p3 câu 21: CNXH là tương lai của loài người

Chủ nghĩa xã hội, tương lai của xã hội loài người

Để làm rõ vấn đề này ta cần lưu ý:

-Thứ nhất, mô hình Chủ nghĩa xã hội theo kiểu Xô Viết lâm vào khủng hoảng là hiện tượng có thể xảy ra, nhưng không tất yếu dẫn đến sự sụp đổ. Vấn đề quyết định là đường lối cải tổ, cải cách có đúng hay không.

-Thứ hai, sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và Liên Xô không phải là sự sụp đổ của phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới nói chung. Chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại và phát triển ở các nước đã đứng vững trong cơn thử thách vừa qua (Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Cu Ba, Lào với hơn 1,4 tỷ người).

-Thứ ba, sự sụp đổ của các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Au và Liên Xô không bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, từ những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây chỉ là sự sụp đổ của một mô hình tổ chức xã hội có nhiều điểm không phù hợp với lý tưởng nhân đạo của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

Sau chấn động của sự kiện Liên Xô - Đông Âu, những người Cộng sản và lực lượng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đều suy ngẫm và tổng kết bài học kinh nghiệm của phong trào xã hội chủ nghĩa trước đây, nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn để khôi phục phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã tiến hành cải cách, đổi mới để tìm ra mô hình mới của Chủ nghĩa xã hội.

Ở Trung Quốc, thành công lớn nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm cải cách, mở cửa vừa qua là đã từng bước xây dựng được một mô hình xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc (Dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình). Xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đa sở hữu trong đó quốc hữu giữ vai trò chủ thể.

Thành tựu nổi bật nhất của Trung Quốc là trên lĩnh vực kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới (GDP tăng mỗi năm từ 9 š 10%). Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới (Chỉ sau Mỹ, Nhật, Đức). Chính trị - xã hội ổn định.

Ở Việt Nam, trong công cuộc đổi mới: về mặt kinh tế-xã hội: phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đa dạng hóa hình thức phân phối, coi trọng phân phối theo lao động, đảm bảo quyền kinh doanh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp ; phát triển đồng bộ các loại thị trường từ hàng hóa đến dịch vụ, thị trường chứng khoán; thực hiện các chương trình phúc lợi xã hội rộng lớn, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái.

Về mặt chính trị-xã hội: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tương đồng với hệ thống pháp luật hiện đại, phù hợp với những cam kết quốc tế; giảm dần sự can thiệp vi mô, can thiệp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, gia tăng quản lý vĩ mô, sự phân quyền cho các địa phương; Thực hiện dân chủ, đặc biệt là ở các cơ sở theo hướng công khai, minh bạch, gia tăng sự giám sát của các cấp, của công luận, của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân các cấp, của các tổ chức xã hội, tinh giảm bộ máy và biên chế...

+ Xây dựng các tổ chức xã hội phi chính phủ đa dạng gồm; các hội nghề nghiệp, văn hóa, tôn giáo, xã hội... các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong các lĩnh vực mà Nhà nước không với tay tới như từ thiện, cứu trợ người nghèo v.v...

+ Hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia vào hầu hết các tổ chức quốc tế: Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, đặc biệt là gia nhập WTO, trở thành những quốc gia tích cực trong hội nhập ASEAN, APEC.

+ Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trên tất cả các mặt. Sự lãnh đạo của Đảng đang được đổi mới theo hướng khoa học, dân chủ và hiệu quả hơn. Công cuộc đổi mới đất nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, được quốc tế thừa nhận. Tình hình kinh tế - xã hội có bước chuyển biến tích cực, tạo thế đi lên và khẳng định con đường đang đi là đúng.

Các nước xã hội chủ nghĩa khác như Cu Ba, Lào trong công cuộc đổi mới cũng bước đầu đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội, chính trị.

Các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, sau khi vượt qua những thử thách gay gắt của cuộc khủng hoảng, đã ra sức tìm tòi mô hình xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh và đặc điểm của nước mình. Đó cũng là sự đóng góp phát triển để làm phong phú thêm những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lênin.

c. Xuất hiện xu hướng chủ nghĩa xã hội trong thế giới đương đại

Trong bối cảnh của tình hình thế giới, Chủ nghĩa xã hội khoa học đang đứng trước những khó khăn và thách thức mới, song điều đó không có nghĩa là lý luận của Chủ nghĩa xã hội khoa học đã trở nên lạc hậu.

Thực tế lịch sử cho thấy, học thuyết Mác trước kia cũng như hiện nay, càng trong khó khăn thử thách thì càng tỏ rõ sức sống mới.

Ở các nước tư bản phát triển ngày nay, người ta càng nghiên cứu Mác và Chủ nghĩa Mác nhiều hơn, vì khi đi sâu nghiên cứu lý luận của Mác, họ đã nhìn thấy được tính khoa học và tính định hướng đúng đắn trong sự phát triển của xã hội loài người. (đặc biệt trong bối cảnh diễn ra các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính...)

Ở phần lớn các nước trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa (trên 100 nước) đang phát triển hoặc còn ở tình trạng chậm phát triển về kinh tế, đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, như người ta nhận xét "Châu Á nghèo, Châu Phi đói, Châu Mỹ La-tinh nợ nần chồng chất". Nhiều nước đang tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội, chống áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển. Tại Châu Mỹ - Latinh, từ 1998 đến nay, các đảng cánh tả tiến bộ đã thắng cử liên tiếp tại các cuộc bầu cử tổng thống, trở thành đảng cầm quyền tại một số quốc gia ở Trung và Nam Mỹ (Venezuela, Chile, Brazil, Argentina, Panama, Urugoay, Bolivia, Nicaraoa và Ecuador...).

Tổng thống Venezuela, Hugo Chavez đã tuyên bố nước ông sẽ xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin và những tư tưởng cách mạng, tiến bộ của Ximôn Bôlivia, tư tưởng nhân đạo của Thiên Chúa giáo.Về chính trị, nhấn mạnh tư tưởng dân chủ cách mạng, chính quyền nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền, thực hiện công bằng xã hội, mọi người đều có vai trò cho dù đó là thổ dân...

Về kinh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã nắm vai trò chủ đạo; giành lại chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dầu mỏ, nước sạch và môi sinh...

Về xã hội, thực hiện phân phối công bằng để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội...

Về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước lấy hợp tác thay thế cạnh tranh; lấy hội nhập thay cho bóc lột; đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ.

Về cách làm, bước đi: kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu trước nay; không rập khuôn, sao chép, mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo; bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần; đoàn kết dân tộc; chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như CuBa, Việt Nam, Trung Quốc...

Tổng thống Bolivia E.Morales nói: chủ nghĩa xã hội là ước mơ của các dân tộc Mỹ Latinh. Chủ nghĩa xã hội này dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin, nó phải có sức mạnh như thế nào để người ta cổ vũ dân tộc họ vươn tới. Các nước Ecuador và Nicaraoa cũng tuyên bố lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.

Kết luận

Thành tựu cải cách, đổi mới ở các nước Xã hội chủ nghĩa hiện nay cùng với xu hướng thiên tả ở Mỹ - Latinh đã chứng minh cho nhận định của Đảng ta tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: "Chủ nghĩa xã hội trên thế giới, từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới Chủ nghĩa xã hội".

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: