B. HỆ QUẢ ĐỊA LÍ CÁC CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT
I. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT:
Trái Đất quay quanh một trục (tưởng tượng) theo chiều từ Tây sang Đông. Trục này tạo nên một gốc 66°33’ với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt Trời.
Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
1. Sự luân phiên ngày, đêm: Hình khối cầu của trái đất luôn được mặt trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng. Phần được chiếu sáng gọi là ngày, phần bị khuất là đêm vì thế đã sinh ra ngày và đêm.
Nguyên nhân: Do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng rồi chìm trong bóng tối, gây ra hiện tượng luân phiên ngày, đêm.
2. Giờ trên Trái Đất:
* Giờ trên Trái Đất
- Giờ mặt trời (giờ địa phương)
Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm, đến ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở độ cao khác nhau, do đó các địa điểm khác nhau sẽ có gìờ khác nhau, đó là giờ địa phương hay giờ mặt trời.
- Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia đều bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi (lấy theo giờ của đường kinh tuyến đi qua chính giữa múi).
- Giờ của múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (lấy theo giờ của đường kinh tuyến gốc đi qua chính giữa múi).
* Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất bao giờ cũng có một múi giờ mà ở đó có 2 ngày lịch khác nhau, vì vậy người ta quy định lấy đường kinh tuyến 180° ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường chuyển ngày quốc tế.
* Biểu hiện đường chuyển ngày quốc tế: Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lịch lùi lại một ngày lịch. Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch.
II. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT:
1. Các mùa trong năm
- KN: Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
- Nguyên nhân sinh ra các mùa: do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo và không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ BCB ngã về phía Mặt Trời, có thời kỳ BCN ngã về phía Mặt Trời. Từ đó, thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời ở mỗi bán cầu đều có sự thay đổi luân phiên trong năm, gây nên những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu trong từng thời kỳ của năm, tạo nên các mùa.
- Sự thay đổi các mùa trong năm:
+ Mùa xuân: Từ ngày xuân phân (21/3) đến ngày hạ chí (22/6). Lúc này Mặt Trời di chuyển dần từ xích đạo lên chí tuyến Bắc, lượng nhiệt dần tăng lên, ngày càng dài thêm ra. Mặt đất mới bắt đầu tích lũy nhiệt, nên nhiệt độ chưa cao.
+ Mùa hạ: Từ ngày hạ chí (22/6) đến ngày thu phân (23/9). Lúc này, Mặt Trời từ chí tuyến Bắc chuyển dần về xích đạo. Mặt đất vừa tích lũy nhiệt qua mùa xuân, lại nhận thêm được một lượng bức xạ lớn nên nóng, nhiệt độ tăng cao.
+ Mùa thu: Từ ngày thu phân (23/9) đến ngày đông chí (22/12). Lúc này, Mặt Trời bắt đầu di chuyển từ xích đạo về chí tuyến Nam, lượng bức xạ tuy có giảm, nhưng mặt đất còn dự trữ lượng nhiệt trong mùa hè, nên nhiệt độ vẫn chưa thấp lắm.
+ Mùa đông: Từ ngày đông chí (22/12) đến ngày xuân phân (21/3). Lúc này, Mặt Trời đã từ chí tuyến Nam trở về xích đạo, lượng bức xạ tuy có tăng lên chút ít, nhưng mặt đất đã tiêu hao hết lượng nhiệt dự trữ nên trở nên rất lạnh. Ở Bán cầu Nam, 4 mùa diễn ra ngược với Bán cầu Bắc.
2. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ: (XEM HÌNH 5.5 sgk)
* Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
- Trong khoảng thời gian từ 22-6 BCB ngã về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm, càng về phía cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt từ vòng cực Bắc đến cực Bắc thì ngày kéo dài 24 giờ. Ở BCN thì ngược lại.
- Trong khoảng thời gian từ 22-12 BCN ngã về phía Mặt Trời, nên bán cầu này có góc chiếu sáng lớn, diện tích chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, thời gian chiếu sáng dài, vì vậy có ngày dài hơn đêm, càng về phía cực Nam ngày càng dài, đêm càng ngắn. Đặc biệt từ vòng cực Nam đến cực Nam thì ngày kéo dài 24 giờ. Ở BCB thì ngược lại.
- Riêng 2 ngày 21-3 và 23-9 Mặt Trời chiếu thẳng góc xuống cả 2 bán cầu hướng về phía mặt trời với khoảng cách bằng nhau nên thời gian chiếu sáng ở hai bán cầu bằngnhau. Vì thế ngày dài bằng đêm trên toàn trái đất.
* Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ:
- Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau.
- Càng xa xích đạo độ dài ngày đêm càng chênh lệch nhiều.
- Từ vòng cực về phía cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h, càng về cực ngày đêm địa cực càng tăng, tại cực ngày hoặc đêm kéo dài suốt 6 tháng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top