I1. Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài (Đêm đông cởi trói và chạy trốn khỏi Hồng Ngài)

Mở bài: Balzac từng nhận định rằng: "Nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại."

Thân bài:
Đoạn trích Đêm đông cởi trói, chạy trốn khỏi gia đình nhà thống lí.

Khung cảnh mùa đông và thói quen hơ tay, sưởi lửa.

(Đoạn "Những đêm mùa đông... biết bao nhiêu lần.")

"dài và buồn"
"thổi lửa hơ tay, hơ lưng không biết bao nhiêu lần."

Lúc đầu, Mị vô cảm với nỗi đau chính mình và người khác.

(Đoạn "Thường khi đến gà gáy... sưởi như đêm trước.")

"Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi.
"A Phủ đánh ngã Mị ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước."

Sau đó, Mị nhận thức trở lại, thương mình thương người.

(Đoạn "Lúc ấy đã khuya... phảng phất nghĩ như vậy.")

Tình huống Mị "lé mắt trông sang" và nhìn thấy dòng nước mắt của A Phủ.
"một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại."

Hình ảnh "dòng nước mắt lấp lánh".

Mị nhớ lại đêm năm trước mình "cũng bị trói đứng như thế", "nhiều lần góc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được."
"nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này."
"Chúng nó thật độc ác."
"chỉ đêm mai là người kia phải chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết."
"Người kia việc gì phải chết thế."

Suy nghĩ và hành động cứu A Phủ.

(Đoạn "Đám than đã vạc... cũng không thấy sợ...")

Mị không cứu A Phủ ngay bởi lúc này còn sợ cái thần quyền "con ma nhà thống lí". Song, Mị đã có suy tính tường tận, thậm trí chấp nhận chết thay cho A Phủ. Đây không phải là ý nghĩ, lòng thương hại nhất thời mà là lòng nhân hậu, ý chí đấu tranh cho những người cùng khổ giống mình.

"nhớ lại đời mình."
"Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy."
"Mị cũng không thấy sợ."

Hành động cắt dây cởi trói cho A Phủ (cứu người).

(Đoạn "Lúc ấy... vùng lên, chạy.")

"Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây."

Chi tiết "con dao nhỏ cắt lúa".

Câu văn: "Mị đứng lặng trong bóng tối." đứng riêng biệt một hàng. Đây là lúc Mị nhận ra mình đã làm một chuyện tày đình. Nếu còn đây, ngày mai Mị sẽ phải chết thay cho A Phủ, điều mà Mị đã lường trước. Nhưng điều đáng nói, nhân vật của Tô Hoài sau phút giây làm anh hùng, bây giờ Mị lại đang sợ chết. Nhưng sợ chết có gì là sai khi sợ chết là biểu hiện của lòng ham sống.

Hành động chạy trốn khỏi gia đình thống lý (cứu mình).

(Đoạn "Rồi Mị cũng vụt chạy... chạy xuống dốc núi.")

"Mị cũng vụt chạy", "Mị vẫn băng đi", "Mị đuổi kịp", "lăn, chạy, chạy xuống lưng dốc".

ND: Ở đoạn trích này, Tô Hoài đã miêu tả Mị từ trạng thái vô cảm, lạnh lùng với cái khổ đau đến khi thức tỉnh, thương mình thương người, cuối cùng là cứu mình cứu người.

NT: Tô Hoài đã đặt Mị giữa lằn ranh cái vô cảm cam chịu với sự dũng cảm đầy tình thương ngăn cách nhau chỉ bằng hình ảnh "dòng nước mắt lấp lánh". Đây là sự sắp đặt tình huống tài tình, nhằm hóa giải trái tim Mị. Nhân vật Mị sở dĩ được xây dựng thành công đến vậy là nhờ vào vào tài năng khắc họa nhân vật, đặc biệt là miêu tả tâm lý. Bên cạnh đó còn là nhờ sử dụng các hình ảnh biểu tượng, trường từ vựng, các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, hiệu quả. Cùng với đó là lối kể chuyện hấp dẫn, thu hút, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc, vừa giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ.

Giá trị hiện thực: Tố cáo tội ác đày đọa nô lệ con người của bọn phong kiến địa chủ tay sai thực dân. Phản ánh chân thực bức tranh đời sống nhân dân Tây Bắc bị bóc lột dã man, tàn bạo.
Giá trị nhân đạo: Phát hiện, ca ngợi vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp tâm hồn con người Tây Bắc. Mở đường cho người dân đến với Cách mạng, thoát khỏi xiềng xích, đày ải.

Kết bài:

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #onthi