Địa : 5 bài.




BÀI 22
DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

I. Dân số và tình hình phát triển dân số thế giới
1. Dân số thế giới
- Năm 2001 là 6.137 triệu người
- Giữa năm 2005 là 6.477 triệu người.
- Quy mô dân số giữa các châu lục và các nước khác nhau (có 11 quốc gia/200 quốc gia với dân số trên 100 triệu người, 17 nước có số dân từ 0,01- 0,1 triệu người).
- Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn.

2. Tình hình phát triển dân số thế giới
- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người càng rút ngắn từ 123 năm xuống 32, xuống 15 năm, 13 năm, 12 năm.
- Thời gian dân số tăng gấp đôi cũng rút ngắn: Từ 123 năm còn 47 năm.
Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX do tỉ lệ tử vong giảm nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe,...

II. Gia tăng dân số
1. Gia tăng tự nhiên
a. Tỉ suất sinh thô: Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm (đơn vị: ‰).

- Nguyên nhân: sinh học, tự nhiên, tâm lí xã hội, hoàn cảnh kinh tế, chính sách phát triển dân số.
- TLCH: Tỉ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn, nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm phát triển.

b.Tỉ suất tử thô: Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm (đơn vị:‰).

- Tỉ suất tử thô có xu hướng giảm rõ rệt (tuổi thọ trung bình tăng), mức chênh lệch tỉ suất tử thô giữa các nhóm nước không lớn như tỉ suất sinh thô.

- Nguyên nhân: Do đặc điểm kinh tế - xã hội, chiến tranh, thiên tai,...

c. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên (Tg)
- Là sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tử thô, coi là động lực phát triển dân số (đơn vị: %).

- Có 5 nhóm:
      + Tg ≤  0%: Nga, Đông Âu
      + Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mĩ, Ôxtrâylia, Trung Quốc, Cadắctan, Tây Âu...
      + Tg = 1 -1,9%: Việt Nam, Ấn Độ, Bra xin, Mêhicô, Angiêri,..
      + Tg = 2-2,9%: Đa số các nước ở châu Phi, Ảrậpxêút, Pakistan, Ápganixtan,Vêlêduêla, Bôlivia,..
      + Tg ≥  3%: Côngô, Mali, Yêmen, Mađagaxca...

d. Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Gây sức ép lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường

2. Gia tăng cơ học: Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.
- Có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia, trên phạm vi toàn thế giới, không ảnh hưởng đến quy mô dân số.
- Nguyên nhân:
        + Lực hút: đất đai màu mỡ, dễ kiếm việc làm
       + Lực đẩy: điều kiện sống khó khăn, thu nhập thấp

3. Gia tăng dân số
Tỉ suất gia tăng dân số bằng tổng số của tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học. (đơn vị %).








BÀI 23
CƠ CẤU DÂN SỐ

  I. Cơ cấu sinh học
1. Cơ cấu dân số theo giới (đơn vị%)
- Khái niệm biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
Được biểu thị bằng hai công thức sau:

Trong đó:          TNN: Tỉ số giới tính.

Dnam: Dân số nam.

                           Dnữ: Dân số nữ.

Hoặc:

Trong đó:          Tnam: Tỉ lệ nam giới.

                          Dnam: Dân số nam.
                          Dtb: Tổng số dân.

- Cơ cấu dân số theo giới có sự biến động theo thời gian, từng nước, từng khu vực: nước phát triển nữ nhiều hơn nam và ngược lại.
- Nguyên nhân: Trình độ phát triển kinh tế, chuyển cư, tuổi thọ trung bình nữ lớn hơn nam.
- Cơ cấu dân số theo giới: Ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chính sách phát triển kinh tế- xã hội của các quốc gia...

2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi (đơn vị %)
- Khái niệm: Là tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.
- Ý nghĩa: Quan trọng vì thể hiện tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển của dân số và nguồn lao động của một nước.
- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:
           + Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
           + Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
           + Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.
- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.
- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.
            + Thuận lợi: Lao động dồi dào.
            + Khó khăn: Sức ép dân số lớn.
- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.
            + Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
            + Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.
- Tháp dân số (tháp tuổi)
            + Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
            + Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).
Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

II. Cơ cấu xã hội
1. Cơ cấu dân số theo lao động
- Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

a. Nguồn lao động
- Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.
              + Nhóm dân số hoạt động kinh tế.
              + Nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
- Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
- Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
- Khu vực III: Dịch vụ
Xu hướng tăng ở khu vực II và III.

2. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa
- Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
- Dựa vào:
          + Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
          + Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.









BÀI 24
SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ VÀ ĐÔ THỊ HÓA

I. Phân bố dân cư
1. Khái niệm
Là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của  xã hội .

Trong đó:
     - sd (ng): Tổng số dân (người).
     - dt (km2): Tổng diện tích (km2).

2. Đặc điểm
a. Phân bố dân cư không đều trong không gian Năm 2005 mật độ dân cư trung bình: 48người/ km2
      + Tập trung đông: Tây Âu (169), Nam Âu (115), Ca ri bê (166), Đông Á (131), Đông Nam Á (124),...
      + Thưa dân: Châu Đại Dương (4), Bắc Mĩ (17), Nam Mĩ (21), Trung Phi (17), Bắc Phi (23).

b. Phân bố dân cư biến động theo thời gian
Từ năm 1650 - 2005 có sự biến động về tỉ trọng:
      + Châu Mĩ, châu Á, châu Đại Dương tăng.
      + Châu Âu, châu Phi giảm.

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân bố dân cư
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, nước, địa hình , đất, khoáng sản,..thuận lợi thu hút cư trú.
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Phương thức sản xuất (tính chất nền kinh tế), trình độ phát triển kinh tế,... quyết định đến cư trú.
- Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời, cư trú đông, chuyển cư, ...

II. Đô thị hoá
1. Khái niệm
Là quá trình kinh tế-xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

2. Đặc điểm: 3 đặc điểm
a. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh
Từ năm 1900 - 2005:
       + Tỉ lệ dân thành thị tăng (13,6% 48%).
       + Tỉ lệ dân nông thôn giảm (86,4% 52%).

b. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn
       + Số lượng thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều.
       + Nơi cao: Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ôxtrâylia, Tây Âu, LB Nga, LiBi.
       + Nơi thấp: Châu Phi, phần đa châu Á (trừ Liên bang Nga).

c. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị: Kiến trúc, giao thông, công trình công cộng, tuân thủ pháp luật, ....

3. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường
- Tích cực: Thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thay đổi sự phân bố dân cư, thay đổi các quá trình sinh, tử và hôn nhân ở các đô thị.
- Tiêu cực: Nếu không xuất phát từ công nghiệp hóa (tự phát):
       + Nông thôn: mất đi một phần nhân lực (đất không ai sản xuất)
       + Thành phố: thất nghiệp, thiếu việc làm, nghèo nàn, ô nhiễm môi trường dẫn đến nhiều tiêu cực khác.





BÀI 26
CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế
1. Khái niệm
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế
a. Căn cứ vào nguồn gốc:
- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.
- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):
        + Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất
        + Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.
- Kinh tế - xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

b. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
- Nguồn lực bên trong: Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội trong nước.
- Nguồn lực bên ngoài: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

II. Cơ cấu nền kinh tế
1. Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế
a. Cơ cấu ngành kinh tế: 3 nhóm:
   I. Nông – lâm – ngư nghiệp.
   II. Công nghiệp - Xây dựng.
   III. Dịch vụ.
- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng
- Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.
- Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng
=> Việt Nam: I giảm, II tăng, III ổn định.

b. Cơ cấu thành phần kinh tế
- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều  thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
- Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c. Cơ cấu lãnh thổ
- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm:toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.








CHƯƠNG VII. ĐỊA LÍ NÔNG NGHIỆP

BÀI 27
VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.
MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp
1. Vai trò
- Là một ngành sx vật chất không thể thay thế được:
        + Cung cấp lương thực, thực phẩm.
        + Nguyên liệu cho công nghiệp.
        + Nguồn hàng xuất khẩu, thu ngoại tệ.
- Hiện nay 40% số lao động thế giới tham gia hoạt động nông nghiệp, chiếm 4% GDP toàn cầu.
Ở các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu vì: Liên quan đến việc làm, thu nhập, và đời sống của đa số dân cư; Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng, đặc biệt đối với sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

2. Đặc điểm
a. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và  không thể thay thế: cần phải duy trì và nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lí, tiết kiệm.

b. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi: cần phải hiểu biết và tôn trọng quy luật sinh học.

c. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ: Cần phải  xây dựng cơ cấu hợp lí, đa dạng hóa sản xuất, phát triển các ngành dich vụ, làng nghề,.. tận dụng thời gian dỗi.

d. Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên vì đối tượng là cây trồng, vật nuôi.

e. Trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp
1. Nhân tố tự nhiên
- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

2. Nhân tố kinh tế - xã hội
- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.

III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
Vai trò: Tạo những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lí các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hôi.

1. Trang trại
- Hình thành và phát triển trong thời kì công nghiệp hóa thay thế kinh tế tiểu nông.
- Mục đích: Sản xuất hàng hóa
- Cách tổ chức quản lí: chuyên môn hóa, thâm canh, ứng dụng KHKT, thuê nhân công lao động.

2. Vùng nông nghiệp
Là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top