P/trào DTDC ở VN 19-25

26. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp

a/ Nguyên nhân, mục đích

 - Nguyên nhân: Pháp tuy là nước thắng trận, nhưng nền kinh tế bị tàn phá nặng nề.

 - Mục đích: nhằm bù đắp những tổn thất do chiến tranh gây rane6n Pháp đẩy mạnh khai thác bóc lột thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

b/Thực hiện :

- Đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn: từ 1924 đến 1929 số vốn đầu tư lên khoảng 4 tỉ phrăng.

 +Nông nghiệp : lập đồn điền cao su , mở rộng diện tích , thành lập các công ti cao su mới, ( DT cao su từ 15.000ha tăng lên 120.000ha)

 + Mở một số ngành CN như dệt , muối, xay xát…

 +Khai thác mỏ , chủ yếu là mỏ than đựoc coi trọng.

 +Thương nghiệp có bước phát triên mới ; quan hệ lưu thông buôn bán nội địa được đẩy mạnh.

 + Giao thông vận tải đựoc phát triển , đô thị đựoc mở rộng .

 +Tài chính :Ngân hàng Đông Dương  nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế ĐD.

 + Ngoài ra , Pháp còn tăng thuế.

27. Những chuyển biến mới về kinh tế và giai cấp xã hội Việt Nam.

a/ Kinh tế :

- Qua  cuộc khai thác lần thứ 2, Pháp đã du nhập vào Việt Nam  nền sản xuất TBCN làm cho nền KT nước ta phát triển lên một bước nhưng vẫn lệ thuộc vào KT Pháp.

- Tuy nhiên, kinh tế tư bản  xuất hiện nhưng chỉ ở một số vùng , còn lại phổ biến vẫn trong tình trạng lạc hậu .

b/Xã hội :

- Cùng với sự chuyển biến về KT, xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc,  bên cạnh các tầng lớp giai cấp xã hội cũ ( địa chủ và nông dân), xuất hiện những tầng lớp giai cấp xã hội mới: tiểu tư sản, tư sản và công nhân.

-  Khả năng cách mạng của họ cũng khác nhau:

    + Giai cấp địa chủ phong kiến : là chỗ dựa của đế quốc Pháp. Tuy nhiên , một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ , chống Pháp và tay sai.

    + Giai cấp nông dân : Chiếm hơn 90 % dân số, bị thực dân và  phong kiến áp bức bóc lột nặng nề. Nông dân là một lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

    + Giai cấp tiểu tư sản : phát triển nhanh về số lượng.Họ có tinh thần dân tộc , chống đế quốc và tay sai; đặc biệt là bộ phận HSSV rất hăng hái trong đấu tranh dân tộc.

   + Giai cấp tư sản :

       * Ra đời sau CTTG I, thế lực non yếu, lại bị cạnh tranh chèn ép và phân hóa thành 2 bộ phận:

       * Tư sản mại bản: quyền lợi gắn chặt với tư bản Pháp

       * Tư sản dân tộc: có tinh thần dân tộc dân chủ nhưng dễ thỏa hiệp

   + Giai cấp công nhân :

      * Ra đời sớm, ngày càng phát triển về số lượng và chất lượng ( từ 10 vạn người tăng lên 22 vạn người)

      * Ngoài những đặc điểm chung của công nhân thế giới, công nhân VN còn có những đặc điểm riêng: bị 3 tầng áp bức ( tư bản Pháp, PK và TS dân tộc); Có quan hệ gắn bó với nông dân ; Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc , sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản .

ànhanh chóng vươn  nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta.

 28. Hoạt động của Phan Bội Châu , Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam sống ở nước ngoài.

 a/Phan Bội Châu.

- Sau nhiều năm hoạt động cứu nước ở Nhật và TQ , PBC bị giới quân phiêt bắt ( 1913) đến cuối năm 1917 mới đựoc thả.

- Năm 1925 bị thực dân Pháp , kết án tù và đưa về an trí ở Huế.

b/Phan Chu Trinh.

- Năm 1922, viết Thất điều thư , tổ chức diễn thuyết lên án chế độ quân chủ và quan trường VN , tiếp tục hô hào Khai dân trí , chấn dân khí , hậu dân sinh…

-Năm 1925 , PCT về nước , tiếp tục hoạt động đả phá chế độ quân chủ , đề cao dân quyền..đựoc nhân dân , nhất là thanh niên mến mộ và hưởng ứng.

c/Nhiều Việt kiều ở Pháp đã tham gia hoạt động yêu nước , chuyển tài liệu , sách báo tiến bộ về nước.Năm 1925 Hội những người lao động trí óc ở Đông Dương ra đời .

29. Hoạt động của tiểu tư sản , tư sản và công nhân Việt Nam

a/Tư sản :

-Tẩy chay Hoa kiều , vận động “ chấn hưng nội hóa” “bài trừ ngoại hóa”

- Năm 1923:

  + Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất khẩu lúa gạo  của thực dân Pháp.

  +Thành lập các tổ chức chính trị:  Đảng Lập hiến (Bùi Quang Chiêu , Nguyễn Phan Long) nhóm Nam Phong (Phạm Quỳnh ), Trung Bắc tân văn ( Nguyễn Văn Vĩnh)

b/Tầng lớp Tiểu tư sản trí thức:

- Thành lập các tổ chức chính trị:Việt Nam nghĩa đoàn , Hội Phục VIệt , Đảng Thanh niên  với nhiều hình thức hoạt động sôi nổi.

- Ra nhiều tờ báo tiến bộ : Chuông rè , An Nam trẻ , Người nhà quê, …

- Thành lập các nhà xuất bản xuất bản nhiều loại sách báo tiến bộ như như Nam đồng thư xã , Cường học thư xã…

- Năm 1923 tại Quảng Châu (TQ) thành lập tổ chức Tâm tâm xã .Ngày 19/6/1924 , Phạm Hồng Thái mưu sát viên toàn quyền Pháp ở Sa Diện(Quảng Châu ) nhưng bất thành.

Sự kiện nổi bật của phong trào dân ttọc dân chủ : cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu ( 1925) và cuộc truy điệu Phan Chu Trinh ( 1926)

c/Giai cấp công nhân :

- Các cuộc đấu tranh ngày càng nhiều hơn song còn lẻ tẻ và tự phát.Đã thành lập tổ chức Công hội ở SG-CLớn.

 -Tháng 8/1925 , công nhân xưởng Ba son bãi công , đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân VN.

30. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc( từ 1911 – 1930):

a/ Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ( từ 1911 - 1930): - Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh  trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước .- 5/6/1911 tại bến Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Ái Quốc  ra đi tìm đường cứu nước.- Từ năm 1911 đến năm 1917 người đi khắp nhiều nước trên thế giới. Người đã  rút ra ở đâu cũng vậy bọn đế quốc chuyên đi áp bức bóc lột người khác, còn người lao động thì bị bóc lột.

 - Sau nhiều năm bôn ba tìm đường  cứu nước , Nguyễn Ái Quốc trở về Pháp ( 1917) và gia nhập Đảng xã hội Pháp ( 1919)

- Tháng 6/1919 , gỏi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghi Véc xây

- Tháng 7 – 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lêninàtìm được đường lối cứu nước.

- Tháng 12 – 1920,Tại đại hội Đảng Xã hội Pháp ( đại hội Tua ), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc Tế Cộng Sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản  Pháp.

- Năm 1921, thành lập Hội liên hiệp thuộc địa àtập hợp lực lượng chống thực dân.

- Sáng lập Báo người khổ , tham gia viết bài cho các báo Nhân đạo , Đồi sống công nhân , viết cuốn sách Bản án chế độ thực dân Pháp.

- Năm 1923,  sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế Nông dân .

-  Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V( 1924)

- Năm 1924 Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) đê tuyên truyền , xây dựng tổ chức cách mạng cho nhân dân VN.

- Sau khi đến Quảng Châu ( TQ), Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng…

- 2/1925, Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn, giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã, lập ra Cộng sản đoàn.

- 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập hội Việt Nam Cách Mạng thanh niên…

- Báo Thanh Niên, cơ quan ngôn luận của hội do NAQ sáng lập.

- 7/1925, cùng với một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia…Nguyễn Ái Quốc lập ra Hội Liên Hiệp Các Dân Tộc bị áp bức ở Á Đông.

- Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản .

- Cuối năm 1929, từ Xiêm ( Thái Lan) về Hương Cảng (TQ),triệu tập và chủ trì hội nghị thành lập Đảng.

- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Hương Cảng ( Trung Quốc ) .

  + Nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản VN .

  + Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng…do Nguyễn Ái Quốc  soạn thảo.

- Nguyễn Ái Quốc  khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.

    b/ Tác dụng của những hoạt động: là bước trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở VN .

    c/ Công lao to lớn đầu tiên:

     - Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối giải phóng dân tộc VN .

     - Nhờ tìm được con đường cứu nước đúng đắn như đã nêu trên, nên mới dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng Sản  Việt Nam năm 1930; làm Cách mạng tháng Tám – 1945 thành công; tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ thắng lợi .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: