Tôi và em - Oneshort

Tôi và em

 '' Nắng thu vàng nhỏ mình bên hiên trước

    Gió heo may gợn nhẹ đón em sang

    Tôi ngơ ngẩn trông bóng em dần mất

    Nơi sân ga vương lại chút hơi em ''

Hà Nội mang cái tiết trời se lạnh để anh nhiều ngẫm nghĩ, nơi cố đô đâu có được nhộn nhịp như đất Hà Nội này. Anh nhà báo mới ngày đầu đến thủ đô anh còn bỡ ngỡ quá, bất thật chờ cậu cán bộ ủy ban mãi chưa thấy bóng dáng càng làm anh thêm sốt ruột. Cả một quãng dài đi từ Huế đến Hà Nội trên hỏa tốc có chút không quen, tàu cứ chạy nghe trong khoang thì êm tai lắm nhưng nó ở ngoài cứ xì xịch mấy cái bánh răng cọ vào nhau kêu ken két. Chàng trai đất Huế đã gần ba mươi cái xuân xanh lần đầu đặt chân ra đất lạ, cũng phải kể về cái nghề viết báo của anh công việc đòi hỏi anh phải đi đây đó để viết bài, nghe nói Hà Nội nhiều cái mới, cái hay nên viết báo là phải viết cho sắc cho hợp để dân Hà Thành đọc mà ngẫm.

Anh đứng đợi thêm tiếng nhưng có ai đến đón, chiếc đồng hồ lớn kêu vang mấy hồi báo điểm 6 giờ đài phát thanh chợt vang lên nghe giọng dẫn lánh lót nghe mà ấm lòng. Giờ cũng đến lúc người dân thủ đô làm việc, người hòa vào người cứ nườm nượp hối hả. Những năm 80 trong bầu trời Hà Nội tiếng còi xe như vang vọng, tiếng kêu bình bịch của động cơ máy móc, tiếng cô hàng bánh gọi mời mua cái bánh mì giòn. Chắc cậu cán bộ quên mất việc đón anh nhà báo, tầm giờ này ủy ban làm việc rồi cũng nên, bỗng một giọng trong trẻo gọi anh từ phía sau làm anh chú ý

- Anh lại mua gói xôi mở hàng cho em nhé.

Một cậu trai nhỏ nhắn nhìn anh với đôi mắt biết nói, em đang cười như bông hoa buổi sớm, em mặc chiếc áo cánh mỏng cũ màu đội một chiếc mũ nhỏ. Em cười với anh một nụ cười đẹp lại nhẹ nhàng, anh chẳng biết ứng xử sao cho phải thì em đã đặt vào tay anh gói xôi đang nóng hổi. Em kéo chiếc ghế con mời anh ngồi, miệng em tíu tít nói nghe vui tai thật, đất thủ đô con người dễ mến quá làm cho anh vui lây trong lòng

- Anh ăn đi cho nóng, xôi mới thổi ngon lắm anh.

Anh nhìn em rồi cười đáp lại câu mời gọi thân thương ấy, xôi em bọc trong lá chuối hương  thơm phảng phất, tay anh lấy một góc xôi đưa lên miệng. Vị bùi bùi lại ngậy ngậy của gói xôi vò, xôi nóng hôi hổi ăn trong tiết trời thu này hợp đến lạ. Mắt em trong veo cứ nhìn anh mãi, em lại hay cười làm anh thoáng vẻ bối rối. Mới đến thủ đô được dăm tiếng anh đã thấy gần gũi, thân quen lắm, em vui vẻ hỏi anh

- Anh chắc là người miền khác đến Hà Nội?

Anh có phần bất ngờ khi em hỏi, em nhận ra hồi nào anh cũng không hay, có khi người Hà Nội tinh tế là vậy khách phương xa ghé lại họ nhận ra liền. Anh gật đầu một cái để trả lời em miệng em lại khẽ cười, em cởi mở với anh cho anh thấy bớt nhớ cố đô, cậu trai này cười đẹp thật cái mũ em thi thoảng rung lên theo tiếng em trong trẻo

- Anh đi hỏa tốc đường dài vậy mệt ghê, anh ra đây rồi có ai đón chưa?

Anh đặt cặp sách xuống tay rân rân cầm gói xôi, anh nhìn em đáp lại bằng giọng Huế trầm trầm

- Anh xuống bến cũng hai tiếng rồi đứng nãy giờ chưa thấy bóng ai, có em gọi anh làm miếng xôi ấm bụng, anh hên quá em ạ.

Em ngơ ngác nghe anh nói giọng Huế, người miền trong họ nói khác mình thật nghe tuy lại nhưng em chẳng bỏ sót chữ nào nghe rành rọt cả. Mấy bà đi chợ ghé quán em mua xôi, gọi mãi em cứ im im chẳng phản ứng gì, bất quá anh vội lay em nói nhỏ

- Em ơi!

Em như choàng tỉnh, ngại thật nghe người ta nói lại cứ ngẩn tò te như thế. Mặt em đỏ ửng lên cái đầu chăm chăm vào chõ xôi không dám ngẩng lên nhìn anh nữa. Bỗng từ xa có cậu cán bộ xăm xăm đi tới, thấy anh cậu hớt hải thở hổn hển

- Không biết là nhà báo xuống xuống bến sớm vậy, tôi cứ đinh ninh rồi ngủ quên mất, nhà báo thông cảm cho tôi nhé!

Cậu cán bộ chợt quay sang em, cậu cười cười rồi bảo

- May có Quốc giữ nhà báo ngồi đây chứ không tôi chẳng biết tìm đâu ra anh ở Hà Nội bạt ngàn này. Quốc ơi cho anh gói xôi vò như mọi khi, nhà báo cũng lót dạ chứ?

- Cảm ơn cậu, Quốc mời tôi làm gói xôi nãy rồi.

 Anh gọi tên em khiến em giật mình, em ''dạ'' một cái rõ lớn, dáng vẻ ngô nghê của em làm cả anh cùng cậu cán bộ bụng miệng cười. Thấy mình bị quê em ngượng chín mặt, cậu cán bộ lại cứ thêm vài câu đùa lại càng làm em lúng túng, anh xoa lên cái mũ của em giọng anh nhỏ lại

- Quốc cho anh xin lỗi nhé.

Em vội lẩn khỏi tầm tay anh, em đưa gói xôi cho cậu cán bộ rồi cúi gằm mặt, ai đời mới sáng sớm đã bị trêu đến đỏ mặt như vậy. Em không nói không rằng, hai tay cứ dậm dụi vò vò gấu áo, mãi đến khi anh và cậu cán bộ đi khỏi em mới đưa mắt nhìn lên, em thở phào dễ chịu hẳn. Cánh cổng ủy bản to rộng hiện ra ở trước mắt, cậu cán bộ nhanh tay đẩy cổng vào trong tươi cười vào mời anh bước vào

- Nhà báo vào ủy bản làm cốc nước chè cho tỉnh người, nghỉ ngơi lại sức rồi để tôi dẫn nhà báo ra khu các bác cấp trên cấp cho anh ở. Các bác tâm lí cấp khu nhà tập thể thoáng mát lại lí tưởng hợp để viết lách.

Cậu cán bộ vừa nói vừa rót cốc chè xanh thơm mát đưa cho anh, tiện tay cậu mở gói xôi nóng đặt lên bàn mời anh ăn cùng. Anh khéo từ chối rồi nhấp ngụm chè, hai mắt nhìn xung quanh chợt dừng lại hỏi cậu cán bộ

- Anh cho tôi hỏi anh biết Quốc đã lâu chưa?

- Anh hỏi Quốc hồi nãy à? Từ đợt mới được cử về đây làm việc được hơn năm tôi đã thấy Quốc rồi, em ấy nhỏ người mà khéo lắm.

Anh khẽ gật đầu rồi cười cười, anh bảo cậu cán bộ dẫn anh qua khu tập thể để anh xem qua. Trên đường đi anh cứ nôn nao định hỏi chuyện nọ chuyện kia nhưng chẳng dám sợ cậu cán bộ thấy phiền, người Hà Nội họ dễ gần nhưng phiền quá cũng không hay. Như hiểu được tâm tư anh nhà báo cậu cán bộ ôn tồn bảo

- Từ khu tập thể này ra chỗ Quốc bán xôi cũng không xa lắm, mai tôi nhờ người gửi cho anh cái xe đạp cũ đi cho tiện chỉ bất ở chỗ nếu anh đi từ Quốc ra tòa soạn thì xa hơn một quãng.

Hai mắt anh sáng hẳn lên, anh vội bắt tay cậu cán bộ đầy cảm kích anh cứ cảm ơn mãi, cậu cán bộ cười xòa nói lại

- Có gì đâu anh, anh mới đến đây lạ người lạ cảnh chắc ngoài tôi với Quốc ra lại chẳng quen ai, tôi bận việc ở ủy ban quá chẳng giúp anh được nhiều vậy phải nhờ đến Quốc nhiều rồi.

- Vâng cảm ơn anh, anh giúp tôi đến thế này là quý lắm.

Cả hai đứng trò chuyện một hồi lâu, cậu cán bộ có chuyện phải về ủy ban nên xin phép về trước, anh loay hoay dọn dẹp căn nhà cấp bốn cho gọn gàng thì có người bảo gửi cho anh cái đạp từ ủy ban, anh niềm nở ra nhận rồi chào hỏi cho thêm quen với khu xóm.

 Anh đạp xe thật nhanh ra chỗ em thấy em đang cặm cụi dọn hàng, anh chạy ra phụ làm em giật thót. Cứ nhìn thấy anh em lại nghĩ đến dáng vẻ mình khi nãy, em ngượng lắm kêu anh không phải làm nhưng anh có chịu nghe câu nào. Mải dọn anh không để ý đến vẻ mặt em, gò má em ửng hồng chẳng biết là do cái nắng hay do người đứng trước mặt, em ủy khuất ngay

- Anh làm thế này em ngại lắm, anh cứ để em tự làm.

- Anh muốn phụ Quốc một tay, nắng lên rồi một mình em làm anh không nỡ.

Em biết mình không nói lại lí lẽ của người trí thức, mười miệng em nói vào anh nói một câu thôi cũng im bặt, biết thế nên em nín thít chẳng nói câu nào nữa. Đồ đạc em cũng chất gần hết lên xe rồi còn mấy cái lỉnh kỉnh em định cho lên nốt thì anh đã vơ hết lên xe anh rồi, hai mắt em mở to nhìn chằm chằm em có ý muốn cản nhưng sợ anh nói lí nên lại thôi. Cả quãng về nhà em chẳng buồn nói với anh một câu, lũi cũi đạp cái xe Peugeot xanh dương gắn với bánh xe vàng trông ngồ ngộ. Vào đến ngõ nhà em nhưng anh bị chặn lại, em nhất quyết chẳng để anh vào được trong nhà, em đỗ xe xuống lanh lẹ lấy đồ từ xe anh chất đầy lên con xe Peugeot, em rành mạch nói với anh

- Anh giúp em đến đoạn này là được rồi, sau em không dám để phiền anh thế này nữa đâu.

Nói đoạn em leo lên xe đi thẳng, chẳng đoái hoài đến anh nhà báo đứng dưới cái nắng heo hắt trời thu đang bận lòng nghĩ đến em. Anh lủi thủi dắt xe về khu tập thể, cả buổi anh không làm được gì nhiều, nghĩ đến em anh lại chẳng còn tâm trí làm việc khác. Ấy vậy mà cũng đến chiều , anh ngã mình xuống chiếc giường đơn mệt mỏi anh gối đầu lên hai tay ngẫm nghĩ : Anh cứ đi biền biệt vậy nhà cửa người thân ở Huế anh cũng lo, ba má anh mất cũng hai ba năm nay rồi còn mỗi hai anh em trai ở với nhau. Anh trai cũng đã có gia đình, vợ con đuề huề yên ổn còn anh chưa lấy nổi một mảnh tình. Lâu nay ở Huế sáng đi tối về, cơm nước có chị dâu lo liệu, việc nhà việc cửa cái gì cũng đến tay anh chị lớn anh cũng nhàn nhã. Giờ ra Hà Nội một thân một mình lắm lúc nghĩ tủi buồn không ai bầu bạn tâm giao, anh lại thở dài. Anh ngồi nhìn ra cửa sổ tiết giao mùa lá khô rơi xào xạc, anh dắt chiếc xe “nguyên bản” hiệu Sauvage Paris, đời 1940 ra ngắm nghía, tính anh cũng cẩn thận anh lau chùi cho cái xe sạch sẽ hơn, tìm được tuýp dầu xe cho thêm vào dây sên đi cho nhạy, chỉnh lại ghi-đông rồi kéo lại phanh. Xong xuôi anh đạp xe ra phố xem có gì mua về nấu ăn tối, đạp lòng vòng quanh khu mãi chẳng tìm ra cái chợ anh nản lắm, nhìn bên đường có bà cụ đang mò mẫm qua đường anh dắt xe qua giúp. Anh đưa bà đi cả quãng dài mới nhớ ra mình đi xa quá, giờ tìm thế nào được đường về. Thấy anh có vẻ hoảng hốt bà cụ mới vỗ vai anh hỏi nhỏ

- Cháu mới lên đây à?

- Vâng, cháu mới lên được nửa ngày, mải đi với bà cháu lỡ đi quá đường giờ chẳng biết về lối nào.

Bà cụ cười hiền bà bảo anh chớ có lo, bà sống ở đây chục năm rồi nên bà thuộc đường lắm, hỏi ra mới biết anh ở khu tập thể bà nhờ mấy đứa trẻ con gần đấy dẫn anh đi. Anh cứ gặng hỏi nhà bà ở đâu để có dịp xuống cảm ơn nhưng bà chối khéo, anh theo đám trẻ con dẫn đường đến khu nhà, anh mới hoàng hồn nhận ra mình tìm được đường về. Anh lấy mấy cục kẹo lạc trong túi ra đưa cho mỗi đứa một cái thay cho cảm ơn, chúng nó mê tít rối rít dạ xin anh. Anh đành ôm cái bụng đói meo mà đi ngủ, cả ngày này anh cứ như chong chóng, ngày đầu ở Hà Nội cho anh cơ man là chuyện, đói lại mệt anh ngủ thiếp đi ngay.

Sáng hôm sau, anh thức giấc khi nghe tiếng gõ cửa bên ngoài, vẫn hơi ngái ngủ đầu tóc anh rối bù, anh loạng choạng mở cửa. Cậu cán bộ tròn mắt nhìn bộ dạng của anh, cậu bỏ hết đồ đạc trên tay xuống rồi dìu anh vào trong nhà, cậu rót cốc nước bảo anh uống cho tỉnh, anh ậm ờ rồi đặt cốc xuống bàn quay ra hỏi chuyện cậu

- Mới sáng anh ghé nhà sớm thế?

- Các bác cấp trên bảo tôi đến xem tình hình của anh, nghe nói hôm qua anh đi lạc may có cụ Đoan nhờ đám trẻ con đưa anh về. Anh tính đi đâu mà lại lạc vậy?

- Thú thật với anh tôi định xuống chợ mua ít đồ ăn ấy chứ nhưng ngặt nỗi xuống được đến phố lại tìm không ra cái chợ, gặp được bà cụ giúp cụ xách ít đồ lại đi quá thành ra lạc.

Cậu cán bộ à lên tiếng rồi mang đồ đặt lên bàn cho anh, đầy đủ thức ăn cho cả tuần, cậu nhanh miệng bảo

- Anh muốn đi chợ thì đi ra sau tòa soạn, đây là đồ các bác phòng trên gửi bảo anh dùng dần thiếu tôi lại đưa thêm. Bà cụ hôm qua anh giúp là bà nội của Quốc, anh may lắm gặp được cụ đấy.

Cậu cán bộ nói đến đấy rồi xin phép đi về, anh nhìn đống đồ lại nhìn ra ngoài, anh nghĩ đến câu nói của cậu cán bộ nếu anh đã gặp được bà nội của Quốc thì anh lại càng có cơ hội hỏi chuyện về em nhiều hơn, nghĩ đoạn mà anh cười thầm.

Cả một tuần anh sống ở Hà Nội có dăm lần gặp em đang bán xôi nhưng em cứ vờ như không thấy, cứ thấy anh là em tránh mặc cho anh có hỏi han đủ chuyện. Hôm nay cũng thế trước khi đến tòa soạn anh lại ghé chỗ em đôi lúc, nhưng nay em không ở đấy anh đâm ra lo lo. Đứng đợi thêm nửa tiếng đồng hồ báo ngân dài anh mới vội đi làm nhưng đầu óc bận hỏi về em. Cả ngày làm việc anh bồn chồn, thấp thỏm thấy không yên tâm anh xin phép về sớm, anh hỏi chuyện mấy bà bán hàng bên cạnh thì biết em sáng nay vẫn bán chỉ điều em muộn đến lúc nắng lên cao em mới ra. Anh lững thững đạp xe về thì thấy cụ Đoan đang xuống từ chiếc xe khách, anh vui ra mặt lân la ra chỗ bà, bà nhận ra anh ngay. Anh đỡ túi đồ nặng từ tay bà đặt lên xe, vui vẻ trò chuyện với bà cùng bà đi về, bà thấy quý anh từ lần đầu gặp, cậu chàng có mái tóc hơi nâu đôi mắt đậm sắc, nụ cười tươi chào bà khi mới quen, cách nói chuyện thật thà lại có duyên làm bà ưng lắm. Hai bà cháu dừng ở trước một cái cổng màu nâu đất đã gỉ, giàn hoa giấy xum xuê tán mở rộng ôm lấy lối vào, hương gạo nếp bay ra từ bếp rạ có một dáng hình nhỏ con đi đến đỡ bà cụ Đoan rồi đứng hình nhìn anh. Em lúng túng nhận gói quà từ tay bà lại cúi rạp xuống khi anh đưa mấy túi đồ của bà. Bà nhẹ nhàng xoa đầu em rồi mời anh vào trong uống nước, em mong anh khách sáo mà từ chối nhưng anh lại cứ vậy răm rắp nghe theo bà. Chén chè xanh trong vắt pha chút chát ở đầu lưỡi làm anh khuây khỏa hẳn, cả ngày nay lo lắng cho em giờ anh mới lấy lại tinh thần, em trốn lì ở trong bếp không chịu ra ngoài bà đành đỡ lời

- Quốc nhà bà nhát lắm, em nó chẳng thích giao tiếp với ai bao giờ.

Anh bật cười khi nghe bà nói chuyện về em, bà liên tục gọi em ra cùng bà tiếp khách nhưng em như pho tượng không hé răng nói một tiếng

- Quốc ra đây tiếp chuyện anh Hưởng với bà, anh là khách mình là chủ mình phải lịch sự con ạ.

Biết em ngại nên anh khuyên đỡ, anh không muốn em khó xử, cái đầu nhỏ cứ lắc nguầy nguậy mỗi lúc bà gọi làm anh buồn cười không thôi. Bà lắc đầu rồi tiếp chuyện với Hưởng

- Cháu từ Huế ra đây để làm việc à? Định ở đây lâu dài không?

- Cháu là nhà báo được gọi ra đây viết bài, cái đặc trưng đi lại của nghề bà ạ cháu muốn bỏ không được, lỡ theo nó rồi thì phải theo cho chót, ở Hà Nội lắm thứ hay để cháu học chắc tầm vài năm đón cả nhà ra ngoài này luôn.

Bà nhấp ngụm nước chè rồi tán thưởng, suy nghĩ của người trẻ bây giờ rộng lớn hơn thời các cụ nhiều, bà lục đục lấy gói bánh trong túi ra đưa cho anh bảo khẽ

- Bà mới ở quê lên có mấy thứ quà quê các cô cứ dúi bảo đem về, Quốc thích mấy món này lắm nhưng nó ăn một mình lại không hết, bà san cho cháu một ít đem về mà nhâm nhi, bà cho anh thế này thôi đừng bảo em không nó dữ là nó không cho đâu.

Anh cười tươi cảm ơn bà, thấy mắt em đã nhìn anh không chớp, anh có ý muốn trêu cố nói to cho em nghe được

- Bà cứ để cho em,cháu không dám nhận.

- Không nhận là không được, bà quý anh như con cháu trong nhà, hôm nào rảnh lại qua nhà rủ em đi chơi, em ở nhà một mình nó tủi.

Anh tủm tỉm cười rồi chào bà xin phép về, dắt xe ra đến cổng em níu tay anh lại, mặt em nghiêm túc hỏi anh

- Sáng nay anh không ra quán nên giờ qua nhà em à?

Anh gật đầu thay cho câu trả lời, anh cúi xuống thì thầm vào tai em

- Tối nay Quốc mặc đồ đẹp, anh qua đón Quốc đi chơi nhá.

Anh không cho em kịp nói thêm câu nào mà leo lên xe đi thẳng, anh chỉ biết giờ anh đang tươi lắm tối đón em đi chơi nghĩ đến đã thấy vui rồi. Quốc cứ đứng trơ ở đấy không hiểu gì, cậu trai Huế kia lạ lùng thật anh đến Hà Nội được hơn tuần mà tính tình lộ rõ thế. Quốc nghĩ đến câu anh nói thôi mà đâm ra sợ, lỡ anh đến đón rồi bắt em đi luôn thì sao? Mặt mũi em tái mét, chân tay run lẩy bẩy, em hét toáng lên chạy một mạch vào nhà trùm chăn kín người, bà có gọi có hỏi em cứ im re chẳng đáp, giờ em sợ xanh người rồi.

Đúng 7 rưỡi tối anh ghé qua nhà em, gọi vọng vào trong nhà chẳng ai đáp lại, anh gọi đến ba bốn lần mới thấy bà ra mở cửa. Bà đang kéo tay em ra trước mặt anh, bà gõ cốc vào trán em một cái kêu tiếng rõ dài

- Anh Hưởng rủ đi chơi chứ bắt đi mất đâu, con đi với anh cho biết này biết nọ, cứ ru rú trong nhà mãi là không được.

- Con không đi, lỡ đi rồi mà không về được với bà thì làm sao?

 Hai mắt em rưng rưng chực khóc làm anh giật thót, bà hết nói nhẹ đến nói nặng mà em cứ dùng dằng không chịu, anh thấy khó quá đành nói đại

- Quốc đi với anh nửa tiếng rồi về.

- Anh nói thật không? ~ Em đưa mắt trong veo dò hỏi

- Anh nói thật.

Em ngoan ngoãn gật đầu rồi ngồi ra phía sau xe, trước khi đi bà dặn dò đủ thứ em càng chẳng muốn đi. Em ngồi ghế sau nghe rõ tiếng trái tim anh đập liên hồi trong lồng ngực, anh đang hồi hộp hay lo lắng chuyện gì em khẽ hỏi nhỏ

- Anh đưa em đi như vậy anh mệt không?

Anh thắng vội xe kêu két, em mất đà ngã về phía trước ôm trọn lấy lưng anh, anh ngượng ngùng xuống xe nhìn sâu vào đôi mắt em rồi bảo

- Anh không mệt mà anh đang lo.

Em ngơ ngác không hiểu anh nói gì, từ từ xuống xe em kêu hai anh em cứ dắt xe đi bộ vậy cho dễ nói chuyện. Giờ em mới biết đâu chỉ có mình em ngại mỗi lúc gặp anh mà anh cũng thế, em cười tươi trông bóng cả hai loang dài trên mặt phố. Đèn cờ đã lên từ khi nào, anh chạy lại chỗ em trên tay cầm cốc chè bưởi tươi mát, lựa chỗ mát mẻ có gió thanh trăng tỏ cả hai ngồi xuống nhâm nhi cốc chè. Anh đã bớt hồi hộp hơn ban nãy đánh bạo bắt chuyện với em

- Quốc ngại anh hay sao mà cứ tránh anh mãi?

Em chớp mắt rồi cười phá lên, chẳng phải anh cũng ngại sao, anh hỏi vậy em biết nói thế nào giờ, mái tóc em rung lên miệng em cười tươi tắn

- Em là ngại lúc anh bắt chuyện lắm, nghe giọng người miền trong nó lạ lạ em lại ngơ ngẩn mỗi lần nghe, nhiều khi gặp anh chẳng biết nói gì nên lảng đi.

Em đưa cốc chè mát áp lên má anh, đột nhiên bị lạnh anh giật nẩy nhưng tiếng em cười giòn tan làm anh mê đắm vào cứ mặc cho em trêu đùa, em nhìn anh buông câu đùa tếu

- Anh Hưởng có vừa mắt ai chưa? Con gái Huế duyên dáng đáo để anh phải lòng cô nào.

Anh cười nhạt bảo chưa em chu môi kêu không tin, em kêu tướng tá anh như thế lại chưa có bóng hồng nào, lừa trẻ con chứ đừng lừa em, em nhanh nhảu giới thiệu vài cô cho anh xem xét nào là cô Hồng xóm trên là giáo viên mới ra trường hay chị Tâm con chú Khoa lái xe khách cả chị Thoa con đốc tờ Thân nhà bên. Anh nghe em giới thiệu thì chỉ cười, anh xoa xoa cái đầu nhỏ của em nói khẽ

- Anh chẳng cần cô nào đâu, Quốc cứ ở đây nói chuyện với anh là anh vui.

- Ơ anh nói thế sao được, bà nội em bảo ngày trước bố em cũng thế nhưng lỡ thương mẹ em rồi lại khác ngay.

Em nhìn xung quanh tiện tay hái bông hoa dại ven đường, em đưa lên trước mắt, giọng em nhẹ bẫng nghe du dương trong tiếng gió

- Bố lúc nào cũng bảo em rằng ''Thương người ta thật lòng thì có muốn dứt cũng khó'', bố thương mẹ tần tảo lại lam lũ quanh năm chỉ biết đến làm công ăn lương, sớm tối nghĩ cho người ta mà quên mất mình. Mẹ em từng đi ở có cái chỗ nương thân là quý, bố trước kia hay lên miền ngược lấy hàng về bán cho dân lắm của, gặp được mẹ bố em thương luôn.  Rồi bố xung phong đi vào trong Nam tham gia mặt trận, ngày bố đi bà với mẹ khóc nhiều lắm, em còn bé không cho bố đi nhưng bố lại bảo ''Bao giờ thống nhất bố về nhà ta lại sum vầy''. Bố cứ đi biền biệt năm gửi được có lá thư nhưng năm đấy là giấy báo tử, bà em ốm liệt cả tháng mẹ chẳng còn sức sống mà gầy rạc đi. Tròn một năm thì mẹ em mất, còn có em với bà nội ở với nhau. Em chẳng có gì nhiều kỷ vật của bố chỉ có cái xe cũ ngày ngày đi bán xôi, lâu lâu lại có người hỏi mua nhưng không bán.

Em cười nhưng sao xót xa đến thế, em kể anh nghe những chuyện khi tấm bé, những chuyện lâu nay em không thể giãi bày với ai. Người trí thức nghe chuyện kẻ thường dân nhưng lại hợp tình hợp lẽ, em mơ màng đôi mắt phủ tầng sương, có lẽ anh cũng đang thương một người, giờ anh nói thương liệu người đó có nhận không? Anh trông đôi mắt em mong chờ, anh nhìn lên ánh trăng cao mà tự hỏi mình, bông hoa dại trên tay em phất phơ trong cơn gió thu Hà Nội. Anh đưa em đi trên con đường vắng lặng, đèn đường lên cao nghe tiếng em cười khúc khích, anh nhớ những ngày ở cố đô con đường lợp màu hoa tím, cây cầu bắc ngang sông Hương Giang nhìn xuống dát đường trăng. Gió mát hiu hiu ru em ngủ say, em dựa lên lưng anh nhắm đôi mắt trong lại mà say giấc, tiếng em thở đều đều phía sau lưng làm anh thoáng chút ngượng ngùng. Anh đưa Quốc về nhà đã thấy bà đợi sẵn, anh dìu em vào giường hai mắt lưu luyến nhìn theo em. Trời đã muộn anh chào bà trở về nhà tập thể, hai tay anh vắt lên trán suy nghĩ, đã khuya rồi anh vẫn đăm chiêu có khi là lỡ thương rồi nên mới có tương tư. Tiếng em cười trong gió nhẹ lao xao, đôi má em mềm mại dựa lên lưng anh thổn thức. Anh lăn lội vài vòng nhưng chẳng ngủ, anh bật dậy lấy giấy bút sẵn ra vẽ vài nét.

Đêm dài cứ trôi anh cứ mải miết, hòn lửa nhô lên anh mới vươn vai gác bút. Nhìn em trong tranh lại nghĩ em trong mơ cho anh như cây hoa được tưới nước. Sẵn được ngày nghỉ anh sửa soạn chỉnh chu ra phụ em bán hàng, đồng hồ điểm đúng giờ đã thấy em ở đấy, anh vui tươi ra cất tiếng gọi em

- Quốc cho anh mua mở hàng nhé.

Em cười ngọt lịm làm anh đứng chẳng vững, cầm gói xôi lại chai lì đứng sát chỗ em, mấy chị em gái ghé mua xôi lại cứ nguýt dài

- Hôm nay được nghỉ, anh ra phụ em bán hàng.

Em lắc đầu bảo anh có ngày nghỉ đi dạo chơi cho thư thái, chúi đầu với chõ xôi với em thì được cái gì nhưng anh chẳng buồn nghe, anh dẻo miệng khen cho mấy cô phấn hồng e ấp thẹn thụng vui tính mua cho em đắt hàng, khách vãn anh kéo em ngồi xuống em sợ anh mệt thi  thoảng lấy vạt áo lau mồ hôi cho anh, em vô tư để tâm càng cho anh thêm say nắng, anh nhanh miệng đọc đoạn thơ

Một là yêu anh có Seiko

Hai là yêu anh có Peugeot cá vàng

Ba là yêu anh có téc gang

Bốn là yêu anh hộ tịch rõ ràng thủ đô.

Trông dáng vẻ em ngây ngô anh cười khoái chí, anh bảo con trai thủ đô như em là nhất rồi, chỉ cần thấy bóng em là khối người đổ, em chỉ lẳng lặng bảo anh đừng lấy cái hay chữ ra trêu em, em cũng có người thương nhưng sợ người ta chê nên em không nói. Anh nghe được mà cứ thấy nhói trong tim em thương người ta rồi còn đâu mà cho anh nữa, anh ậm ừ không nói rồi lảng qua chuyện khác, anh đã nào kịp nói cho em nghe giờ em bảo thích người khác thì thôi anh giữ lại cho mình.

Mấy năm ròng cứ thế qua đi, anh vẫn thương em dù em có người trong lòng, giờ ở đất Hà Nội họ quen nhẵn mặt anh, họ quen miệng gọi nhà báo, ai thân hơn gọi anh Hưởng, cậu Hưởng. Anh đi mấy năm liền chưa về quê lấy một lần, họ hàng ở Huế giục anh về nhà thăm người thăm quê, anh nửa muốn về nửa muốn ở, anh sợ anh về là không gặp được Quốc anh lại sinh nhớ, mà anh ở thì trái ý họ hàng cũng không hay. Anh bận nghĩ ngợi đến mấy hôm không ra ngoài, em tưởng anh ốm nên hỏi tìm đến nhà anh xem. Tiếng gõ cửa đập dồn dập anh lật đật ra mở cửa, em đứng ở ngoài mà nước mắt lưng tròng trông đến tội, thấy anh em sụt sịt chạy đến ôm chầm lấy. Ai bảo anh biệt tăm mấy hôm nay, hỏi ai cũng không biết anh ở đâu để em phải lặn lội tìm đến tận đây. Anh hoảng lắm thấy em khóc cứ chỉ đứng trơ ra đấy, đến khi mảnh áo đã thấm đẫm nước mắt em anh mới tỉnh ra. Nhìn em khóc thế này anh xót lắm, anh vỗ lưng em nhè nhẹ gạt nước mắt đang rơi trên khóe mắt em, anh dỗ dành mãi em mới nín. Em hờn dỗi nói bằng giọng mũi nghèn nghẹn

- Anh làm gì mà mấy hôm nay tăm hơi mất, mấy bà độc mồm bà ấy bảo anh bị tai nạn cũng nên. Em sợ lắm, may anh khỏe mạnh ngồi đây lỡ bị thật....

Anh lấy tay che miệng không cho em nói nốt, anh lắc đầu cầm lấy bàn tay gầy của em xoa nhẹ, giọng anh rầu rầu

- Mấy hôm nay anh suy nghĩ xem có về Huế thăm mọi người không, anh bận nghĩ nên không ra ngoài. Em thế này anh mới lo đấy, hay anh không về nữa anh ở đây với em nhé.

- Không được, anh ở Hà Nội mấy năm nay mọi người nhớ anh mong anh về sao lại không về được, anh đi về rồi lại ra với em.

Anh nhìn thấy mắt em đầy chắc chắn, em có nói gì anh cũng nghe hết nhưng sợ anh đi lâu rồi em ở đây biết phải làm sao, em hay tin người mấy bà mấy cô lại thích bơm chuyện anh sợ ảnh hưởng đến em. Lo nghĩ là thế nhưng em vẫn muốn anh về thăm quê thăm họ thăm hàng lấy một chuyến, đi công tác xa bao năm trời người ta lại nghĩ là quên mất quê cũ. Anh nghe theo em đi thu dọn hành lí để chuẩn bị lên đường, hôm đấy anh cứ nài em ở lại anh bảo mai anh về chắc lâu lắm mới ra được, anh buồn lắm em vì thương anh nên ở lại. Cái giường đơn hai mét chỉ vừa một người nằm, anh sợ em không có chỗ nên cứ nằm mãi ra ngoài tí trượt đến mấy lần, em bật dậy ngồi thu lu một góc cho anh có chỗ nằm. Chẳng hiểu sao nay anh bạo thế, anh kéo em nằm cạnh rồi ôm chặt em, vừa có chỗ cho cả hai anh lại thấy vui trong lòng. Em cũng nằm im để anh ôm không dám thở mạnh, em vòng tay đặt lên lưng anh, mắt em dần mệt rồi khép lại. Anh cả đêm thao thức vì có em trong vòng tay lại bồn chồn trong tâm can, mai anh về Huế rồi biết bao giờ mới được ôm em như này nữa. Anh hôn nhẹ lên trán em, nụ hôn anh kìm nén bao lâu, anh muốn nói cho em nghe là anh thương em lắm nhưng anh cũng biết mình là ai, em cũng có người trong lòng anh nói ra tình cảm làm em khó xử anh chẳng dám.

Ngày mới lại đến em tiễn anh ra sân ga, sân ga lúc ấy em giữ chút lưu luyến, em nhìn anh rồi lại nhìn hỏa tốc, mắt thu ngấn sương phủ da diết như mong chờ, trước khi đi anh vẫn muốn nói với em điều gì nhưng cổ họng anh nghẹn lại anh chỉ kịp nói

- Quốc cho anh ôm trước khi đi được không?

Em không đáp mà chạy đến ôm anh thật chặt, anh ôm ghì lấy em chẳng muốn buông, anh dụi đầu vào tóc em thì thầm

- Quốc đợi anh về Quốc nhé.

Em gật đầu liên hồi, tay em vẫn giữ chặt lấy anh, em vẫn đứng đó trông bóng anh tan dần trong đoàn người tấp nập hòa với gió thu thổi nhẹ. Tiếng hỏa tốc kêu thúc giục, đến lúc anh phải lên tàu, anh ngoáy lại nhìn em đầy lưỡng lự. Tàu đóng lại động cơ bắt đầu nổ, em chạy theo đoàn tàu tìm bóng anh ở các toa, hai tay em áp lên mặt kính mắt em trong veo gọi tên anh. Tàu chuyển bánh nhanh hơn em thôi không chạy nữa, em đứng đấy nói thật to

- Anh về sớm với em, anh về sớm với em. Em thương anh nhiều lắm.

Em lững thững bước về từng bước nặng trĩu, về đến nhà em thấy bà đang nói chuyện với mấy người xa lạ nào đó. Em cúi người chào hỏi có ý vào trong nhưng bà gọi lại, bà nói đây là các bác đồng đội khi xưa tham gia mặt trận với bố, các bác muốn đón em với bà vào trong Nam ở như di nguyện của bố. Bà hỏi em có muốn vào đấy không, nếu em muốn bà hẹn các bác mai ra đón em lên đường còn không em ở lại. Em xin phép bà với các bác cho em thêm thời gian để em suy nghĩ, muộn nhất là sáng mai em mới trả lời được. Mọi người hẹn mai lại để xem quyết định của em thế nào, các bác vừa đi khỏi em tủi thân ngồi khóc ở góc nhà, bà gặng hỏi mà em cứ chối không chịu nói cho bà nghe, bà hỏi em nhớ anh Hưởng hay sao mà lại thế nhưng em lắc đầu bảo không phải. Bà xoa đầu em nhẹ nhàng nói chuyện

- Bà nghe chị Thoa nói anh Hưởng về quê có dự định lấy vợ, chuyện như thế con phải mừng cho anh. Con buồn thế này anh lo nghĩ thì anh lập gia đình sao được. Bà cũng quý anh Hưởng coi anh như con cháu nhưng dạ mình có tốt đến đâu cũng không thay được cái ruột thịt máu mủ. Bà con mình sống dựa vào nhau làm phúc được điều gì thì làm, mình sống sao cho thoải mái con ạ.

Bà nói đến đây em òa khóc lớn, em chót thương anh Hưởng nhưng sao lại éo le thế. Anh là người học thức anh chấp nhận sao cái thứ tình cảm này được, anh cũng phải có hạnh phúc riêng em không giữ anh mãi bên mình được. Em ngậm ngùi gạt nước mắt theo bà sắp xếp hành trang để lên đường vào Nam, em không dám tơ tưởng bay bướm tình đẹp với anh nữa, giờ em phải đi rồi, nếu được gặp lại em mong anh có mái ấm hạnh phúc, bà bảo trời không phụ người tốt bao giờ nên em tin anh sẽ thế. Đêm đến em trằn trọc ngủ không vào, em ra ngoài sân nhìn bầu trời len lói vài ngôi sao, em nhớ tới anh,  nhớ tới đêm qua còn được ngủ trong vòng tay anh giờ em lại sắp đi xa. Em dặn mình không được khóc phải cứng rắn lên, anh Hưởng coi em như người thân chứ đâu hơn đâu kém, là em cứ sai trái chót đắm say anh. Em vào nhà lấy ra cái hộp nhỏ đựng vài mẩu giấy màu, cái hộp này em giữ từ ngày bé có gì mong muốn, có gì ao ước em lại viết vào mảnh giấy rồi bỏ vào hộp. Em lấy giấy báo gói cái hộp cẩn thận hí hoáy ghi mảnh giấy " Gửi anh Hưởng'', em nhìn nó một hồi lâu rồi lại khóc, khóc nấc lên từng đợt, em khóc cho nhẹ lòng hơn.

 Sáng sớm hôm sau, mọi người tập trung ở nhà em đông đủ, nguời nọ người kia nhanh tay phụ giúp bà cháu em đem đồ ra xe, mấy người hàng xóm bao năm gắn bó bịn rịn chia tay, người khóc người sụt sùi ai cũng luyến tiếc hai bà cháu em lên đường. Em đưa gói báo bọc kín cho chị Tâm chơi thân với em từ nhỏ, em nhờ chị nếu anh Hưởng có lên thì gửi cái này cho anh bảo anh giữ giúp em, coi như là kỉ vật còn lại của em. Nói rồi em trèo lên xe, nước mắt rơi lã chã chào mọi người lần cuối. Bánh xe lăn dài trên mặt đường, Hà Nội vẫn như bao ngày bình thường khác chắc không ai biết được tâm trạng em giờ đang xót xa đến nhường nào. Cảnh vật vẫn tươi đẹp rộn rã chỉ có em là buồn rầu thảm thương.

Huế đón màu hoa tím biếc đẹp mơ mộng, con đường làng cây xanh lợp bóng mát. Anh thăm lại đất cố đô sau mấy năm đi xa, cảnh vật không mấy đổi chỉ thấy trẻ con thì đã lớn đến tuổi tới trường, các cô các bác ngày trước vẫn đon đả như ngày nào, mấy cô năm xưa thích thầm anh nay có cô đã lấy chồng có cô gặp lại anh mặt vẫn e ấp, các cụ nay yếu hơn xưa song vẫn minh mẫn lắm.Giờ này anh ở Huế đang nhớ về em da diết anh lấy bức vẽ em trong túi áo ra ngắm nhìn, mải mê nhìn anh không để ý đến con bé Thơ đã đứng ở bên lúc nào, nó dòm nhìn bức vẽ rồi trề môi bình phẩm

- Chú ba vẽ đẹp quá hén, đi ra thủ đô vài năm mà chú đã tương tư ai rồi phỏng?

Anh gõ lên trán nó kêu nó bớt bớt cái tính lanh đi nhưng nó nào chịu để yên, trong nhà này nó thương chú ba của nó nhất, có cái gì liên quan đến chú ba là nó lao đến hóng liền, nó như bà cụ non suốt ngày xem nét mấy cô đào lỡ thẹn thùng, để mắt chú nó. Nó nom nghĩ người trong tranh chắc phải đặc biệt lắm chú ba mới vẽ như thế, ngày trước nó ngồi làm mẫu cả tiếng mà chú chẳng buồn động bút, nó dò hỏi anh bằng được bằng giọng nghi ngờ

- Chú ba thích trộm người ta chớ gì? Dòm trông cái bản mặt gian thí mồ.

Anh không trả lời nó đứng dậy đi thẳng, nó bực mình đứng dậm chân tỏ ý không bằng lòng, nó bám theo chân anh năn nỉ ỉ ôi đủ trò

- Con không hỏi chú ba nữa, chú cho con vài ngàn mua cà rem nha.

Anh biết đấu không nổi với bài này của nó nên lấy vài tờ bạc ra đưa cho nó, thấy chú đồng ý nó nhảy cẫng lên cảm ơn rối rít rồi chạy miết đi. Anh đứng đấy một mình hóng cơn gió đầu mùa man mát, thấy chị dâu đã xách giỏ đi chợ về, anh chạy ra xách đỡ. Chị em lâu ngày không gặp có bao chuyện để nói, chị hỏi việc công tác của anh ở Hà Nội ra sao rồi, có gì bất tiện không rồi liên miên bao chuyện cuối cùng vẫn hỏi anh đã để ý ai chưa. Mỗi khi hỏi đến chuyện ấy anh không trả lời chỉ cười cho qua chuyện, là con thứ trong nhà ba má cũng không còn lại có anh trai rồi nên anh không có ý tìm nửa kia hay anh đang dấu chuyện thương em lại. Nói ra chỉ có tình cảm ở mỗi phía của anh, tình cảm không ai thấu anh không dám nói.

 Ở nhà được bốn tháng anh lại khăn gói ra Hà Nội. cả nhà không muốn anh đi nhưng anh đã quyết từ mấy ai cản nổi, anh nôn nóng ra thủ đô gặp em, nói cho em nghe biết bao chuyện. Lúc anh ra chào họ hàng để lên đường con bé Thơ ôm gì chân anh, khóc mếu không cho chú đi. Mẹ nó dỗ dành nó sao nó cũng không chịu, nó hét toáng lên làm mọi người giật thót, mấy chú to con phải nạt nó mới làm nó nín khóc nhưng nó ấm ức úp mặt vào người mẹ khóc như mưa. Anh trai tiễn anh hẳn một đoạn đường cái, anh dặn mọi người ở lại giữ gìn sức khỏe, có dịp anh lại về thăm, anh chị hai thương cậu em cố ấn vào tay em ít quà quê với vài đồng dành dụm bảo em lên đấy nhiều thứ đắt đỏ, lo em khó trang trải được. Hưởng có chối sao cũng không được đành ngậm ngùi nhận, anh vẫy tay chào mọi người lưu luyến rời đi.

Ngồi trên hỏa tốc lòng anh nôn nao nghĩ đến em, lâu lắm không được gặp không biết em có khỏe không, Quốc vốn nhỏ người lại hay thích ôm hết việc vào mình nên anh lo lắm. Đi hết một ngày một đêm mà anh thấy xa xôi mãi, chỉ chờ khi hỏa tốc cập bến là anh đến gặp em liền.Anh chờ mãi chờ mãi cuối cùng cũng đến nơi, Hà Nội chào đón anh với không gian trong lành tươi mát, mây lễnh đễnh trôi một cách tẻ nhạt, còi xe âm thanh Hà Nội lại ùa về quen thuộc, anh cứ vậy xách cả hành lí ra chỗ em bán xôi nhưng em không ở đấy, hôm nay em lại có chuyện gì sao? Anh lo lắng chạy tới nhà em gọi tên em thật lớn nhưng không ai trả lời. Giàn hoa giấy rủ mình chẳng sức sống, bếp rạ mái phủ bồ hóng nên nhuộm đen, sân nhà em trống trơn vắng lặng. Anh ngồi bần thần trước cửa nhà em, đầu óc mơ hồ không nghĩ được gì, anh sợ sẽ không gặp em, anh gục đầu xuống hai mắt cay xè trong cái nắng tháng năm, mệt mỏi anh ngất đi trước cửa nhà em giữa trưa hè nóng nực.

Anh tỉnh dậy thấy mình ở ngôi nhà xa lạ, có vị đốc tờ đang kê toa thuốc, thấy anh tỉnh một cô gái lại gần hỏi han

- Anh thấy khá hơn chưa? Trưa nắng thế này anh ngất giữa đường là nguy lắm.

Anh không bận tâm đến lời cô gái nói, đầu óc anh quay cuồng anh chỉ nghĩ đến em thôi, anh toan định đi khỏi thì bị đốc tờ với cô gái cản lại, đốc tờ kêu anh nghỉ cho lại sức uống viên thuốc cho khỏe hơn đã nhưng anh muốn đi gặp em anh từ chối định tạm biệt cô gái bực bội nói lớn

- Anh Hưởng này ,anh nghĩ cho bản thân một chút, anh bị say nắng khi cố gọi tên thằng Quốc đấy. Bà cháu nó dọn đi rồi còn ở đây đâu mà anh gọi. Anh nghe đốc tờ uống thuốc rồi nghỉ ngơi đi, bao giờ cô Tâm về tôi gọi cô ấy qua nói chuyện với anh.

Anh nghe như sét đánh ngang tai, anh làm sao nghe được tin này đây sao em lại đi đột ngột như vậy, chẳng phải em hứa đợi anh về nhưng giờ lại đi mất. Anh mệt mỏi ngã mình xuống giường bệnh, hai tay đưa lên vò mái đầu rối bời anh trách em nói dối bỏ anh lại mà biệt tăm, bao lâu thương nhớ em mong đến ngày ra Hà Nội để gặp lại nhưng em lại chẳng còn ở lại. Lòng anh đau thắt nghe tiếng cô Tâm gọi tên mình, mặt anh buồn buồn đôi mắt chán nản làm cô Tâm suýt nhận không ra.Cô hỏi han tình hỉnh sức khỏe của anh nhưng anh không đáp, cô thở dài lấy cái hộp của em ra đưa cho anh. Anh ban đầu không nhận nhưng bảo là của Quốc anh vội vàng ôm lấy ,cô Tâm thở dài thưa chuyện

- Quốc nhờ tôi gửi cái này cho anh, hôm đi em nó khóc ghê lắm, em bảo em nhớ anh Hưởng nhưng em không gặp được. Em kêu là nếu có gặp anh thì đưa anh cái hộp bảo đấy là kỉ vật của em, anh có gia đình rồi thì đừng đi tìm em nữa, em bảo em chót thương anh nhưng em chẳng dám làm anh buồn, anh nghĩ. Anh nhận được rồi thì hiểu cho lòng em, em nó thật lòng thật dạ mong anh đừng lánh.

Anh ôm lấy cái hộp mà khóc, cậu trai ba mưoi tuổi xuân chưa hề biết khóc vậy mà hôm nay ôm kỉ vật người thương để lại anh không kìm được thêm. À thì ra em cũng thương anh lắm nhưng không dám nói, em khóc ngày anh lên tàu có lẽ vì em biết đấy là giây phút cuối cùng em được bên anh. Anh cũng chót thương Quốc rồi anh cũng không dám nói ra. Ta thương nhau nhưng sao ta lặng thinh, cứ ngỡ kẻ kia biết được tình cảm thì là sai trái nhưng ta mất nhau khi tình còn dở dang.

'' Quốc có biết anh thương Quốc lắm không? Anh chẳng cần cô nào đâu, Quốc cứ ở đây nói chuyện với anh là anh vui.

- Anh về sớm với em. Em thương anh nhiều lắm.''

~The end~


Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top