Vẻ đẹp sông Đà

1. NÉT ĐẸP ĐÔNG ĐÀ

" Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc 

Khi lòng ta đã hóa những con tàu"

Tây Bắc từ lâu đã trở thành vùng đất hứa của thi ca nghệ thuật những năm 60 khi miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, các nhà văn nhà thơ đến với nơi đây như để tìm cho mình nguồn cảm hứng sáng tác. Ta từng biết đến Tô Hoài với tập "truyện Tây Bắc" mà nổi bật là truyện ngắn "Vợ Chồng A Phủ", hay Nguyễn Khải cũng đã từng xôn xao lòng mình với "Mùa Lạc" thì Nguyễn Tuân lại thăng hoa trên mảnh đất này với tập "Tùy bút Sông Đà" với linh hồn là bài kí "Người lái đò Sông Đà". Là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch, dấu chân của Nguyễn Tuân đã đi khắp mảnh đất hình chữ S này, nhưng ông lại chọn Tây Bắc làm nơi cho ra đời đưa con đẻ tinh thần của mình là bởi chỉ có nơi đây mới thỏa mãn thực đơn cho nhãn quan sáng tác của ông. Tùy bút sông Đà là những trang văn được viết bằng ngôn ngữ điêu luyện, những đoạn tả đèo cao, vực  sâu, thác nước dữ dội, hoặc cảnh thiên nhiên đẹp đến tuyệt đỉnh, nhưng lấp lánh giữa những vẻ đẹp ấy là hình ảnh con sông Đà hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình và lãng mạn.

Đến với Tây Bắc là đến với cội nguồn của văn chương nghệ thuật bởi Tây Bắc chính là nhân dân mà như Tố Hữu đã nói:    

           "Nhân dân là bể 

              Văn nghệ là thuyền

               Thuyền xô sóng dậy 

                Sóng đẩy thuyền lên.

Khác với những người nghệ sĩ cùng thời, đến với trang văn của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp thiên nhiên Tây Bắc diễm lệ bởi nơi ấy có thung lũng lúa chín vàng, có đá chìm đá nổi, có gió cuốn mây bay, có nắng vàng rực rỡ,... Nhưng Nguyễn Tuân chỉ say mê dùng nhiều bút lực của mình để mô tả Đà giang bởi với Nguyễn Tuân, Đà giang là nơi hội  tụ nhất vẻ đẹp của sông núi Tây Bắc. Đến với Tây Bắc là phải đến với sông Đà. Gặp được sông Đà mới thấy hết được thần tình của núi sông diễm lệ ". Ông viết về Đà giang như đang ngồi kê khai lí lịch cho đứa con tinh thần của mình. Ông thổi linh hồn mình vào nét bút cho sông Đà. Nguyễn Tuân không viết "khơi nguồn" mà ông viết "khai sinh". Ông không viết con sông Đà chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam mà ông viết sông Đà trên mảnh đất Việt Nam. Ông không viết sông Đà trải rộng ra trên lãnh thổ nước ta mà viết sông Đà trưởng thành dần lên như thế. Với cách viết này, Đà giang thực sự trở thành một nhân vật, trở thành một hình thể, một linh vật sống và Nguyễn Tuân xứng đángvới cái danh của một người chẻ sợi tóc làm tư.

Bên cạnh đó, Nguyễn Tuân còn chọn Đà giang bởi ông là một nhà văn đi theo chủ nghĩa xê dịch. Đề tài xê dịch được du nhập từ văn học phương Tây. Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng lớn bởi nhà văn Pháp An¬dré Gide - một người đi đầu trong chủ nghĩa xê dịch ở Pháp. Người viết về đề tài xê dịch thường viết về đường xá, xe cộ, sông nước, thác dữ. Mảnh đất Tây Bắc là nơi có Đà giang vô cùng dữ dội. Con sông ấy đã từng bước vào trong thơ Nguyễn Quang Bích:

                               "Chúng thủy giai đông tẩu

                                 Đà giang độc Bắc lưu"

Khi tất cả dòng sông đều chảy về hướng đông, riêng sông Đà lại chảy về hướng Bắc. Một con sông đầy cá tính gặp một nhà văn phong cách cũng rất lạ mà giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh đã đóng đanh trong một chữ "ngông" trên diễn đàn văn chương Việt Nam. Maxim Gorky từng nói "Cái bình thường là cõi chết của nghệ thuật". Nam Cao trong "Đời thừa" cũng từng viết: "Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho". Chính sự đặc sắc của Đà giang đã hấp dẫn ngòi bút của Nguyễn Tuân, trở thành nguồn cảm hứng bất tận để ông thăng hoa những sở trường, phong cách rất ngông của mình. Với Nguyễn Tuân, đã đẹp phải đẹp tuyệt mĩ, đã dữ dội phải dữ dội đến khác thường, đến tột đỉnh. Con sông Đà dường như đáp ứng được hai xúc cảm của Nguyễn Tuân vì nó mang trong mình hai tính cách trái ngược nhưng lại vô cùng thống nhất với nhau. Ở phần thượng lưu, con sông vô cùng hung bạo, dữ dội. Nhưng ở hạ nguồn, nó lại toát lên một vẻ đẹp rất trữ tình, thơ mộng.

Sự hung bạo của Đà giang đã được Nguyễn Tuân thể hiện một cách rất tài tình trong tác phẩm. Sông Đà bắt nguồn từ Trung Quốc. Nó phải trải qua rất nhiều triền núi đá, cửa sông. Vì vậy, ở phần thượng lưu của sông Đà có rất nhiều thác dữ, nhiều luồng chết, nhiều vực xoáy. Nhưng hùng vĩ của sông Đà không chỉ có thác mà còn ở cảnh đá bờ sông. Cái sừng sững của vách đá, cái lạnh lẽo tối om và thắt hẹp lại của quãng sông hiện lên rõ mồn một trước mắt người đọc bởi hàng loạt hình ảnh, sự kiện, phép so sánh mới lạ của Nguyễn Tuân. Đá hay bờ sông dựng đứng như vách thành cổ , mặt sông chỉ lúc đứng ngọn mới có thể thấy mặt trời. Quãng sông hẹp đến mức con hổ, con nai cũng có thể vọt qua được. Đi giữa vách đá cao đen đúa giữa những ngày mùa hè nóng nực mà cũng cảm thấy lạnh lẽo. Cảnh tối tăm ấy như đứng ở hè một cái ngõ ngóng vọng lên một khung cửa sổ trên cái tầng thứ mấy của tòa nhà vừa tắt phụt đèn điện. Ở "quãng mặt ghềnh Hát Loóng dài hàng ngàn cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt những người lái đò qua đây" Điệp từ "xô" với cách miêu tả theo kết cấu tạo sự hô ứng, khiến diện mạo của sông Đà thật bỗng chốc trở nên ngang ngược chẳng khác nào tên lưu manh, giang hồ chuyên nghề đòi nợ. Bởi thế đã lái đò qua đây là phải tập trung cao độ, chỉ một phút khinh suất Đà giang cũng dễ làm lật ngửa bụng thuyền. Những cái hút nước sông Đà còn đáng sợ hơn và thực sự trở nên hiểm ác trong trang văn của Nguyễn Tuân. Người đọc dễ dàng hình dung về cái hút nước khủng khiếp trên sông Đà. Nước xoáy tít đáy, sâu hun hút như cái giếng bê tông thả xuống làm móng cầu. Từ đáy cái hút nước lên đến mặt chênh nhau vài sải tay. Nước thở và kêu như cái cống bị sặc, có lúc ặc ặc nghe như vùa rỏt dầu sôi vào. Thuyền bè vô ý qua đây, không vững tay chèo liền bị lôi tuột xuống, đi ngầm dưới lòng sông,mươi phút sau mới tan tác ở quãng sông dưới. Chưa dừng lại ở đó, Nguyễn Tuân còn muốn người đọc nảy ra ý tưởng điện ảnh táo bạo. Nhà văn nghĩ đến chuyện một anh quay phim ngồi vào thuyền rồi cho cả máy quay vào để thu ảnh, truyền đến cho người đọc cả khối nước sắp ụp vào mình. Thiết nghĩ không cần đến sự phiêu lưu mạo hiểm của người quay phim ấy nữa bởi chỉ cần đọc văn Nguyễn Tuân, ta đã cảm thấy như được xem một bộ phim 3D sống động

Nói đến hung bạo của sông Đà tât phải nói đến sự dữ dằn của con thác. Còn nhớ trong Tây Tiến, Quang Dũng từng miêu tả: "Chiều chiều oai linh thác gầm thét"

Vẻ hung dữ của con thác trong trang thơ của Quang Dũng chưa thấm gì với trang văn của Nguyễn Tuân. Ông đã chỉ điểm ra vài giọng điệu của con thác nghe đã thấy rợn người. "Tiếng thác nước nghe như oán trách, rồi nghe như là van xin, rồi lại như khiêu khíc, khi giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi, nó bất thần giống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng giữa rừng vầu, rừng tre nứa, dang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, những con thác sông Đà không khác nào con quái vật hung hãn trong cơn bứt phá, tức tối và tuyệt vọng. Cái lạ là tác giả đã lấy lửa để tả nước, lấy thác để tả rừng. Đó quả là cách thể hiện cái ngông của Nguyễn Tuân mà ít có nhà văn nào làm được. Hết uy hiếp người lái đò bằng thác dữ, sông Đà lại dàn bày thạch trận với dã tâm tiêu diệu mọi con thuyền. Sông Đà tung ra một lực lượng hết sức hùng hậu, thiện chiến, với đủ tướng dữ, quân tợn, đứa nào trông cũng ngỗ ngược, dữ dằn. Bọn giặc đá còn mưu mô, bí mật mai phục để bẫy con thuyền. Thoạt nhìn, thấy mặt sông trắng xóa cả một chân trời đá. Những hòn, những tảng tưởng như nó đứng, nó ngồi, nằm tùy theo sở thích. Nhưng hòa toàn không phải vậy, chúng âm mưu bày binh bố trận hòng cản bước con thuyền của đối phương, ở chính ba vòng vây hiểm ác. Mỗi vòng vây, chúng mở rất nhiều của tử, chỉ có duy nhất một cửa sinh. Cửa sinh lại bố trí lắt léo, lúc bên phải, lúc bên trái, khi ở giữa. Vòng đầu, nó làm ra vẻ sơ hở để dụ thuyền đối phương vào, sau đó bất ngờ tung ra cú đánh trở lại. Khi con thuyền xa vào trận đại, đá thác và sông nước nhất tền sông lên, hợp đồng tác chiến, đánh hội đồng. Chúng đánh dồn dập, tới tấp với những miếng đòn hiểm độc. Chúng âm mưu đánh tan tất cả thuyền trưởng và thủy thủ ngay ở chân thác. Qua ngòi bút tài hoa, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân, sông Đà hiện nguyên hình là con quái vật khổng lồ là nham hiểm, xảo quyệt, chứa đầy mưu mô,  giã tâm thâm độc.. Cứ thế, sự dữ dằn, hung bạo, hiểm ác của sông Đà – kẻ thù số một của con người Tây Bắc cứ nhân lên trùng trùng trong liên tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đọc trang văn mà ta như lạc vào trận địa tử thiên la địa võng. Chính như Nguyễn Tâm cũng từng tâm sự, nếu sau này có thể làm một bộ phim truyền hình hay phim tài liệu, cũng phải cho máy quay lên tàu bay mới diển tả chân thực nét đẹp hùng vĩ dữ dội của dòng sông. Bằng cách vận dụng những kiến thức về quân sự, điện ảnh, giao thông, địa lý, Nguyễn Tuân đã chứng minh rất rõ vốn hiểu biết sâu rộng của mình trên hầu hết các lĩnh vực đời sống.

Xuôi về phần hạ lưu, lòng sông như được mở rộng ra, con thác không còn nữa, dòng nước trôi êm đềm, hiền hòa qua đôi bờ cỏ cây tươi tốt và sông Đà lại hiện lên vô cùng lãng mạn. Nếu ở đoạn văn trên, Nguyễn Tuân miêu tả con sông Đà hung bạo với những kiến thức chủ yếu là quân sự hay võ thuật cùng những câu văn ngắn, nhiều động từ, nhiều thanh trắc thì đến đoạn văn này, Nguyễn Tuân chủ yếu sử dụng kiến thức du lịch, kiến thức lịch sử, kiến thức văn học với câu văn vươn dài ra như nhịp chèo khoan thai của thuyền tôi trôi trên sông Đà. Từ trên tàu bay nhìn xuống, Nguyễn Tuân thấy con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình. Đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn khói núi mèo đốt nương xuân. Điệp từ tuôn dài cùng nhịp văn mềm mại như du như ngân đã gợi ra vẻ êm đềm lững lờ thướt tha của sông. Phép so sánh dòng sông như một áng tóc trữ tình là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, giàu chất thơ chẳng những phô ra vẻ dịu dàng, duyên dáng kiêu sa, kiều diễm của sông Đà mà còn bộ lộ chất phong tình, lãng mạn của người nghệ sĩ.

Trong thơ ca cổ trung đại, các bậc thánh nhân thường lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho con người. Làm sao quên được hình ảnh:

                             "Cổ tay em trắng như ngà/

                               Đuôi mắt em sắc như là dao cau

                              Nụ cười như thể hoa ngâu

                               Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

Ngược lại, đến với Nguyễn Tuân, ông coi con người là chuẩn mực để so sánh. Ông kéo thiên nhiên lại gần với con người. Với Nguyễn Tuân, con người là trung tâm của vũ trụ, là một tiểu vũ trụ. Vì vậy, ông nhìn sông Đà như áng tóc của người thiếu nữ. Phong cách nghệ thuật này người yêu văn đã hơn một lần bắt gặp ở ngòi bút của nhà thơ tình Xuân Diệu:

                                             "Lá liễu dài như một nét mi cong"

Không ai cho rằng đó la con sông lúc nào cũng chỉ biết kiếm chuyện với người dân Tây Bắc, cũng không ai nghĩ rằng đó là con sông của câu đồng dao thần thoại sơn tinh, thủy tinh :

 "Núi cao sông hãy còn dài

 Năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

Nhà văn ước ao được nghe một tiếng còi tàu xúp-lê từ Yên Bái, Việt Trì vọng lên trên Tây Bắc. Điều ấy khiến ta liên tưởng tới Chế Lan Viên với mong muốn được hóa thành đoàn tàu để chở mọi người lên khai phá mảnh đất nơi đây.

Nguyễn Tuân gợi ta nhớ đế dòng sông trữ tình, diễm lệ. Đó là dòng sông Hương trong nét vẽ của Hoàng Phủ Ngọc Tường như người con gái xứ Huế ngủ mơ màng giữa cánh đồng. Đó là con sông duyên dáng như áng tóc huyền dưới chân núi Dục Thúy trong ngòi bút của Nguyễn Trãi.Nguyễn Tuân đã phát hiện ra sông Đà luôn muốn đẹp, sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa, mỗi mùa một sắc. Mùa xuân nước sông xanh màu xanh ngọc bích, mùa thu thì lừ lừ chín đỏ. Chưa bao giờ sông Đà có màu đen xấu xí như cách thực dân Pháp gọi con sông này. Chỉ bằng vài nét phác họa, chấm phá, thiên nhiên Tây Bắc mà linh hồn của sông Đà hiện lên như bức họa nên thơ quyến rũ.

       Con sông Đà gợi cảm. Có đôi lúc sông Đà nhìn tưởng như một vị cố nhân, không phải lúc nào cũng có thể gặp, mà nhìn lâu mới có thể nhận ra. Ánh sáng màu nắng tháng ba đường thi; "Yên hoa tam nguyệt há dương châu", chuồn chuồn, bươm bướm trên sông Đà, thân thương mà gần gũi. Chỉ bằng vài nét chấm phá mà diện mạo của cố nhân bỗng hiện lên sống động, tâm trạng, cảm xúc của người nghệ sĩ cũng chan chứa, tràn khắp câu văn. Sự lãng mạn của Đà giang được toát lên đầu tiên là ở sự lặng tờ hai bên bờ sông với những câu văn rất đẹp: "Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không có một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp." Rõ ràng ta có thể thấy đây chẳng khác nào một đoạn thơ rất đẹp viết bằng văn xuôi. Nó đã làm tiền đề để từ trong sâu thẳm tâm hồn của mình "Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích". Bờ bên sông Đà giống như đang trở lại với kỉ nguyên của thiên nhiên cổ đại, lại vô tình đưa tâm hồn độc giả về với những tháng ngày cổ tích năm xưa.

Viết về dòng sông, Nguyễn Tuân đã bộc lộ rõ mình là một nhà văn với tình yêu quê hương đất nước tha thiết bởi trong văn chương nghệ thuật, viết về sông núi là viết về giang sơn, viết về Tổ quốc. Đây là tình yêu nhất quán trong sự nghiệp cầm bút của nhà văn. Trước cách mạng, tình yêu quê hương Tổ quốc của Nguyễn Tuân được bộc lộ một cách thầm kín thông qua tác phẩm "Thiếu quê hương". Đó là nỗi lòng của những con người "sống giữa quê hương nhưng vẫn thấy mình thiếu quê hương." Còn nói như Chế Lan Viên:

   "Nhân dân ở quanh ta mà sao chẳng thấy

Tổ quốc ở quanh mình mà có cũng như không"

Giờ đây, khi viết về con sông Đà, ánh sáng cách mạng rọi chiếu vào tâm hồn của nhà văn, phù sa của nhân dân bồi đắp. Ông đứng giữa dòng sông Đà, đứng giữa nhân dân Tây Bắc để bộc lộ trực tiếp tình yêu nước sâu sắc qua từng câu chữ. Không yêu sao được khi ông đến với Đà giang, viết về một con sông Đà chân thực là vậy, ông đã đọc hàng trăm trang cổ sử, hàng trăm trang "Dư địa chí", đọc biết bao nhiêu áng thơ trữ tình của Tản Đà, của Lí Bạch, của Nguyễn Quang Bích,... nhưng viết về Đà giang, Nguyễn Tuân không bị lệ cổ, không bị tập cổ, không bị ảnh hưởng bởi người xưa mà đã tái tạo. Mười lăm bài kí trong tập tùy bút "Sông Đà" nói chung và "Người lái đò sông Đà" nói riêng thực sự đã được tràn ra từ trong trái tim Nguyễn Tuân khi cuộc sống của nhà văn trên Tây Bắc đã tràn thành những áng văn đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #full