ontapTiengViet

1. Tiếng Việt không có âm dòng giữa, chỉ có âm dòng trước và dòng sau.

2. Tiếng Việt chỉ có 2 phương thức: TẮC và XÁT

3. Âm tiết Tiếng Việt không có hiện tượng nhược hóa hay nối âm. Bởi vì mỗi âm tiết được gói gọn trong một thanh điệu

4. Trong phát ngôn Tiếng Việt, số lượng âm tiết trùng số lượng hình vị và ranh giới của chúng cũng bằng nhau.

5. Tiếng Việt hiện đại không có phụ âm đôi.

6. Tiếng Việt có 5 thành tố: Âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối và thanh điệu.

7. Âm đầu trong tiếng Việt đều là phụ âm và là phụ âm đơn.

8. Âm chính trong tiếng Việt đều là nguyên âm và có thể là nguyên âm đơn hoặc đôi.

9. Âm cuối trong tiếng Việt đều là phụ âm hay bán âm.

10. Âm vực cao: ngang (1); ngã (3), sắc (5)

11. Âm vực thấp: huyền (2); hỏi (4); nặng (6)

12. Âm điệu bằng phẳng: ngang, huyền

13. Âm điệu không bằng phẳng và gãy: ngã, hỏi

14. Âm điệu không bằng phẳng và không gãy: sắc, nặng.

15. Quy luật phân bố âm cuối trong thơ: đồng nhất hoàn toàn, cùng nhóm vang mũi, cùng nhóm tắc vô thanh (p/t/k)

16. Tiếng Việt không có đồng âm hình thái học. Tiếng Việt chỉ có đồng âm từ vựng học.

17. Hiện tượng đồng âm thường xảy ra ở từ phức:  Sai

18. Hiện tượng đồng âm ít xảy ra ở từ phức:  Đúng (vì chủ yếu xảy ra ở từ đơn)

19. Các từ đồng nghĩa phải cùng nằm trong 1 trường nghĩa.

20. Từ trái nghĩa phải cùng nằm trong một trường nghĩa (tương liên)

21. Các từ trái nghĩa thường xảy ra ở từ loại tính từ, nếu như có các cặp trái nghĩa danh từ, thực chất là đại diện cho một cặp tính từ nào đó. Ví dụ: rồng (giàu) - tôm (nghèo); voi (mạnh) - châu chấu (yếu)...

22. Hiện tượng trái nghĩa chủ yếu xảy ra ở từ loại tính từ.

23. Tiếng lóng là một hiện tượng ký sinh vào ngôn ngữ  Đúng.

24. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngữ nghĩa  từ được tạo nên được gọi là từ ghép.

25. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngữ âm  từ được tạo nên được gọi là từ láy.

26. Nếu giữa các tiếng có các mối quan hệ chủ yếu là ngẫu nhiên  từ được tạo nên được gọi là từ ngẫu kết.

27. Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

28. Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: nghĩa của mỗi tiếng cùng gộp lại để tạo nghĩa chung và các tiếng rõ ràng, xác định và khác nhau. Vd: tướng tá, may rủi, điện nước, xăng dầu, sống chết, cha mẹ...

29. Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa: các yếu tố trong từ là các yếu tố đồng nghĩa và gần nghĩa. Vd: đợi chờ, binh lính, cấp bậc, tìm kiếm, thay đổi, mặc dù...

30. Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: nghĩa chung tổng quát, từ đằng sau là từ cổ mang nghĩa đằng trước, tiếng thứ 2 bị mờ đi lờ nghĩa. Vd đường sá, chợ bua, rừng rú, xe cộ, tre pheo, chơi nhởi, bếp núc.

31. Trật từ của các thành tố trong từ ghép đẳng lập có thể: không hoán đổi được, do tập quán văn hóa, do khó đọc, sai nghĩa. Vd: nam nữ, nội ngoại, ông bà, cô dượng, cô dì, chú thím.

32. Từ ghép chính phụ: có quan hệ ngữ pháp bất bình đẳng: do có 1 thành tố chính phụ.

33. Từ ghép chính phụ dị biệt: xe đạp, xe máy. Dưa gang, dưa bở.

34. Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: thẳng đơ, thẳng đuột.

35. Từ láy: được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa, và theo quy luật HUYỀN - NGÃ - NẶNG; SẮC - HỎI - KHÔNG.

36. Có 4 trường hợp không láy theo quy luật trên: ngoan ngoãn, bền bỉ.

37. KHẤN KHỨA: từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, nhưng cũng có thể là từ láy trong tiếng Việt hiện đại.

38. CHIM CHÓC, CHÙA CHIỀN, TUỔI TÁC, HỎI HAN: từ ghép đẳng lập đơn nghĩa nhưng cũng có thể là từ láy trong tiếng Việt hiện đại.

39. Từ ngẫu kết: là từ mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ nghĩa cũng không có quan hệ ngữ âm nhưng kết cấu được tạo nên hoàn toàn có tứ cách của từ. Vd: cà nhắc, cà lăm, mồ hôi, bù nhìn, axit, cà phê, xà phòng, sơ mi, mắt cá, đầu ruồi, chân vịt

40. Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo (ghép, láy) khác với 3 từ còn lại. BAO BỌC, BUỒN BÃ, MONG MUỐN, BUÔN BÁN. Do "buồn bã" là từ láy, còn lại là từ ghép.

41. Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo (ghép, láy) khác với 3 từ còn lại. BAO BỌC, BỪA BÃI, BÊ BỐI, BÔI BÁC. Do từ "bao bọc" là từ ghép, còn lại là từ láy.

42. Hãy chỉ ra từ có phương thức cấu tạo (ghép, láy) khác với 3 từ còn lại. LO LẮNG, LUNG LINH, LĂN LỘN, LẬP LỜ. Do "lăn lộn" là từ ghép, còn lại là từ láy.

43. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: 100 chỗ lệch cũng kê cho bằng.  từ "bằng" trong câu này là tính từ.

44. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Kể chuyện bằng ca dao, cái nhãn bằng vàng.  từ "bằng" trong 2 câu trên có mối quan hệ chính phụ.

45. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: chuyện bé xé ra to.  Từ "bé" là tính từ.

46. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Sông Bé.  Từ "bé" là danh từ.

47. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Cả miền Nam. Từ "Cả" là đại từ tổng thể.

48. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Cuộc đời có cả những nụ hôn. Từ "cả" là trợ từ. (trợ từ: từ nhấn mạnh, biểu thị thái độ)

49. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Em có buồn không? Từ "có" là phó từ (do bổ nghĩa cho động từ).

50. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Tôi ra Hà nội.  Từ "ra" là động từ.

51. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Bạn béo ra (đẹp lên).  Từ "ra" là phó từ. (vì chỉ hướng)

52. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Vẫn thấy bên đời còn có em.  Từ "còn" là phó từ.

53. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: ta còn em mùa xuân Hà nội.  Từ "còn" là động từ.

54. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Nhà rất xa.  Từ "xa" là tính từ.

55. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Anh xa em .  Từ "xa" là động từ.

56. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Em sẽ (chỉ) là hoa.  Từ "sẽ" là phụ từ ; từ "là" động từ.

57. Chỉ ra các loại từ trong tiếng Việt: Có 1 mình em. Từ "có" là trợ từ (do nhấn mạnh).

58. Ẩn dụ hay nhân hóa bậc cao: 1 bài học luân lý trong truyện ngụ ngôn.

59. Hoán dụ tu từ : dùng bộ phận chỉ toàn thể, dùng vật chứa thay cho kẻ bị chứa.

61. Đồng âm cùng cấp độ : Hình vị trùng với Hình vị, từ trùng với từ. Trong khi đó, đồng âm khác cấp độ : từ và hình vị.

62. Phân biệt từ cổ và từ lịch sử.

Từ cổ : bui (duy, chỉ); áy (kéo); nghỉ (hắn, ông ấy); han (hỏi); tuổi (tác)...

Từ lịch sử : công chúa, phò mã...

Giống: đều là lỗi thời

Khác: từ cổ có từ đồng nghĩa tương ứng trong tiếng Việt hiện đại. Từ lịch sử không có

Từ lịch sử có thể phục nguyên, nhưng từ cổ không được phục nguyên.

63. Tiền giả định thường không có chức năng thông báo và luôn luôn đúng.

Phân tích câu : Con chị Hoa bị ốm :

Tiền giả định: Chị Hoa đã có con

Ý nghĩa tường minh (Hiển ngôn): con của người đàn bà tên Hoa bị ốm

Hàm ý (tùy ngữ cảnh) nên đi thăm.

64. Hàm ý là nội dung thông báo gián tiếp được suy ra từ ý nghĩa của tường minh và tiền giả định.

Nếu tiền giả định luôn luôn đúng thì hàm ý có thể đúng hoặc sai.

65. Tìm các cặp âm tiết hiệp vần trong câu thơ sau:

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi! Lệ chảy quanh thân Kiều

Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu

Tiếng gươm khuya, tiếng thơ kêu xé lòng.

 đênh - quanh; Kiều - diêu; diêu - kêu

66. Trong những câu sau đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy:

Tươi tắn, đất nước, tươi tốt, khỏe khoắn, mênh mông, khỏe mạnh, buồn bã, buôn bán, mong muốn, nhọc nhằn.

 Từ ghép: đất nước, tươi tốt, khỏe mạnh, buôn bán, mong muốn.

 Từ láy: tươi tắn, khỏe khoắn, mênh mông, buồn bã, buôn bán, nhọc nhằn.

67. Chỉ ra từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: non nước, ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, rượu vang, nhanh trí, tướng tá, điện nước, chạy nhảy, to lớn, cá chép, cười cợt, nhanh tay.

 từ ghép chính phụ: rượu vang, nhanh trí, cá chép, nhanh tay.

 từ ghép đẳng lập: non nước, ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, tướng tá, điện nước, chạy nhảy, to lớn, cá chép, cười cợt, nhanh tay.

68. Chỉ ra từ có cấu tạo khác với những từ còn lại.

a. bê bối, bừa bãi, bao bọc, bôi bác. ( bao bọc là từ ghép, còn lại là từ láy).

b. bao bọc, buồn bã, buôn bán, mong muốn (buồn bã là từ láy, còn lại là từ ghép).

c. lo lắng, lung linh, lăn lộn, lập lờ. (lăn lộn là từ ghép, còn lại là từ láy)

d. lợi lộc, lăn lộn, lời lãi, lo lắng (lo lắng là từ láy, còn lại là từ ghép)

e. đoàn viên, lành tính, xanh um, xăng dầu (xăng dầu là từ ghép đẳng lập, còn lại là ghép chính phụ).

f. tươi tốt, tươi tắn, lừ đừ, tàm tạm ( tươi tốt là từ ghép, còn lại là từ láy).

g. trùng điệp, may rủi, binh lính, đợi chờ. (may rủi là từ ghép gộp nghĩa, còn lại là từ ghép lặp nghĩa.

h. đắn đo, đờ đẫn, đón đưa, đo đạc. (đón đưa là từ ghép, còn lại là từ láy)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tellme