CHƯƠNG BỐN

Marie ra đời vào một mùa đông tại Ba Lan (cô được bố đọc cho nghe về cuốn sử thi Odyssey lần đầu tiên vào một ngày mưa tầm tã). Gia đình cô là người Do Thái nhập cư, nhưng chỉ có mẹ là người Ba Lan gốc Đức, và bà sở hữu hai quốc tịch ứng với lai lịch mình. Vì thế, Marie có tận ba dòng máu (nếu tính cả ông ngoại là Đức gốc Do Thái, bà là người Đức gốc Ba Tư... à nhầm... Ba Lan) .

Bố là một người có trình độ và rất thông minh, có tiền có của tương đối đủ phục vụ các nhu cầu thiết yếu những chiến thuật kinh doanh tài tình, và là một người dễ nổi nóng và có tính suy nghĩ lòng vòng nhưng đầy hợp lý. Giáo viên và đồng thời là quân sư tại gia của đứa con gái độc nhất. Mẹ là một nghệ sĩ piano phục vụ tại những nhà hàng gia đình và quán cà phê nhỏ về đêm. Bà chưa nổi danh. Ngoài ra còn là "Bà tiên Cổ tích" khi rảnh lại đi đây trong xóm kể chuyện thiếu nhi, thần tiên cho lũ trẻ và kiếm thêm tiền "bồi dưỡng" từ phụ huynh chúng.

Bố là người đứng đầu một tiệm may có tiếng ở Warsaw nhưng chỉ có ba nhân viên và lâu lâu, có mẹ đến phụ, và có khi còn dắt theo Marie đến để mà "học nghề". Mẹ khởi nghiệp từ những quán cà phê nhỏ và lẻ tẻ rải rác khắp thủ đô. Họ sống vô cùng hạnh phúc. Chồng tài vợ giỏi. Bố tốt mẹ hiền. Phải nói, cô bé Marie là người hạnh phúc nhất trần đời khi được làm con họ.

Từ nhỏ, Marie đã được tiếp cận với nghệ thuật. Khả năng vẽ, chơi nhạc, cảm nhận và suy tư, đánh giá một tác phẩm với một chất văn bay bổng, với một niềm say mê mãnh liệt với hội họa và âm nhạc. Môn Toán và Lý là hai bộ môn mà cô quan tâm, từ đó có thể khẳng định khả năng suy tư và tính toán chi li khó khi thất bại của cô. Cô được dạy tính tự lực tự cường, tự giác và có tinh thần trách nhiệm, tự lập cao từ lúc còn bé tí- một phong cách giáo dục của Nhật Bản tận thời Minh Trị. Chất giọng cô không giống lũ trẻ cùng trang lứa, giọng cô tuy cũng có phần ue úe chói tai nhưng cô không điệu đà hay có thái độ chứng tỏ, khoe mẻ. Cô biết tiết chế giọng mình- sao cho giống với những nhà đấu tranh chính trị lừng danh nhất, hay những nhà truyền đạo vĩ đại nhất. Cô hầu như không nói vấp hay sai từ ngữ tí nào, bởi vì chỉ khi bờ môi cô chuyển động méo mó so với mặt chữ mà nó quy định thì quân sư- bố cô đã thẳng thắn búng cái mũi xinh xắn của cô trước khi con chữ được định thành hình hoàn chỉnh. Nhưng Trời có cho không ai cái gì: Cho bộ não thần đồng nhưng lại mau quên nếu không nhai đi nhai lại hay bị tác động từ bên ngoài nhiều quá cũng dẫn đến chữ nghĩa hình số chạy đâu hết ráo (có lần cô đang đọc một bài thơ của La Fontaine và đang cố nhai đi nhai lại cái câu gì ấy liên quan đến Thiên Chúa của Nietzsche. Đang trên đà gần thuộc đến nơi và đem đi khoe bố thì bỗng ông, như ma xui quỷ khiến thế nào ấy, vô duyên vô cớ quát tháo và đập cái ầm lên bàn cái làm cô quên sạch sành sanh! "Gặm một khối căm hờn..." [Thế Lữ] thật chứ!).

Cô được luyện cho cách làm giàu, ngửi thấy mùi nguy hiểm như một đứa con của một gia tộc tội phạm hùng mạnh, được tạo một trái tim mềm yếu nhưng sẽ phải quả cảm, mỏng manh nhưng sẽ sắt đá, hiền từ dễ mến nhưng rồi sẽ có lúc phải đa nghi, dồn dập và có thể sẽ bc cháy! Và "luôn phải đeo cái mặt nạ giả dối đầy kịch nghệ để đánh lừa ngay cả Thiên Chúa, nghe con!". Marie được dạy cho cách sinh tồn- thứ sẽ giúp cô sống sót sau này. "Bố không thể mua cho con một con gấu bông với giá 100$ vì nó quá mắc. Nhưng bố sẵn lòng bỏ hàng tỷ đô chỉ để mua cho con một cuốn sách Văn học thiếu nhi vỏn vẹn tầm chục trang hơn có lẻ chỉ với giá 3,25$ cho con, nếu họ muốn chơi trò đấu giá cắt cổ đó! Bố sẽ bị xem là kẻ khùng, nhưng con có thể sẽ trở thành một người thành đạt. Con gái yêu dấu." Bố cô từng nói vậy. Marie đã được thừa hưởng một nền văn học- trong cũng như ngoài nước, một cách sâu sắc nhất. Chỉ trong bằng đó năm- trước khi Ba Lan rơi vào tay hai gã khổng lồ, Marie đã có thể nói thông thạo ít nhất là 7 thứ tiếng ("thông thạo" ở đây chỉ là nói hiểu thôi, chứ nói đúng ngữ pháp thì còn tùy. Và nếu các bạn nghe Marie đọc ngoại ngữ, bạn sẽ không tiếc chút tiếng cười đâu!), thuộc lòng các tên sách và nội dung (mặc dù chưa thể tóm tắt lại nó. Mỗi lần thuật lại là cô phải kể lê thê hàng giờ liền. Cô chú trọng nhất vào những cách xưng hô ứng xử giữa người với người, những nghệ thuật biểu cảm cùng những cách "múa tay múa chân" của người khiếm khẩu...), thuộc tên các danh nhân Thế giới, tên các quốc gia và tọa độ Địa lý, những công thức Toán Lý (Hóa) ngắn nhưng thực tiễn và có ích, những bệnh tật và các tên thuốc đơn giản cơ bản, những bộ phận cơ thể người...Một bộ não khổng lồ trong thân xác một đứa trẻ. Einstein á, coi thế cũng không thông thái hơn cô bé Marie này lắm đâu. Bật mí tếu thêm: Cô còn có thể tháo một nút thắt dây rối bù, xé một cái bịch hay tháo thành thạo giấy gói quà... hơn hẳn những anh chị học đại học.

Cô có thể kéo một cây vĩ cầm và chơi một vài bản độc tấu của Mozart trên cây piano nghịch tay, mặc dù cô hứng thú với việc thưởng thức âm nhạc của Chopin, nhạc dân ca Ba Lan và opera Ý của Verdi, những bản Tango Latin bằng guitar; nhưng trong cái cách thưởng thức của cô vẫn chừa chỗ rộng cho những nhạc sĩ Pháp cô yêu quý như Rameau, Offenbach, Waldteufel, Bizet, Satie, Debussy và Ravel. Và những thứ đó được mẹ cô truyền đạt lại. Cô tiếp tục nâng cao khả năng hưởng thụ âm nhạc lên tầm cao hơn với các opera Dân tộc Đức của Wagner, Sonata của Beethoven, Ballade của Tchaikovsky, Symphony của Haydn, Concerto của Mozart,...

Những đêm lạnh lẽo và tẻ nhạt, Marie thường nhìn ra cửa sổ để tự mình tạo ra một trời sao sáng chói. Cô tưởng tượng ra ánh trăng trải dài trên tấm vải bạt Vistula gờn gợn như cách con Buck của Jack London cảm thụ cái sự sống hoang sơ máu me này; những ngọn cây hùng vĩ xanh um như những cận vệ bao phủ lấy nó, đảm bảo cho nó được chảy êm đềm. Còn chúng- những cây dương đang hô hấp, từ tốn thưởng thức bầu không khí trong lành, mùi nước mát và hớp trọn những ánh trăng sáng ngời. Chúng khao khát! Chúng muốn được khao khát! Khao khát vươn đến! Chúng đung đưa theo từng nhịp gió nhẹ nhàng. Những lúc thế, cô có thể ngâm thơ.

Còn những lúc có sao, Marie sẽ nhìn chằm chằm lên trời cỡ khoảng 15 phút và quay vào nhà. Cô bé vẽ lại cảnh sao đêm đó, xong rồi thì gấp lại làm hình máy bay giấy hay hình con hạc kiểu Origami Nhật Bản rồi thả nó vào không trung vô tận màu xanh, hôm sau sẽ vẽ lại cùng một chủ đề, nhưng sao có thể sẽ ít hơn trong tranh cô.

Bố cô thường hay ngồi một mình ở bàn làm việc ở phòng khách vào tối thứ bảy. Ông luôn bỏ thời gian ra bên ánh đèn dầu mà ngấu nghiến nào sách, và quan trọng nhất, ông luôn thiết kế và sáng tạo ra những thứ vũ khí, bẫy, phát minh mới lạ- bản thân những thứ đó dùng để đối phó với bọn chuột nhắt và lũ bọ phá hoại và dùng để tự vệ nếu vụ việc đó xảy ra, trên những tấm giấy bị ố vàng. Phòng ông có nào là lọ nào là thuốc thử, các công cụ kỹ thuật chế tạo để thí nghiệm (có một cái máy may nữa). Và, Marie- một cô bé thích tìm tòi khám phá, đã không ít lần đọc lén những bản phác thảo và suy luận đó, cùng những món đồ chế tác với cô thật là vừa lạ vừa quen "lạ". Cô rất thích nó và đã bỏ công ra mà sao chép lại những bản vẽ đó, biến tấu theo cách của mình; đổi cái bản chất ban đầu của nó thành những công cụ truy sát, đánh phục kích trong những trò chơi đánh trận giả bằng đồ chơi và những công cụ nhỏ gọn từ đống phế liệu. Và những que diêm được cô tạo thành hình người que sẽ là vật thử nghiệm ưu tiên hàng đầu, dưới sự "giám sát" của một con gấu bông và một con búp bê sứ mà cô yêu quý- như là kẻ độc tài diệt chủng, còn Marie là kẻ đứng sau tất cả màn thí nghiệm này. Có lúc sẽ "sáng" hơn tí, cô dùng nó để bắt một số con côn trùng để nghiên cứu, để hái quả trên cây hay đánh lừa những con chó bên đường bằng ná... Cô giấu những bản phác thảo "mới" đó vào một nơi chỉ có mình biết mà thôi. Cô là một cô bé thích khám phá và sáng tạo, giàu trí tưởng tượng lạ lùng (đập chết một con muỗi và dễ dàng thuật lại lời "trăng trối" cuối cùng của nó cho một con chó bên đường!).

Cô thích mùa đông và ngày lễ Noel hơn bất k ai trong nhà. Thích những ngày mưa tầm tã, cô rất yêu thích diễn viên- danh hài Charlie Chaplin. Có tham vọng tuy còn rất nhỏ như đoạt giải Nobel về Lý và Văn học. Cô kiệm lời và thông thường chỉ nói chuyện với bố mẹ nhiều nhất là mười câu trên dưới có chấm lửng trong ngày, có khi là đúng mười câu! Còn lại là ngồi trong phòng mà nhìn vào một xó, cứ thế luyên thuyên nhỏ dần, thầm thì. Cô luyện nói với "ai đó". Cô khâu vá rất giỏi, thích hoạt hình của nhà làm phim Walt Disney và những bộ phim Hollywood tiền tấn thời đó. Là một đầu bếp nhí với tài chế biến món trứng rất phong phú, biết vài món của châu mình và châu bạn và cũng từng là trợ tá cho bố trong việc tạo ra những loại trang phục dân dã ao làng nhưng rất "gà mái dầu". Nhưng nói đến Marie mà chỉ đả động đến sự "thần đồng" thì quả là thiếu thiếu. Nụ cười như hoa mùa xuân sáng ngời là cái riêng đặc trưng bậc nhị của cô. Tuy đã phai dần đi theo thời gian...

Là một người được rèn luyện tính k càng và lanh lợi nên Marie vô cùng nhạy bén trong mọi việc. Đã làm thì ít khi có sai sót. Mà đã có sai thì chỉ có nhận lỗi và tự trách mình, tự khóc thân phận chỉ để làm bàn đạp cho những đợt sau. Lời ăn tiếng nói của cô luôn được chỉnh đốn mỗi ngày. "Ai có tiếng nói là người đó sẽ làm sếp!" Bố cô đã mạnh bạo khẳng định như thế, vì chính ông, do có cái đầu và cái giọng nên ông dễ dàng quản thúc ba thằng công nhân quèn nhưng rất được việc làm rạng danh cửa hiệu của ông, từng là lũ nức tiếng một thời: Một tên giang hồ đã cho gần 20 tên cảnh binh địa phương lên mâm hửi nhan chỉ vì truy tố má hắn để dụ hắn lòi mặt chuột ra, một lão bác sĩ đã cho 5 thằng nhãi ranh dám hú hí với con vợ trẻ của lão (con này cũng xuống lỗ!) thành "Lão Hạc" khi một ngày không ngờ bọn chúng thành bệnh nhân của lão, một vài điếu lá ngón và xôi bả chó là xong! Và một anh là họa sĩ tự phong, trường hợp khá giống như Ngài Sói, bị chê tranh, hắn đã đốt cả phòng triển lãm tranh Quốc gia làm cho ba tên phê bình nghệ thuật lừng danh Ba Lan nhưng có gốc là Do Thái- trưởng ban, Đức- phó ban, và một ông chuẩn gốc và có bằng chứng nhận từ Paris và Rome về diện kiến Ngài Mieszko I. Toàn là bọn mũi lợn mồm cá sấu! Khiếp. Nhờ có lòng vị tha và lòng tha thứ vô điều kiện, ông đã ngỏ ý muốn giúp ba tên đang được hưởng án treo... cổ này. Và một phần là, để bảo kê cho tiệm của ông nữa.

Cuộc sống của cô lên xuống liên tục, có vui cũng có buồn, có cười cũng phải có lúc khóc. Bị đánh cũng sinh hận nhưng cô nhận thức, đó là bố mẹ muốn tốt cho mình. Tuy về sau lại có tính sinh nghi và đặt nhiều nghi vấn. Là một người phản đối kịch liệt hình thức dạy dỗ bằng roi và những cái tát, cái mắng, sự quản thúc, khảo sát, đọc kinh theo giờ tập thể, làm việc theo thời khóa biểu, ghét những ai không cho cô nói những gì mà người khác đã nói và họ cấm cô nói điều mà họ vừa nói, và đặc biệt: "Đừng bắt tôi phải theo mấy người!!!"...

Cô dần nhận thức ra nhiều điều nhờ ngấu nghiến một lượng sách Triết học và Thần học, sách Logic và sách về những phép biện luận, ngụy biện và tư duy, tâm lý khá lớn. Cô tin vào sự chết, cô tin có Đấng tạo hóa như bố mẹ mình nhưng có giới hạn, cô luôn hướng về tổ quốc. Là một con mọt sách kiệm lời thích sự im lặng và độc thoại nội tâm, yêu thích bút pháp "tả cảnh ngụ tình" và là "chúa tể thèm khát" những ổ bánh mỳ giòn tan. Cô coi sự bảo bộc của bố mẹ là sự quyến rủ của những phù hoa làm người ta mù mắt, cô tin vào họ nhưng thiết nghĩ rằng cứ bám váy bám quần bố mẹ hoài thì thật đáng thương... Nhờ lẽ đó mà cô tập tự lập từ bây giờ, dưới sự giám sát của bố mẹ khi có họ ở đó, nhưng khi ở trong phòng một mình, cô là cô! Những lúc được khen nhưng cô không vui vì cô đoán được cách họ khen chỉ là một hình thức, một nhiệm vụ mà "họ vốn dĩ phải làm vậy"- "vì bổn phận" (theo Immanuel Kant) chỉ để khích lệ cô mà thôi. Nói trắng ra, cô không tin lời họ khen và càng coi đó là lời thách thức để giúp cô tiến xa hơn. Cô vẫn đón nhận những lời khen đó nhưng không hài lòng với nó. Ngược lại, những lời ngọt ngào và dễ khiến người khác sa lầy đó lại là bàn đạp cho Marie tiếp tục đạp tiếp, tiếp nữa và tiếp mãi (lấy cảm hứng theo câu nói của Lenin và Einstein) như đã nói! Nếu được góp ý, cô chỉ nhận từ hai đấng sinh thành, còn người khác thì cho vào sọt cái đã! Đây có phải là sự thành công trong việc dạy con quá mạnh tay và thẳng thắng? Hay là họ đã vô tình biến cô bé trở thành một ông Thomas The Apostle thứ hai? Một Thần đồng hay một Con quỷ nhỏ ranh ma lanh lợi trong lốt một Thiên thần oách con xinh xắn?

...

Marie luôn để ý những nét nhăn trên trán bố cô kể từ ba cái năm âm u của tình hình chính trị thế giới: 1934- Hitler trở thành Nguyên Thủ nước Đức, 1937- Nhật gây sự với Trung Quốc rồi dẫn đến chiến tranh. 1938- Đức "gây binh kết oán" (Nguyễn Trãi) với nước Áo để phục vụ cho những chiến dịch lớn tương lai, đồng thời phá bỏ những Hiệp ước của Thế chiến Một gán cho và kí ba cái hiệp ước Munich gì đó vớ vẩn trong một cuộc họp mòn đít trên cơ sở chỉ để nuốt trọn cái thằng Tiệp Khắc bé tí sau này. Điều đáng nói ở đây là những anh em đồng minh của Tiệp vẫn làm ngơ trước cách hành xử "lạ lùng quái đản" của Hitler, Anh và Pháp vô cảm thúc ép người em của họ nhượng bộ nước Đức vì theo họ, Hitler chỉ muốn có sự bình đẳng -TƯỞNG CHỪNG NHƯ VÔ HẠI, cho dân tộc y mà thôi. Vả lại, hai anh em nhà ông lớn Thực dân kia lại muốn đổi lấy hòa bình trên máu của lũ em có người làm sát thủ và nhanh lẹ "cờ-nóc đao" thằng ma mới chà bá bên phía Đông! Nhưng như thế cũng đã đủ tàn phá nặng nề đến "tuyến phòng thủ vững chắc của cả châu Âu". Quả là Đế chế Ngàn năm có khác, làm cho cả hai anh đại phải cúi mình nhượng bộ!

Trước hoàn cảnh chấn động đó, bố của Marie đã ngày đêm miệt mài tìm cách cứu vớt gia đình mình trước khi quân Đức liều lĩnh chơi những bước lớn hơn trong tương lai. Thực ra, sau cái đợt mà "Hỏa hoạn Reichstag", ông đã thực hiện việc này ngay lập tức. Mũi ông đã ngửi được mùi lạ. Mà điều đó nào có dễ bao giờ!

Ông luôn cầu nguyện và không ngừng khẳng định trong thâm tâm mình rằng: "Ba Lan không còn an toàn nữa!" Cũng chính từ đó, ông đã lên kế hoạch trốn khỏi đất nước này, quê hương thứ hai của ông mãi mãi- chí ít là cho tới khi chiến tranh bốc hơi dần đi. Ba Lan, giờ trước mắt cứ ngờ ngợ như cái lát thịt tươi kẹp giữa hai cái bánh mỳ Sandwich nhiễm phóng xạ vậy.

Nhưng quân Đức đã nhanh hơn cái trực giác đang dần lão hóa của ông. Bọn Đức đã cùng Liên Xô, hai bên cùng xâu xé Ba Lan bé nhỏ ở trung tâm vào năm 1939- Anh và Pháp đã đứng ngoài vòng móng ngựa... à không... trung lập một cách vô tâm- đúng những gì mà ông đã vẽ nên trong đầu và thật là một sự thật THẬT đến trớ trêu. Bố khỉ cho những thằng anh chỉ biết giương mắt ếch lên mà nhìn đứa em mình bị rơi vào vòng tay kẻ lạ trước sau như một không quen nổi cái bản mặt bọn chúng.

Quân SS tiến quân đầy ngạo mạn lỗ mãn vào thành phố Warsaw, chiếm đóng nơi đây. Chúng không được chào đón như những anh hùng- như một Achilles chẳng hạn; mà dân chúng coi họ là lũ khốn, quỷ dữ, chằn tinh ăn thịt người.

Từ ngày định mệnh tối tăm đó, cứ đêm đến, một vài tên SS lại đánh xe lòng vòng trong những con đường câm nín ,đen tối và đầy mùi ẩm mc, chết chóc. Chỉ có cái chết hiện diện. Bọn chúng gõ cửa "hỏi thăm" từng nhà với thái độ xấc xược, vênh váo và đầy đe dọa. Chúng đập cửa đùng đùng như thần Zeus giáng sét vào những cánh cửa gỗ. Và chúng sẽ tống cổ những ai tình nghi là người Do Thái, hoặc là bắt giam những kẻ có dính liếu, chứa chấp loài "hạ đẳng" trong nhà.

Nhận ra vụ việc thật trớ trêu này, một buổi tối nọ, ở khu nhà san sát nhau chỉ có những ánh đèn đường rọi như vuốt ve mặt đường lạnh lo. Màn nào rèm nấy kéo kín mít cửa sổ. Người bố tụ tập gia đình mình lại và nói, giọng hùng hồn nhưng biết cách tiết chế:

"Thời thế giờ đã khác! Ba Lan không còn là nhà ta nữa. Nó giờ đây như là một ảo giác mà bộ não ta từng tạo ra. Hãy xem nó, bắt buộc như vậy, là quê hương vĩnh cu, trong trái tim yếu đuối của chúng ta. Ta phải tập quên đi hiện thực mà lo cho cái tương lai không rõ có cần thêm nến hay không. Lạy Chúa Lòng Lành! Đã đến lúc ta phải ra đi rồi mình à, con à! Ta lo sợ: Tên họa sĩ rớt đài cùng cọ vẽ của ổng đã từng cả gan làm um lên một cuộc thanh trừng bạo loạn mang tên Kristallnacht qua những "lề luật mới" rồi thì cớ chi mà, hắn lại không thể dùng những cái cọ đó mà quẹt thêm vào bức tranh đầy máu và mùi thiu tanh tưởi của hắn một cuộc thanh trừng khác chứ." Nói đến đó, ông đứng lên và giật phăng cái sợi dây chuyền có ngôi sao xanh sáu cánh trên cổ mình mà đưa trước mặt con gái yêu "Cầm lấy! Đấng Messiah, Vua David và Bố Mẹ sẽ đồng hành cùng con!"

Thấy con bé còn b ng, ông nắm lấy bàn tay đang run lên của cô mà trao nó vào tay Marie. Xiết chặt và lại yên vị vào chỗ ngồi của mình. Marie tròn xoe đôi mắt mà ngắm nghía thứ đang nằm gọn trong tay mình, cô hiểu tình thế éo le này. Hiểu rõ từng lời bố cô nói một cách đầy ẩn ý, mặt dây chuyền- sự xa cách, hành động giật phăng sợi chuyền và trao cho- sự chia ly đang cận kề. Mẹ thì quay đi chỗ khác mà bịt miệng lại, mắt mở to ra, run bần bật từng hồi với tiếng nức như người sốt rét. Hai hàng lệ chảy dài. cũng hiểu.

Bà thì thế, ông thì ngã ra sau ghế, một tay vác lên lưng ghế, tay còn lại thì gõ lọc cọc lên chiếc bàn gỗ. Ông nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống cái bàn này ngay lập tức.

Trước khi kế hoạch "Vùng Đất Lửa" được thực hiện vài năm sau đó nhằm cho Sói Xám tẩu thoát (theo "Sói Xám- Cuộc đào tẩu của Adolf Hitler. Hồ sơ được tiết lộ" của Simon Dunstan và Gerrad Williams), một kế hoạch tương tự đã được thực hiện ngay tại thời điểm này. Bố của Marie đã chuẩn bị một chiếc thuyền nhỏ hướng ra Baltic được các ngư dân đáng tin tưởng, chất phác ở nơi đây "bảo kê", che đậy bí mật và bảo đảm an toàn mặc cho vùng biển là "hang sói" đi nữa. Ông đã dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa họ và gia đình ông. Ông giúp họ có việc làm thông qua việc mời họ gia nhập đại gia đình xưởng thêu dệt của mình nhưng chỉ vài thời gian sau, họ xin rời khỏi để tìm một công việc "béo bở" hơn, nhưng họ đã thề rằng: "Chúng tôi mang nợ ông rất nhiều. Sau này nếu có việc gì, dù khó hay dễ, chúng tôi quyết sẽ giúp ông bằng mọi giá để mà đền đáp ơn tình của ông."

Mục đích của họ rất đơn giản: Chạy trốn sang Na-uy hay Thụy Đin do Anh và Pháp hiện tại kiểm soát, cũng có thể là Đan Mạch nhưng việc làm đó được cho vào cuối danh sách vì nó quá gần Đức.

Vợ ông đã luôn tranh cãi với ông về việc chạy trốn bằng phương tiện gì. bảo rằng nên dùng ô tô để đâm qua Séc mà chọt thủng xuyên qua đất Áo để đến Thụy Sĩ đầy niềm hy vọng. Bà cậy vào quốc tịch mình là người Đức 100%, thậm chí, Ba Lan... ờ... có thể coi là 100% luôn nên bọn SS có thể thương tình, nể mặt cho qua. Với lại, qua Áo thì khả năng bị bọn chúng tóm sẽ khó hơn. Đơn giản vì bọn cảnh vệ hay lính SS phân bố ở quốc gia này tương đối "thiểu năng"- bà nghĩ thế, với căn cứ mơ hồ. Nhưng chồng lại kiên quyết gạt phăng cái ý tưởng mà ông cho là ngu ngốc đó ra. Theo ông, đó chẳng khác nào tự chôn chân vào hang thú dữ. Bọn Đức Quốc xã có nào dễ dãi lạ lùng như vậy. Người Mỹ giết người Mỹ, người Nhật khử người Nhật, người Ý diệt người Ý, Pháp tự hại chính mình, anh em cùng châu, cùng chủng tộc còn giết nhau để đoạt chiếm vương miện nữa mà... "Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế" (Nguyễn Trãi), đồng minh lừa nhau và bán nhau cho kẻ thù, dân tộc chung triệt đồng bào cùng. Thế thì cớ sao nước Đức chẳng không? Thậm chí, ông còn trách vợ rằng quá là đơn sơ khi nghĩ nước Áo dễ qua và Thụy Sĩ sẽ chào đón mình trong khi bị nguyên cái hố bom to đùng kề sát bên kiểm duyệt toàn biên giới, Mussolini từng bị Thụy sĩ đá đít về nhà chứ đâu! Vì lẽ tình khốn đốn ấy, cả hai đều đồng ý rằng sẽ tẩu bằng đường biển.

"Vậy các nhân viên anh thì sao?"

"Anh cũng điên đầu lên đây! Chắc mai phải cho lệnh nghỉ việc tập thể quá. Lấy lý do là 'chuẩn bị đối phó với bão'."

Tiếng thở dài thườn thượt.

Hai ông bà già ở dưới, bên ánh nến le lói trong không gian tối hù, ngột ngạt lạnh lo. Cả hai ghé sát rạt nhau mà khẽ nói qua nói lại. Marie trên gác nhìn xuống trong bóng tối. Cô bé đứng nửa người. Tay cô bé nắm chặt con gấu bông màu nâu với những đường chỉ tinh tế. Nó có một sợi chỉ chưa khâu xong lòi ra nơi tấm lưng vải của nó. Khi cả hai đứng lên và thổi tắt nến đi, Marie lặng lẽ quay gót vào khoảng không vô tận đen tối phía sau mà đóng ca lại thật khẽ.

Cô xoa xoa sợi chỉ chưa khâu của con gấu, mắt nhìn qua con búp bê sứ tội nghiệp.

"Chị nghĩ... dù gì, ông ấy cũng vì nước vì dân ấy thôi! Ai mà chả muốn thế. Nhưng thật là xót xa, chỉ có đất liền mới tôn trọng điều đó, còn ngoài làn biển xanh xa tít kia thì không! Ta cũng là một trong số đó nhỉ các em?"

Đêm đó, trong bóng tối, Marie mơ: Cô thấy mình đang đứng trên một nền cỏ xanh mươn mướt bất tận trải dài. Hai bên xa xa là những hàng cây rì rào như mời gọi cô. Ngọn gió hòa lẫn mùi cỏ tươi đồng điệu với những hạt nắng vàng rơm rớp. Marie đảo quanh nhìn cảnh vật thật tốt đẹp này mà thầm trầm trồ. "Nếu như ở đây đang là ngày mưa thì thích biết mấy!" Bỗng phía xa tít chân trời phía Tây kia bỗng đâu lồ lộ lên một cái cây đầy lá duy nhất trên đỉnh đồi nhỏ. Và chỉ chớp nhoáng, nó tỏa ra một mùi hương ngào ngạt cùng với sự xuất hiện chói lòa của một thứ quả gì đó- cũng là loại quả duy nhất mà cái cây này sinh ra, vàng bóng, sáng chói. Cảm giác bất chợt, cô thèm thuồng món quả đó đến mức muốn hóa điên hóa rồ dại lên vì nó nếu có thể, cô đã bị thôi miên. Cô tiến đến cái cây với đầy sự mê ly kích thích. Mùi hương ngày càng dồi dào hơn bao giờ hết. Marie đã đứng dưới gốc cây lúc nào chẳng hay. Ngước lên nhìn. Nó thật ngon mắt làm sao! Cô như mù quáng, mất lý trí vì thứ quả lạ lùng đó. Nó trông như một ngôi sao vàng lấp lánh trên trời cao. Bỗng đâu một con rắn xuất hiện trên cành cây đó, xà xuống mà quấn lấy Marie bé nhỏ mà rằng:

"Lý trí, lý trí của ngươi,

Lý trí, lý trí của ngươi.

Lý ngươi to lớn, trí ngươi thì nhỏ bé.

Lý ngươi chiến thắng, trí ngươi tiêu vong.

Lý trí, lý trí lại lý trí. Trí đâu chẳng cần, lý cần nhiều hơn.

Tại ai tại ai và tại sao? Vì sao vì sao lại vì ai?

Thế giới ngạo mạn, đám dân bất trị. Vì đâu! Vì đây và vì đó!!!

Thật đáng thương, đứa con hoang tội nghiệp của Thượng đế,

Hãy giữ mình bằng không.

Mi sẽ chết toi đời nhà ma lượm ơi,

Nhưng mi bé quá thì sao đây,

Lý trí, lý trí lại lý trí,

Mày sẽ chẳng biết được cái mùi khủng khiếp đó đâu.

Đi với ta, ta với mi, một mái nhà, có Đức Chúa, không có ai,

Vì nó vì nó và vì chúng nó. Vì ta, ta nữa mi ơi!

Nhưng cẩn thận cẩn thận và cẩn thận,

Ta không như mi nghĩ đâu...

Thế giới này không chỉ có ta và mi và đám tiện nhân,

Lý trí, lý trí lại lý trí. Trí đâu chẳng cần, lý cần nhiều hơn.

Mi chết mẹ như chơi!"

Marie mở to đôi mắt, lấp lánh tựa trời sao, mờ đục tựa hồ ao mà với đến thứ quả đó trong tình trạng bị quấn chặt bởi con rắn.Trí khôn bị đẩy lui, nhường cho cái lý: Cô đang đói khát! Như một Eva khao khát nên như Chúa bởi sự thèm thuồng quyền lực, bá chủ Thế giới- là một Chúa khác không chịu nhường ai từ thứ bùa phép quỷ dữ xúi giục bà. Con người rõ yếu đuối giữa biển đời mênh mông đầy cạm bẫy.

Khi những ngón tay nhỏ bé vuốt nhẹ lên được phần vỏ vàng thì đâu, một con Đại bàng vàng từ đâu bay đến, mổ tay cô ra khiến Marie nhói đau. Nó đậu trên cành, nhìn chằm chằm vào Marie, khuôn mặt như quỷ sứ tựa con sói hoang chết đói, bộ móng tuyện đẹp của nó bấu gần nát bét quả lạ. Điều lạ là nó có đôi mắt của loài Mèo rừng săn mồi. Marie và rắn nhìn trố hai con mắt lên vị vua bầu trời mà mọc rễ ở chân. Tay Marie nhỏ máu. Khi giọt máu đầu tiên cũng là cuối cùng duy nhất vừa chạm đất thì cũng là lúc con Đại bàng sát thủ xơi tái con rắn đang đậu trên vai cô. Marie bất ngờ nhưng vẫn trong tình trạng bất động nhân sự. Khi chén xong con rắn, Đại bàng ta lại bay ngược lên và đậu lại trên cành- nơi gần quả vàng. Chẳng hiểu sao, Marie bắt đầu khóc. Cô sờ dòng lệ và nếm nó. Mặn! Đại bàng rú lên một tiếng, xù cả lông và nhanh như chớp, nó đã nuốt trọn thứ quả duy nhất của cây. Và nó vô tâm bay đi bỏ mặt Marie đứng đực ra đó vẫn chưa hiểu gì.

Đột nhiên, Marie thấy khó thở kinh khủng. Khung cảnh xinh đẹp bỗng trở nên ma mị, u ám dã man. Trời tối đen với mây xám kéo mù mịt, cỏ thì héo úa, hai hàng cây tàn lụi rủ xuống và ngã gục ra đất. Cùng với đó là tiếng thứ gì đó gầm rú, ầm ĩ, điên cuồng và dữ dội vang lên tứ phía. Marie bấn loạn quay mòng mòng nhìn trời đất đang dần như sập xuống. Cô choáng váng, nhức đầu kinh khủng. Và khi cô chạm tay vào, tựa vào thân cây mà cô đang đứng dưới nó thì trong tích tắc, cái cây cao to duy nhất bỗng đen xì, bốc mùi và rụng hết lá. Nó ngã lòi cả rễ ra và lăn sầm xuống đồi dốc.

Marie bất thần, như là tẩu hỏa nhập ma, cô vò đầu bứt tóc như điên, cô quằn quại trong cơn đau của vô thức đang giãy chết. Cô ôm mặt. Cái bài thơ đó cứ thế văng vẳng trong trái tim cô...

...

Khi cô nhìn lại tay mình sau một lúc ôm mặt...

Máu... Từ đầu chảy xuống... phía trên đầu... Một quả Trăng Máu như mắt ác quỷ...

Tay cô toàn máu và... giấc mơ kết thúc... Cô chồm dậy trong cơn ác mộng khủng khiếp... phù, chỉ là một cơn ác mộng. Một cơn ác mộng, à không, một giấc mơ ngọt ngào nhưng... ngộ độc toàn là đường!

Marie nhìn lại căn phòng tối. Cô ôm lòng ngực. Mặt dây chuyền vẫn còn trên ngực cô. Chưa kịp thở phù nhẹ nhõm thì nó đã phải nhường chỗ cho một cảm xúc khác: Sợ hãi và toát mồ hôi lạnh. Trống ngực Marie đang đập thình thịch như trống hội... trống đám ma thì đúng hơn. Bất an.

Marie, theo quán tính đẩy nhẹ cửa ra. Quả thực có gì đó lạ lùng. Đèn phòng dưới sáng lòa. Không phải nến, đèn điện mở ngang nhiên! Cô đứng từ trên, ngay đầu cầu thang trên tng ngó xuống qua khe tay vịn. Mẹ cô đang gục đầu trên bàn trông rõ thảm, giữa đống đồ nát bét, tùm lum tùm la rải rác khắp gian nhà sàn bằng gỗ.

Cô nhẹ nhàng đi xuống, tay vẫn ôm con gấu bông. Đứng ở chân cầu thang và rón rén, từ tốn như lá rơi mùa thu, nhẹ nhàng như cánh anh đào rụng vào nơi mà cô gọi là "Bãi chiến trường". Nào là ly chén bể, nứt; bánh m khô lót dạ giờ nằm chèm bẹp dưới sàn và kiến đang bu đầy nó mà chén; lọ hoa duy nhất của gia đình như bị xới tung lên và liệng xuống nền một cách phũ phàng... Còn ở giữa những đồ vật xấu số là một Francisco Goya thế kỉ 20 đang nằm gục trên bàn trước bọn quỷ do ông tưởng tượng ra do xài quá liều thuốc an thần. Nhìn chẳng khác nào những người phụ nữ bán thân trong nhà Thổ bị bỏ đói lâu năm mà vẫn bị ép đi tiếp khách xộp mà cuối cùng, tiền thì cúng hết cho những mụ tạm gọi là Tú Bà (theo Nguyễn Du) mà mình chỉ có vỏn vẹn vài xu không đủ ăn một bữa dính răng.

Marie tiến lại gần mẹ, mắt cô đảo quanh rồi từ từ ngồi vào chiếc ghế gỗ ở đầu bàn bên kia. Cô nhìn một lần nữa khung cảnh đêm hãi hùng này. Đêm Thủy Tinh Vỡ... Xong, cô quay lại nhìn vào người mẹ. Cô bình tĩnh lạ. Biết con mình đang ngồi nhìn mình, bà ngước lên chậm rãi. Mắt ướt đẫm lệ nhòa. Mặc dù đang trong tình trạng ướt nhẹp khóe mắt nhưng má bà không hề đỏ, thay vào đó là sắc xanh nhợt nhạt tái mét của xác chết. Bọn Gestapo- đứa con đáng tự hào của đội quân SS- đứa cháu có một không hai của Sói Xám, đã đến đây làm loạn và tệ hại hơn cả, chúng đã bắt ông Marieka Amelina Swaltz- là bố của Marie, người Do Thái. Ông không nói một lời nào, miệng ngậm chặt hoàn toàn!

Nắm chặt con gấu như muốn vò nát, bóp nghẹt trong hai lòng bàn tay xiết ngày càng mạnh, Marie im lặng nhìn thẳng vào người mẹ đang cũng nhìn mình với hai con mắt đỏ lè. Bỗng bà đứng bật dậy làm cho chiếc ghế phía sau đổ nhào ra sau. Hành động này còn khiến Marie mém chịu số phận ngã ra sau như cái ghế. Bà loạng choạng.

"CHÚNG TA PHẢI ĐI! BÂY GIỜ! NGAY BÂY GIỜ!!! KHÔNG BAO GIỜ QUAY LẠI!!!" Bà quả quyết một cách nghiêm nghị.

...

Vì là một thương gia cỡ vừa đang cố "úp-đét" lên từng ngày, nhà kinh doanh buôn bán tương đối lớn nên ông Amelina có sở hữu riêng một chiếc Tắc-xông cổ điển màu đen bóng lộn. Bà Marie làm theo "di chúc" của ông Marie: Tẩu bằng đường biển. Nhưng để đến nơi của tự do, họ phải vượt qua một con đường đầy là hoa hồng với vẻ đẹp chết người bằng đường xe hơi. Để an toàn trước sự truy lùng và canh me của bọn lính SS, họ quyết định sẽ rời khỏi nhà trước lúc bình minh.

Bà chỉ chuẩn bị những thứ tuy nhỏ nhưng đầy k niệm: Một bộ dụng cụ cá nhân, mười hai lon đồ hộp từ mặn đến chay, một ít tiền cho chuyến đi và khi ra nước ngoài, một mặt dây chuyền hình ngôi sao David (trên cổ và được giấu trong cổ áo của Marie), tấm hình gia đình ố cùng với những tấm thư tình một thời nhem nhuốc. Cũng không quên hộ chiếu cho hai mẹ con. Chỉ ngặc là sợ bọn Gestapo nó đứng ngang nhiên chặn đường đòi lục soát, sợ gì trừ trường hợp chúng tìm ra dây chuyền sáu cánh, bức hình đầy vẻ tình nghi .Còn về hộ chiếu của hai mẹ con gần như "sạch" vì cả hai đều đề dòng chữ chà bá ở phần "QUỐC TỊCH" là "Ba Lan", còn riêng người mẹ thì có hộ chiếu Đức. Vì đại cuộc, bà đã ngậm ngùi trước khi xé toạc cái hộ chiếu Do Thái và đốt sạch tất cả những gì có liên quan đến người chồng của mình. Điều ông mong và chắc chắn là đang mong nhất lúc này, chính bà phải bảo đảm an toàn được cho bản thân mình và đứa con gái bé nhỏ, cho dù có phải đánh đổi bất kỳ thứ gì, nhưng mạng sống phải là hàng đầu, một cuộc sống hạnh phúc tự do phải là mục đích Đệ nhất.

Bà nhìn lại vật dụng di cư của mình rồi khẽ nhăn mặt. Chốc lát, bà hướng mọi ánh nhìn lên trên tầng và từ từ bước lên từng bậc thang. Tiếng thang kêu cọt kẹt như muốn sụm đổ xuống.

Đứng trước cánh cửa gỗ- phòng Marie, bà hồi hp như xem một bộ phim kinh dị giật gân, "toát mồ hôi lạnh" hay đứng tim, c thể như là bà đang trực tiếp chứng kiến, thưởng thức những bộ phim của Hitchcock vậy. Khi tay bà đã chạm vào tay nắm, bà hít một hơi căng đầy lòng ngực và vặn nắm. Cánh cửa được đẩy nhẹ ra... một làn hơi nóng nhưng lại làm cho bà lạnh sng lưng... à không... sóng mũi và teo cả da mặt. Một màn hình tối ngòm. Và trong cái tối đó, một bóng dáng nhỏ nhắn trắng trắng đang ngồi ngay bệ cửa sổ nhỏ. Đó là Marie, và cô đang lén nhìn ra bầu trời đêm không sao không trăng bị che mờ bởi tấm rèm trắng trong suốt. Cô đang suy tư.

Biết mẹ đang đứng ngay ngưỡng cửa chờ mình, cô bé quay lại, con gấu vẫn trên tay. Mạch dây chuyền, theo lực quay của cơ thể bé nhỏ cũng quay qua theo, nó tung qua, luồn qua mái tóc nâu đen dài của cô, nó tung ra từ cổ áo và cái ngôi sao đó- rất nhanh nhẹn, đón lấy tia trăng le lói và sáng lóe lên trong nháy mắt. Động tác như rất nhanh, nhưng té ra, Marie thực hiện hành động này vô cùng chậm rãi. Con người tự lừa dối mình thôi! À không, đúng hơn là: Bộ não đang cố làm bạn phân tâm- nó cố tình đánh lừa bạn một cách khéo léo chuyên nghiệp, biến cái có vẻ thành cái thật sự "có vẻ" mà thực ra nó lại không hề "có vẻ" theo cách mà bạn nghĩ nó "có vẻ" như thế. Tóm lại, bạn sẽ tin những gì bạn thấy hay là cách mà bạn tự biện hộ, giải thích cho chính bạn!/?.

Băng đeo tay Ngôi sao David cũng được tháo ra. Bà mẹ thì không biết nhưng Marie thì biết rất rõ: Chính cô đã giấu băng đeo tay và một số thứ khác mà cô nghĩ là cần vào trong bụng con gấu bông. Đường chỉ nối liền lại, kỹ càng và tỉ mỉ hơn. Riêng ngôi sao thì... cứ lủng lẳng trên cổ. Cô không nỡ từ bỏ những thứ mà dân tộc cô coi là sự xỉ nhục, ô uế danh dự của mình. Cô coi nó là minh chứng cho sự tồn tại của dân tộc cô, gia đình cô, và chính Marie.

Bà Marie leo lên ghế tài, Marie ngồi ghế bên. Bà mau mắn nổ máy. Tiếng máy nổ làm tan bầu không khí âm u của khu xóm đang mê man chìm vào giấc ngủ, đúng hơn là bị ép ngủ làm sao cho giống như... chết nhất.

Xe lao ra khỏi ngõ mà tiến vào con đường đá lạnh lẽo, ẩm ướt rêu phong nhợt nhạt. Xe ra khỏi đường vắng, tiến ra đường lớn. Trời rét trông thấy. Cả hai mẹ con thở ra hơi đông.

"Mẹ ơi, mình không đợi bố về sao?" Câu hỏi làm người mẹ tối sầm lại giây lát.

"Ông làm ngôn sứ, đi mở đường trước cho chúng ta rồi con à!" Bà dụi mắt và rồ máy.

...

Chạy xe như này rõ là phạm pháp, xe Tắc-xông chỉ dành cho những thương gia giàu có- trừ người Do Thái phải cần bao nhiêu là giấy tờ xàm xí, và bọn quan chức Quốc xã cứ viện cớ đủ điều mà làm khó người lái. Nhưng mong là công dân Ba-Đức thì chúng sẽ "nhẹ tay" hơn một xíu. Mà đi xe giờ này thì có vẻ hơi... Cứ chốc chốc thì họ lại tắt máy xe mà bước khỏi cái hộp bảo vệ ấy mà núp trong một xó tối thui, rồi cỡ độ vài phút lại phóng lên và rồ máy chạy tiếp. Nhưng chỉ cố gắng như thế trong đêm thôi.

Xe chạy bon bon nhưng máy xe cứ rền vang gầm rú, run run cứ như sợ thay chủ vậy. Dám cá là ngay cả xe cũng đếch còn muốn chạy thêm nữa.

Nhưng...

Ta bỏ chạy là vì cái gì chứ nhỉ!...

... Marie... con có tin mẹ không? Con có yêu bố mẹ không?...

Bố mẹ xin lỗi con... Con... phải sống trong một thời k man rợ này. Chúa ơi! Món quà này, sao Ngài đành lòng trao trong dịp oái oăm này cơ chứ. Tại sao chúng ta lại xin Ngài một món quà quý trong đại cuộc này chứ!

Họ đã đi tận gần hơn bốn tiếng rưỡi vì đường xấu và tối do xe phải hết sức hạn chế ánh đèn để ngăn chặn bị phát hiện, nhưng vẫn chưa thấy tăm hơi của sự truy lùng, săn bắt, đón đầu của bọn lính SS nhiều. Không một phút ngừng nghỉ, trừ những lúc dừng chân "ngụy trang" như đã nói, ngay cả đi vệ sinh cũng phải cố nhịn- với Marie thì cô "giải quyết" ngay trong một cái chai còn mẹ Marie thì cam chịu mà tống hết vào bỉm người lớn trong sự ngượng ngùng. Bởi thế, cả xe nồng nặc mùi khai lè, hôi rình nhưng cũng phải nín thở mà chịu đựng. Nhưng sau mọi chuyện, họ sẽ xịt khử mùi. Mà sao mà chịu được cảnh này hoài thế này! Chỉ khổ rằng, vì Marie là một đứa hay hồi hộp là "dễ vỡ đê" do bị tâm lý nên... mọi người hiểu rồi chứ? Những lúc xuống xe bị vô tình bắt gặp thì họ phải chối này chối kia. Lúc trên xe và bị gọi đến khảo sát thì phải tùy cơ ứng biến. Có một lần, vài hai tên cảnh sát mật vụ tiến đến mà tra khảo. Những lúc như thế thì mặt trời cũng đang ló dạng, ban sức cho nhân thế. Đây là lúc nhiều người đã phải dậy sớm mà đến công xưởng, lính bắt đầu làm việc. Giờ hành chính đến rồi. Hòa mình vào giờ này là ổn.

Bọn chúng tra khảo bà Marie thì bình thường nhưng Marie thì hơi có trục trặc rề rà. Nhưng rồi cũng qua. Cô bé, mỗi khi bọn lính đến bên cửa xe sát gần bên cô, Marie chỉ ngồi lặng thinh, mặc cho cái dây chuyền nằm im ru trong áo, cũng chả ma nào lại để ý cái dây quanh cổ cô cả, cũng may là cô là một đứa bé gái tí tị tì ti. Nhìn bọn sở khanh kia cứ nhìn chằm chằm vào gân cổ và phần đẫy đà của người đàn bà góa chồng như bọn trẻ con mân mê bầu sữa mẹ thế kia cơ mà. Sở dĩ, nhóc là trẻ con. Còn con gấu thì bọn lính đua nhau mượn rồi nào ngắm, bóp, xoa và cười hô hố. Nhưng đa số chúng cười vì tiếng kêu của con gấu thật hãi hùng:

"Tôi yêu bààààạạạnnnnnnnnn!"

"Đúng là trẻ con, ha ha ha!" Đó là lời nhận xét của một tên lính SS trông táo tợn. "Lo mà giữ cho k đi nhóc! Kẻo tụi tao còn gặp lại mày ấy thì chuẩn bị tinh thần mất con gấu đó đi, tao sẽ lấy nó. Cho ai á? Cho con tao chứ sao, ố ha ha ha." Hắn cười hệt con khỉ đang nhìn trộm một con heo tắm bùn vậy. Thật may là dù sờ kỹ, hắn vẫn không hề hay biết có gì bên trong ruột con gấu, nhờ chức năng máy móc để tạo ra âm thanh của nó đã giấu đi một cách hoàn hảo những món đồ đó.

Bọn chúng mặt thì căng nhưng tra khảo chả có gì nhiều, nhưng vì hai mẹ con trông thì xinh và dễ ghẹo nên chúng cứ hùa nhau trêu đùa, nậng nịu khiến cô bé Marie vô cùng khó chịu nhưng cố mà nhịn. Mẹ cô cũng thế.

"Con bé này vô cảm sất!" Một tên lính giễu. Bị cụt hứng.

Hắn làm Marie đau khủng khiếp khi cứ véo má và cứ thế nhả cái mùi hôi thối từ cái mồm nham nhở của hắn vào cô.

"Ráng nhịn đi con!" Mẹ cô thầm thì, toát cả mồ hôi. Bọn này cứ hết vuốt ve má bà, hết đến lông tay tơ, rồi đến phần đẫy đà, đến bắp đùi... Nhìn cứ ngỡ là rơi vào chốn Lầu Xanh, tựa như thân phận của Thúy Kiều "trước lầu Ngưng Bích khóa xuân...". Nông dân bán mặt cho đất và bán lưng cho trời, còn ta đây "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" (Hồ Xuân Hương). Làm thế để được gì? Sau tràn cười khoái trá như khỉ đầu chó thế kia, tất cả chỉ để đổi sự bình yên!?

"Đi du lịch á? Qua Đức đi, tụi tôi sẽ chào đón nồng hậu cho, người đồng hương xa quê. Một chai rượu nồng và... ha ha... một cái giường ấm áp cho cô em xinh đẹp ở phủ Sĩ quan cấp cao, hay là một trại lính nào đó, của tôi chẳng hạn. Nhưng giường thì cứng lắm cô em à! Còn con nhỏ này thì hẹn hò với thằng con trai của tao! Nó mới 4 tuổi nhưng rất là hám gái đó . Kha kha kha..." Một tên khả ố đáng ghét reo lên thế đấy. Nhưng cũng mừng vì, bọn chúng ai ai cũng tin là cô và mẹ cô đi du lịch hay là công tác đâu đó xa xa (cũng vì mẹ cô đã hạ mình cho bọn chúng "này nọ", và cầu xin chúng bằng giọng mất hết nhân phẩm và nhân vị một con người: "Tôi đã làm thỏa mãn các ông chưa? Nếu rồi, xin để cho mẹ con tôi đi. Chúng tôi sắp trễ mất rồi! Tôi lạy các ông!!!". Đúng là "đoạn trường"! Cũng hên là chúng m-Ã-N N-G-u-Y-Ệ-N.). Một phần vì là dân đồng hương với nhan sắc hoa hờn nữa. Thế là thoát nạn! Bây giờ mới thấy, nhan sắc nó cũng giữ một vai trò cốt yếu làm sao. Dễ thương cũng là cái tội đáng để mà mắc phải! Nhưng, nó trả cái giá hơi chua.

"Con xin lỗi...Em xin lỗi... Mẹ xin lỗi...!!!..." Bà mẹ thầm thì như "Con gió xinh thì thào trong lá biếc" (Xuân Diệu).

Có khi, có tên còn bắt hai mẹ con hô khẩu hiệu Phát xít rồi mới cho đi. Họ bấm bụng hô lên cho yên thân...

Đến sáng rực, hai mẹ con đã gần đến hải cảng hướng ra biển Baltic và từ đó trở đi, họ sẽ có cơ may có một tương lai không thể nào tồi tệ hơn.

(...)

Kể tới đó, Marie trầm ngâm nhìn nghiêng, hay nói đúng hơn là nhìn đểu mặt bàn. Cô nghiêm mặt, trong nháy mắt thoáng nhết mép cười gian tà. Rồi cô ngước lên nhìn, đôi mắt sắc như dao cạo như khứa đứt hàu Eric. Cô đẩy cằm ra một tí, mắt vẫn đâm vào anh, nhẹ nhàng lên giọng:

"Tôi đã phá vỡ luật Omerta!" Cô cười thành tiếng, nức một cái.

Eric hiểu, cô không muốn kể tiếp.

"Thế chuyện gì xảy ra sau đó?" Anh vẫn cố hỏi dù tia hy vọng là gần như bằng không.

"Tôi không có nghĩa vụ nói cho chú biết! Đấng Tối cao sinh thành ra tôi không để cho tôi làm cái chuyện ruồi bu kiến đậu đó. Tôi luôn ước mình có thể chiêm ngắm những cái chân cột kiên cố của thành Athena Nike."

Eric tròn xoe con mắt trước câu trả lời khó hiểu đó.

...

Ngày anh rời khỏi nơi đó bằng một con đường ống tinh vi dưới đáy sông Seine (Marie đưa một mã code bắt anh tự giải để kiếm đường ra vì nơi đây như một mê cung chỉ có cô biết lối ra chuẩn nhất, và cuối cùng, anh đã làm được!) mà không có sự chia tay chia chân giữa hai chú cháu, Eric đã làm một chuyện tội lỗi mà anh sẽ không bao giờ tha thứ cho mình. Nhưng anh phải làm, với sự vô tình không thể nào sắp đặt "ngoạn mục" hơn nữa, vì sự tò mò. Khi đi ngang qua căn phòng chật hẹp để tiến ra đường ống, với túi áo đầy những món đồ mà Marie "nhiệt tình" trả lại, anh đã vô tình thấy một cuốn sách nhỏ bọc vải lanh màu xanh trời trộn sắc trắng tuyết và pha lẫn màu hoa hồng Pháp rất đẹp nằm trên bàn. Nó có chữ "DIARY". Anh đã lấy nó và lật thử mà không đề phòng. Nhìn thoáng qua như gió chơi đùa ngọn tóc những số liệu ngày tháng năm và những lời nói thầm thì, chữ viết câu cú đầy mùi tâm sự khiến anh rùng mình. Cộng thêm những chi chít nào là phát minh thô sơ độc lạ, những con số, những bài học, những câu nói gì gì đó và những thứ đặc trưng kiểu "Marie". Đồ riêng tư! Của Marie! Đồ quý mà để lung tung ngay chỗ "nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất" là thế nào nhỉ? Chắc chắn một điều, cuốn sách bé nhỏ này ít nhiều sẽ kể đôi chút về cuộc vượt biên giới mà Marie đã giấu tuyệt với anh cái kết. Tội lỗi! Kệ nó! Đời mà không tội thì đâu có thú vị!

Anh lấy và bỏ vào túi, ba chân bốn cẳng tiến nhanh ra phía cửa thông. Anh không liếc lại để xem xem Marie có ở đó nhìn anh không, anh không dám. Vì anh đang là kẻ cắp mà.

Những gì anh biết được từ cuốn nhật ký đó từ khi anh được thấy ánh mặt trời nóng ran ấm áp và mùi cây xanh mát cổ họng đó là: Có lẽ mẹ của Marie đã gặp sự cố, điều đó buộc bé Marie nhỏ bé của chúng ta phải tự chạy ra bờ biển. Nhưng vì lý do gì đó mà cô không thấy chiếc thuyền con đâu, không hề có ngư dân, chỉ có một con tàu bự chà bá ở ngay bờ có vẻ sắp rời cảng ra khơi. Trên tàu có cờ Pháp, Ba Lan, còn có Thụy Sĩ và Đan Mạch và nhiều nữa. Cờ Mỹ và Anh hùng hồn bay trong gió cạnh lá cờ Pháp quốc. Núp trong một lùm cây trong ra cửa biển xa xôi vô tận, Marie thấy một tốp khá nhốn nháo những tên SS đang đưa những phụ nữ và trẻ con, người già lên con tàu đó bằng đường bụng tàu- kho chứa hàng. Tàu chở hàng xuyên biển giữa các quốc gia!... Một cuộc vượt biên quy mô lớn!...

Marie núp và không hiểu chuyện gì đang xảy ra, chỉ biết là cô bị bịt miệng ngay tức khắc từ phía sau. Cô bị ngấm một mùi hương thơm gây buồn ngủ. Và người "bắt cóc" đó m cô lên cao và chạy như bay đến con tàu. Tên này đặt cô vào trong khoang chứa hàng của tàu và lập tức, tên đó kéo cửa lại. Trong cơn hôn mê tê dại, cô he hé mắt, mắt cô ảo giác và chỉ nhìn được mờ mờ dáng người đó trước khi tên đó đóng chặt cửa. Đó là một người lính SS có mái tóc đen trần lấp bụi đất trắng xóa. Anh hơi ốm nhưng các thớ thịt và bắp tay và cơ có sự nở nang và trông khỏe khoắn ra trò.

... Người đó là...

Cô chìm vào màn đêm vô tận vô ngàn giữa đám người xa lạ. Điều duy nhất cô còn nghe thoang thoáng là: "Chuyến tàu này sẽ cho họ đến với tự do, Hammer à... Này Rhymm! Phụ tôi một tay với. Anh gì ơi, qua đây nâng bà này lên này!..."

...Tàu "L.A.S.A.N"... Con đường đến với Tự do...

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top