Chương 66: Con Học Giỏi Thì Chảnh Lên
Tuy máu mủ thì gọi là ông cố nhưng Kỳ Nghiêm chẳng có xíu yêu thích hoặc tôn trọng gì đối với người ông tối ngày chạm chỗ này chơi chỗ nọ kia. Là người được giáo dục bởi tình yêu và sự tử tế, Kỳ Nghiêm hiểu sâu sắc về nghĩa vụ và trách nghiệm của một người con người nên có.
Gia tộc không chấp nhận một người phản bội vợ con cha mẹ, gia đình không chấp nhận một người cha người chồng ngoại tình.
Ông cố hắn hai lần bị trục xuất khỏi gia tộc, đến khi ông ta mất, nếu ông phải mẹ ông ta khóc xin được chôn ở mộ tổ thì ông ta còn lâu mới được đưa vào an nghỉ. Có nhiều người sẽ trề môi xem việc đó chẳng quan trọng, nhưng nếu sau này con cháu biết vì sao người này không được chôn cất thờ cúng thì cười thẳng vào mặt, thế mới nhục.
Bà cố hay ông nội đều ít nhắc đến người ông kia, hắn cũng biết được nhờ đọc vài quyển nhật ký của gia tộc, và lời kể lại của ông bà cố lớn tuổi. Họ cũng kể ra cũng chỉ răng dạy con cháu, sống thì tích đức có trách nhiệm với gia đình, có chết đi người ta kể lại cũng mang theo nụ cười chứ không phải trò cười rồi móc mỉa khinh thường.
Kỳ Nghiêm kể vài ba câu chuyện của gia đình mình cho cậu nghe, cố là làm sáng danh một gia tộc vừa có truyền thống tốt đẹp, vừa khoe gia đình mình gia giáo. Cậu nghe mà trầm trồ, không ngờ một gia tộc lớn lại giữ được nét văn hóa hay ho đến như vậy.
[Ngươi là đứa nào]: Bạn hiền muốn con cháu mình sau này cũng được vậy không?
[Tội Đồ Của Toán]: Bạn lạc quan quá.
[Tội Đồ Của Toán]: Biết đâu sau này làm gì có con mà tính chi sớm.
Và thế là cuộc trò chuyện kết thúc.
Nằm dài trên giường, Nam Khánh lướt tin tức xem thử có gì mới lạ hay hay không. Không khí trên mạng ngập tràn mùa xuân về, dù là cả tháng nữa mới tới Tết Ta. Người ta đăng lại mấy cái clip pháo hoa, chợ xuân, và ti tỉ những món ăn ngày Tết. Mấy bài hát Tết đã vang lên khắp các cửa hàng quần áo, ngõ ngách người ta đã bắt đầu bày bán những vật trang trí màu đỏ tươi chưng Tết.
Tết sắp tới rồi.
Năm nay gia đình cậu không định về quê ngoại, dù sao mẹ cậu mới cãi nhau một trận khói lửa với bên dưới nhà, về cũng chẳng vui vẻ gì nên chả thèm về. Chắc là sẽ tặng ít quà, gửi ít tiền thôi là được. Nam Khánh xem mấy set giỏ quà người ta review trên mạng, có nhiều cái nhìn đẹp cực đẹp nhưng bên trong chẳng ra cái gì, nhưng có vài cái đơn giản nhưng đồ rất chất lượng.
Có nên mua một cái để tặng cho nhà Kỳ Nghiêm không ta?
Hắn tặng quà cho cậu rất nhiều, mua này mua kia, cái nào cậu thích hắn đều mua hết. Hồi ngày Nhà Giáo hắn cũng mang quà đến tặng cậu. Hồi tuần trước ba hắn đi đâu mang về được ít táo, hắn cũng cho mấy ký ăn giờ còn mấy trái nằm trên bàn thờ ông địa chưa lấy xuống ăn. Thằng đó chẳng tiếc gì với cậu hết mà cậu chẳng cho hắn cái gì.
Phải mua ít quà biếu mới được.
Nằm rung đùi xem review quà Tết, cậu muốn chọn một giỏ quà chất lượng giá ổn ổn thôi. Học sinh mà, kêu mua giỏ quà hai ba triệu thì thua chả có.
Lướt xem thì thấy quà Tết rất nhiều người bán, nhưng bên trong ra sao thì chả biết được. Cậu sợ nhất là mua giỏ mà bên trong bán bánh ký hoặc là độn toàn giấy. Trời ơi, mấy năm trước có chú kia tặng cho nhà cậu một giỏ, nhưng mà người ta bán độn toàn bánh ký chả có xuất xứ, nhìn xu gì đâu luôn á. Nam Khánh không muốn tạo ấn tượng xấu cho bên kia, cậu muốn chỉnh chu nhưng đẹp mắt. Nhiều khi nhà người ta giàu người ta không mở ra ăn đâu, nhưng lỡ đâu người ta xem mà toàn thứ tạp nham gì thì quê chết đi được.
Lượng một vòng vẫn chưa chọn được cái nào mà chạm vào một video bán màu vẽ.
Lạc lối không thấy đường về.
+++
Không biết trường người ta thế nào chứ trường Thanh Khâm khoảng giữa tháng 1 sẽ họp phụ huynh lần thứ hai trong năm. Lần này chủ yếu là thông báo kết quả thi kỳ một, tuyên dương những bạn có thành tích tốt và có sự nỗ lực, đồng thời nhắc nhở những bạn chưa được tốt hay nói thẳng là học kém. Đồng thời thông báo đóng tiền quỷ các kiểu học kỳ tiếp theo.
Đối với đám học sinh, ngày họp phụ huynh này chẳng khác gì ngày tàn giết chết bao nhiêu gia đình hạnh phúc.
Ăn Tết có ngon không thì cũng dựa trên thành tích được ghi trên tờ giấy mỏng dính mà cô phát.
Nhiều đứa còn làm luôn cái bản 'đừng vì dăm ba con số mà nát một gia đình' và cuối cùng ăn chổi chà của người cha người mẹ.
Nhưng có rất nhiều người thích ngày họp phụ huynh, vì nở mày nở mặt.
Ví dụ điển hình là ông Khang, người đàn ông đam mê đi họp phụ huynh cho con cái.
Ông không tới lớp sớm mà từ tốn bước vào, gật đầu chào mấy vị phụ huynh không biết mặt. Chào cô giáo, cô Nhã chỉ ông xuống vị trí của Nam Khánh. Ông nhìn quanh, thấy xung toàn những gương mặt xa lạ, vì con ông vừa chuyển lớp nên chưa quen phụ huynh nào. Khi ngồi xuống bàn, nghe mấy người ngồi xung quanh vừa khoe vừa than thở vì đứa con lười biếng.
Ông đắc ý rung đùi cười tít mắt nói: "Thằng con tôi nó được cái chăm học. Hồi năm ngoái mới nhận được giải Ba cuộc thi Hóa cấp Thành phố thôi. Nói chứ nó học nhiều quá tôi cũng sợ, cứ bắt nó đi ra ngoài chơi không đó chứ."
Nói dứt câu, ta nói nó sướng.
Mấy người xung quanh nghe vậy thì cười gượng. Họ thấy ông tay xăm trổ, mực đen mực đỏ trông chẳng khác gì mấy tên du côn chuyên đòi nợ mướn. Định bụng hỏi để cười nhạo một phen, ai ngờ con người ta học giỏi hơn con mình. Ai nấy tức nhưng chẳng biết nói sao, chỉ đành quay qua chỗ khác tìm người nói chuyện.
Ông Khang run đùi ngồi tán phét với vài người quen trong lớp, chợt có tiếng xì xầm to hơn, ông Khang ngẩng đầu lên nhìn thấy ông Trọng với một người đàn ông khác trông quen quen đi vào.
Ông Trọng lườm liếc ông anh vợ mình, hừ lạnh một tiếng, tiếc lời chẳng thèm nói một câu đi vào chỗ cũ của thằng con ngồi xuống. Thấy ông Khang ngồi trước mình, ông Trọng cũng không kinh ngạc lắm, rất lịch sự chào: "Xin chào."
Nhìn người đàn ông sang trọng trước mặt, ông Khang cười sảng khoái bắt tay đáp lại, nói: "Chào anh, hình như anh là ba của thằng nhóc Nghiêm đúng không? Vợ tôi là cô Trâm, tôi có thấy anh vài lần ở trường cấp 2."
Ông Trọng cười lịch thiệp: "Thằng nhóc Nghiêm vẫn thường hay nhắc tới cô Trâm và Khánh. Vài bữa trước tôi nghe nói thằng bé phân hóa rồi, gia đình anh có thấy phiền phức gì không?"
Thấy người sang trọng như vậy nhưng nói chuyện lại gần gủi, ông Khang cảm thấy rất lạ nhưng nghĩ người ta nể mặt vợ mình nên mới nói với ông thôi. Ông Khang cũng không khách sáo mà lắc đầu:
"Cũng chẳng có gì. Nhà tôi mấy đời chưa có một Omega nào, quý còn không hết chứ nói phiền gì. Có điều cũng tại đầu tiên nên có nhiều cái không biết phải lên mạng học. Mà công nhận, nuôi khó thật chứ."
Như người bạn bàn về gia đình, ông Trọng gật đầu: "Cần chú ý nhiều lắm. Ăn uống ngủ nghỉ đều phải chú ý. Có nhiều người cho rằng nuôi giống Beta nữ nhưng thật ra không phải. Thằng bé là con trai, có suy nghĩ và tự tôn của con trai. Nếu nuôi theo kiểu con gái thì yểu điệu lắm."
"Nói vậy chứ con gái cũng mạnh mẽ lắm, con bé nhà tôi nó mà la một cái cả làng sợ chứ không phải vừa đâu." Ông Khang cười ha hả không quan tâm mình mới bôi xấu con gái yêu quý của mình.
Người ta thấy hai người nói chuyện vui vẻ thì kinh ngạc. Mấy lần trước đi họp phụ huynh, ông Trọng không hay trò chuyện, có thì cũng lịch sự chứ chẳng thân thiện như lúc này đâu. Rất nhiều người muốn làm thân với người đàn ông quyền lực này nên mặt dày mặt dạn đến, cuối cùng bị bơ ôm cục hận nhưng chẳng làm được gì. Ai mà ngờ, gã đàn ông Beta bình thường, bề ngoài xăm trổ lại khiến người ta hứng thú.
Alpha giàu có ngồi kế bên ông Trọng nhìn hai người trò chuyện vui vẻ thì cũng ngờ ngợ rồi. Ông Vỹ đánh giá ông Khang, nhìn bắp tay to cùng với hình xăm ghi đầy tên của thành viên gia đình. Hai người kia đang trao số điện thoại của chuyên gia dinh dưỡng, ông Vỹ nói:
"Ngoài dinh dưỡng, anh có thể cho thằng vài ba món đồ để tự vệ."
Ông Khang thoáng kinh ngạc, ông cứ cảm giác thấy cái mặt này đâu rồi, chợt, ông cười hỏi: "Ông anh là phụ huynh của thằng nhóc Kỳ đúng không? Tôi thấy mặt hai người giống nhau lắm."
Ông Vỹ cười gật đầu.
"Công ty tôi có sản xuất vài loại vũ khí để tự vệ, được nhà nước kiểm định và cho lưu hành rồi. Song Kỳ có kể tôi nghe về con trai anh, thằng bé ít bạn nên có Nam Khánh chơi chung nó quý lắm." Ông Vỹ nói.
Ngay sau khi chào hàng xong, cô Nhã đứng trên bục giảng cũng bắt đầu lên tiếng. Vì đến giờ họp rồi nhưng còn vài phụ huynh đến trễ, không muốn làm mất thời gian của mọi người, cô bắt đầu buổi học phụ huynh luôn.
Ban đầu cô nhận xét thành tích của cả lớp. Tuyên dương các bạn có thành tích cao và tích cực trong học tập. Bộ ba phụ huynh ngồi cuối lớp vừa kết bạn tâm giao đều được xướng tên, họ cười vui vẻ, nhận tràn pháo tay tán dương và ánh mắt ngập tràng ghen tị của các vị phụ huynh khác. Ông Khang bày tỏ mình quen rồi, năm nào cũng được khen cũng không ngại lắm.
Mấy phụ huynh có con có thành tích chưa tốt thì sắc mặt không vui vẻ cho lắm. Ông Khang rất hả hê, ngoại mặt khuyên là từ từ dạy nhưng trong bụng đã cười nghiêng cười ngã rồi. Có vài phụ huynh có ý kiến là cô chú ý bạn nào yêu đương thì báo cho phụ huynh, tuổi này lo học chứ yêu đương gì.
Cô Nhã cũng ngại ngùng, cô nói: "Tuổi mấy em còn hồn nhiên dễ rung động, nếu cấm mấy em thì không nên. Có rất nhiều bạn khi yêu rồi càng cố gắng, hai đứa cố gắng để nâng cao kiến thức. Giờ mà cấm, các em sẽ dễ sinh ra tâm lý phản nghịch, sẽ khó mà khuyên dạy được.
Nhưng nhiều cha mẹ lại không đồng ý, họ cứ yêu cầu cô báo cho mình, họ làm gì thì kệ họ.
Ông Khang quay xuống thầm thì: "Hai anh có cấm yêu sớm không?"
Ông Trọng tao nhã đáp: "Gia đình tôi không cấm, nhưng yêu ai thì phải nói cho gia đình hây. Thay vì cấm cho tụi nó tự chạy, mình vẽ đường cho tụi nó đi đúng hướng thì tốt hơn."
"Vợ tôi không chịu đâu, cô ấy cấm mấy đứa nhỏ yêu đương. Nói thật thì tôi cũng nghĩ giống anh, thà rằng mình chỉ cho tụi nó hiểu chứ cứ cấm để tụi nó làm liều. Haizz, tụi nó giờ cũng nhỏ nhắn gì nữa đâu, 17 18 tuổi, hồi xưa ông bà bằng tuổi này đã hai ba mặt con rồi." Ông Khang than thở.
Sau khi thảo luận vụ yêu đương học đường, cha mẹ học sinh lại bắt đầu chuyển sang vấn đề khác. Cô giáo giải đáp thắc mắc của các bậc phụ huynh không hề khó chịu gì. Cô nhìn xuống ba vị phụ huynh vẫn còn thầm thì to nhỏ với nhau giống như mấy đứa học trò đang nói chuyện riêng trong lớp, trông khá buồn cười.
Kết thúc bằng việc thông báo các khoảng đóng trong kỳ này, ai có mang tiền đem lên cô đóng còn không thì về.
Ông Khang định đi đóng tiền nhưng bị ông Vỹ kéo lại, ông ấy nói: "Chiều nay anh có bận việc gì không? Ba chúng ta nhìn chung cũng có duyên, mấy đứa con cũng chơi chung với nhau, thì coi như anh em đi uống vài chén."
"Tôi thì rảnh lắm, sợ mấy anh công việc bận bịu thôi." Ông Khang cười khoái trá.
Ông Trọng xem lịch trên điện thoại, nghe vậy đáp: "Tối nay tôi không có việc gì. Hay hẹn anh ở quán của anh đi, tôi nghe nói anh kinh doanh quán nhậu."
"Ối vậy quý hóa quá, tôi sẽ chuẩn bị một bàn hoành tráng để đón tiếp khách quý." Ông Khang cười phá lên, vỗ vai hai người bạn vừa quen, vui vẻ chạy lên xếp hàng đóng tiền học phí.
Ở dưới lớp, ông Vỹ lườm ông Trọng.
Hai người hằm hừ liếc nhau rồi đi thẳng ra cửa lớp, người trái người phải, đường ai nấy đi.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top