1-5

Câu 1: Nêu khái niệm về tương tác người-máy (HCI) và vai trò của nó?

Định nghĩa:

Không có định nghĩa chính xác về tương tác người-máy .Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng hai định nghĩa sau:

Định nghĩa 1: Tương tác người-máy là tập các quá trình, đối thoại và các hành động, qua đó người dùng con người sử dụng và tương tác với MT (Backer &amp Buxton, 1987).

Định nghĩa 2 Tương tác người-máy là một lĩnh vực liên quan đến thiết kế, đánh giá và cài đặt Hệ thống MT tương tác cho con người sử dụng và nghiên cứu các hiện tượng chính xảy ra trên đó (ACMSIGCHI 1992).

Vai trò của HCI:

Tạo ra các Hệ Thống an toàn và sử dụng được (Usability) như các Hệ Thống chức năng.Trong đó Usability (tính tiện dụng) là khái niệm trong trong HCI có thể hiểu là làm cho hệ thống dễ học và dễ dùng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 2: Sử dụng mô hình tương tác (Framework) để làm gì? Nêu các thành phần của mô hình tương tác? Các khía cạnh phải xem xét trong mô hình tương tác?

Tương tác là sự giao tiếp giữa người dùng và hệ thống. Để có cái nhìn tổng quan, người ta hay biểu diễn dưới dạng framework (D. Norman), phát triển bởi Abowd và Beale. Sử dụng framework để (6 ý): (1) Thiết lập mục đích (user), (2) Hình thành chủ ý, (3) Đặc tả hành động trên giao tiếp, (4) Thực hiện hành động, (5) Nhận và giải thích trạng thái của hệ thống (6) Đánh giá trạng thái hệ thống với mục đích đặt ra

Framework có 4 thành phần: (1) Người dùng, (2) Đầu vào, (3) Hệ thống, (4) Đầu ra

Các khía cạnh phải xem xét trong mô hình tương tác (5 ý): (1) Công thái học (ergonomie): nhóm đ/k theo chức năng , tần xuất môi trường, màu sắc (2) Dễ dùng, thời gian đào tạo ngắn (3) Thông tin phản hồi (4) Khôi phục lỗi, trở về trạng thái cũ (5) Tính nhất quán, chuẩn hoá.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 3: Nêu các dạng tương tác (bản chất, ưu nhược điểm và ứng dụng) ?

Có 5 dạng tương tác bao gồm: (1) Câu hỏi/ trả lời dạng truy vấn (2) Điền theo mẫu (3) Ngôn ngữ lệnh (4) Ngôn ngữ tự nhiên (5) Menu.

 Câu hỏi/ trả lời dạng truy vấn

Bản chất: Dẫn dắt qua một loạt câu hỏi.

Ưu điểm (về chất lượng):

 - Tự nhiên

 - Dễ thiết kế

- Quen thuộc (nhất là với người dùng mới, thiếu kinh nghiệm)

Nhược điểm

 - Phức tạp đối với tình huống phức tạp, thiếu tính tổng quát.

 - Cần nhiều giao tiếp.

 Điền theo mẫu

Bản chất: Sử dụng các khuôn mẫu có sẵn, chủ yếu dùng truy xuất DL: nhập, trích rút. Màn hình giống như khuôn mẫu.

Ưu điểm (về chất lượng):

 - Tự nhiên, quen thuộc, dễ thiết kế, có chỉ dẫn cần thiết.

 - Dễ dàng thay đổi khi cần.

Nhược điểm:

 - Thiếu sáng tạo của người dùng

 - Tải cao với Hệ Thống, mạng.

 Ngôn ngữ lệnh

Bản chất: Là loại giao tiếp được sử dụng sớm nhất và đến nay vẫn còn khá phổ dụng (môi trường VB). Nó cung cấp phương tiện biểu diễn lệnh trực tiếp cho máy tính thông qua các phím chức nang, ký tự đơn, từ viết tắt hay đầy đủ.

Ưu điểm (về chất lượng):

 - Thích hợp với nhiệm vụ có tính lặp

 - Thích hợp với người dùng có knghiệm do tính ngắn gọn, nhanh và dễ hiểu của câu lệnh.

Nhược điểm:

 - Cần phải đào tạo.

 - Sai sót cao.

 - Khó xử lý tình huống lỗi.

Ngôn ngữ tự nhiên

Bản chất: Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên trong HCI. Đây có thể là phương tiện hấp dẫn nhất trong giao tiếp với máy tính vì người sử dụng khó có thể nhớ dòng lệnh hay quên mất các mức phân cấp của menu. Ngôn ngữ tự nhiên với 2 dạng: chữ viết và lời nói đều rất được quan tâm và nghiên cứu.

Ưu điểm (về chất lượng):

 - Tự nhiên, không tốn công đào tạo.

 - Dễ thích ứng, sửa lỗi dễ.

Nhược điểm:

 - Không rõ ràng: cú pháp, cấu trúc, câu có thể không rõ

 - Dài, tải cao.

Menu 

Bản chất: Menu là tập các lựa chọn có thể cho người dùng được hiện trên màn hình và được chọn bởi chuột, phím số hay phím chữ cái. Có nhiều mức độ khác nhau: 1, 2 hay nhiều mức. Dạng: cây, mạng, kéo thả (pull-down hay pop up), ngữ cảnh, tách rời, chồng chéo, .

Ưu điểm (về chất lượng):

Dễ học, dễ dùng và có nhiều lựa chọn. Có hướng dẫn, ít nhớ. Thích hợp với người dùng không thường xuyên.

Nhược điểm:

Tốn không gian nhớ màn hình. Thông tin có thể bị che dấu trong các menu con. Chậm với NSD thành thạo.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 4: WIMP là gì (bản chất, ưu nhược điểm và ứng dụng)?

Bản chất: WIMP là kiểu giao tiếp trong tương tác giữa con người và máy tính có sự kết hợp của VB và đồ hoạ bao gồm 4 thành phần: 

(1) Wingười dùngows: như màn hình độc lập, có thể chứa Text hay đồ hoạ. Kích thước có thể thay đổi và điều chỉnh 

(2) Biểu tượng (Icons): tranh hay hình ảnh thu nhỏ và đa dạng 

(3) Menu: tập các lựa chọn có thể cho người dùng được hiện trên màn hình 

(4) Con trỏ (Pointers): Là thành phần quan trọng vì WIMP ng chủ yếu định vị và lựa chọn. Dạng con trỏ có ý nghĩa gắn với hành động.

Ngoài ra, có thể bổ sung : phím lệnh, thanh công cụ, spinner, hộp hội thoại, check box. .

Hiện nay WIMP là dạng ngầm định của nhiều loại MT: PC hay Desktop

Ưu điểm (về chất lượng):

 - Tốt, dễ học, ít nhớ.

 - Tính chủ động của người dùng cao, giảm sai sót

Nhược điểm:

 - Khó lập trình, tải cao. (vì Màn hình đồ hoạ)

 - Chậm với người dùng có kinh nghiệm.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 5: Trình bày khái niệm, các nguyên tắc về tính dùng được, (Usability)?

Usability (tính tiện dụng, hay tính dùng được) là khái niệm trong trong HCI có thể hiểu là làm cho hệ thống dễ học và dễ dùng.

Các nguyên tắc cho tính dùng được:

- Tính dễ học (learnability): áp dụng cho người mới từ việc giao tiếp có hiệu quả => hoàn thành với hiệu suất tối đa. 

- Mềm dẻo (flexibility): người dùng và hệ thống có thể giao tiếp với nhau theo nhiều cách thức 

- Vững chắc (robustness): mức độ hỗ trợ cho người dùng để xác định việc thực hiện thành công và đánh giá hành vi được điều khiển 

- Tính dự đoán (predictability): Xác định hiệu quả của các hành động tương lai dựa vào lịch sử giao tiếp đã qua. 

- Tính thân thiện (familiarity): có cần các tri thức khi sử dụng hệ thống mới Tính tổng hợp: thay đổi màu sắc dẫn đến thay đổi trạng thái của một số thành phần của hệ thống 

- Tính khái quát (generalizability): mở rộng các tri thức riêng cho tình huống mới 

- Tính nhất quán (consistency): sự tương tự của trạng thái vào ra cho các tình huống giống nhau hay các nhiệm vụ đích Tính khái quát hoá và ổn định: tính ổn định thường tương đối đối với một số đặc trưng khác của tương tác giữa người dùng và Hệ thống.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: