p2 câu: 15-19

V. CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC

BIỂU HIỆN CỦA GÍA TRỊ THẶNG DƯ

CÂU 15: BAN CHẤT của Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trong nền sxtb

Để sản xuất hàng hóa, nhà tư bản phải ứng trước một số tiền ban đầu để mua sắm tư liệu sản xuất (được gọi là tư bản bất biến, có ký hiệu là c) và tiền để thuê mướn công nhân (được gọi là tư bản khả biến, có ký hiệu là v).

Đối với nhà tư bản,hai bộ phận tư bản (c + v) chi ra đó gọi là chi phí sản xuất. Như vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là bộ phận giá trị hàng hóa ngang bằng với số tư bản đã hao phí để sản xuất hàng hóa ấy. Nhà tư bản đem gộp hai nhân tố tư bản bất biến và tư bản khả biến thành một phạm trù chung là chi phí sản xuất, không những làm cho người ta không thấy được giá trị thặng dư sinh ra như thế nào, mà còn làm cho chi phí sàn xuất có vẻ bề ngoài là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư.

Thật ra, toàn bộ giá trị của hàng hóa sản xuất trong các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa bao gồm ba bộ phận c + v + m. Đây là chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa. Vì muốn sản xuất hành hóa, cần phải hao phí một lượng lao động nhất định, gồm có lao động quá khứ, biểu hiện dưới hình thức tư liệu sản xuất (c) và lao động sống, biểu hiện dưới hình thức giá trị mới (v + m). nhưng đối với nhà tư bản, chi phí để sản xuất hành hóa chỉ là số lượng tư bản để hao phí ( C + V ). Khoản chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chiếm không. Như vậy, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa che giấu chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa .

Xét về mặt lượng, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa bao giờ cũng thấp hơn chi phí thực tế để sản xuất ra hàng hóa, tức nhỏ hơn giá trị hàng hóa.

Xét về về mặt chất, chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ là sự chi phí tư bản cùa nhà tư bản, còn giá trị hàng hóa là sự hao phí lao động của xã hội. Mác viết:

"...Phạm trù chi phí sản xuất không có quan hệ gì với sự hình thành giá trị hàng hóa, cũng như không có quan hệ gì với quá trình làm cho tư bản tăng thêm giá trị"

Sau khi bán hàng hóa, nhà tư bản không những bù lại được những chi phí tư bản đã ứng ra trước đây, mà còn thu được một số tiền lời ngoài số chi phí tư bản đó. Số tiền lời này được gọi là lợi nhuận. Lợi nhuận là giá trị phạm dư đem so với tổng số tư bản đã bỏ vào sản xuất, và được coi là kết quả của số tư bản ấy.

Nhìn bề ngoài, người ta tưởng như toàn bộ tư bản bất biến và tư bản khả biến (c + v) đã đẻ ra lợi nhuận. Nhưng thực tế thì lợi nhuận là giá trị thặng dư do lao động sống của công nhân làm thuê tạo ra. Mác viết:

"...lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư"

Như vậy, lợi nhuận chỉ là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư, nhưng nó đã làm cho người ta có cảm tưởng là tư bản đẻ ra lợi nhuận, nó che giấu và làm lu mờ sự bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.

Nhà tư bản thu được lợi nhuận nhiều hay ít là do tình hình cung cầu của thị trường quyết định. Do đó, đối với từng nhà tư bản, lượng lợi nhuận thường không nhất trí với lương giá trị thặng dư. Nhưng nhìn chung toàn xã hội, thì tổng số lợi nhuận vẫn ngang bằng tổng số giá trị thặng dư.

Mức thu nhập của xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thường được đo bằng tỷ xuất lợi nhuận.

CÂU 16: TX LN,bc các nhân tố ảnh hưởng:

b. Tỷ suất lợi nhuận (p'):

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tổng số tư bản ứng trước (chi phí sản xuất tư bản). Nếu tỷ suất lợi nhuận có ký hiệu là p'.

Ta sẽ có công thức:

m

P' = --------------- x 100

(c + v)

Ví dụ: một tư bản là: 400 c + 100 v, và tỷ suất giá trị thặng dư (m') là 200 % thì tỷ suất lợi nhuận sẽ là:

200

P' = ---------------- x 100% = 40 %

(400c + 100v)

Theo ví dụ nêu trên, chúng ta nhận thấy: tổng số tư bản ứng trước (c + v) bao giờ cũng lớn hơn giá trị của tư bản khả biến (c), cho nên tỷ suất lợi nhuận bao giở cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư là 200 %, còn tỷ suất lợi nhuận chỉ có 40 %, nghĩa là chỉ bằng 1/5 tỷ suất giá trị thặng dư. Như vậy đủ thấy tỷ suất lợi nhuận đã che dấu mức độ bóc lột của nhà tư sản đối với người lao động như thế nào.

Tỷ suất lợi nhuận, xét về mặt chất, không phản ánh mức độ tư bản bóc lột công nhân làm thuê, mà chỉ vạch cho nhà tư bản thấy được mức lãi của việc đầu tư tư bản vào ngành sản xuất nào là có lợi hơn. Tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp là tùy thuộc vào nhiều nhân tố khách quan, như:

+ Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao, thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn, và ngược lại.

+ Cấu tạo hữu cơ càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

+ Tốc độ chu chuyển tư bản nhanh, thì giá trị thặng dư và tỷ suất lợi cũng tăng theo.

+ Tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Trong các ngành khác nhau, các nhân tố trên đây không hoàn toàn giống nhau, cho nên giữa các nghành khác nhau có tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Mỗi nhà tư bản đều cố sức theo đuổi tỷ suất lợi nhuận cao, vì đây là động lực phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong bộ phận tư bản, Mác dẫn ra nhận xét của một nhà bình luận Anh giữa thế kỷ XIX nói về sự thèm khát tỷ suất lợi nhuận trong chũ nghĩa tư bản như sau: "Tư bản ghét cay ghét đắng tình trạng không có lợi nhuận hay có quá ít lợi nhuận, chẳng khác gì giới tự nhiên ghê sợ chân không. Lợi nhuận mà thích đáng, thì tư bản trở thành can đảm: lợi nhuận mà bảo đảm được 10% thì người ta có thể dùng được tư bản ở khắp nơi, bảo đảm được 20% thì nó băng máu lên, bảo đảm được 50% thì nó táo bạo không biết sợ là gì; bảo đảm được 100% thì nó chà đạp lên tất cả mọi luật lệ cùa loài người; bảo đảm được 300% thì nó chẳng từ một tội ác nào mà không dám phạm, thậm chí có bị treo cổ nó cũng không sợ"

Bốn nhân tố trên đây được các nhà tư bản sử dụng khai thác một cách triệt để nhằm thu được tỷ suất lợi nhuận cao nhất.

CÂU 17: 2. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và hình thành gía trị thị trường

Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, các nhà tư bản luôn cạnh tranh với nhau giành lấy những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất để thu được lợi nhuận nhiều nhất. cơ sở kinh tế của cạnh tranh là chế độ tư hữu. Có hai loại cạnh tranh: cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các nghành.

Cạnh tranh nội bộ ngành, là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa. Mục đích cạnh tranh ở đây là giành ưu thế trong sản xuất để có ưu thế trong tiêu thụ hàng hóa, nhằm thu thêm được lợi nhuận siêu ngạch. Sự cạnh tranh trong nội bộ một ngành dẫn đến sự hình thành giá trị xã hội của hàng hóa. Sự hình thành giá trị xã hội của hàng hóa. Sự hình thành giá trị xã hội diễn ra một cách tự phát, vì xí nghiệp tư bản chủ nghĩa nào cũng đều ra sức cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động để làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội.

Nhưng trên thị trường, các hàng hóa đều bán theo một giá cả thống nhất, bán theo giá cả thị trường, do đó nhà tư bản nào có giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị xã hội (giá trị thị trường) thì thu được lợi nhuận siêu ngạch. Mác nói về giá trị thị trường hình thành do cạnh tranh trong nội bộ một ngành như sau:

"một mặt phải coi gía trị thị trường là gía trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó. Mặt khác, phải coi gía trị thị trường là gía trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này"

3. Cạnh tranh giữa các ngành và hình thành lợi nhuận bình quân

a. Cạnh tranh giữa các ngành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

Cạnh tranh giữa các ngành là sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ở các ngành khác nhau, sản xuất ra những hàng hóa khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

Mục đích cạnh tranh giữa các ngành là tìm kiếm ngành đầu tư có lợi nhuận cao, do đó trong xã hội có hiện tượng nhà sản xuất di chuyển vốn từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao.

Ví dụ: có 3 ngành sản xuất khác nhau, tư bản đầu tư vào mỗi ngành đều bằng nhau là 100 USD, tỷ suất gía trị thặng dư đều bằng 100% (m' =100%); tốc độ chu chuyển của tư bản ở các ngành đều bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau.

Ngành

sản xuất Chi phí

sản xuất m' m P'

Cơ khí 80c +20v 100% 20 20%

Dệt 70c +30v 100% 30 30%

Da 60c +40v 100% 40 40%

Như vậy, cùng với một lượng tư bản đầu tư bằng nhau, nhưng cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỷ suất lợi nhuận khác nhau. Nhà tư bản không thể yên phận kinh doanh ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp. Do đó, nhà tư bản ngành cơ khí sẽ di chuyển tư bản của mình sang ngành da, làm cho sản phẩm của ngành da tăng lên, kết quả gía cả của ngành da sẽ hạ xuống, tỷ suất lợi nhuận giảm. Trong khi đó, số nhà tư bản đầu tư ngành cơ khí giảm, kéo theo lượng hàng hóa giảm, sẽ làm cho gía cả của sản phẩm ngành cơ khí sẽ tăng lên, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng lên. Hiện tượng di chuyển tư bản từ ngành này sang ngành khác sau một thời gian tỷ suất lợi nhuận của các ngành sẽ xấp xỉ bằng nhau, được gọi là tỷ suất lợi nhuận bình quân. Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng gía trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành khác nhau của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Khi tỷ suất lợi nhuận bình quân được hình thành thì số lợi nhuận của các ngành sản xuất đều được tính theo tỷ suất lợi nhuận bình quân, và do đó nếu có số tư bản bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân. Vậy, lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau, của những lượng vốn tư bản đầu tư bằng nhau khi đầu tư vào các ngành khác nhau.

Tuy nhiên, cần chú ý sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân chỉ là một xu hướng trong điều kiện tự do cạnh tranh cao, trong thực tế không thể có con số lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân bằng nhau tuyệt đối giữa các ngành

Sự bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận chỉ được thực hiện khi nền sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến một trình độ nhất định, cạnh tranh cao và khả năng di chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong xã hội tư bản, trái lại cạnh tranh vẫn tiếp diễn.

Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân, đã che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó phản ánh sự phân chia giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản ở các ngành khác nhau.

câu 18:b. Sự chuyển hóa của gía trị hàng hóa thành gía cả sản xuất :

Khi có sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân thì gía trị hàng hóa được chuyển hóa thành gía cả sản xuất.

Gía cả sản xuất là hình thức biến tướng của giá trị, là hình thức biểu hiện của giá trị trong điều kiện tự do cạnh tranh, cơ sở của giá cả sản xuất vẫn là giá trị. Như vậy, quá trình hình thành lợi nhuận bình quân, đồng thời cũng là quá trình hình thành giá cả sản xuất.

Quá trình hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất có thể trình bày tổng hợp bằng bảng dưới đây:

Ngành SX C V m' M C+V+M P' Gsx Clệch Gsx và w

Cơ khí 80 20 100% 20 120 30% 130 + 10

Dệt 70 30 100% 30 130 30% 130 0

Da 60 40 100% 40 140 30% 130 - 10

T. cộng 210 90 90 390 390 0

Như vậy, trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, quy luật gía trị thặng dư - quy luật kinh tế cơ bản của CNTB biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân. Quy luật gía trị - quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa biểu hiện thành quy luật gía cả sản xuất.

câu 19: Sự phân chia gía trị thặng dư giữa các tập đoàn tư bản:

a. Tư bản thương nghiệp :

Chức năng của tư bản thương nghiệp là biến tư bản hàng hóa thành tư bản tiền tệ. Hoạt động của tư bản thương nghiệp, nếu gạt đi những chức năng khác liên quan như: bảo quản, đóng gói, chuyên chở, mà chỉ giới hạn ở chức năng chủ yếu là mua và bán, nó không tạo ra giá trị và giá trị thặng dư, nhưng nó vẫn được nhường lại bằng cách bán buôn hàng hóa theo giá trị thấp hơn giá trị hàng hóa (bán theo giá sỉ). Ví dụ: Một nhà tư bản công nghiệp có lượng tư bản ứng trước là 900 gồm có: 720c +180v; sản xuất ra 180m, thành ra

180

P' = = 20%

900

Nhưng muốn cho tư bản thường xuyên hoạt động, tức lưu thông hàng hóa, thì tư bản công nghiệp phải ứng thêm 100 để hoạt động thương nghiệp thì P' chỉ còn 18 %

180

P' = = 18 %

900 + 100

Để tập trung vào sản xuất, nhà tư bản công nghiệp phải bán hàng cho nhà tư bản thương nghiệp với giá sỉ là:

720c + 180v + (180m - 18m) = 1.062

Nhà tư bản thương nghiệp bán số hàng đó theo đúng giá trị là 1.080 và sẽ thu được 18 lợi nhuận. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp và nhà tư bản thương nghiệp sẽ bằng nhau:

Như vậy, nguồn gốc lợi nhuận thương nghiệp là giá trị thặng dư do người công nhân sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp, giá trị thặng dư càng bị che giấu nhiều hơn, làm cho người ta tưởng rằng cứ ném tiền vào lưu thông là thu được lợi nhuận.

Ngoài ra, lợi nhuận thương nghiệp còn do sự cướp đạot một phần thu nhập của các tầng lớp lao động khi họ là người tiêu dùng và của những người sản xuất nhỏ bằng mọi thủ đoạn như: đầu cơ, tích trữ, nâng giá hàng, cân đo thiếu, bán hành xấu, hàng giả; mua nông phẩm giá rẻ, bán công cụ, nguyên liệu, vật liệu giá đắt, v.v...

- Nhà tư bản thương nghiệp khi buôn bán hàng hóa cũng phải chi phí một số tư bản nhất định. Những chi phí đó gọi là chi phí lưu thông. Chi phí lưu thông có hai loại: chi phí lưu thông thuần túy và chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông.

+ Chi phí lưu thông thuần túy là số chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình mua bán hàng hóa, tức là chi phí để thực hiện giá trị của hàng hóa, như: tiền mua sắm quầy bán hàng, tiền sổ sách kế toán, tiền quảng cáo chi tiêu trong việc cạnh tranh và đầu cơ, tiền chi về thư từ liên lạc, tiền thuê nhân viên thương nghiệp v.v... Chi phí lưu thông thuần túy không làm tăng thêm giá trị của hàng hóa. Các nhà tư bản thương nghiệp dựa vào phần giá trị thặng dư mà họ thu được ở nhà tư bản công nghiệp để trang trải số chi phí đó.

+ Chi phí tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông gồm có các chi phí vào việc chuyên chở, chế biến, gói bọc, bảo quản hàng hóa. Những chi phí lưu thông này chẳng khác gì chi phí sản xuất, vì nó tác động trực tiếp đến giá trị sử dụng của hàng hóa, làm cho chất lượng hàng hóa được bảo đảm, giá trị hàng hóa được tăng thêm.

Nhận xét: Bất cứ xã hội nào có thương nghiệp đều có hai loại chi phí lưu thông đó. Nhưng, dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, chi phí lưu thông thuần túy chiếm phần lớn và ngày càng tăng trong toàn bộ chi phí lưu thông. Ngay một phần chi phí lưu thông. Ngay một phần chi phí lưu thông tiếp tục quá trình sản xuất cũng bị các nhà tư bản thương nghiệp biến thành chi phí lưu thông thuần túy. Ví dụ như tiền vận chuyển không hợp lý. Điều đó càng nói lên tính ăn bám và thối nát của chủ nghĩa tư bản, làm cho mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản thêm sâu sắc.

trong cả hai trường hợp, trường hợp tiến hành việc lưu thông thuần túy và trường hợp tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông, nhà tư bản thương nghiệp đếu bóc lột nhân viên thương nghiệp ở chỗ sử dụng lao động không công của họ để mua bán hàng hóa và trên cơ sở đó mà có khả năng chiếm hữu giá trị thặng dư.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: