Bài 5: Nguyên tắc hoạt động của báo chí

Câu 1: Trình bày các nguyên tắc hoạt động của báo chí?

a. Nguyên tắc tính khuynh hướng

Nguyên tắc là các quy tắc, chuẩn mực chung của hoạt động báo chí giúp cho nó thực hiện được chức năng của mình

Nguyên tắc tính khuynh hướng là nguyên tắc hình thành một cách khách quan do nguồn gốc xã hội và bản thân nền văn báo chí nhưng được vận dụng và phát triển 1 cách tự giác, có ý thức thì sẽ trở thành tính Đảng.

Tính khuynh hướng thể hiện ở việc báo chí của giai cấp, của nhóm xã hội nào thì sẽ phản ánh tư tưởng tình cảm của nhóm, của giai cấp đấy

Báo chí vô sản, báo chí cách mạng công khai thừa nhận tính khuynh hướng với mục đích xây dựng xã hội tốt đẹp cho con người vì con người điều đó phù hợp với quy luật của xã hội có giai cấp. Đồng thời, phản ánh đúng thực trạng trong đời sống báo chí hiện nay. Mỗi nhà báo mỗi cơ quan báo chí đều thể hiện một khuynh hướng chính trị nhất định. Trong đó, báo chí vô sản khẳng định báo chí phải đứng hẳn về phía giai cấp công nhân và tầng lớp nhân dân lao động, phản ánh ý chí nguyện vọng và bảo vệ lợi ích của họ.

Mỗi nhà báo cần sớm ý thức được thông điệp và xác định được viết cho ai? Làm gì? Khuynh hướng chính trị xã hội, văn hóa, thẩm mĩ...phải hòa nhập, liên kết trong thái độ 1 cách nhìn, cách thẩm định phân tích, lí giải của nhà báo. Khuynh hướng thể hiện, biểu thị sự nhiệt tình ủng hộ hoặc phản đối của nhà báo với một quan điểm chính trị, một vấn đề xã hội.

Trong khi phản ánh các quyền lợi, các tư tưởng, quyền lợi của các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau. Báo chí luôn có những khuynh hướng chính trị khác nhau. |Báo chí cách mạng thì công khai thừa nhận tính khuynh hướng trong hoạt động của mình. Tự giác tham gia các cuộc đấu tranh xã hội nhằm giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Vì vậy, hoạt động báo chí cách mạng phù hợp với quy luật và trong xã hội có giai cấp thì báo chí luôn thuộc về một giai cấp một nhóm xã hội nào đó nhằm thể hiện khuynh hướng chính trị, lập trương tư tưởng, bảo vệ quyền lợi của giai cấp của nhóm xã hội đó.

Nhà báo dù đứng ở phía nào cũng phải bộc lộ khuynh hướng chính trị của mình. Mỗi cơ quan báo chí dù thuộc tổ chức, lực lượng nào thì đều thể hiện khuynh hướng chính trị nhất định. Nếu tồn tại nhiều nền khuynh hướng khác nhau sẽ dẫn tới tình trạng dòng thông tin phụ lưu và không phụ lưu, dòng thông tin chính thống và dòng thông tin không chính thống. Khuynh hướng là điểm xuất phát tạo nên động lực và cảm hứng cho nhà báo. Tạo nên sự nhiệt tình trong ngòi bút, tránh được xu hướng thực dụng tầm thường trong báo chí.

Khuynh hướng là nguyên tắc phổ biến, bao trùm chi phối mọi hoạt động báo chí. Khuynh hướng có thể hình thành tự nhiên, tác động đến hoạt động báo chí một cách khách quan, ngoài ý muốn của nhà báo. Khuynh hướng có thể hình thành một cách khách quan do nguồn gốc tư tưởng và bản thân nền báo chí nhưng lại được phát triển và vận dụng 1 cách có ý thức. Tính khuynh hướng khi đã phát triển ở trình độ cao thfi sẽ trở thành tính Đảng.

b. Nguyên tắc tính Đảng

Báo chí tự giác, vững vàng và kiên quyết đừng trên lập trường của giai cấp công nhân, trở thành tiếng nói thể hiện quyền lợi của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Đồng thời chịu sự lãnh đạo và tuyên truyền thực hiện đường lối chính sách của ĐCS

- Tính Đảng được xem xét trên các khía cạnh sau:

* Về mặt xã hội : Tính Đảng quy định các mặt hoạt động của báo chí trong toàn bộ quá trình thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình . Nhà báo nhìn nhận đánh giá các sự kiện theo quan niệm đường lối của Đảng . Điều này không hạn chế sự sáng tạo và phát triển chứng kiến của người làm báo .

Nói cách khác đường lối của Đảng là căn cứ xuất phát để nhà báo thấy rõ trách nhiệm xã hội , trách nhiệm công dân của mình trong quá trình thông tin lí giải các vấn đề do cuộc sống đặt ra.

* Về mặt tổ chức : Tính Đảng đòi hỏi báo chí phải hoạt động theo đúng pháp luật và trong khuân khổ pháp luật . Báo chí là hạt nhân để tạo ra dư luận rộng rãi giáo dục mọi người sống và làm việc theo hiến pháp pháp luật . Đấu tranh để pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh góp phần hoàn thiện hệ thống luật pháp và xây dựng môi trường pháp lí lành mạnh trong xã hội .

* Về mặt tư tưởng tinh thần: Xét về mặt tư tưởng tinh thần , đòi hỏi báo chí phải tham gia tích cực vào dòng tư tưởng chủ lưu tích cực và tiến bộ trong xã hội . Lấy nền tảng khoa học là thuyết Mac Lênin , tư tưởng HCM . Trong công cuộc đổi mới báo chí là công cụ sắc bén , nhạy bén trên mặt trận tư tưởng thông qua việc thông tin lí giải những vấn đề về đời sống . Bên cạnh đó báo chí còn tham gia vào việc tổ chức , chỉ đạo các hoạt động của giai cấp nhân dân góp phần đổi mới tư tưởng , định hướng tư tưởng , bồi dưỡng những nhận thức đúng đắn cho cán bộ , Đảng viên , quần chúng tạo ra sự nhất trí cao đối với đường lối quan điểm của Đảng . Tính Đảng còn đòi hỏi báo chí trực tiếp tham gia xây dựng đời sống tinh thần trong sáng lành mạnh phong phú . Hình thành và bảo vệ các giá trị văn hóa , giá trị xã hội , giá trị Đảng , nâng cao dân trí.

* Về mặt lãnh đạo của Đảng : Sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước đối với báo chí là đòi hỏi báo chí hoạt động đúng mục đích .

Mặt khác sự lãnh đạo của Đảng : Nhà nước càng hoàn thiện , càng có hiệu quả thì báo chí càng có những điều kiện thuận lợi để phát triển và hoạt động .

Vì vậy Đảng và nhà nước quản lí báo chí vừa là yêu cầu khách quan , vừa là đòi hỏi của bản thân báo chí .

Đảng lãnh đạo báo chí bằng định hướng chính trị , định hướng tư tưởng thông tin bằng hệ thống quan điểm báo chí . Đảng uốn nắn kiểm tra việc thực hiện các định hướng thông qua các tính chất của Đảng . Từ quan điểm báo chí là công cụ sắc bén của Đảng đến quan điểm báo chí vừa là tiếng nói của Đảng và nhà nước , đồng thời là diễn đàn của nhân dân là một bước phát triển mới của lí luận báo chí cách mạng . Quan điểm đó quy định hình thức thông tin đa dạng , nhiều chiều trong hoạt động báo chí đã làm thay đổi diện mạo báo chí . Tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của báo chí phản ánh mối quan hệ máu thịt giữa ý Đảng và lòng dân . Làm rõ quan điểm dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra . Ở khía cạnh khác nó đòi hỏi nội dung và phương thức của Đảng . Hệ thống các văn bản của Đảng và nhà nước phải đổi mới hoàn thiện không ngừng. Và để hoàn thành nhiệm vụ đó Đảng cần phải có tổ chức mạnh, có cơ cấu chặt chẽ có đội ngũ Đảng viên phẩm chất năng lực trí tuệ của Đảng lãnh đạo quản lí báo chí.

Sự lãnh đạo quản lí của Đảng đối với báo chí là hoạt động phù hợp với tình hình hiện nay để Báo chí chủ động sáng tạo và vươn tới tự do thực sự của Báo chí trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

c. Nguyên tắc tính khách quan

Khái niệm khách quan chân thật là phản ánh đúng sự thật, đúng bản chất sự kiện.

Khách quan chân thật là khái niệm tương đối, không thể định lượng, kiểm tra hoàn toàn tuyệt đối trong nhiều trường hợp cụ thể

Khách quan hay không khách quan phụ thuộc vào bản chất sự kiện và người phản ánh sự kiện đó.

Khách quan chân thật bị chi phối với quy tắc bao trùm là tính khuynh hướng vì vậy không nên tuyệt đối hóa tính khách quan chân thật

Tính khách quan chân thật không mâu thuẫn với tính Đảng. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật , đánh giá đúng sự thật. Đảng ta đòi hỏi Báo chí phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội một cách khách quan chân thật. Báo chí phát hiện và trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh chống tiêu cực. Đồng thời tuyên truyền cổ động cho những nhân tố mới. Như vậy, tính Đảng không cản trở hoạt động của nhà báo mà ngược lại tính Đảng giúp nhà báo, cơ quan báo chí nhìn nhận, phát hiện đúng bản chất của sự kiện, vấn đề khách quan hơn

Báo chí không chỉ tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, nhà nước mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, điều này hoàn toàn phù hợp với tính khách quan chât thật của báo chí.

Khách quan chân thật là yêu cầu, là đặc điểm của bản thân báo chí, là nguyên tắc cốt lõi của báo chí. Báo chí đạt đến trình độ nào, bản chất ra sao? Bị cắt xén, lợi dụng đều phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Không nên tuyệt đối hóa vào tính Đảng và tính vô tư chân thật của nhà báo, việc nắm bắt nội dung của bất kì sự việc, sự kiện nào phụ thuộc và nhiều kĩ năng,

Các điều kiện khách quan cho phép mang tính chủ quan của nhà báo vì vậy cuộc đấu tranh để bảo vệ và vươn tới tính khách quan chân thật.

Để làm rõ tính khách quan chân thật và tính khuynh hướng việc định hướng thông tin với báo chí như quán triệt các tờ báo không đưa thông tin hoặc đưa ở những điểm nhất định, thời điểm nhất định nhằm giúp nhân dân hiểu dc tình hình phát triển của xã hội, thấy được nhiệm vụ và trách nhiệm của họ.

Để thực hiện được tính khách quan, chân thật nhà báo khi phản ánh sự kiện đúng sự thật, tránh hư câu, tránh điển hình hóa nhân vật. Khái quát hóa bối cảnh, không đưa những chi tiết chưa kiểm tra, chưa xác minh ngay cả khi lấy tin, tránh trích dẫn nguồn tin của các đồng nghiệp và các nhà báo, báo nước ngoài cũng cần cẩn trọng, kiểm chứng.

d. Nguyên tắc tính nhân dân và dân chủ

Tính nhân dân, dân chủ được thể hiện nhu cầu thông tin giao tiếp của con người dẫn đến sự hình thành báo chí. Mọi hoạt động thông tin trên báo chí đều bám sát hoạt động của con người. Đồng thời nhân dân cũng là người hưởng thụ các sản phẩm báo chí.

- Tính nhân dân được thể hiện ở:

* Báo chí đánh giá, phản ánh các sự kiện hiện tượng của đời sống từ lập trường của nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân. Đề cao và tham gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân vì sự tiến bộ của xã hội.

* Tính nhân dân thể hiện ở sự tham gia tích cực và thường xuyên của đông đảo nhân dân vào các hoạt động báo chí. Báo chí trở thành diễn đàn để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng tình cảm. Tham gia thảo luận các vấn đề về quốc tế, dân sinh.

* Nghệ thuật được thể hiện trong các tác phẩm báo chí, phù hợp với trình độ hiểu biết, năng lực tiếp nhận và nhu cầu thẩm mĩ lành mạnh của quảng đại quần chúng. Trong đó, giản dị, trong sáng, dễ hiểu là yêu cầu hàng đầu về phổ cập, nâng cao dân trí. Hình thành năng lực thẩm mĩ lành mạnh của nhân dân

* Trách nhiệm hàng đầu của nhà báo hiện nay là trung thành với nhân dân, phấn đầu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, vì lợi ích của đất nước, vì ấm no hạnh phúc của nhân dân. Mọi thông tin nghị luận và hành vi của nhà báo đều phải thể hiện trách nhiệm ca

e. Tình dân tốc và quốc tế

- Tính dân tộc: là thái độ trân trọng, là tình cảm yêu quý của con người đối với dân tộc, đất nước, quê hương, tinh thần dân tộc luôn thường trực trong mỗi nhà báo, ảnh hưởng đến khả năng quan sát, khám phá và đánh giá cuộc sống. Ảnh hưởng đến ngôn ngữ, phong cách của báo chí.

- Thể hiện bản sắc dân tốc là yêu cầu bắt buộc đối với nhà báo và cơ quan báo chí thể hiện ở:

* Báo chí trực tiếp tham gia phản ánh, giải quyết những vấn đề quan trọng, trọng đại bức xúc của dân tộc

* Báo chí góp phần tích cực vào việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và các giá trị cao quý khác của dân tộc theo phương châm dân tộc hiện đại, nhân văn.

Báo chí phải có tinh thần đoàn kết quốc tế chặt chẽ, đừng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đấu tranh để tự giải phóng mình. Tính quốc tế thể hiện ở tình đoàn kết và hợp tác quốc tế ở hoạt động báo chí. Đáp ứng nhu cầu mở rộng thông tin của công chúng theo xu hướng quốc tế hóa toàn cầu hóa mọi hoạt động xã hội.

Tính quốc tế: được thể hiện ở thái độ ủng hộ các phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc của các dân tộc trên thế giới. Trực tiếp tham gia vào các phong trào toàn cầu, bảo vệ môi trường, đấu tranh vì 1 trật tự thế giới bình đẳng.

Sự kết hợp giữa tính dân tộc và tính quốc tế chân chính là một yêu cầu đòi hỏi đặt ra cho báo chí trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay. Nhà báo phải chủ động mở rộng mối quan hệ đồng nghiệp trên thế giới. Để tiếp nhận thông tin, đổi mới tư duy, dụng cụ tác nghiệp...

f. Tính nhân văn và nhân đạo

Báo chí nhiệt tình phản ánh và tham gia vào cuộc đấu tranh nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi cho con người về kinh tế xã hội, văn hóa tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền con người, quyền dân chủ của con người. Bảo vệ những giá trị văn bản.

Báo chí tham gia tích cực vào việc xây dựng chế độ xã hội, tất cả vì con người, cho con người. Đồng thời, tôn trọng xây dựng và bảo vệ mỗi cá nhân vì sự phát triển tự do toàn diện của mỗi người.

Tính nhân văn đòi hỏi nhà báo am hiểu con người như một giá trị hoàn thiện và cao quý nhất. Bản chất nhân văn của báo chí cách mạng thể hiện ngay trong nguyên tắc tính Đảng. Báo chí đấu tranh cho những giá trị nhân văn chống lại những hành vi làm tổn hại quyền con người, quyền dân chủ, quyền được sống trong độc lập tự do.

Tính nhân văn – nhân đạo là tiêu chuẩn bắt buộc của đạo đức nghề nghiệp nhà báo. Báo chí phải tham gia vào việc tuyên truyền chống bạo lực kích động, gây chia rẽ thù hằn dân tộc và tôn giáo. Đồng thời tham gia giả quyết các vấn đề toàn cầu như ôi nhiêm mỗi trường , mất cân bằng sinh thái , nghèo đói 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top