Sử kì II

- BÀI 29. CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG ANH

2. Cách mạnh tư sản Anh

Lược đồ kinh tế Anh trước cách mạng
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
* Nguyên nhân gián tiếp:
-       Kinh tế: đầu thế kỷ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất châu Âu.
-       Xã hội: tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
-       Chính trị: chế độ phong kiến kìm hãm  lực lượng sản xuất  tư bản chủ nghĩa.
Mâu thuẫn giũa tư sản, quý tộc mới với phong kiến. Cách mạng bùng nổ
-       Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
-       Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hóa theo hướng TBCN, trở thành quí tộc tư sản mới.
-       Chế độ phong kiến ( quý tộc, giáo hội Anh cản trở  sự làm giàu của  tư sản và quý tộc mới, vua Sạc lơ I  đặt ra thuế mới, nắm độc quyền thương mại... duy trì đặc quyền phong kiến ...)
* Nguyên nhân trực  tiếp:
-       Tháng 4-1640 Vua Sac lơ I triệu tập quốc hội để tăng thuế nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của người Xcốt- len.
-       -Quốc hội không phê duyệt, và công kích chính sách bạo ngược của nhà vua, đòi kiểm soát quân đội, tài chính và giáo hội.
-       Sac lơ I dùng vũ lực đàn áp Quốc hội, bị thất bại phải chạy lên phía Bắc  Luân Đôn chuẩn bị lực lượng phản công.

b. Diễn biến của cách mạng
+         Năm 1642 - 1648: nội chiến ác liệt (Vua - Quốc hội)
+         Năm 1649: xử tử vua, nước cộng hòa ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
+         1653-1658:  Crôm -oen  lập nền độc tài (một bước tụt lùi)
+         Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến đưa Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.

c. Ý nghĩa
-       Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho  chủ nghĩa tư bản  ở Anh phát triển.
-       Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ  phong  kiến  sang chế độ tư bản.
         Quân chủ lập hiến:   vua "trị vì" mà không "cai trị"  do không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay quốc hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song cách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử thế giới.

BÀI 30. CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC THUỘC ĐỊA ANH Ở BẮC MĨ

1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh.
-       Nửa đầu thế kỷ XVIII, 13 thuộc địa Anh được ra đời dọc bờ biển Đại Tây Dương (1,3 triệu người).(di dân từ châu Âu sang châu Mĩ, dồn người In-đi-an về phía Tây, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền)
-       Giữa thế kỷ XVIII, nền công thương nghiệp  tư bản chủ nghĩa  ở đây phát triển.
+         Miền Bắc: Công trường thủ công phát triển nhiều ngành nghề như: rượu, thủy tinh, luyện kim, đóng tàu, dệt... (các mỏ kim loại quý tập trung chỷ yếu ở miền Bắc, Cảng Bô-xtơn sầm uất...)
+       Miền Nam: kinh tế đồn điền phát triển. sản xuất hàng hóa nông nghiệp xuất khẩu: ngô, bông, mía, thuốc lá... (đất đai phì nhiêu; sử dụng rộng rãi, bóc lột tàn bạo nô lệ da đen).
-       Sự phát triển kinh tế công, nông nghiệp thúc đẩy sự phát triển của  thương nghiệp, giao thông, thông tin, thống nhất thị trường, ngôn ngữ.( yêu cầu bức thiết của 13 thuộc địa là được tự do phát triển sản xuất, buôn bán, mở mang kinh tế về phía Tây, nhưng  bị chính quyền Anh quốc ra sức kìm hãm.)
-       Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
2. Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chủng quốc Mĩ

Nhân dân cảng Bô-xtơn  tấn công tàu chở chè(trà) của Anh và ném các thùng chè xuống biển để phản đối chế độ thuế của thực dân Anh(12-1773).
-       Sau sự kiện Bô-xtơn, nguy cơ cuộc chiến đến gần. Đại hội lục địa lần thứ nhất được triệu tập (9 - 1774), yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghiệp.
-       Tháng 4-1775 chiến tranh bùng nổ
-       Tháng 5 - 1775 Đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập:
+         Quyết định xây dựng quân đội lục địa
+         Cử Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy quân đội
+        Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4 - 7 - 1776), tuyên bố 13 thuộc địa  thoát  ly khỏi chính quốc, thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
-       Ngày 17 - 10 - 1777 chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
-       Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.

3. Kết quả và ý nghĩa của Chiến tranh giành độc lập
-       Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
-      Năm 1787 thông qua Hiến pháp,Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo "tam quyền phân lập", Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.

Gióc- giơ Oa –sinh- tơn  (1732-1799) là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân. Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các nước thuộc Bắc Mĩ. Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. Ngày 4-7-1776, tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. ),  là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ
Ý nghĩa:
+      Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho  kinh tế  tư bản chủ nghĩa  phát triển ở Bắc Mĩ.
+        Là cuộc cách mạng tư sản ,góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La-tinh  cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XX



31. CÁCH MẠNG TƯ SẢN PHÁP CUỐI THẾ KỶ XVIII

Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
* Miêu tả hình: Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng
Một nông dân chống chiếc cuốc (công cụ lao động chủ yếu)à tình trạng nông nghiệp lạc hậu Trên lưng là người đại diện cho đẳng cấp tăng lữ và quý tộc.Trong túi quần , túi áo của nông dân là những văn tự, khế ước mà ông ta phải vay mượn, cầm cố cho địa chủ và quý tộc
Có những con thỏ, chuột đang gặm phá mùa màng.
Tất cả đều hại nông dân. Bức tranh tạo biểu tượng về  3 đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng và mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp này.
I. NƯỚC PHÁP TRƯỚC CÁCH MẠNG
1. Tình hình kinh tế xã hội
a. Kinh tế
-       Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
+         Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
+         Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
-       Công thương nghiệp phát triển
+         Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
+         Công nhân đông, sống tập trung
+         Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
b. Chính trị
* Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .
* Xã hội: có 3 đẳng cấp:
           + Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế
           + Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế
         + Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba  vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
-       Mâu thuẫn xã hội gay gắt.

Vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette
2. Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng:
Những tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
Nhà tư tưởng
Tên tác phẩm
Mông te xki ơ
Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người
Von te
Những lá thư  triết học: xóa bỏ  nhà nước bảo thủ
Rút xô
Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người
II. TIẾN TRÌNH CỦA CÁCH MẠNG
Bản đồ phong trào nhân dân Pháp
1. Cách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
-       Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
-       Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
-     Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
+         Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
+         Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
+         Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
-       Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
-       Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
-       Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.

Tấn công pháo đài –nhà tù Ba xti
2. Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:
-      Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
-       Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
-       Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
+         Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
+         Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
-       Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).



Trắc nghiệm từ đầu kì 2 đến hết chương CNTB. (Chắc cũng có phần sau)

Có tổng hợp ở phần Sử 1 tiết kì II.



BÀI 32. CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Ở CHÂU ÂU

Năm 1807 xuất hiện tàu thủy chạy bằng máy hơi nước đầu tiên trên sông Hudson. Robert Fulton kỹ sư người Mỹ là cha đẻ của con tàu này và cũng là người phát triển tàu ngầm "Nautilus".

1. Cách mạng công nghiệp ở Anh

* Anh là nước đầu tiên tiến hành cách mạng công nghiệp:

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh.

+ Cách mạng nổ ra sớm, chính quyền thuộc vì trong giai cấp tư sản.

+ Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp.

+ Có hệ thống thuộc địa lớn.

* Những phát minh về máy móc

+ Năm 1764 Giêm-ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gienni.

+ Năm 1769 Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.

+ Năm 1779 Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.

+ Năm 1785 Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần.

+ Năm 1784 Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng.

* Luyện kim: năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép, năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.

Tàu thuyền, tàu hỏa dùng máy móc hơi nước đua nhau ra đời, công nghiệp toàn thế giới nhanh chóng bước vào "thời đại máy hơi nước".

* Giao thông vận tải

+ Năm 1814 Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.

+ Năm 1825 nước Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.

* Giữa thế kỷ XIX Anh trở thành công xưởng thế giới. Luân Đôn trở thành một trung tâm thương mại với 80 vạn dân.

Tại sao Cách mạng công nghiệp lại bắt đầu từ ngành công nghiệp nhẹ?

Những ngành này có truyền thống và phát triển mạnh ở Anh; thu hồi vốn nhanh, sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng.

2. Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức

a. Pháp

- Từ những năm 30 của thế kỷ XIX Cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra và phát triển mạnh trong những năm 1850 - 1870.

- Tác động về kinh tế, xã hội:

+ Kinh tế Pháp vươn lên mạnh mẽ thứ 2 trên thế giới.

+ Bộ mặt Pari và các thành phố khác thay đổi rõ rệt.

b. Đức

- Cách mạng công nghiệp diễn ra vào những năm 40 của thế kỷ XIX với tốc độ nhanh kỷ lục.

- Trong nông nghiệp: máy móc thâm nhập và được đưa vào sử dụng nhiều: máy cày, bừa, máy giặt, sử dụng phân bón.

- Đặc điểm: cách mạng công nghiệp ở Đức diễn ra với tốc độ phát triển nhanh, kỷ lục.

Vì sao Cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức diễn ra muộn nhưng tốc độ lại nhanh?

Nhờ tiếp thu kinh nghiệm từ phát minh của Anh, quá trình cải tiến kỹ thuật ở Pháp, Đức diễn ra khẩn trương hơn.

3. Hệ quả của cách mạng công nghiệp

Về kinh tế

+ Nâng cao năng suất lao động ,làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.

+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.

Về xã hội

+ Hình thành 2 giai cấp mới là: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.

+ Tư sản công nghiệp nắm tư liệu sản xuất và quyền thống trị.

+ Vô sản công nghiệp làm thuê, đời sống cơ cực dẫn đến đấu tranh giữa vô sản với tư sản.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top