II4. Sóng - Xuân Quỳnh (Trạng thái và quy luật)

Mở bài: Duybralay từng nhận định: "Thơ là thư kí chân thành của trái tim". Một trái tim yêu tha thiết ắt phải trào dâng đúng như những gì nó cảm nhận, "Sóng" của Xuân Quỳnh là thế. Từ những khơi gợi, khởi nguồn trong hình ảnh "sóng", Xuân Quỳnh đã diễn tả những trạng thái cảm xúc của "em", và quy luật tình yêu tuổi trẻ trong cuộc đời.

Thân bài:

Trạng thái của sóng

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Trạng thái đối lập: "Dữ dội", "ồn ào", "dịu êm", "lặng lẽ".
Từ nối "và" đứng giữa hai vế đối lập.
Hình ảnh nhân hóa "Sông".
Hình ảnh nhân hóa "Sóng".

Quy luật của sóng

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Quy luật thời gian "ngày xưa", "ngày sau".
Quy luật "tình yêu", tuổi "trẻ".
Trạng thái "bồi hồi".

ND:
NT:

Kết bài: Tóm lại, qua hai khổ thơ trên, Xuân Quỳnh đã dẫn dắt từ trạng thái, quy luật của sóng để diễn tả tính cách người con gái và quy luật muôn đời của tình yêu. Giữa bom đạn của chiến tranh, Xuân Quỳnh vẫn gieo hoa nở dọc chiến hào, em vẫn là chính mình, vẫn nghĩ, vẫn nhớ và vẫn đi tìm tình yêu. Dù có là "ngày xưa" hay "ngày sau", "Sóng" vẫn vỗ vào tim người đọc, mang đến cho đời những triết lý tình yêu sâu sắc, yêu là dấn thân là trải nghiệm, còn yêu là còn trẻ, còn sống. Có thể người làm thơ đã yên giấc ngàn thu nhưng người yêu thơ thì vẫn luôn nhớ đến Xuân Quỳnh. Thi phẩm của bà mãi trường tồn với thời gian, như quy luật "sóng" tình mãi trường tồn vĩnh cửu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #onthi