Do Thái đang ngồi, miệng cười đểu với anh trên bức tượng Ngài Charlemagne. Và như đoán trong đầu, cô bé đang dí súng về hướng anh. Mà sao con nhỏ có thể leo lên bệ pho tượng được nhỉ?

"Này cô bé, nghịch súng là không tốt đâu. Bố mẹ phạt đấy!" Eric lại nói giọng tếu táo.

"Nếu mà giết được chú thì quê hương tôi còn khắc tên tôi trong danh sách 'Người có công với Cách mạng' ấy chứ! Với lại, trong thời thế này, đứa trẻ mới sinh cũng biết chửi tục và có ý thức về việc cáo ăn thịt thỏ- bản chất là sinh vật yếu đuối hơn là đúng còn là đằng khác cơ." Nói như không cần nghĩ trong đầu.

"Con ních con nôi mà đã nghĩ đến việc giết người? Đấng Messiah sẽ không thương đâu!"

Cô bé mỉm cười, nụ cười không vui, không hạnh phúc... nó quái dị thì đúng hơn. Và Eric chợt nhớ ra: Lẽ nào lại là một cái bẫy. Anh nhất quyết không cởi mũ, nhưng vẫn lùi lại và hy vọng sẽ không chấn thương nữa. Một lần nữa, anh cố tạo thành ý hòa bình nhưng đã trên tinh thần bảo đảm an toàn cho chính mình. Anh đi như con cua, nép nép từ từ vào trong mái hiên theo hướng chéo lùi. Hy vọng chân tường này sẽ bảo vệ anh. Lâu lâu cứ đưa tay lên chỉnh mũ xem nó có còn đó không.

Đi chưa hết vào trong và núp sau bức tường lớn dưới mái hiên, Marie- vẫn coi con bé là Marie, không nói không rằng, chỉ nghiêng đầu rồi nở một nụ cười tinh quái và đùng... Em bóp cò! Viên đạn duy nhất lao đến phía Eric đang vừa mới giật bắn mình do cô bé làm anh chấn động cực mạnh khi dám, không rõ là nghịch ngu hay là cố tình, bóp cò súng- cứ ngỡ rằng con nít không biết dùng vũ khí thì rõ là chủ quan. Đến giờ, anh mới hiểu được hàm ý câu nói lúc nảy của cô.

Nhưng may thay, viên đạn đi chệch hướng không trúng Eric mà trúng vào tường đá- cái chân tạo thành mái chóp nhọn trước mặt anh. Anh cười và bảo lớn, ráng với sao cho con bé nghe. Anh chọc quê nhỏ:

"Ôi tiếc quá bé à! Hụt rồi hụt rồi! Nhưng chơi vậy cũng hơi dại đấy! Hư quá đấy Marie. Không có cái cột là tôi chết rồi. Chơi dại quá đấy! Nhưng cứ ngỡ thế nào, hóa ra trình độ bắn thế này: Tôi chưa núp vào cơ đấy. Chúc nhóc may mắn lần sau." Xong anh phô một nụ cười trêu ngươi khiến nhỏ phình má giận hờn. "Trước khi súng rơi vào tay nhóc, là tôi đã đếm rất kỹ là chỉ còn duy nhất một viên hồi nảy mà thôi đấy. Bây giờ, cô tiêu với tôi!".

Nhưng không hề giận vu vơ, cô bé phình má chỉ để lấy hơi nói hết sức đến anh:

"Tôi chưa phải là một đứa con nít thực thụ! Mà chú không phải hồng tâm duy nhất ở đây đâu. Chú chỉ là một tấm bia hứng đạn thứ hai mà thôi! Với lại, cảm ơn vì cái tên dễ thương đó. Ciao!" Nói rồi cô bé nhảy khỏi bệ tượng (với cách thức anh không thấy được) và biến mất trong màn đêm. Y như là một màn ảo thuật vậy.

Eric đứng nhìn như pho tượng chẳng hiểu chuyện gì mới xảy ra. Chỉ biết rằng ngay sau đó, tiếng của những cái mối nối gì đó vang lên. Ngay sau đó, một khúc gỗ cỡ bằng cái đùi bà heo mẹ vĩ đại lao đến từ phía sau và húc văng Eric đang đứng như mọc rễ do nể phục con bé khôn lỏi này lao thẳng về trước, chúi và đập một phát thật mạnh vào tường. Chưa dừng lại ở đó, cái của nợ đó lại lần nữa quật ngược từ trên xuống, móc một vòng trời giáng làm Eric, đang cố chạy ra khỏi chân tường (một hành động thiểu năng nhất thời!), đập một lần nữa vào ngay mặt làm anh bay ngửa ra sau và phịch ngay xuống đất, để cho cái "đùi heo" cứ sượt qua sượt lại bên trên anh tựa cái dây đồng hồ quả lắc mà anh cứ ngỡ đó là chị Hằng tung bay qua lại trên không. Nón lỏng lẻo rớt ra lăn lóc rơi từng nhịp cộp cộp. Nằm như chết, nằm như con cóc ghẻ bị công chúa đạp bẹp dí. Người một nơi, nón một nẻo. Bàn tay đỏ lè tím bầm rách nát nằm phơi ra đất. Té ra là, một sợi dây vô hình quấn quanh chân cột từ lâu đã bị bắn đứt bởi cú bắn lừa tình của con nhỏ tạm thời gọi là Marie- chủ nhân của cái bẫy này. Các Thánh nhìn anh nằm chỏng vó ra đất, ông nào ông nấy cũng nín thinh như coi một pha ám sát hình sự giật gân với vẻ mặt kiểu rất thản nhiên như Mặt trời mọc đằng Đông (hình như có ông nào còn mỉm cười đểu nữa!). Cú bắn ấy của Marie làm chấn động ngay cả với người sinh ra cô.

Anh bất tĩnh và chỉ còn nghe tiếng choáng bên tai. Rồi mọi thứ như nhiễu sóng tivi, rồi chìm vào cõi tối tăm, mờ đục. Anh ngủ hay chết chỉ có một người biết.

Cô bé người Do Thái đến bên anh và lôi anh đi, y như những lần trước, bằng một cái xe cút kít, với sự trợ giúp của một bác tiều thất nghiệp bị câm với vài Pháp kim thời đấy.

Ánh trăng đang dần nuốt bóng của họ.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top