Câu 21
Câu 21: KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN, TÁC HẠI CỦA MƯA AXÍT VÀ SUY GIẢM TẦNG OZON:
A.Mưa axít:
1.Khái niệm:
- Mưa axít là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác.
2.Nguyên nhân:
- Nguyên nhân của mưa axit là do trong nước mưa có hoà tan những khí SO2, SO3,NO, NO2, N2O. Các khí này hoà tan trong nước mưa tạo ra các axit tương ứng của chúng, làm cho độ pH thấp gây nên hiện tượng mưa axit. Các khí này có nguồn gốc từ tự nhiên trong các hoạt động của núi lửa, nhưng chủ yếu chúng được thải ra từ các hoạt động của con người. (Khí thải từ các nhà máy và các phương tiện giao thông, chặt phá rừng, rác thải...)
3.Tác hại:
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn.
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển.
- Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp
- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử
- Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực vật hay sinh vật, nhưng các loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim
B.Suy giảm tầng ôzôn:
1.Khái niệm:
a. Tầng Ozon:
Ozon là loại khí hiếm trong không khí gần mặt đất nhưng lại tập trung thành lớp dày ở những độ cao khác nhau trong tầng bình lưu, cách mặt đất khoảng từ 10 – 50 km ở những vĩ độ khác nhau. 90% ozon nằm trong khoảng 19 -23 km so với mặt đất, ozon có chức năng bảo vệ sinh quyển nhưng nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nó là loại khí độc hại và sự ô nhiễm của ozon sẽ tác động đến năng suất cây trồng ở mặt đất. Tầng khí quyển này hấp thụ 93-99% tia bức xạ có hại từ Mặt Trời.
b.Suy giảm tầng Ozon:
Sự suy giảm tầng ôzon là hiện tượng giảm lượng ozone trong tầng bình lưu(thủng tầng ozon)
2.Nguyên nhân:
- Khí CFC: Nguyên nhân đầu tiên có thể kể tới có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Freon là tên gọi chung của những hợp chất CFC(cloflocacbon), như CCl2F2, CCl3F,... Nhờ có dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái Đất và phá vỡ kết cấu của nó, làm giảm nồng độ khí ozon.
- Chất thải công nghiệp: khí NOx,CO2...Những chất thải loại này vẫn bền bỉ và dai dẳng bay vào bầu khí quyển và làm công việc phá hoại tầng ozon. Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất. Do vậy, có thể nói N2O đã "qua mặt" chlorofluorocarbon (CFC) để trở thành loại khí phá hủy tầng ozon mạnh nhất.
- Khói bụi và các chất hóa học: Việc xả khói bụi và các chất hóa học (cacbon monoxide, sulfur dioxide) vào bầu không khí cũng gây ảnh hưởng xấu đến tầng ozon. Khói thoát ra trong các vụ phóng tên lửa có thể bào mòn tầng ozon, tạo điều kiện cho các tia tử ngoại có hại từ Mặt Trời xâm nhập vào Trái Đất. Khi phóng các tên lửa dùng nhiên liệu rắn, chúng thải trực tiếp khí Clo ra tầng bình lưu (cách bề mặt Trái Đất khoảng 50 km). Tại đây Clo phản ứng với Oxy để tạo ra Clo oxit - chất có khả năng hủy diệt Ozon.
3.Tác hại:
- Phá hủy hệ thống miễn dịch, làm tăng khả năng mắc bệnh cho con người và động vật.
- Hủy hoại các sinh vật nhỏ
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển
- Làm giảm chất lượng không khí
- Giảm chất lượng và năng suất cây trồng.
- Giảm tuổi thọ, độ bền các loại vật liệu.
- Làm gia tăng hiệu ứng nhà kính
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top