ĐỊA HỌC KÌ II
BÀI 10
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 1: TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LÃNH THỔ
Diện tích: 9572,8 nghìn km2.
Dân số: 1303,7 triệu người (2005)
Thủ đô: Bắc Kinh
- Diện tích lớn thứ 4 trên thế giới.
- Giáp 14 nước nhưng biên giới là núi cao và hoang mạc ở phía tây, nam và bắc.
- Phía Đông giáp biển, gần với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thuận lợi và khó khăn:
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp: cây ôn đới và cận đới
- Phát triển công nghiệp khai khoáng, thủy điện.
- Phát triển lâm nghiệp, giao thông vận tải biển.
b. Khó khăn:
- Bão lụt ở miền Đông.
- Khô hạn ở miền Tây, hoang mạc hóa.
- Phát triển giao thông vận tải lên miền Tây khó khăn...
III. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Đông nhất thế giới.
- Đa số là người Hán, các dân tộc khác sống tại vùng núi và biên giới, hình thành khu tự trị.
- Miền đông tập trung nhiều đô thị lớn.
- Trung Quốc thi hành chính sách dân số triệt để: mỗi gia đình 1 con => tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm, đồng thời tư tưởng trọng nam khinh nữ => tiêu cực tới giới tính, nguồn lao động và các vấn đề xã hội khác.
2. Xã hội
- Chú trọng đầu tư phát triển giáo dục.
- 90% dân số biết chữ.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và nhân lực dồi dào là tiềm năng lớn của Trung Quốc.
BÀI 10
CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
TIẾT 2: KINH TẾ
I. Khái quát
- Công cụôc hiện đại hóa mang lại những thay đổi lớn trong nền kinh tế Trung Quốc.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, đời sống người dân hiện được cải thiện rất nhiều.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, các nhà máy, xí nghiệp được chủ động trong sản xuất và tiêu thụ.
- TQ thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới.
- Cho phép các công ty, doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư, quản lí sản xuất công nghiệp tại các đặc khu, khu chế xuất.
- Chủ động đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao.
- Tập trung chủ yếu vào 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây dựng.
- Các trung tâm công nghiệp lớn đều tập trung ở miền Đông.
- Công nghiệp hóa nông thôn.
2. Nông nghiệp
- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
- Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp.
- Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
- Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/ người thấp.
- Đồng bằng châu thổ là các vùng nông nghiệp trù phú.
- Hoa Bắc, Đông Bắc: lúa mì, ngô, củ cải đường.
- Hoa Trung, Hoa Nam: lúa gạo, mía, chè.
III. Quan hệ Trung - Việt
Trung - Việt có mối quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực, nền tảng là tình hữu nghị và ổn định lâu dài.
Từ năm 1999, quan hệ hợp tác trên 16 chữ vàng: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và 4 tốt: "Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt".
BÀI 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
- Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
- ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
- ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
- Diện tích: 4,5 triệu km2.
Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.
2. Điều kiện tự nhiên
a. Đông Nam Á lục địa:
- Địa hình:
+ Gồm các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Bắc – Nam.
+ Ven biển có các đồng bằng châu thổ màu mỡ.
- Khí hậu, sinh vật:
+ Nhiệt đới, gió mùa
+ Đa dạng: Rừng nhiệt đới ẩm, rừng xavan, xavan cây bụi.
- Sông ngòi, biển:
+ Dày đặc sông lớn
+ Đường bờ biển dài
- Đất đai, khoáng sản:
+ Đất màu mỡ: feralit, phù sa...
+ Đa dạng: than, sắt, dầu khí...
b. Đông Nam Á biển đảo :
- Địa hình:
+ ít đồng bằng nhưng màu mỡ, nhiều đồi núi, núi lửa
+ nhiều đảo và quần đảo.
- Khí hậu, sinh vật:
+ Nhiệt đới gió mùa, xích đạo
+ Rừng xích đạo ẩm thấp
- Sông ngòi:
+ Sông ngắn và dốc, ít.
+ Vùng biển rộng lớn: Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
- Đất đai, khoáng sản:
+ Đất đai màu mỡ: phù sa, Feralit...
+ Khoáng sản phong phú: than, thiếc, đồng, dầu mỏ...
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
- Phát triển nông nghiệp nhiệt đới.
- Phát triển kinh tế biển (trừ Lào).
- Nhiều khoáng sản => Phát triển công nghiệp.
- Nhiều rừng => Phát triển lâm nghiệp.
- Phát triển du lịch
b. Khó khăn:
- Thiên tai: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt...
- Suy giảm rừng, xói mòn đất...
c. Biện pháp:
- Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên.
- Phòng chống, khắc phục thiên tai.
II. Dân cư và xã hội
1. Dân cư
- Dân số đông, mật độ cao.
- Tỉ suất gia tăng tự nhiên còn cao nhưng đang suy giảm.
- Dân số trẻ.
- Nguồn lao động tuy dồi dào nhưng trình độ còn hạn chế => ảnh hưởng tới vấn đề việc làm và nâng cao chất lượng
cuộc sống.
- Phân bố dân cư không đều: tạp trung ở đồng bằng, ven biển, vùng đất đỏ.
2. Xã hội
- Các quốc gia có nhiều dân tộc
- Một số dân tộc phân bố rộng => ảnh hưởng quản lí, xã hội, chính trị.
- Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa và tôn giáo lớn.
- Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
BÀI 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 2: KINH TẾ
I. Cơ cấu kinh tế
Có sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế theo hướng: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.
- Nguyên nhân: do phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ.
II. Công nghiệp
- Phát triển theo hướng tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài, hiện đại hóa thiết bị, chuyển giao công nghệ và đào tạo kĩ thuật cho người lao động, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu => tích lũy vốn.
- Các ngành:
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, ...
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, ... => Xuất khẩu.
III. Dịch vụ
- Giao thông vận tải được mở rộng và tăng thêm.
- Thông tin liên lạc cải thiện và nâng cấp.
- Hệ thống ngân hàng và tín dụng được phát triển và hiện đại.
IV. Nông nghiệp
Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.
1. Trồng lúa nước
- Cây lương thực truyền thống và quan trọng.
- Sản lượng không ngừng tăng.
- Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.
2. Trồng cây công nghiệp
- Có cao su, cà phê, hồ tiêu,.. => chủ yếu để xuất khẩu.
3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản
- Chăn nuôi tuy có số lượng nhiều nhưng chưa thành ngành chính: trâu bò, lợn, gia cầm.
- Ngành nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản là ngành truyền thống và đang phát triển.
BÀI 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN
- Năm 1967: 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc
- Hiện nay là 10 thành viên.
1. Các mục tiêu chính
- Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và cùng phát triển:
+ Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên.
+ Xây dựng ĐNÁ thành một khu vực hòa bình,ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
+ Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế.
2. Cơ chế hợp tác
- Thông qua các diễn đàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Thông qua tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực.
- Xây dựng" khu vực thương mại tự do ASEAN".
- Thông qua các dự án,chương trình phát triển.
II. Thành tựu của ASEAN
1. 10/ 11 quốc gia ĐNÁ là thành viên của ASEAN
2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao dù chưa đều và chắc.
3. Tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định.
III. Thách thức của ASEAN
1. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
3. Các vấn đề XH khác
- Đô thị hóa nhanh.
- Các vấn đề tôn giáo, dân tộc.
- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nguồn nhân lực.
IV. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN
1. Sự hợp tác của Việt Nam với các nước
- Việt Nam gia nhập ASEAN vào năm 1995.
- Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa giáo dục, khoa học, công nghệ, trật tự- an toàn xã hội...
- Đóng góp nhiều sáng kiến để củng cố nâng cao, vị thế của ASEAN trên trường quốc tế
2. Cơ hội và thách thức
a. Cơ hội:
- Xuất khẩu hàng hóa trên thị trường
- Giao lưu học hỏi kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật, chuyển giao công nghệ...
- Tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóa của khu vực ASEAN.
b. Thách thức:
- Cạnh tranh lẫn nhau.
- Hòa nhập chứ không "hòa tan"
c. Giải pháp:
- Đón đầu đầu tư
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao sức cạnh tranh.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top