p3 c9: nhung dtrung cb of CNXH &qniem CNXH ở VN

Những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Một là: Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại phát triển và hoàn thiện cao hơn chủ nghĩa tư bản.

Hai là: Xoá bỏ chế độ tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất chứ không phải là xoá bỏ chế độ sở hữu nói chung, từng bước thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức, sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Ba là: Xã hội, xã hội chủ nghĩa tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, vừa là kỷ luật chặt chẽ theo những quy định chung của luật pháp vừa có tính tự giác của những người làm chủ đích thực xã hội mới.

Bốn là: Trong chủ nghĩa xã hội thực hiện nguyên tắc mỗi người sản xuất sẽ được nhận từ xã hội một số lượng sản phẩm tiêu dùng trị giá ngang số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động mà họ đã cung cấp cho xã hội, sau khi đã trừ đi một số khoản đóng góp nhất định cho hoạt động vì lợi ích chung.

Năm là: Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Sáu là: Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, mang lại sự bình đẳng cho mọi người trong xã hội.

Quan niệm về xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam .

Vận dụng sáng tạo và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết thực tiễn cách mạng Việt Nam, nhất là sau 20 năm đổi mới Đảng cộng sản Việt Nam đã khái quát về xã hội, xã hội chủ nghĩa:

Xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội "dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, con người được giải phóng khỏi sự áp bức bóc lột, bất công, có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc, phát triển toàn diện ,các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, có quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước trên thế giới".

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo Lênin trong thời kỳ quá độ vẫn còn tồn tại 5 thành phần kinh tế:

+ Kinh tế nhà nước.

+ Kinh tế tập thể.

+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ.

+ Kinh tế tư bản tư nhân.

+ Kinh tế tư bản nhà nước.

Trong đó kinh tế nhà nước phải giữ vị trí then chốt ở các ngành kinh tế trọng yếu nhất là trong công nghiệp, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và tài chính, tín dụng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: