Hồn trương ba da hàng thịt
Trong trích đoạn kịch "Hồn Trương Ba, da hàng thịt", Lưu Quang Vũ hai lần ghi lại độc thoại nội tâm của nhân vật Hồn Trương Ba: Lần thứ nhất, trước khi Hồn Trương Ba đối thoại với xác hàng thịt “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải của tôi này lắm rồi, chán lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó được tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát!”. Lần thứ hai, sau khi Hồn Trương Ba đối thoại với những người thân “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ, mày đã tìm được đủ mọi cách để lấn át ta… Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”
Anh/Chị hãy phân tích những độc thoại nội tâm của Hồn Trương Ba qua hai lần miêu tả trên. Từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Hồn Trương Ba.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận
– Tác giả Lưu Quang Vũ: là một tài năng đa dạng nhưng kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất, là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm 80 của thế kỉ XX, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.
– Tác phẩm: là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ một cốt truyện dân gian, ông đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, chứa đựng nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lý nhân văn sâu sắc.
– Vấn đề nghị luận: hai đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc, giàu ý nghĩa thuộc cảnh VII của vở kịch…
* Giới thiệu sơ lược nhân vật
– Trương Ba vốn là người làm vườn khéo léo, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh cao trong sạch, sống chan hòa với mọi người, là người rất cao cờ…
– Vì sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu, Trương Ba đột ngột phải chết. Tiên cờ Đế Thích vì tiếc tài cờ của người nông dân ấy đã dùng phép cho hồn của Trương Ba nhâp vào xác của một anh hàng thịt để tiếp tục sống. Tình cảnh “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” đã đẩy Trương Ba vào bi kịch…
* Phân tích hai độc thoại nội tâm của Hồn Trương Ba
– Độc thoại nội tâm thứ nhất:
+ Hoàn cảnh xuất hiện: sau khi Hồn Trương Ba nhập vào xác hàng thịt, cuộc sống của Trương Ba có nhiều xáo trộn. Trưởng Hoạt sang nhà, phê phán Trương Ba dạo này đổi tính đổi nết; lí trưởng đến sách nhiễu vòi vĩnh; con trai Trương Ba càng ngày càng tỏ ra thực dụng, hư hỏng…
+ Nội dung:
Hồn Trương Ba “không muốn sống như thế này mãi”: không muốn sống trong tình trạng vênh lệch, “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, hồn của mình mà thân xác của người khác.
Chán và sợ “cái thân thể kềnh càng thô lỗ”, chỉ muốn tách khỏi, rời xa thể xác. Linh hồn Trương Ba muốn có một đời sống độc lập để giữ sự thanh cao trong sạch, không bị thể xác phàm tục chi phối, lấn át.
+ Nghệ thuật: những câu cảm thán ngắn dồn dập liên tiếp, những câu phủ định…
Khắc họa sự bức bối, đau khổ, ước nguyện khắc khoải của Hồn Trương Ba muốn thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm.
Thể hiện khả năng tự ý thức sâu sắc của nhân vật Hồn Trương Ba, không chấp nhận cái tầm thường dung tục, luôn đấu tranh với thể xác phàm phu để giữ gìn nhân cách thanh cao đẹp đẽ.
Lời độc thoại mở màn, dự báo cuộc đối thoại căng thẳng quyết liệt sẽ diễn ra tiếp theo giữa Hồn và Xác.
– Độc thoại nội tâm thứ hai:
+ Hoàn cảnh xuất hiện: sau cuộc đối thoại với những người thân như vợ, cháu gái, con dâu. Mỗi người có cách nói, giọng nói riêng nhưng đều khiến Hồn Trương Ba nhận rõ nghịch cảnh trớ trêu, càng làm cho ông đau khổ hơn. Ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ có thể gây ra cho gia đình, những người thân là rất tệ hại mặc dù ông không hề muốn. Sau cuộc đối thoại với người thân, kịch tính càng được đẩy lên cao trào, buộc Hồn Trương Ba phải đưa ra quyết định, sự lựa chọn cuối cùng của mình. Hồn Trương Ba chỉ còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, với những lời độc thoại đầy chua chát và quyết liệt…
+ Nội dung:
Hồn Trương Ba thừa nhận sự thắng thế, chi phối, lấn át của xác hàng thịt.
Nhưng Hồn Trương Ba không chịu thua, không khuất phục và tự đánh mất mình.
Hồn Trương Ba thách thức xác hàng thịt và quyết liệt khước từ đời sống do thể xác phàm tục thô lỗ đem lại.
+ Nghệ thuật: sự đan xen các câu cảm thán và câu hỏi mang tính chất tự vấn, giọng điệu vừa chua chát vừa quyết liệt: Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”
Lời độc thoại cho thấy cuộc đấu tranh quyết liệt, giằng xé, căng thẳng và trung thực của linh hồn cao khiết chống sự lấn át, chế ngự của thể xác dung tục, tầm thường.
Lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động thắp hương gọi Đế Thích để đi đến lựa chọn cuối cùng: chấm dứt cuộc sống vay mượn, chắp vá, “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”. Trương Ba lại tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc đời mình trong những tình cảm yêu thương, quý trọng của người thân…
* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật Hồn Trương Ba
– Hai đoạn độc thoại nội tâm không chỉ gợi lên hoàn cảnh trớ trêu bi kịch của Hồn Trương Ba mà còn cho thấy những suy nghĩ sâu sắc, thể hiện khả năng tự ý thức về giá trị bản thân, đề cao ý nghĩa sự sống ngay thẳng, trong sạch, thanh cao của nhân vật.
– Qua hai đoạn độc thoại nội tâm, ta nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của nhân vật Hồn Trương Ba:
+ Ở đoạn độc thoại nội tâm thứ nhất, Hồn Trương Ba buồn rầu, chán nản, muốn trốn chạy, né tránh hiện thực, không muốn thừa nhận sự chi phối lấn át của thể xác hàng thịt phàm tục đối với linh hồn thanh cao của mình, chỉ mong được giải thoát trong sự khắc khoải, tuyệt vọng, bế tắc.
+ Đến đoạn độc thoại nội tâm thứ hai, Hồn Trương Ba đã dám đối diện và thừa nhận sự chế ngự của thể xác đối với linh hồn nhưng lên tiếng thách thức, quyết không chịu thua, không chịu khuất phục và tự đánh mất mình, Hồn Trương Ba đã chủ động tìm ra cách giải thoát sáng suốt để bảo tồn phần người quý giá.
Đây là sự thay đổi quan trọng và cần thiết trong suy nghĩ dẫn đến sự thay đổi trong hành động nhưng thực chất lại để khẳng định, đề cao một giá trị vĩnh viễn không thay đổi, đó là sự ngay thẳng, thanh cao, trong sạch, những phẩm chất đẹp đẽ rất đáng nâng niu, trân trọng của con người.
Cuộc đấu tranh của Hồn Trương Ba với xác hàng thịt thực chất là cuộc đấu tranh giữa phần người với phần con, phần ý thức với phần bản năng để giữ gìn lương tri nhân phẩm. Đó cũng là một trong những thông điệp nhân văn sâu sắc mà tác giả muốn gửi tới người đọc.
– Qua hai đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật, ta thấy tài năng và tấm lòng của nhà soạn kịch:
+ Tài năng: xây dựng ngôn ngữ độc thoại phù hợp hoàn cảnh, tính cách, cho thấy sự chuyển biến hợp lý của nhân vật, sử dụng kiểu câu, giọng văn phù hợp…
+ Tấm lòng nhân đạo, trân trọng cái đẹp, cái thanh cao, không chấp nhận cái tầm thường, dung tục…
***************
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
Lưu Quang Vũ
Khái quát chung
* Tác giả Lưu Quang Vũ (1948- 1988). LQV thoạt đầu được nhiều người biết đến với tư cách nhà thơ. Nhưng về sau, ông gây được tiếng vang và đặc biệt được biết tới một với tư cách một nhà viết kịch tài ba. Những năm tám mươi, kịch của LQV đã chiếm lĩnh sàn diễn của rất nhiều nhà hát.
Lưu Quang Vũ mang khát vọng được bày tỏ, muốn được thể hiện tâm hồn mình vào thế giới xung quanh, muốn được tham dự vào dòng chảy mãnh liệt của đời sống, được trao gứi và dâng hiến. Khi đất nước bước vào thời kì vận động đổi mới, ý thức dân chủ trong đời sống xã hội đã ùa vào văn học. Hiện thực được phản ánh mang tính đa diện, đa chiều. Số phận con người, vấn đề cá nhân được khám phá, thể hiện đầy đủ hơn, sâu sắc hơn. Khát vọng được tham dự, được trao gứi. dâng hiến, khát vọng về cái đẹp, cái thiện, về sự hoàn thiện nhân cách con người vừa là ý thức công dân vừa trớ thành nhiệt hứng nghệ sĩ ờ Lưu Quang Vũ. Lúc ấy, viết kịch chính là hình thức có điều kiện tham dự “xung trận” trực tiếp.
LQV đã viết hơn 50 kịch bản sân khấu, phần lớn đã được dàn dựng. Vở Hồn Trương Ba da hàng thịt của Ông đã được nhiều đoàn văn công dàn dựng, công diễn hàng trăm buổi trong nước, rồi vươn ra tận Nga và Mỹ. Ông đã trở thành một nhà viết kịch tài năng được đông đảo công chúng mến mộ.
* Tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác
Hồn Trương Ba, da hàng thịt được LQV viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới công diễn. Từ một cốt truyện dân gian, LQV đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
- Ý nghĩa tư tưởng: Qua đoạn trích, LQV đã truyền đi bức thông điệp: Được sống làm người quí giá thật nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mà mình vốn có càng quí giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống theo lẽ tự nhiên, hài hoà thể xác và tinh thần . Con người phải biết luôn đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quí.
- Nguồn gốc và sự sáng tạo của vở kịch.
+ Hồn Trương ba, da hàng thịt là một câu chuyện không mấy tiêu biểu cho thi pháp cổ tích nếu đặt bên cạnh những Tấm cám, Cây tre trăm đốt, Thạch Sanh... Tuy nhiên, từ góc nhìn tự sự, người ta cũng dễ dàng nhận diện những yếu tố cơ bản tạo nên sắc thái cổ tích cho tác phẩm: Đó là nhân vật, tình huống, diễn biến cốt truyện, phép mầu mang đến may mắn cho con người... Và mặc dù câu chuyện dân gian này còn phảng phất dấu ấn sáng tác bởi các cụ đồ Nho, nhân vật vua cờ Đế Thích vẫn có thể được coi là một kiểu “Bụt”, “Tiên” giáng thế để cứu vớt, bù đắp cho những mất mát, đau thương cho trần giới. Câu chuyện mở đầu bằng một cuộc cờ và kết thúc bằng một “phép tiên” cải tử hoàn sinh - một mơ ước ngàn lần không tưởng của con người.
+ Sáng tạo của LQV:
Khác với văn bản tự sự cổ tích xoay quanh câu chuyện chỉ vẻn vẹn vài nhân vật: ông Trương Ba, vợ ông Trương Ba, Tiên Đế Thích, người bạn cờ, anh hàng thịt, vợ anh hàng thịt và quan toà; “thế giới” nhân vật trong tác phẩm kịch của Lưu Quang Vũ có sự hiện diện của rất nhiều nhân vật khác “châu tuần” chung quanh nhân vật chính: Nam Tào, Bắc Đẩu; anh con trai, chị con dâu, cháu nội ông Trương Ba; Lý trưởng, Trương Tuần, Lái lợn 1, lái lợn 2... Chính họ là những phía đối lập của xung đột, can dự, chi phối đẩy cốt truyện kịch lên cao trào và tạo nên bi kịch lạ lùng cho số phận Trương Ba. Tương tự như vậy, các yếu tố không gian, thời gian trong tác phẩm của Lưu Quang Vũ cũng trở nên đa chiều hơn.
Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật, (chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại) - một hình thức đặc thù của văn bản kịch - đã được vận dụng một cách hiệu quả và sáng tạo trong một tác phẩm được coi là “để đời” của một nhà viết kịch tài năng và thuộc một thể loại kể chuyện bằng ngôn ngữ đối thoại và “tất cả mọi vấn đề xung quanh hình tượng” đều nằm trong lời ăn tiếng nói của nhân vật.
Điều đặc biệt thứ ba chính là khi câu truyện cổ tích khép lại cũng chính là lúc vở kịch của LQV mới mở ra đầy mâu thuẫn, xung đột, đòi hỏi phải được giải quyết.
Phân tích tấn bi kịch tinh thần của hồn Trương Ba
MB.
Ai khi sinh ra được làm con người cũng mang sẵn trong mình cả phần linh hồn và thể xác, nhưng có khi sống đến trọn cuộc đời mình đã mấy ai đặt ra câu hỏi liệu ta đã được sống là chính mình hay chưa? Hay đang cố sống cho vừa lòng người khác? Làm thế nào để dung hòa hai phần thể xác và linh hồn ấy? Vươn tới sự cao khiết về linh hồn và khỏe mạnh về thể xác. Vấn đề này đã được LQV đặt ra từ những thập niên 80 của thế kỉ XX. Nhưng có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn. Chính vị vậy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vẫn còn là vở kịch trăn trở lòng người. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật hồn Trương Ba.
TB
1, Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
Tài năng kịch của LQV thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.
Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết dứt khoát. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, cả những người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong thân xác anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” này mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc.
Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. LQV đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.
Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết. “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.
Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba càng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận. Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì...”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm tục". Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”, ... Tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”.Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận. Những đối thoại ngắn và dần dần là những lời thoại bỏ lửng cho thấy sự đuối lí của hồn trong cuộc đối thoại cùng xác.
Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ: Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. LQV đã đưa ra một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Màn đối thoại này cho thấy: Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục ấy đồng hoá. Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. Điều này làm ta nhớ đến một câu nói "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính". Đó là chân lí giản đơn của cuộc sống mà LQV đã gửi đến bạn đọc trong màn đối thoại này.
2, Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình.
Gia đình luôn là mái ấm, là nơi nâng đỡ con người sau những mỏi mệt và vấp ngã của cuộc sống. Là nơi dang rộng vòng tay đón ta trở về dù cho ngay khi mọi cánh cửa của cuộc đời đã đóng, khép. Trương Ba cũng tìm về với những người thân yêu sau cuộc đối thoại đầy đau khổ, bế tắc với xác hàng thịt. Nhưng càng tìm về lại càng thấy mình đi xa hơn, càng tìm về lại càng đau khổ, tuyệt vọng. Đó là tâm trạng của hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân.
Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Còn gì đau đớn hơn khi người vợ, người gần gũi nhất với ông cũng đã chán. Bởi chính ông đã mang đến cho bà những đớn đau, buồn tủi. Và vì hiểu ông, thương ông nên bà đã nhường ông cho cô vợ hàng thịt nhưng những mâu thuẫn cứ ngày một nhiều để rồi bà nản lòng muốn bỏ đi. Điều đó càng làm Trương Ba thấy đau khổ hơn.
Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Nó một mực khước từ tình cảm của ông: Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.
Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông ‘khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...”.
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không cho anh con trai thực dụng của Trương Ba vào trong màn đối thoại với người thân. Bởi tất cả những người thân yêu đối thoại cùng hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu, nhận ra sự đổi thay của Trương Ba mà họ đành bất lực. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.
Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Mỗi lời nói của người thân trong gia đình như mũi dao găm vào trái tim đang đau đớn bế tắc của Trương Ba, để giờ đây còn đẩy Trương Ba vào sự tuyệt vọng khôn cùng. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”. Khi nghe hết những lời nói tự đáy lòng của chị con dâu, đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa. Màn đối thoại với người thân của Trương Ba khiến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là lần cuối cùng hồn Trương Ba độc thoại nội tâm để tự mình cứu mình, quyết định tìm đường thoát khỏi tấn bi kịch cuộc đời.
Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3, Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.
Khi gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”.Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba, LQV muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Và ngược lại, khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn vì thể xác chính là cái bình chứa đựng linh hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận vì “thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả”. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên nay đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”.Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà có khi đó còn là sự vô tâm, tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích đã một lần sai khi giúp Nam Tào, Bắc Đẩu sửa lỗi mà cho hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Bi kịch lại nối tiếp bi kịch khi Đế Thích định tiếp tục sửa cái sai của mình và Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn(theo suy nghĩ của Đế Thích) là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc, tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. “Đâu phải cái sai nào cũng sửa được” nên Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”, thậm chí Đế Thích còn cho Trương Ba hiểu “Ngọc Hoàng còn không được sống là chính mình”, thì Trương Ba có gì phải băn khoăn về cuộc sống hiện tại. Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người, được sống đúng với mình quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước khi đi đến quyết định. Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cũng là sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch LQV cũng được bộc lộ ở đây.
Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết, về cả những triết lí nhân sinh. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối”, vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, LQV đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, LQV muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ. Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha húa do danh và lợi. Vở kịch không chỉ nói đến sự hoà hợp và ý thức đạo lý về phần hồn và phần xác con người mà còn đề cao cuộc đấu tranh cho sự hoàn thiện nhân cách con người. Qua những lời đối thoại ngắn gọn, súc tích, các nhân vật trong thế giới dân gian xưa cũ trở nên gần gũi, quen thuộc, như đang cùng tham dự với cuộc sống đương đại của chúng ta. Vở kịch không chỉ đề cập đến chuyện của một thời mà còn đề cập đến chuyện của muôn đời. Đó là triết lý nhân sinh về lẽ sống, lẽ làm người.
KB. Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương tâm. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được LQV đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi LQV không chết. Từ bấy đến nay, Hồn Trương Ba, da hàng thịt và gần 50 vở kịch khác của LQV vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội... đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.
*******
Phân tích tấn bi kịch tinh thần của hồn Trương Ba
MB.
Ai khi sinh ra được làm con người cũng mang sẵn trong mình cả phần linh hồn và thể xác, nhưng có khi sống đến trọn cuộc đời mình đã mấy ai đặt ra câu hỏi liệu ta đã được sống là chính mình hay chưa? Hay đang cố sống cho vừa lòng người khác? Làm thế nào để dung hòa hai phần thể xác và linh hồn ấy? Vươn tới sự cao khiết về linh hồn và khỏe mạnh về thể xác. Vấn đề này đã được LQV đặt ra từ những thập niên 80 của thế kỉ XX. Nhưng có lẽ đến khi nhắm mắt xuôi tay, ta vẫn chưa có câu trả lời thỏa mãn. Chính vị vậy “Hồn Trương Ba da hàng thịt” vẫn còn là vở kịch trăn trở lòng người. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật hồn Trương Ba.
TB
1, Hoàn cảnh éo le, bi đát của ông Trương Ba
Tài năng kịch của LQV thể hiện trên nhiều phương diện, tiêu biểu nhất là tài dựng cảnh và dựng đối thoại. Kịch tính căng ra trong những xung đột, những mâu thuẫn bên ngoài và bên trong nhân vật. Ngôn ngữ hành động và ngôn ngữ nội tâm được diễn tả sống động, lời thoại thấm đẫm triết lí nhân sinh.
Đoạn trích có thể gọi là “Thoát ra nghịch cảnh” là cảnh cuối, đúng vào lúc xung đột trung tâm của vở kịch lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết dứt khoát. Sau mấy tháng sống trong tình trạng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”, nhân vật hồn Trương Ba ngày càng trở nên xa lạ với bạn bè, cả những người thân trong gia đình và tự chán ghét chính mình. Hồn Trương Ba cảm thấy không thể sống trong thân xác anh hàng thịt, không thế kéo dài “nghịch cảnh” này mãi được. Hồn muốn tách ra khỏi cái thân xác kềnh càng, thô lỗ. Nhà văn đã sáng tạo khi dựng lên đoạn đối thoại giữa hồn và xác để rồi trước sự giễu cợt, mỉa mai của xác, hồn Trương Ba càng trở nên đau khổ, bế tắc.
Đúng là “nghịch cảnh” trớ trêu. LQV đã dựng lên hai cuộc đối thoại đặc sắc (đối thoại giữa hồn và xác và đối thoại giữa hồn và Đế Thích) cùng những đối thoại hỗ trợ khác (hồn với người vợ, với cái Gái, với chị con dâu) để đẩy xung đột nội tâm của hồn Trương Ba lên đến tận cùng từ đó ý nghĩ tư tưởng, những triết lí nhân sinh được phát biểu một cách sâu sắc, thấm thía.
Trước khi diễn ra cuộc đổì thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết. “Không! Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.
Rõ ràng, hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ. Những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng được thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba càng lúc rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn hồn vẫn phải thừa nhận. Cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì...”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây hồn cho là “phàm tục". Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”, ... Tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả những sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn”. Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu. Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ trước những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn đã cảm thấy mà không muốn nói ra, không muốn thừa nhận. Những đối thoại ngắn và dần dần là những lời thoại bỏ lửng cho thấy sự đuối lí của hồn trong cuộc đối thoại cùng xác.
Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ: Một bên đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. LQV đã đưa ra một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng bản thân. Màn đối thoại này cho thấy: Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục ấy đồng hoá. Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người. Điều này làm ta nhớ đến một câu nói "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính". Đó là chân lí giản đơn của cuộc sống mà LQV đã gửi đến bạn đọc trong màn đối thoại này.
2, Nỗi đau khổ của Hồn Trương Ba khi tìm về những người thân trong gia đình.
Gia đình luôn là mái ấm, là nơi nâng đỡ con người sau những mỏi mệt và vấp ngã của cuộc sống. Là nơi dang rộng vòng tay đón ta trở về dù cho ngay khi mọi cánh cửa của cuộc đời đã đóng, khép. Trương Ba cũng tìm về với những người thân yêu sau cuộc đối thoại đầy đau khổ, bế tắc với xác hàng thịt. Nhưng càng tìm về lại càng thấy mình đi xa hơn, càng tìm về lại càng đau khổ, tuyệt vọng. Đó là tâm trạng của hồn Trương Ba khi đối thoại với những người thân.
Người vợ mà ông rất mực vêu thương giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Với bà “đi đâu cũng được... còn hơn là thế này”. Bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng đã cảm nhận được: “ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”. Còn gì đau đớn hơn khi người vợ, người gần gũi nhất với ông cũng đã chán. Bởi chính ông đã mang đến cho bà những đớn đau, buồn tủi. Và vì hiểu ông, thương ông nên bà đã nhường ông cho cô vợ hàng thịt nhưng những mâu thuẫn cứ ngày một nhiều để rồi bà nản lòng muốn bỏ đi. Điều đó càng làm Trương Ba thấy đau khổ hơn.
Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Nó một mực khước từ tình cảm của ông: Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi. Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cụ Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó “ông nội đời nào, thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự xua đuổi quyết liệt: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!”.
Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông ‘khổ lắm, khổ hơn xưa nhiều lắm”. Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó: “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa...”.
Không phải ngẫu nhiên mà tác giả không cho anh con trai thực dụng của Trương Ba vào trong màn đối thoại với người thân. Bởi tất cả những người thân yêu đối thoại cùng hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu, nhận ra sự đổi thay của Trương Ba mà họ đành bất lực. Họ đã nói ra thành lời bởi với họ cái ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau, họ khổ nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”.
Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba cảm thấy không thể chịu nổi. Mỗi lời nói của người thân trong gia đình như mũi dao găm vào trái tim đang đau đớn bế tắc của Trương Ba, để giờ đây còn đẩy Trương Ba vào sự tuyệt vọng khôn cùng. Nỗi cay đắng với chính bản thân mình cứ lớn dần... lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào. Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi có vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào, thầy ơi?”. Khi nghe hết những lời nói tự đáy lòng của chị con dâu, đương nhiên hồn không thể chịu đựng thêm được nữa. Màn đối thoại với người thân của Trương Ba khiến mâu thuẫn bị đẩy lên đỉnh điểm đòi hỏi phải được giải quyết. Đó là lần cuối cùng hồn Trương Ba độc thoại nội tâm để tự mình cứu mình, quyết định tìm đường thoát khỏi tấn bi kịch cuộc đời.
Nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát nhưng cũng đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta ạ. Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình? “Chẳng còn cách nào khác”! Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn cách nào khác? Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!”. Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
3, Khát vọng giải thoát khỏi thân xác người khác.
Khi gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba, LQV muốn gửi gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Và ngược lại, khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn vì thể xác chính là cái bình chứa đựng linh hồn. Lúc đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên hồn Trương Ba nên chấp nhận vì “thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả”. Nhưng Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên nay đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. Sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.
Lòng tốt hời hợt thì chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà có khi đó còn là sự vô tâm, tệ hại hơn, nó đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích đã một lần sai khi giúp Nam Tào, Bắc Đẩu sửa lỗi mà cho hồn Trương Ba sống trong xác anh hàng thịt. Bi kịch lại nối tiếp bi kịch khi Đế Thích định tiếp tục sửa cái sai của mình và Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn(theo suy nghĩ của Đế Thích) là cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc, tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo ông là còn khổ hơn là cái chết. “Đâu phải cái sai nào cũng sửa được” nên Trương Ba kêu gọi Đế Thích hãy sửa sai bằng một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: “Con người hạ giới các ông thật kì lạ”, thậm chí Đế Thích còn cho Trương Ba hiểu “Ngọc Hoàng còn không được sống là chính mình”, thì Trương Ba có gì phải băn khoăn về cuộc sống hiện tại. Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người, được sống đúng với mình quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước khi đi đến quyết định. Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cũng là sự hoàn thiện nhân cách. Chất thơ của kịch LQV cũng được bộc lộ ở đây.
Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba với Đế Thích trở thành nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sống và cái chết, về cả những triết lí nhân sinh. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng:
Quyết định dứt khoát xin tiên Đế Thích cho cu Tị được sống lại, cho mình được chết hẳn chứ không nhập hồn vào thân thể ai nữa của Trương Ba là kết quả của một quá trình diễn biến hợp lí. Hơn nữa, quyết định này cần phải đưa ra kịp thời vì cu Tị vừa mới chết. Hồn Trương Ba thử hình dung cảnh mình lại nhập vào xác cu Tị để sống và thấy rõ "bao nhiêu sự rắc rối”, vô lí lại tiếp tục xảy ra. Nhận thức tỉnh táo ấy cùng tình thương mẹ con cu Tị càng khiến hồn Trương Ba đi đến quyết định dứt khoát. Qua quyết định này, chúng ta càng thấy Trương Ba là con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng. Đặc biệt, đó là con người ý thức được ý nghĩa của cuộc sống.
Cái chết của cu Tị có ý nghĩa đẩy nhanh diễn biến kịch đi đến chỗ “mở nút”. Dựng tả quá trình đi đến quyết định dứt khoát của nhân vật hồn Trương Ba, LQV đã đảm bảo được tính tự nhiên, hợp lí của tác phẩm.
Không chỉ có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, với tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ hăng hái tham dự vào tiến trình cải cách xã hội, trong vở kịch này nói chung và đoạn kết nói riêng, LQV muốn góp phần phê phán một số biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ. Thứ nhất, con người đang có nguy cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hường thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Nói như Chế Lan Viên trong một bài thơ đã từng cánh báo “muốn nuôi sống xác thân đem làm thịt linh hồn”. Thứ hai, lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Thực chất đây là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, của sự lười biếng, không tưởng. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực đoan, đáng phê phán. Ngoài ra, vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị tha hóa do danh và lợi. Vë kÞch kh«ng chØ nãi ®Õn sù hoµ hîp vµ ý thøc ®¹o lý vÒ phÇn hån vµ phÇn x¸c con ngêi mµ cßn ®Ò cao cuéc ®Êu tranh cho sù hoµn thiÖn nh©n c¸ch con ngêi. Qua nh÷ng lêi ®èi tho¹i ng¾n gän, sóc tÝch, c¸c nh©n vËt trong thÕ giíi d©n gian xa cò trë nªn gÇn gòi, quen thuéc, nh ®ang cïng tham dù víi cuéc sèng ®¬ng ®¹i cña chóng ta. Vë kÞch kh«ng chØ ®Ò cËp ®Õn chuyÖn cña mét thêi mµ cßn ®Ò cËp ®Õn chuyÖn cña mu«n ®êi. §ã lµ triÕt lý nh©n sinh vÒ lÏ sèng, lÏ lµm ngêi.
KB. Lưu Quang Vũ đã mãi mãi ra đi trong một tai nạn giao thông đầy thương tâm. Khoảng trống mà nhà viết kịch tài ba ấy để lại trong nền sân khấu kịch trường Việt Nam là không thế lấp đầy. Vở kịch cuối cùng được LQV đặt tên là Chim sâm cầm không chết. Với tất cả những gì để lại cho đời thì mãi mãi LQV không chết. Từ bấy đến nay, Hồn Trương Ba, da hàng thịt và gần 50 vở kịch khác của LQV vẫn được dàn dựng và công diễn. Những triết lí về cuộc đời, về con người, về xã hội... đặt ra trong các vở kịch luôn có ý nghĩa với mọi người, mọi thời.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top