p2 câu 7,8,9 :

câu 7: đk slđ trở thành hh

a. Điều kiện, sức lao động biến thành hàng hóa:

Một là, người lao động là người tự do, và có quyền bán sức lao động của mình.

Hai là, người lao động không có tư liệu sản xuất, chỉ còn lại sức lao động là tài sản duy nhất. Để khỏi chết đói họ không còn con đường nào khác là phải bán sức lao động để nuôi sống bản thân và gia đình. Với tư cách là hàng hóa, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng:

b. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:

Giá trị của hàng hóa sức lao động là thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động. Nói một cách cụ thể, giá trị của hàng hóa sức lao động bằng giá trị những tư liệu tiêu dùng cần thiết về vật chất và tinh thần để nuôi sống người lao động và gia đình họ, cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn. (ví dụ, sau một ngày lao động, người lao động cần phải bù đắp sức lao động cả vật chất lẫn tinh thần, được quy ra tương ứng với một số tiền nào đó, số tiền đó đủ để nuôi sống người lao động và gia đình cũng như những chi phí để đào tạo chuyên môn). Giá trị hàng hóa sức lao động có tính lịch sử và xã hội, do đó tùy thuộc vào điều kiện mỗi nước và từng thời kỳ mà giá trị của hàng hóa sức lao động cao hay thấp.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng giống như hàng hóa thông thường là ở chỗ nó làm thỏa mãn nhu cầu nào đó của người mua, nhưng hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường là quá trình tiêu dùng nó đã sản xuất ra một giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó mà nhà tư bản đã mua. Phần lớn hơn chính là giá trị thặng dư.

câu 8: giá trị thặng dư dc sx ra ntn:

Quá trình sản xuất của chủ nghĩa tư bản, trước hết vẫn là việc kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất ra giá trị sử dụng. Quá trình sản xuất, nhà tư bản là người nắm tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động của người làm thuê. Vậy, hình thức bóc lột đó diễn ra như thế nào ?

Giả sử nhà tư bản mua sức lao động của người công nhân đúng giá trị là 3 USD để sử dụng trong 10 giờ. Giả định cứ 1 giờ lao động người công nhân tạo ra một lượng giá trị mới là 0,60 USD. Kết quả sau 5 giờ làm việc, người lao động biến số tư liệu sản xuất có giá trị là 20 USD thành hàng hóa mới có giá trị là 23 USD. Nếu dừng lại ở đây thì người công nhân không bị bóc lột. Nhưng, về lý nhà tư bản mua sức lao động trong 10 giờ chứ không phải 5 giờ. Vì vậy, người công nhân phải tiếp tục lao động thêm 5 giờ nữa. Lần này, nhà tư bản chỉ cần bỏ ra 20 USD để mua tư liệu sản xuất và người công nhân tiếp tục lao động 5 giờ nữa và nhà tư bản lại thu 23 USD nữa.

Từ giả thiết trên cho chúng ta thấy: nhà tư bản chỉ bỏ ra 43 USD và thu về 46 USD, phần chênh lệch 3 USD do đâu mà có, 3 USD đó chính là do sức lao động của người công nhân tạo ra. Vậy, giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động, là phần lao động không công của công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt. Được Mác gọi là giá trị thặng dư, hiệu là: m

Kết luận:

+ Một là, quá trình sản xuất giá trị thặng dư là quá trình tạo ra giá trị vượt quá mức so với giá trị sức lao động được trả, giá trị thặng dư là lao động không công của công nhân.

+ Hai là, ngày lao động của công nhân luôn có hai phần: thời gian lao động cần thiết để bù đắp lại giá trị sức lao động; thời gian lao động thặng dư, để tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

+ Ba là, việc chuyển hóa tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó, và chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được thứ hàng hóa đặc biệt, hàng hóa sức lao động, quá trình sử dụng hàng hóa sức lao động đem lại giá trị thặng dư cho nhà tư bản.

CÂU 9: BC của TB, TB bất biến và TB khả biến:

Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.

a. Bản chất của tư bản:

Theo Mác, không phải mọi tư liệu sản xuất đều là tư bản. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi nó nằm trong tay nhà tư bản và sử dụng để bóc lột lao động làm thuê. Khi nghiên cứu quá trình chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản, Mác xác định: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột công nhân làm thuê.

b. Tư bản bất biến và tư bản khả biến

- Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản mà nhà tư bản dùng số tiền đó để mua tư liệu sản xuất, khi tham gia vào quá trình sản xuất có bộ phận chỉ hao mòn dần, giá trị được chuyển dần dần vào sản phẩm mới như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, có loại lại được chuyển toàn bộ vào sản phẩm mới như nguyên liệu, nhiên liệu, quá trình di chuyển đó không làm tăng lên về giá trị của hàng hóa. (Mác dùng ký hiệu là c - constant), tức tư bản bất biến, nghĩa là giá trị không thay đổi. Vậy, tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái là tư liệu sản xuất, giá trị của nó được bảo tồn và chuyển vào sản phẩm, không thay đổi về lượng sau quá trình sản xuất.

- Tư bản khả biến: là bộ phận tư bản mà nhà tư bản dùng số tiền đó để mua sức lao động của công nhân, thông qua lao động của công nhân mà số tiền được tăng lên. (Mác dùng ký hiệu là v - variable)

Tóm lại: Tư bản bất biến là điều kiện cần thiết không thể thiếu để sản xuất, còn tư bản khả biến mới là bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư. Sự phân chia này vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do bóc lột công nhân làm thuê.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: