Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại Việt Nam


- Di sản văn hoá vật thể: 

1. Khu đền tháp Mỹ Sơn.
Tại hội nghị lần thứ 23 của Ủy ban di sản Thế giới ngày 1/12/1999 đã công nhận khu di tích Chăm Mỹ Sơn là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: là điển hình nổi bật về sự giao lưu văn hóa với sự hội nhập vào văn hóa bản địa, những ảnh hưởng bên ngoài đặc biệt là nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo, và tiêu chí phản ánh sinh động tiến trình phát triển của văn hóa Chămpa trong lịch sử văn hóa Đông Nam Á.

2. Phố cổ Hội An.
Ngày 4/12/1999 UNESCO đã công nhận đô thị cổ Hội An là Di sản Văn hóa Thế giới dựa trên hai tiêu chí: là di sản nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ tại một thương cảng quốc tế và là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn trọn vẹn.

3. Quần thể di tích Cố đô Huế.
Hội nghị lần thứ 17 của ủy ban Di sản Thế giới ngày 11/12/1993 đã công nhận Khu Di tích Cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: Huế thể hiện là một bằng chứng nổi bật của quyền lực phong kiến Việt Nam đã mất đỉnh cao của nó vào đầu thế kỉ XIX, và là một ví dụ nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông.

4. Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Ngày 31/07/2010, tại kì họp lần thứ 34, Ủy ban Di sản Thế giới đã công nhận khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội là Di sản Văn hóa Thế giới với tiêu chí: minh chứng cho sự giao lưu ảnh hưởng chủ yếu đến từ Trung Quốc ở phía bắc và Vương quốc Champa ở phía nam và tiêu chí minh chứng cho truyền thống văn hóa lâu đời của người dân Việt được thành lập ở đồng bằng sông Hồng, đó là trung tâm quyền lực từ thế kỉ VII cho đến tận ngày nay, và tiêu chí: liên quan trực tiếp tới nhiều sự kiện văn hóa- lịch sử quan trọng.

5. Thành Nhà Hồ.
Kì họp lần thứ 35 của ủy ban Di sản Thế giới vào ngày 27/06/2011 ở Paris đã chính thức đưa Thành nhà Hồ vào danh mục di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới với hai tiêu chí: là biểu hiện rõ rệt của sự giao thoa, trao đổi quan trọng các giá trị nhân văn giữa Việt nam và các quốc gia Đông Á, Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIV- đầu thế kỉ XX, và tiêu chí là ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc Hoàng thành biểu hiện cho quyền lực Hoàng gia tiêu biểu ở phương Đông, vừa là một pháo đài quân sự bề thế, chắc chắn, uy nghiêm.

- Di sản tư liệu thế giới: 


1. Mộc bản triều Nguyễn:
Mộc bản triều Nguyễn là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO công nhận ngày 31/7/2009. Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.618 tấm, là những văn bản chữ Hán-Nôm được khắc ngược trên gỗ để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ 19, 20.
2. Bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Vớigiá trị văn hóa và lịch sử đặc biệt, đầu tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ củacác khoa thi dưới triều Lê - Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
3. Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm.
Chùa Vĩnh Nghiêm được mệnh danh là "Đại danh lam cổ tự", một trung tâm Phậtgiáo lớn nhất của thời Trần, nơi có những văn bản Hán tự được UNESCO công nhậnnăm 2012.

- Di sản văn hoá phi vật thể: 


Tại hiện đã có 10 được công nhận là kiệt tác của nhân loại theo thứ tự từ mới nhất đến cũ nhất là:


1. Nghi lễ Kéo co ở Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đa quốc gia đại diện của nhân loại ngày 02/12/2015. Riêng Việt Nam, kéo co được các cộng đồng người Kinh, Thái, Tày, Nùng, Giáy... và nhiều địa phương như: Vĩnh Phúc, Lào Cai, Hà Nội, Bắc Ninh cùng nhiều tỉnh trên cả nước Việt Nam thực hành từ lâu đời, trao truyền cho tới ngày nay.

2. Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 27/11/2014.

3. Đờn ca tài tử Nam Bộ là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 5/12/2013 tại phiên họp Uỷ ban liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể lần thứ 8 của UNESCO diễn ra tại thành phố Cuba, nước Cộng hoà Azerbaijan.

4. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là di sản văn hóa phi vật thể được công nhận vào ngày 6/12/2012.

5. Hát xoan là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 24/11/2011.

6. Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng, Hà Nội, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 16/11/2010.

7. Ca trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, được công nhận ngày 01/10/2009.

8. Dân ca Quan họ, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, được công nhận ngày 30/9/2009.

9. Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể thế giới vào năm 2005, đến năm 2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10. Nhã nhạc cung đình Huế, di sản văn hóa thế giớiphi vật thể đầu tiên tại Việt Nam, được công nhận tháng 11 năm 2003, đến năm2008 được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.    

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top