câu 5: lạm phát giảm phát
Câu 5: Phân tích các nguyên nhân và những ảnh hưởng của lạm phát, giảm phát. Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện của Việt Nam hiện nay.
Khái niệm Lạm phát:
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế, trong đó khối lượng tiền thực tế đưa vào lưu thông vượt quá số lượng tiền cần thiết trong lưu thông làm cho giá cả hàng hóa tăng lên một cách liên tục và kéo dài dẫn đến đồng tiền quốc gia bị mất giá liên tục so với vàng và ngoại tệ.
Nguyên nhân lạm phát:
- Những nguyên nhân có liên quan đến chính sách xã hội của Nhà nước:
+ Nhà nước phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách mà không sử dụng các hình thức khác.
+ Chính sách thuế không hợp lý, chưa khai thác hết các nguồn thu, nội dung còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng buôn lậu thuế… gây thất thu cho ngân sách.
+ Chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý, dẫn đến khuyến khích các ngành có chi phí cao, kém hiệu quả.
- Những nguyên nhân có liên quan đến nền kinh tế như: nền kinh tế trong nước kém phát triển, sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, chi phí cao…
- Những nguyên nhân liên quan đến điều kiện tự nhiên như: thiên nhiên, động đất…
- Những nguyên nhân liên quan đến tình hình chính trị như: Khủng hoảng hệ thống chính trị làm cho việc điều hành sản xuất không được quan tâm và điều cốt lõi là dân chúng không tín nhiệm đồng tiền pháp định của Nhà nước.
Những ảnh hưởng của lạm phát đối với sự phát triển kinh tế xã hội:
Ảnh hưởng tốt:
- Lạm phát kích thích sản xuất phát triển: Trong nền kinh tế, một mức lạm phát vừa phải sẽ tác động đến tâm lý NTD( người tiêu dung), kích thích NTD mua sắm nhiều hơn đề phòng sự tăng giá trong tương lai. Ví dụ: khi giá cả NVL XD ( nguyên vật liệu xây dựng) tăng nhẹ, người dân tiến hành XD nhiều hơn, thạm chí có những gia đình dự định 2 hoặc 3 năm nữa mới xây nhà thì nay với sự lo sợ số tiền xây được một ngôi nhà chỉ đủ để xây một phần ngôi nhà trong tương lai làm cho họ sơm quyết định mua sắm hơn.
Các DN khi bán được hàng, họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh SX tạo ra nhiều HH của cải hơn cho XH.
- Lạm phát kích thích xuất khẩu: LP tạo ra một sự chênh lệch về tỷ giá hối đoái, sự sụt giảm giá của đồng tiền nội tệ tạo ra lợi thế cho xuất khẩu. Vì vậy khi LP nhẹ, các DN xuất khẩu tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu nhiều hơn.
- LP nâng cao trình độ của NLĐ: LP làm giá cả NVL đầu vào cho SX tăng cao. Để cạnh tranh, các nhà SX sẽ cân nhắc hơn các yếu tố đầu vào, trong đó nhân công thường là yếu tố mà DN quan tâm nhiều nhất. Để giảm chi phí CN, các DN sẽ sắp xếp lại bộ máy của mình của mình cho hiệu quả hơn.
Tác động xấu:
- LP đối với TT-NH: LP làm cho TT không còn giữ được chức năng thước đo giá trị, không tính toán được các chỉ tiêu, hiệu quả của nền kinh tế. Người dân không tin vào đồng tiền nên tìm đến HH, ngoại tệ, vàng để cất trữ mà không đưa vào đầu tư, điều này làm tín dụng bị thu hẹp, hoạt động bình thường của NH bị phá vỡ, làm cho hệ thống tiền tệ bị rối loạn và không kiểm soát được.
- LP đối với lĩnh vực tài chính kinh tế: LP làm SX bị thu hẹp vì lợi nhuận của DN giảm thấp do giá trị vật tư tăng liên tục. Hơn nữa LP làm SX phát triển không đồng đều, mất cân đối giữa các ngành vì vốn sẽ chảy vào những ngành có lợi nhuaanjcao và thu hồi vốn nhanh.
- LP đối với XH: LP làm giảm khối lượng HH tiêu dùng của dân cư, đặc biệt đời sống của người làm công ăn lương càng gặp khó khăn. Họ tìm mua bất cứ HH nào dù không có nhu cầu vì không giám giữ tiền. Vì vậy, LP sẽ làm giàu cho những người đầu cơ, tích trữ và làm nghèo nhanh chóng những người giữ tiền. Hơn nữa do thu hẹp SX nên thất nghệp sẽ gia tăng dẫn đến gánh nặng cho XH tăng.
LP tăng cao và kéo dài gây ra những hậu quả lớn trong đời sống dân cư và tăng trưởng kinh tế. Trong từng trường hợp cụ thể, CP có thể áp dụng các biện pháp tình thế và biện pháp mang tính chiến lược sau:
BP cấp bách:
- Chính sách TT quốc gia. Khi LP cao, CP thực thi CSTT thắt chặt:
+ Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông
+ Tăng LS tiền gửi, thu hút tiền mặt của dân cư và DN vào NH làm giảm sức ép đối với HH trên thị trường. Đồng thời khuyến khích gửi tiết kiệm.
+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế vốn tín dụng của NHTM.
+ Ấn định hạn mức tín dụng cho các NHTM.
+ NHTW bán các loại trái phiếu NH ra thị trường tiền tệ để thu hút vốn của các NHTM, DN và dân cư.
- CS tài chính quốc gia:
+ Cắt giảm các khoản chi tiêu chưa thật cần thiết nhằm làm giảm bớt tình trạng LP.
+ Khuyến khích nhập khẩu HH để đưa vào thị trường trong nước các mặt hàng đang thiếu hoặc đang lên giá nhằm mục đích tăng quỹ HH tiêu dùng cân đối với số lượng tiền trong lưu thông.
+ Bán ngoại tệ, vàng ra thị trường để thu hút tiền mặt ngoài lưu thông vào NH.
+ Phát hành trái phiếu CP để vay nợ trong dân cư, các DN, các tổ chức, cá nhân.
+ Vay nợ nước ngoài để bù đắp thiếu hụt ngân sách…
BP ổn định tiền tệ cơ bản lâu dài:
- XD KH tổng thể để phát triển SXHH trong nước một cách hợp lý nhằm tăng quỹ HH với số lượng lớn hơn, phong phú về chủng loại, giá cả ổn định. Đây là BP cơ bản mang tính chiến lược tạo cơ sở vững chắc để ổn định tiền tệ.
- Tạo ngành SX mũi nhọn cho xuất khẩu. Đây là hoạt động kinh tế quan trọng của quốc gia. Nếu được mở rộng và phát triển sẽ tạo số thu về ngoại tệ để có thể nhập HH từ nước ngoài bổ sung cho khối lượng HH trong nước, tạo cơ sở để ổn định tiền tệ, tạo thế mạnh về ngoại thương của quốc gia trên thị trường quốc tế.
- Cắt giảm biên chế, kiện toàn bộ máy hành chính, áp dụng cơ chế quản lý mới hợp lý nhằm giảm những khoản chi từ ngân sách, khai thác triệt để tiềm năng SX của đát nước.
- Nghiên cứu, sửa đổi bổ sung CS thuế cho hợp lý, không bỏ sót nguồn thu, đồng thời kích thích SX phát triển, giải phóng các tiềm năng của nền SX nhằm bồi dưỡng nguồn thu của ngân sách. Tiết kiệm chi phí ngân sách cắt bỏ những khoản chi không cần thiết làm cho ngân sách quốc gia lành mạnh làm cơ sở để ổn định tiền tệ.
- Dùng LP để chống LP, nghĩa là NN tăng cung ứng tiền để mở rộng đầu tư, chấp nhận một mức LP vừa phải. Hiệu quả mang lại từ các dự án đầu tư sẽ tạo thế mạnh cho nền kinh tế, là điều kiện để ổn định tiền tệ. Đây là biện pháp được nhiều quốc gia có nền kinh tế vững mạnh thường chọn để kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho NLĐ.
Khái niệm Giảm phát: GP là việc đưa tiền vào lưu thông ít hơn mức cần thiết khiến cho SX và lưu thông HH bị tắc nghẽn là việc giảm liên tục mức giá chung của HH, DV. Ở đây nền kinh tế thiếu chất bôi trơn để lưu thông nên HH bị ứ đọng, SX ra không thể tiêu thụ được.
Nguyên nhân của giảm phát:
- Do thắt chặt cung ứng nội tệ và tăng lãi suất để thu hút tiền thừa ngoài lưu thông để chống LP nhưng quá khối lượng tiền thừa.
- Thu nhập của NTD giảm do mức thuế tăng, thất nghiệp tăng.
- do hiệu ứng dây chuyền, nghĩa là khi thực hiện một mục tiêu nào đó của nền kinh tế. Chẳng hạn, khi NN dùng chính sách thuế để giảm LP thì có thể thay đổi cơ cấu tiêu dùng, và từ đó làm cho giá cả của HH trên thị trường giảm.
- Nguyên nhân từ bên ngoài, do tình hình phá giá ngoại tệ của một số quốc gia làm xuất khẩu HH trong nước giảm và nhập khẩu tăng. Từ đó làm giảm giá cả HH nhập khẩu và HH SX trong nước.
Hậu quả của GP, thiểu phát
- GP có tác dụng tốt đối với nền kinh tế khi:
+ Kiềm chế thành công LP.
+ Giảm chi phí SX nhờ thúc đẩy tiến bộ công nghệ dẫn đến hạ giá giúp tăng sức mua thúc đẩy SX phát triển.
- GP tác động xấu đến nền kinh tế khi nó là sự phản ánh mức cầu tiền tệ giảm đột ngột, giá cả sụt giảm nhanh chóng dư thừa năng lực SX ở mức cao và phổ biến. Vì thế, các DN phải giảm giá HH, giảm năng lực SX, giảm tiền lương, giảm việc làm gây ra thất nghiệp.
- Nền kinh tế bị thu hẹp dẫn tới suy thoái, hệ thống NH khủng hoảng.
Giải pháp khắc phục GP:
Trong thực tế các quốc gia áp dụng các biện pháp ngược chiều với chống LP, cụ thể:
- Tăng mức lương cơ bản của công chức NN để tăng nhu cầu tiêu dùng của dân cư, từ đó tạo cân bằng HH và tiền tệ trong lưu thông.
- NN giảm thuế làm tăng thu nhập của dân cư, tăng tiêu dùng tạo cân bằng HH tiền tệ trong lưu thông.
- Tăng chi tiêu của CP đẩy mạnh đầu tư để cung ứng thêm tiền cho lưu thông.
- Thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.
Vận dụng các biện pháp ổn định tiền tệ trong điều kiện của Việt Nam hiện nay
Cần có các giải pháp thích hợp để cân bằng vững chắc NSNN
- Cần nguồn TC để chuyển đổi nền kinh tế, XD kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đổi mới công nghệ phát triển lực lượng SX trong nước.
- Hạn chế thất thu, thất thoát NSNN qua mọi kênh và mọi hình thức.
- Hoàn thiện các chính sách thuế, giải quyết các bất cập về thuế đảm bảo không bỏ sót nguồn thu, tăng cường các biện pháp quản lý thu thuế, đặc biệt ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nhằm đảm bảo thực thi chính sách thuế công bằng, đúng luật pháp và tăng nguồn thu về thuế cho NSNN.
- Tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, hạn chế thất thoát vốn đầu tư do cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, quản lý thiếu chặt chẽ.
- Kiên quyết không sử dụng con đường phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt NS làm gia tăng LP…
Củng cố và phát triển các thành phần kinh tế
- Sắp xếp lại khu vực DNNN, đẩy mạnh cổ phần hóa làm giảm gánh nặng cho NSNN phục vụ chiến lược phát triển KT – XH và tăng hiệu quả sử dụng vốn XH giúp cho kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Phát triển khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi giúp huy động mọi nguồn vốn trong XH phục vụ cho công cuộc đổi mới của đất nước.
- Quy mô, hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế ngày càng phát triển là cơ sở kinh tế vững chắc để ổn định tiền tệ một cách có hiệu quả.
Khuyến khích hoạt động xuất khẩu
- Huy động tối đa mọi tiềm năng xuất khẩu, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu HH để tạo ra một khối lượng HH xuất khẩu dồi dào là điều kiện để nhập khẩu các loại HH còn thiếu từ đó ổn định đồng nội tệ.
- Cải thiện cơ cấu xuất khẩu và chất lượng HH xuất khẩu tạo thêm mặt hàng chủ lực mới. Phấn đấu hạ thấp tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô, hàng nông lâm thủy sản chưa qua chế biến, tăng HH xuất khẩu đã qua chế biến của ngành công nghiệp VN.
- Đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ ngoại thương, các bạn hàng và thị trường bên ngoài. Khôi phục các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường đã có và tìm kiếm các thị trường mới.
- Các công cụ của chính sách bảo hộ được thực hiện có thời hạn (vừa bảo vệ SX trong nước vừa làm tăng tính cạnh tranh tích cực trên thị trường nội địa, đồng thời cũng bảo đảm các cam kết mà VN đã ký kết hoặc tham gia như: Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Hiệp định thuế quan ưu đãi AFTA…)
Hiện đại hóa hệ thống NH và phát triển thị trường vốn để thúc đẩy kinh tế phát triển
- CNH, HĐH đất nước cần nhiều nguồn lực về tài chính trong và ngoài nước phục vụ cho mở rộng đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Bởi vậy, hệ thống NH phải đóng vai trò chủ yếu trên thị trường vốn, là kênh tạo lập và truyền dẫn nguồn vốn tiết kiện trong XH và cung cấp vốn cho các hoạt động kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top