tâm lý
Câu1. Tâm lý là gì? Nêu và phân tích bản chất tâm lý của con người? Cho ví dụ minh họa.
* Định nghĩa :
Tâm lý là tất cả những hiện tượng tinh thần nảy sinh do sự tác động của thế giới khách quan vào não, được não phản ánh, nó gắn liền, điều hành, điều chỉnh mọi hành vi hoạt động của con người.
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của các hiện tượng tinh thần hay các hiện tượng tâm lý.
* Bản chất tâm lý con người :
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng : Tâm lí người là sự phản ánh HTKQ vào não thông qua hoạt động của chủ thể, tâm lý người có bản chất XH-LS.
a) Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua hoạt động của chủ thể (lăng kính chủ quan của cá nhân)
- Phản ánh: dấu vết
Hệ thống tác động ß------à Hệ thống chịu tác động
hình ảnh
Có các loại phản ánh: cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý.
- Phản ánh tâm lý là phản ánh đặc biệt:
Hệ thống tác động là TGKQ.
Hệ thống chịu tác động là bộ não con người – thứ vật chất phát triẻn đến mức độ cao.
Kết quả của sự tác động là dấu vết, hình ảnh, bản sao chụp về thế giới mang tính sinh động, sáng tạo, khác nhau ở từng chủ thể.
- Tính chủ thể trong sự phản ánh tâm lý:
+ Cùng 1 TGKQ, SVHT tác động đến những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với những mức độ sắc thái khác nhau ở những chủ thể ấy.
+ Cùng 1 SVHT tác động đến một chủ thể nhưng vào những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau... sẽ có những biểu hiện và các sắc thái tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh TL là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất. Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
+ Tâm lý người mang tính chủ thể là do:
• Khác nhau về đặc điểm cơ thể, về giác quan, về thần kinh não bộ.
• Khác nhau về điều kiện, hoàn cảnh sống.
• Vốn kinh nghiệm, vốn sống, mức độ tích cực hoạt động và giao tiếp khác nhau
b) Bản chất xã hội của tâm lý người
- Có nguồn gốc là TGKQ (TN,XH) nguồn gốc xã hội là cái quyết định
- Là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.
- Là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm XH, nền văn hóa XH thông qua hoạt động, giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.
- Tâm lí cá nhân hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, dân tộc và cộng đồng.
Câu2. Cơ sở tự nhiên bao gồm những yếu tố nào? Những yếu tố đó có mối quan hệ như thế nào đối với tâm lý?
a. Cơ sở tự nhiên của tâm lí con người
1.1. Não và tâm lý
- Tâm lý là chức năng của não, bộ não nhận tác động của TGKQ dưới dạng các xung động thần kinh, cùng với những biến đổi sinh lý, sinh hóa ở từng nơron, từng xinap, trung khu thần kinh, các tổ chức dưới vỏ làm cho não hoạt động theo quy luật của hệ thần kinh sinh ra các hiện tượng tâm lý theo cơ chế phản xạ.
- Vấn đề định khu tâm lý chức năng trong não
Trên não có những vùng miền, các thùy... mỗi vùng miền là cơ sở vật chất của từng hiện tượng tâm lý tương ứng, mỗi vùng miền có thể tham gia vào nhiều hiện tượng tâm lý, nhiều vùng miền phục vụ một hiện tượng tâm lý tạo ra một hệ thống chức năng hoạt động một cách cơ động tùy theo yêu cầu của chủ thể.
Hệ thống chức năng cơ động là tập hợp nhất thời của những cơ quan, những tổ chức trong hệ thần kinh liên kết hoạt động tùy theo yêu cầu của chủ thể.
1.2. Phản xạ có điều kiện và tâm lý
- Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời lại tác động của các kích thích phát sinh từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể được thực hiện bời hệ thàn kinh TƯ.
- Có 2 loại phản xạ: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
+ Phản xạ không điều kiện: là những phản ứng đáp lại có tính chất bẩm sinh của cơ thể với các kích thích, mang tính chất loài đảm bảo cho cơ thể thích nghi với những điều kiện ổn định của đời sống, ít biến đổi được thực hiện nhờ tủy sống và những bộ phận hạ đẳng của bộ não.
+ Phản xạ có điều kiện: là phản ứng của cơ thể được hình thành trong những điều kiện nhất định của đời sống cá thể ở người và động vật được dựa trên những phản xạ không điều kiện, nhằm đáp ứng lại với môI trường luôn thay đổi.
Đặc điểm của PXCĐK:
* Là phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể.
* Cơ sở sinh lý là được thực hiện trên vỏ não hoạt động bình thường.
* Thành lập với kích thích bất kì, ngôn ngữ.
* Báo hiệu gián tiếp kích thích KĐK sẽ tác động vào cơ thể.
* Không phải bất kì lúc nào cũng xuất hiện
- Phản xạ và tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau. Bởi theo Xêtrenôp; "tất cả các hiện tượng tâm lý cả có ý thức lẫn vô thức về nguồn gốc đều là phản xạ", đặc biệt là phản xạ có điều kiện.
- Hoạt động phản xạ có điều kiện là cơ sở sinh lí hoạt động tâm lí.
- Thói quen, nếp sống của con người có cơ sở sinh lý là phản xạ có điều kiện.
1.3. Các quy luật của não và tâm lý
1.3.1. Quy luật hoạt động theo hệ thống
Bộ não nhận tác động của một tổ hợp các kích thích và phản ứng trả lời với tổ hợp các kích thích chứ không phản ứng một cách riêng lẻ với từng kích thích.
- Hoạt động định hình
Là hệ thống PXCĐK hoạt động kế tiếp nhau theo một trật tự nhất định lặp đi lặp lại nhiều lần được xảy ra do kích thích tác động nhiều lần một cách không thay đổi.
1.3.2. Quy luật lan toả và tập trung
- Quy luật lan toả: Trên vỏ não có một điểm, một vùng HP hoặc ƯC thì dần dần nó sẽ lan toả sang một điểm khác, vùng khác.
- Quy luật tập trung : Sau khi lan toả HP hoặc ƯC lại tập trung vào một điểm nhất định làm cho hoạt động của vỏ não được tập trung hơn.
Nhờ HP, UC lan toả mà dễ dàng thành lập các đường liên hệ thần kinh tạm thời, các phản xạ có điều kiện.
Nhờ HP, UC tập trung mà con người có thể hình thành khả năng tập trung chú ý, có phản xạ mang tính chọn lọc, tính định hướng.
1.3.3. Quy luật cảm ứng qua lại
Là hiện tượng HP, UC ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong HTK. Có 4 loại cảm ứng qua lại:
- Cảm ứng qua lại đồng thời giữa nhiều trung khu là hiện tượng HP ở điểm này gây ra ƯC ở điểm kia và ngược lại.
- Cảm ứng qua lại tiếp diễn là hiện tượng HP ở một điểm, một vùng chuyển sang ƯC ở chính điểm đó, vùng đó và ngược lại.
- Cảm ứng qua lại dương tính là hiện tượng HP làm cho ƯC sâu hơn hoặc ngược lại ƯC làm cho HP mạnh hơn.
- Cảm ứng qua lại âm tính là hiện tượng HP gây ra ƯC hoặc ƯC làm giảm HP.
1.3.4. QL phụ thuộc vào cường độ kích thích
Trong trạng thái bình thường, khỏe mạnh của vỏ não thì độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích. Cụ thể: KTmạnh - PƯ mạnh; KT yếu - PƯ yếu.
Con người độ lớn của phản ứng còn phụ thuộc vào kinh nghiệm sống của cá nhân và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ.
1.4. Hệ thống tín hiệu và tâm lý
Tín hiệu là hệ thống kí hiệu khách quan quy ước để thông báo tin tức về SVHT.
*Hệ thống tín hiệu 1
- Là một hệ thống bao gồm những tín hiệu do các SVHT và các thuộc tính của chúng được phản ánh trực tiếp vào não và để lại dấu vết trong vỏ não.
- Là cơ sở sinh lí của hoạt động nhận thức cảm tính, trực quan, tư duy cụ thể và các xúc cảm ở người và động vật.
*Hệ thống tín hiệu 2
- Chỉ có ở con người đó là ngôn ngữ: tiếng nói và chữ viết về SVHT trong HTKQ được phản ánh vào đầu óc con người, là tín hiệu của tín hiệu.
- Là cơ sở sinh lí của tư duy ngôn ngữ, tư duy trừu tượng, ý thức và tình cảm.
* Mối quan hệ giữa hai hệ thống tín hiệu
- HTTH 1 là cơ sở, tiền đề ra đời HTTH 2.
- HTTH 2 làm cho con người nhận thức rõ hơn bản chất của SVHT, tác động trở lại HTTH1 làm cho HTTH1 phản ánh chính xác SVHT.
1.5. Di truyền và tâm lý
Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh vật đối với thế hệ trước, đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế định sẵn.
Mỗi một cá thể sinh ra đã nhận được theo con đường di truyền từ các thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể (của các giác quan và não). Tư chất là một tổ hợp bao gồm những đặc điểm giải phẫu (các giác quan, hệ thần kinh, bộ não) tạo nên tiền đề vật chất cho sự phát triển năng lục của con người.
Di truyền là yếu tố tiền đề cho sự hình thành và phát triển tâm lý con người
Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong sự hình thành và phát triển tâm sinh lý con người.
Câu 3: Hoạt động là gì? Nêu và phân tích đặc điểm của hoạt động? Cấu trúc của hoạt động, vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách
1. Khái niệm hoạt động
1.1 Định nghĩa : Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể).
Trong mối quan hệ đó có 2 quá trình
- Quá trình đối tượng hóa (xuất tâm):
+Chủ thể chuyển năng lực của mình thành sản phẩm hoạt động.
+Tâm lí của con người được bộc lộ, được khách quan hoá trong quá trình làm ra sản phẩm.
- Quá trình chủ thể hóa (nhập tâm):
+Chủ thể chuyển nội dung khách thể (quy luật, bản chất của SV) vào bản thân mình tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân.
+Là quá trình con người chiếm lĩnh (lĩnh hội) thế giới.
=> Như vậy, trong quá trình con người tham gia, thực hiện hoạt động con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình, hay nói khác đI tâm lý, ý thức, nhân cách được bộc lộ, hình thành trong hoạt động.
1.2. Đặc điểm của hoạt động
- Tính đối tượng: Đối tượng là tất cả những yếu tố TN, XH mà con người hướng tới nhằm nhận thức, cảI tạo. Đối tượng của hoạt động là cáI mà con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh - đó chính là động cơ.
- Tính chủ thể: hoạt động do con người hoặc nhóm người tiến hành một cách chủ động, tích cực, tự giác trong quá trình tác động vào khách thể.
- Tính mục đích: là làm biến đổi thế giới và biến đổi bản thân, nó gắn liền với tính đối tượng và bị chế ước bởi nội dung xã hội, phụ thuộc vào nhận thức và sự phát triển nhân cách của cá nhân.
- Tính gián tiếp: con người sử dụng công cụ lao động, ngôn ngữ, hình ảnh tâm lý trong đầu tác động vào khách thể trong quá trình hoạt động của bản thân.
2. Cấu trúc của hoạt động
Chủ thể Khách thể
Hoạt động Động cơ
Hành động Mục đích
Thao tác Phương tiện
Sản phẩm
3. Vai trò của hoạt động trong sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức và nhân cách
- Hoạt động là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức và nhân cách.
- Thông qua hoạt động con người tiếp thu những kinh nghiệm của thế hệ trước biến thành kinh nghiệm của bản thân.
- Thông qua hoạt động con người hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực của bản thân.
- Thông qua hai quá trình xuất tâm và nhập tâm trong hoạt động con người nhận thức và chiếm lĩnh thế giới và bằng hoạt động con người lại cải tạo thế giới và cải tạo chính bản thân mình.
Câu 4: Giao tiếp là gì?Nêu và phân tích các chức năng của giao tiếp. Vai trò của giao tiếp trong sự hình thành phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách
a. Giao tiếp: là quá trình xác lập và vận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Mqh giao tiếp giữa con người với con người có thể xảy ra với các hình thức khác nhau
+ Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân
+ Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm
+ Giao tiếp giữa nhóm với nhóm, giữa nhóm với cộng đồng.
Giao tiếp vừa mang tính chất xã hội vừa mang tính chất cá nhân
Tính chất xã hội thể hiện ở chỗ nó được nảy sinh hình thành trong xã hội và sử dụng các phương tiện do con người làm ra được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
Tính chất cá nhân thể hiện ở nội dung, phạm vi nhu cầu, phong cách kỹ năng,… giao tiếp của mỗi người
b. Chức năng của giao tiếp
chức năng thông tin: qua giao tiếp con người trao đổi truyền đạt tri thức kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nguồn phát thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. Thu nhận và xử lý thông tin là một con đường quan trọng để phát triển nhân cách
Chức năng cảm xúc: giao tiếp k chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếp là 1 trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
Chức năng nhận thức lẫn nhau và đánh giá lẫn nhau: trong giao tiếp mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm tư tưởng thái độ thói quen,… của mình do đó các chủ thể có thể nhận thức được về nhau làm cơ sở đánh giá lẫn nhau. Điều này quan trọng hơn là trên cơ sở so sánh với người khác và ý kiến đánh giá của người khác, mỗi chủ thể có thể tự đánh giá được về bản thân mình
Chức năng tự điều chỉnh hành vi: trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, trong giao tiếp mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể tác động đến động cơ, mục đích quá trình ra quyết định và hành động của chủ thể khác.
Chức năng phối hợp hoạt động: nhờ có quá trình giao tiếp con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. Đây là một chức năng giao tiếp phục vụ các nhu cầu chung của xã hội hay của một nhóm người.
c. vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức và nhân cách
* vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển tâm lý
Bằng hoạt động và giao tiếp, con người với tư cách là chủ thể tiếp thu các kinh nghiệm xã hội lịch sử, biến nó thành tâm lý, nhân cách. Nói cách khác, tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp. hoạt động và giao tiếp, mối quan hệ giữa chúng là quy luật tổng quát hình thành và biểu lộ tâm lý người.
* vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển ý thức
Trong giao tiếp, cá nhân được truyền đạt và tiếp nhận thông tin. Trên cơ sở nhận thức người khác, đối chiếu mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội, cá nhân tự nhận thức, tự đánh giá và điều khiển hành vi của mình. Chính nhờ sự giao tiếp trong xã hội, cá nhân hình thành ý thức về người khác và về bản thân mình.
* vai trò của giao tiếp trong sự hình thành và phát triển nhân cách
Nhu cầu giao tiếp được xem như là một nhu cầu bẩm sinh của con người. thông qua quan hệ giao tiếp với người khác, con người gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội. đồng thời cũng qua giao tiếp mà con người được đánh giá, được nhìn nhận theo quan hệ xã hội. điều quan trọng là qua giao tiếp, con người còn đóng góp các giá trị nhân cách của mình cho người khác, cho xã hội.
Câu 5 : Tâm lý được hình thành trên những phương diện nào? Hãy nêu và phân tích những phương diện đó.
a) Phương diện 1 : Sự nảy sinh, phát triển tâm lý về phương diện loài người
Con người tồn tại và phát triển ko chỉ về thể chất mà cùng với sự phát triển về thể chất là sự phát triển tâm lý-ý thức. Tâm lý-ý thức phát triển từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao qua các giai đoạn, thời kỳ.
- Xét theo mức độ phản ánh:
+ Thời kỳ cảm giác: phản ứng trả lời từng kích thích riêng lẻ.
+ Thời kỳ tri giác: phản ứng trả lời với tổ hợp các kích thích (cá, lưỡng cư, bò sát, chim, động vật có vú).
+ Thời kỳ tư duy:
- Tư duy bằng tay: tư duy trực quan, giảI quyết tình huống cụ thể (Ôxtralopitec – 10tr năm).
- Tư duy bằng ngôn ngữ: tư duy lý tính bằng ngôn ngữ chỉ có ở người để nhận thức quy luật, bản chất của SV.
- Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi:
+ Thời kỳ hành vi bản năng: mang tính BSDT, có cơ sở là phản xạ không điều kiện phản ứng trả lời các kích thích như một động hình có sẵn, thỏa mãn nhu cầu cấp thấp.
+ Thời kỳ hành vi kỹ xảo: HV tập luyện trong đời sống cá thể được lặp lại nhiều lần thành động hình, có sự biến đổi.
+ Thời kỳ hành vi trí tuệ: HV tập luyện, tự tạo trong đời sống cá thể. Chỉ có con người mới gắn với ngôn ngữ, ý thức.
b) Phương diện 2 : Các giai đoạn phát triển tâm lý về phương diện cá thể: (Giáo trình )
Là quá trình chuyển đổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác tương ứng với các giai đoạn lứa tuổi kế tiếp nhau. Ở mỗi cấp độ lứa tuổi sự phát triển tâm lý đạt tới 1 chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật đặc thù.
- Sơ sinh, hài nhi:
+ Sơ sinh: là tuổi “ăn ngủ” phối hợp với cácphản xạ bẩm sinh, tác động bột phát thực hiện các chức năng sinh lý người
+ Hài nhi: hoạt động chủ yếu là giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn, trước hết là với cha mẹ
- Tuổi nhà trẻ 1-2 tuổi
Hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, bát chước hành động sử dụng đồ vật và tìm hiểu khám phá các sự vật xung quanh
- 3-5 tuổi
Vui chơi
- Đi học
6-12: học tập, lĩnh hội nền tảng tri thức, phương pháp, công cụ nhận thức và chuẩn mực hành vi
12-14,15: học tập và giao tiếp nhóm, là lứa tuổi dậy thì với nhiều phẩm chất tâm lý mới xhiện
15-18: đã hình thành thế giới quan, định hướng nghề nghiệp
- 19-25
Học tập và lao động. là gđoạn tiếp tục lĩnh hội các giá trị vật chất của xã hội theo nghề nghiệp hoặc tham gia LĐSX
- >25
Lao động và hđ XH
- 55-60
Nghỉ ngơi. GĐ này con người phản ứng chậm dần, độ nhạy cảm của các giác quan giảm đi rõ
Mỗi GĐ lứa tuổi đều có 1 vị trí vai trò nhất định trong quá trình phát triển tâm lý nói chung. Sự chuyển tiếp từ GĐ này sag GĐ # bgiờ cug gắn liền với sự xuất hiện dạng hoạt động chủ đạo mới có tác dụng qđịnh đối với sự hình thành những cấu tạo tâm lý mới, cơ bản, đặc trưng cho thời kỳ hoặc GĐ lứa tuổi đó
Câu 6: Ý thức là gi? Nêu và phân tích các thành phần cấu trúc? Các thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Nêu và phân tích các cấp độ của ý thức?Cấp độ nào cao nhất?
Nêu và phân tích ý thức hình thành trên phương diện loài, trên phương diện cá nhân.
1. Khái niệm về ý thức
Định nghĩa : Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người, được phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức, các hiểu biết mà con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan.
2. Cấu trúc của ý thức
- Mặt nhận thức: Con người có khả năng nhận thức được thế giới từ cáI bên ngoài, trực tiếp đến cái bên trong gián tiếp bằng ngôn ngữ để hiểu khái quát, bản chất của sự vật, hay là từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính.
- Mặt thái độ: là khả năng tỏ thái độ lựa chọn, thái độ đánh giá, thái độ cảm xúc của con người đối với thế giới mà con người nhận thức.
- Mặt năng động của ý thức: là khả năng điều khiển, điều chỉnh tháI độ, hành vi của mình đối với hiện thực trên cơ sở nhận thức.
Các thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?
3. Các cấp độ của ý thức
- Cấp độ vô thức: là những HTTL dưới ngưỡng ý thức, nơi mà ý thức không thực hiện chức năng của mình. Dấu hiệu là sự điều khiến, điều chỉnh thái độ, hành vi mà con người chưa nhận thức được (vô thức bản năng, tiền ý thức, tâm thế, tiềm thức).
- Cấp độ ý thức - tự ý thức: Con người nhận thức được SVHT, tỏ thái độ có chủ tâm và dự kiến trước dược hành vi của mình.
Cao hơn là tự nhận thức về cái bên ngoài, nội dung tâm hồn, vị thế và các quan hệ xã hội, tỏ thái độ, tự điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác.
- Cấp độ ý thức nhóm - ý thức tập thể:
Trong quá trình lao động và giao tiếp ý thức cá nhân dần phát triển đến mức độ cao là ý thức nhóm, ý thức xã hội, đó là ý thức về những người xung quanh, về gia đình, cộng đồng, dân tộc, tổ quốc... ý thức tập thể tạo sức mạnh cho con người hoạt động.
2. Sự hình thành và phát triển ý thức
2.1. Sự hình thành và phát triển ý thức theo phương diện loài:
CN Mac đã kđ: trước hết là lao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai yếu tố làm xuất hiện con người và ý thức của con người.
- Lao động đã làm xuất hiện con người và ý thức của con người. ý thức của con người tham gia điều khiến, điều chỉnh tháI độ và hành vi của con người trong suốt quá trình lao động (trước, trong và sau lao động).
- Ngôn ngữ là công cụ xây dựng mô hình tâm lý của sản phẩm lao động, là phương tiện để con người tiến hành giao tiếp, phối hợp hoạt động trong quá trình lao động.
2.2. Sự hình thành và phát triển ý thức theo phương diện cá thể (cá nhân)
- Được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động của cá nhân.
- Được hình thành trong mối quan hệ giao tiếp với các cá nhân khác, với xã hội.
- Được hình thành bằng con đường tiếp thu lĩnh hội nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội.
- Được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích tháI độ và hành vi của mình.
Câu 7: Cảm giác là gì? Nêu và phân tích đặc điểm, vai trò và các quy luất cơ bản của cảm giác. Cho ví dụ minh học và nêu lên ý nghĩa của các quy luật đó trong cuộc sống con người
1. Khái niệm về Cảm giác
Định nghĩa : Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật hiện tượng cụ thể đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
2. Đặc điểm của cảm giác :
* Là một quá trình tâm lý.
* Nội dung phản ánh: phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bề ngoài của SV, HT cụ thể do HĐ của từng giác quan.
* Phương thức phản ánh: trực tiếp
* Cảm giác của con người mang bản chất xã hội lịch sử
* Sản phẩm phản ánh: cảm giác thành phần về sv, hình ảnh riêng lẻ về từng thuộc tính của SV.
- Đối tượng phản ánh: SVHT trong tự nhiên và cả sản phẩm lao động do con người sáng tạo.
- Cơ chế sinh lý: Chịu sự chi phối của HTTH I và HTTH II.
- Có sự tham gia của các HTTL cấp cao như tư duy, tưởng tưởng, tình cảm...
- Được phát triển nhờ sự rèn luyện, giáo dục.
3. Vai trò:
- Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên của con người(và con vật) trong hiện thực khách quan tạo ra mối liên hệ trực tiếp đơn giản, đầu tiên giữa con người với môI trường.
- Cảm giác là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các hình thức nhận thức cao hơn
- Cảm giác là điều kiện quan trọng để đảm bảo trạng thái hoạt động bình thường của vỏ não và các hoạt động tinh thần của con người.
- Cảm giác là con đường nhận thức hiện thực khách quan đặc biệt quan trọng đối với những người bị khuyết tật.
4. Các quy luật cơ bản :
4.1 Quy luật ngưỡng cảm giác
* Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác
Ngưỡng cảm giác : Ngưỡng tuyệt đối của cảm giác
Ngưỡng sai biệt của cảm giác
Ngưỡng tuyệt đối phía dưới:là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây cảm giác.
Ngưỡng tuyệt đối phía trên:là cường độ kích thích tối đa mà ở đó vẫn còn cho ta cảm giác.
Phạm vi giữa ngưỡng TĐPD và ngưỡng TĐPT là vùng cảm giác được trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất giữa 2 kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa các kích thích.
Ngưỡng sai biệt của mỗi cảm giác là một hằng số. Ví dụ:
- Cảm giác thị giác: 1/100.
- Cảm giác thính giác: 1/10.
- Cảm giác sức ép trọng lượng, vị ngọt 1/30.
Độ nhạy cảm của cảm giác là khả năng cảm nhận được cường độ kích thích tối thiểu, tức là nhận ra được ngưỡng cảm giác, ngưỡng TĐPD càng nhỏ thì độ nhạy cảm của cảm giác càng cao.
Độ nhạy cảm của cảm giác tỉ lệ nghịch với ngưỡng tuyệt đối phía dưới.
Độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác là khả năng cảm nhận được sự khác biệt về cường độ, tính chất của 2 kích thích, tức là nhận ra được ngưỡng sai biệt của cảm giác, ngưỡng sai biệt càng nhỏ thì độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác càng cao.
Độ nhạy cảm sai biệt của cảm giác tỉ lệ nghịch với ngưỡng sai biệt.
4.2 Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích.
- Cảm giác sẽ mất dần khi kích thích kéo dài.
- Cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm của cảm giác giảm.
- Cường độ kích thích giảm thì độ nhạy cảm của cảm giác tăng.
Quy luật thích ứng có ở tất cả các loại cảm giác, nhưng mức độ thích ứng không giống nhau.
- Có cảm giác thích ứng nhanh như: cảm giác nhìn, cảm giác đụng chạm,,,
- Có cảm gíác thích ứng chậm như: cảm giác nghe, cảm giác đau (khó thích ứng).
Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do hoạt động và rèn luyện.
4.3 QL tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
Các cảm giác luôn tác động qua lại lẫn nhau và làm thay đổi tính nhạy cảm của nhau. Cụ thể:
• Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của mộ cơ quan phân tích kia.
• Kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia.
Sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp trên những cảm giác cùng loại hay khác loại. Do đó, có 2 loại tương phản:
+ Tương phản đồng thời
+ Tương phản nối tiếp
Câu 8 : Tri giác là gì? Nêu và phân tích đặc điểm, vai trò và các quy luật cơ bản của tri giác. Cho ví dụ minh họa và nêu lên ý nghĩa của các quy luật đó trong cuộc sống con người
1. Khái niệm
Định nghĩa :Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta.
2. Đặc điểm :
*Tri giác là quá trình tâm lý
*Nội dung phản ánh: phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của SV, HT theo cấu trúc nhất định.
*Phương thức phản ánh: trực tiếp khi Sv tác động vào giác quan.
*Sản phẩm phản ánh: hình ảnh tương đối trọn vẹn về SV.
*Tri giác là một hành động tích cực của con người có sự chi phối của KN sống. Tri giác có mục đích là hoạt động quan sát của con người.
3. Vai trò :
- Tri giác giúp con người định hướng chính xác và nhanh chóng hơn các hành vi hoạt động trong cuộc sống
- Tri giác giúp con người điều chỉnh hợp l hành động trong cuộc sống
4. Các quy luật cơ bản :
4.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
Tính đối tượng của tri giác thể hiện tri giác được coi là một hoạt động và bao giờ cúng có một đối tượng nhất định. Đối tượng đó nằm trong hiện thực khách quan.
* Đặc điểm :
-Quá trình tri giác luôn phản ánh sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
-Sản phẩm của quá trình tri giác (hình tượng) một mặt phản ánh đặc điểm bề ngoài của SV, HT, mặt khác nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
-Đối tượng của TG được xuất hiện dần trong hoạt động.
=>Tính đối tượng của tri giác là cơ sở của chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người.
4.2 Quy luật về tính trọn ven của tri giác :
Là sự phản ánh vào trong não một cách thống nhất, hoàn chỉnh cơ cấu và thuộc tính bộ phận bề ngoài của SVHT như bản thân chúng vốn có trong QTKQ khi SVHT đang trực tiếp tác động vào giác quan.
Tri giác luôn phản ánh hình ảnh trọn vẹn của SVHT khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan. Dựa vào đặc điểm này ta có thể phân biệt được phản ánh của tri giác với phản ánh của cảm giác.
* Đặc điểm :
- Tính trọn vẹn của tri giác chịu sự chi phối của 2 yếu tố : khách quan và chủ quan
- Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào đối tượng tác động.
- Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào củ thể tri giác, cụ thể là phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của chủ thể.
4.3 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
Tính lựa chọn của tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh để phản ánh đối tượng tốt hơn
Bối cảnh là các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan bên ngoài đối tượng tri giác. Đối tượng tri giác là hình. Bối cảnh tri giác là nền. Giữa đối tượng và bối cảnh không cố định.Bối cảnh và ĐT rõ ràng thì TG thuận lợi và ngược lại (ngụy trang).
* Đặc điểm
- Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan (của vật kích thích) và chủ quan (chủ thể).
- Đối tượng của tri giác càng nổi rõ trong bối cảnh thì sự lựa chọn sẽ diễn ra nhanh hơn và ngược lại.
- Kinh nghiệm của chủ thể về loại đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể dễ chọn đối tượng đó làm đối tượng tri giác.
4.4 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
Khi tri giác một SV, HT con người có khả năng gọi tên, phân loại, chỉ ra được công dụng, ý nghĩa của nó đối với hoạt động của bản thân.
ý nghĩa : Gọi tên (con gì? cái gì?)
Công dụng, tính chất
Xếp loại, phân nhóm
* Đặc điểm : Tính có ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào khả năng tri giác trọn vẹn SVHT, vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của chủ thể.
4.5 Quy luật về tính ổn định của tri giác
Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh tương đối ổn định về SVHT khi điều kiện tri giác đã thay đổi.
* Đặc điểm : Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:
- Cấu trúc ổn định của sự vật hiện tượng.
- Vốn tri thức, kinh nghiệm của cá nhân.
- Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh, cụ thể là mối liên hệ ngược của hệ thần kinh.
4.6 Quy luật tổng giác
Trong khi tri giác thế giới, con người không chỉ phản ánh thế giới bằng những giác quan cụ thể mà toàn bộ những đặc điểm nhân cách, đặc điểm tâm lý của con người cũng tham gia tích cực vào quá trình tri giác, làm cho khả năng tri giác của con người sâu sắc, tinh vi và chính xác hơn.
* Những đặc điểm nhân cách đã hình thành ở cá nhân
-Tư duy, trí nhớ, cảm xúc...
-Tâm trạng, chú ý, tâm thế...
-Kinh nghiệm, vốn hiểu biết, năng lực nhận thức, kĩ năng, kĩ xảo,...
-Nhu cầu, hứng thú, tình cảm...
* Những đặc điểm tâm lí đã hình thành ở cá nhân : Chi phối
- Đối tượng tri giác
- Tốc độ tri giác
- Độ chính xác của tri giác
Câu 10 : So sánh giữa cảm giác và tri giác? Nêu và phân tích đặc điểm chung của nhận thức cảm tính. Cho ví dụ minh họa.
1. So sánh :
a) Giống nhau :
Cùng là quá trình tâm lý.
Cùng phản ánh thuộc tính bề ngoài của SV-HT.
Cùng phản ánh SVHT cụ thể, riêng lẻ đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
Cùng do hoạt động của các giác quan và các TKTK tương ứng trên vỏ não.
Cùng có quan hệ và chịu sự chi phối của quá trình NTLT và cùng làm nguồn cung cấp nguyên liệu cho NTLT.
b) Khác nhau :
Cảm giác
Tri giác
Phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài của SVHT.
Phản ánh trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của SVHT
Do một giác quan phản ánh
Do nhiều giác quan cùng phản ánh
Phản ánh SVHT không theo cấu trúc nhất định
Phản ánh SVHT theo những cấu trúc nhất định.
Là mức độ phản ánh sơ đẳng
Là mức độ phản ánh cao hơn cảm giác.
Câu 11: Tư duy là j ? Nêu và phân tích đặc điểm, vai trò của tư duy, các thao tác của tư duy? Cho VD minh họa
1.1.1. Định nghĩa
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan mà ta chưa biết
1.1.2. Đặc điểm của tư duy
- Tính có vấn đề của tư duy
Tư duy chỉ nảy sinh khi cá nhân gặp phải tình huống có vấn đề (THCVĐ).
THCVĐ là tình huống chứa đựng một nội dung cần xác định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ trong học tập cũng như trong cuộc sống mà chủ thể bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng phương pháp hành động đã có không thể giải quyết được.
Các điều kiện để một tình huống trở thành THCVĐ
+ TH đó phải chứa đựng cái mới, mâu thuẫn
+ Cá nhân phải có nhu cầu giải quyết vấn đề đó.
+ Cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan tới vấn đề
- Tính gián tiếp của tư duy
Tư duy không chỉ phản ánh trực tiếp mà còn P/á gián tiếp SVHT trong thế giới khách quan.
Quá trình tư duy diễn ra thông qua ngôn ngữ, các phương tiện công cụ, kinh nghiệm của bản thân và người khác.
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
v Tính trừu tượng:
Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi SVHT cái cụ thể, cá biệt chỉ giữ lại những đặc điểm và thuộc tính chung nhất của SV, HT.
v Tính khái quát:
Tư duy có khả năng kháI quát những thuộc tính chung, bản chất của SVHT do trừu tượng tách ra để hợp thành một nhóm, một loại, một lớp SVHT.
- Mối quan hệ giữa Tư duy và ngôn ngữ
Tư duy dùng ngôn ngữ làm phương tiện để biểu đạt các sản phẩm của quá trình TD, TD không thể tách rời ngôn ngữ.
Ngôn ngữ nếu không có TD và sản phẩm của tư duy thì chỉ là chuỗi âm thanh vô nghĩa.
Ngôn ngữ và TD không đồng nhất.
- Mối liên hệ Tư duy - Nhận thức cảm tính
++HCCVĐ nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính.
++ Trong quá trình tư duy phải sử dụng nguồn tài liệu phong phú do nhận thức cảm tính mang lại.
++ Nội dung của quá trình tư duy có chứa đựng những thành phần của nhận thức cảm tính (cảm giác, tri giác).
++ Quá trình tư duy và kết quả của nó ảnh hưởng tới khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính.
Kết luận thực tiễn để phát triển TD của bản thân:
- Luôn đặt mình vào THCVĐ, phảI trau dồi, rèn luyện phát triển tri thức…
- Luôn rèn luyện, phát triển các thao tác tư duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, kháI quát hóa.
- Phát triển khả năng cảm giác, tri giác, đặc biệt khả năng quan sát nhanh, chính xác SVHT.
- Phát triển sự phong phú về ngôn ngữ, khả năng diễn đạt ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc…
1.1.3. Vai trò của tư duy
- Mở rộng phạm vi nhận thức của con người.
- Có khả năng giải quyết trước những vấn đề của tương lai.
- Cải tạo lại thông tin của NTCT, làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với đời sống con người.
1.2. Các giai đoạn của tư duy
(tự mà hỏi)
1.3. Các thao tác tư duy cơ bản
Phân tích - tổng hợp
Phân tích: Là quá trình dùng trí óc để phân đối tượng nhận thức thành những thuộc tính, những bộ phận, các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối tượng sâu sắc hơn.
Tổng hợp: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những thuộc tính, những thành phần đã được phân tích thành một chỉnh thể để nhận thức đối tượng bao quát hơn.
So sánh Là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng nhất, hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các sự vật, hiện tượng nhận thức.
Trừu tượng hoá - Khái quát hoá
Trừu tượng hoá: Là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những bộ phận, những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy.
Khái quát hoá: Là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại... trên cơ sở chúng có cùng một số thuộc tính và những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
Câu 12: So sánh giữa tư duy và trừu tượng? Nêu và phân tích đặc điểm chung của nhận thức lý tính, cho ví dụ
Giống nhau
- Cùng là quá trình tâm lý
- Cùng nảy sinh trước tình huống có vấn đề
- Cùng có sự tham gia của ngôn ngữ
- Cùng có liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
- Cùng phản ánh gián tiếp, kháI quát SVHT
- Cùng phản ánh cáI mới
Khác nhau
Tư duy
Tưởng tượng
Nội dung phản ánh:
Phương thức phản ánh:
Sản phẩm phản ánh:
THCVĐ:
- Phản ánh thuộc tính bản chất, mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của SV-HT, mới với cá nhân.
- Thao tác TD, suy lý: phân tích, tổng hợp, so sánh, TTH–KQH.
- Khái niệm, phán đoán, suy luận.
- Tính bất định của THCVĐ không cao.
- Phản ánh cái chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân, mới với cá nhân và xã hội.
- Bằng cách chắp ghép, kết dính...từ biểu tượng đã có.
- biểu tượng mới vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn.
- tính bất định của hoàn cảnh có vấn đề cao.
Câu 13: Tưởng tượng là j? Nêu và phân tích đặc điểm, vai trò của TT? Nêu và phân tích các cách sáng tạo của TT? Cho ví dụ?
Định nghĩa: Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có
Đặc điểm
- Là một quá trình tâm lý
- Nội dung phản ánh: cáI mới, chưa có trong kinh nghiệm của cá nhân.
- Phương thức phản ánh; gián tiếp qua ngôn ngữ, hình ảnh, biểu tượng đã có.
- Sản phẩm phản ánh: biểu tượng mới, hình ảnh mới
- Tưởng tượng nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
- Tưởng tưởng mang tính khái quát
- Tưởng tượng mang tính gián tiếp
- Tưởng tượng quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.
- Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính
Vai trò
- Tưởng tượng giúp con người định hướng hành động của mình bằng cách hình dung ra trước sản phẩm của hoạt động và cách thức đi đến sản phẩm đó.
- Tưởng tưởng thúc đẩy hoạt động của con người đạt kết quả cao (-> đối với nhà giáo dục: hình dung ra mô hình con người mới mà giáo dục cần đạt tới).
- Tưởng tượng có ảnh hưởng đến việc tiếp thu tri thức và hình thành, phát triển nhân cách của học sinh
Các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng
- Thay đổi kích thước, số lượng thành phần, bộ phận của SVHT làm cho nó tăng lên hay giảm đI về hình dáng, kích thước, số lượng… so với SVHT ban đầu.
- Chắp ghép, kết dính
Là phương pháp ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh mới. Các bộ phận hợp thành hình ảnh mới không bị chế biến, thay đổi mà chỉ là sự ghép nối, kết dính giản đơn.
- Liên hợp
Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên hợp các bộ phận của nhiều sự vật với nhau. Các bộ phận tạo nên hình ảnh mới đều bị cải biến trong mối tương quan mới.
- Nhấn mạnh
Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất, một quan hệ nào đó của sự vật, hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác.
- Điển hình hóa
Là cách tạo hình ảnh mới trên cơ sở tổng hợp sáng tạo mang tính kháI quát những thuộc tính, những đặc điểm đại diện cho hàng loạt đối tượng.
- Loại suy
Là cách tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở mô phỏng, bắt chước những chi tiết,, những bộ phận, những sự vật có thật.
Câu 14: Trí nhớ là j? nêu và phân tích đặc điểm, vai trò của trí nhớ, Nêu và phân tích các quá trình của trí nhớ? Cho ví dụ
Định nghĩa
Là một quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm trải qua của cá nhân dưới hình thức biểu tượng, bao gồm sự ghi nhớ, gữi gìn và tái tạo lại sau đó trong óc cái mà con người đã cảm giác, tri giác, xúc giác, hành động hay suy nghĩ trc đây
- Đặc điểm
+ Là một quá trình tâm lý: ghi nhớ, gìn giữ, tái hiện.
+ Nội dung phản ánh: những cái đã qua, đã từng tác động, những kinh nghiệm sống...
+ Phương thức phản ánh: gián tiếp
+ Sản phẩm phản ánh: hình ảnh, biểu tượng.
+Trí nhớ mang tính chủ thể, tính cải biên rõ rệt, do BT phụ thuộc vào hứng thú, sở thích, nhu cầu của cá nhân.
+ Trí nhớ vừa mang tính trực quan, vừa mang tính khái quát
+ Cơ sở sinh lý của các quá trình trí nhớ như: ghi nhớ, gìn giữ, táI hiện là sự củng cố, bảo vệ đường liên hệ thần kinh tạm thời và các phản xạ có điều kiện.
Vai trò
Giúp con người mới tiếp thu kinh nghiệm, bảo tồn kinh nghiệm, làm giàu vốn tri thức hiểu biết của mình và sử dụng chúng vào trong cuộc sống.
TN giữ lại các kết quả của quá trình nhận thức, nhờ đó con người có thể học tập và phát triển trí tuệ của mình.
Trí nhớ là điều kiện căn bản của cuộc sống tâm lý, là cơ sở cho toàn bộ sự phát triển tâm lý nhân cách.
Là công cụ lưu giữ sản phẩm của cảm giác, tri giác cho các quá trình nhận thức cao hơn.
Các quá trình trí nhớ
- Ghi nhớ
Ghi nhớ là quá trình tạo nên những dấu vết của đối tượng trên vỏ não đồng thời cũng là quá trình gắn đối tượng đó với những kiến thức đã có, hay tạo ra mối liên hệ giữa đối tượng cũ với đối tượng mới, giữa các thành phần của ĐT mới với nhau.
+ Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không có mục đích, kế hoạch đặt ra từ trước, không đòi hỏi sự nỗ lực của ý chí mà vẫn ghi nhớ được đối tượng
++ Kết quả của Ghi nhớ Không Chủ định Phụ thuộc:
Khách quan:Đặc điểm của đối tượng, tài liệu ghi nhớ, không gian, thời gian…
Chủ quan:Cảm xúc, hứng thú, nhu cầu cá nhân, sức khỏe…
+ Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ có mục đích, kế hoạch đặt ra từ trước, có biện pháp ghi nhớ, đòi hỏi phải có sự nỗ lực ý chí.
Ghi nhớ máy móc Là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi, lặp lại nhiều lần đối tượng
hoặc thiết lập mối liên hệ bề ngoài của SVHT, mà không hiểu nội dung, ý nghĩa của nó.
Ghi nhớ ý nghĩa: Là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung và nhận
thức được mối liên hệ logic giữa các phần của đối tượng, của tài liệu cần ghi nhớ
Kết quả của Ghi nhớ có Chủ định phụ thuộc:
Khách quan:Đặc điểm của đối tượng, tài liệu ghi nhớ, không gian, thời gian, Nhiệm vụ ghi nhớ…
Chủ quan:Cảm xúc, hứng thú, động cơ nhu cầu cá nhân, sức khỏe, Mục đích, phương pháp ghi nhớ…
- Quá trình giữ gìn
Là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành trên vỏ não của quá trình ghi nhớ.
Hình thức giữ gìn
Giữ gìn tiêu cực: Là sự giữ gìn dựa trên sự tri giác lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn giản tài liệu nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu
Giữ gìn tích cực: Là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong óc tài liệu đã
ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.
- Quá trình tái hiện (nhớ lại)
Tái hiện là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và gìn giữ trước đây.
+ Nhận lại Là hình thức nhớ lại SVHT khi tri giác lại SVHT đó.
+ Nhớ lại là khả năng làm sống lại hình ảnh của SVHT đã được ghi nhớ trước đây
+ Hồi tưởng: Là hình thức tái hiện đòi hỏi sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ. Biểu tượng táI hiện không máy móc, được sắp xếp khác đI và gắn với những sự kiện mới.
- Quên và cách chống quên:
+ Quên: là không tái hiện được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời điểm cần thiết.
+ Các mức độ quên:
Quên hoàn toàn
Quên Cục bộ
Quên tạm thời
+ Các cách chống quên:
++ Tổ chức tốt sự ghi nhớ:
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu ghi nhớ
- Sử dụng đồng thời nhiều giác quan vào việc ghi nhớ.
- Sử dụng nhiều cách thức ghi nhớ
- Ghi nhớ trong điều kiện trạng thái tâm lý, sức khoẻ tốt.
++ Tổ chức tốt việc giữ gìn:
- Thường xuyên củng cố tài liệu ghi nhớ nhiều lần
- Sắp xếp tài liệu đã ghi nhớ khoa học, logic
- Củng cố tài liệu ngay sau khi ghi nhớ
- Củng cố trong điều kiện trạng thái tâm lý, sức khoẻ tốt
++ Điều kiện để nhớ lại có kết quả:
- Cá nhân phải ở trongtrạng thái tập trung chúý bình tĩnh, tích cực
động não tư duy
-Vận dụng các mối liên tưởng trong quá trình nhớ lại
- Nhớ lại theo trình tự diễn biến sự việc
- Kết hợp nhận lại để hiện lại
Câu 15: tình cảm là j? So sánh giữa tình cảm và cảm xúc. So sánh giữa nhận thức và tình cảm. Nêu và phân tích đặc điểm, vai trò và các quy luật cơ bản của tình cảm. Cho ví dụ và nêu lên ý nghĩa của quy luật đó trong cuộc sống
1. Định nghĩa về tình cảm
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với sự vật hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ.
So sánh giữa tình cảm và cảm xúc:
Với tư cách là một thuộc tính tâm lý ổn định tiềm tàng của nhân cách, tình cảm mang đậm màu sắc của chủ thể, tình cảm được hình thành và thể hiện qua các xúc cảm theo những quy luật đặc trưng của nó
Đặc điểm khác nhau giữa TC và cảm xúc:
Xúc cảm
Tình cảm
- Có cả ở người và động vật
- Là quá trình tâm lí
- Có tính nhất thời, phụ thuộc vào tình huống đa dạng
- Có trước
- ở trạng thái hiện thực
- Thực hiện chức năng sinh vật, giúp cơ thể định hướng và thích nghi với môi trường xung quanh với tư cách là một cá thể
- Gắn liền với PXKĐK, bản năng
- Chỉ có ở con người
- Là thuộc tính tâm lí
- Có tính xác định và ổn định
- Có sau
- Thường ở trạng thái tiềm tàng
- Thực hiện chức năng xã hội, giúp con người định hướng và thích nghi với môi trường với tư cách là một nhân cách.
- Gắn liền với PXCĐK, với định hình động lực, với HTTHII
*) So sánh Nhận thức và Tình cảm
- Giống nhau:
Cùng là các hiện tượng tâm lý, hiện tượng tinh thần của con người, đều mang tính chủ thể và mang bản chất xã hội
- Khác nhau
Nhận thức
Xúc cảm, Tình cảm
*Về đối tượng phản ánh:
-Bản thân sự vật, hiện tượng
* Về phạm vi phản ánh:
- Tất cả các sự vật, hiện tượng khi tác động vào giác quan của cá nhân, rộng hơn TC.
* Về phương thức phản ánh:
- Hình ảnh, biểu tượng, khái niệm
* Về tính chủ thể:
- Thể hiện tính chủ thể thấp hơn
* Về quá trình hình thành:
- Nhanh hơn, đơn giản hơn
- Mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu của cá nhân
- Chỉ sự vật, hiện tượng tác động có liên quan đến nhu cầu của cá nhân, hẹp hơn NT.
- Rung động, rung cảm
- Cao hơn, đậm nét hơn
- Lâu dài, phức tạp hơn
1.2. Đặc điểm của tình cảm
1.2.1. Tính nhận thức: Nhận thức là cơ sở, tiền đề để nảy sinh tình cảm, khi chủ thể có tình cảm với đối tượng nào đó thì chủ thể hiểu được nguyên nhân gây nên tình cảm, xúc cảm và các biểu hiện cảm xúc của mình.
1.2.2. Tính xã hội: Tình cảm chỉ có ở con người, chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động và các mối quan hệ giữa con người và con người trong xã hội.
1.2.3. Tính ổn định Tình cảm khi đã hình thành thì tương đối ổn định và xác định chứ không phảI những biểu hiện nhất thời mang tính chất tình huống.
1.2.4. Tính khái quát Tình cảm thể hiện thái độ của con người đối với cả một loại, một phạm trù các SVHT chứ không phải đối với từng thuộc tính cũng như từng SVHT riêng lẻ.
1.2.5. Tính chân thực: Tình cảm phản ánh khá chính xác nội tâm thực của con người.
1.2.6. Tính đối cực: Liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu của con người thì hình thành nên tình cảm đối cực (dương tính, âm tính).
1.3. Vai trò:
*) Đối với hoạt động
Xúc cảm, tình cảm là động lực bên trong thôi thúc cá nhân hoạt động, nó có thể làm tăng nghị lực, củng cố niềm tin, giúp cá nhân có thêm sức mạnh, có khả năng sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn trở ngại để đạt được kết quả cao nhất.
Xúc cảm, tình cảm có thể làm cá nhân uỷ mị, yếu đuối, thiếu tự tin mà không dám hành động hoặc hành động nhưng hiệu quả không cao.
*) Đối với nhận thức
- Xúc cảm, tình cảm là động lực thôi thúc cá nhân tìm tòi, khám phá thế giới, khao khát hiểu biết thế giới.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức của cá nhân diễn ra nhanh hơn, chính xác hơn và sâu sắc hơn.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức diễn rachậm chạp, nông cạn.
- Xúc cảm, tình cảm làm quá trình nhận thức của cá nhân bị sai lệch, không đầy đủ, không chính xác.
*) Đối với thế giới quan : Xúc cảm, tình cảm làm thế giới quan ổn định hơn, sâu sắc hơn và bền vững hơn.
*) Đối với tính cách: Tình cảm là mặt nhân lõi, là nội dung của tính cách, tạo cho con người có đời sống tâm lý, sinh lý bình thường, ổn định.
2. Các quy luật cơ bản của tình cảm:
2.1. Qui luật hình thành tình cảm từ những xúc cảm
Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình cảm được hình thành do quá trình tổng hợp hoá, động hình hoá, khái quát hoá những xúc cảm đồng loại.
Để hình thành TC cá nhân phảI hình thành từ những xúc cảm, rung cảm đối với SVHT.
2.2. Qui luật lây lan của tình cảm
Tình cảm, xúc cảm của người này có thể được lan truyền sang người khác. Nguyên nhân là do các cá nhân cùng thể nghiệmcùng trảI nghiệm sự kiện nào đó. QL này thể hiện tính xã hội của TC, biểu hiện là hiện tượng buồn lây, vui lây, adua…
2.3. Qui luật thích ứng
Tình cảm, xúc cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì cuối cùng cũng trở nên suy yếu, lắng xuống, dẫn đến hiện tượng“chai dạn”.
Để tránh "chai dạn" luôn phảI tạo ra cáI mới ở bản thân và ở đối tượng của tình cảm.
2.4. Qui luật di chuyển
Xúc cảm, tình cảm của con người có thể được di chuyển từ đối tượng này sang một đối tượng khác không phảI là nguyên nhân gây nên tình cảm.
Con người cần tránh hiện tượng "giận cá chém thớt"...
2.5. Qui luật pha trộn
Trong cuộc sống tâm lí của mỗi cá nhân, nhiều khi hai xúc cảm, tình cảm đối cực nhau (âm tính và dương tính) về cùng một đối tượng xảy ra một lúc nhưng chúng không loại trừ nhau mà bù trừ, bổ sung cho nhau cùng tồn tại trong một con người.
2.6. Qui luật tương phản
Trong quá trình hình thành hoặc biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện hay suy yếu đi của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp nó. Hay là hiện tượng XC, TC này làm tăng cường hoặc giảm đI XC, TC khác đối cực với nó.
Câu 16 : Ý chí là gì ? Nêu và phân tích các phẩm chất của chí. Cho ví dụ minh họa.
Hành động chí là j? Nêu và phân tích cấu trúc của hành động chí
Hành động tự thoái hóa là j? So sánh giữa thói quen và kỹ xảo.
Khái niệm :
Định nghĩa : ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
2. Các phẩm chất của chí :
a. Tính mục đích
Khả năng biết đặt ra cho cuộc sống và hoạt động của mình những mục đích đã định và biết điều chỉnh hành vi của mình phục tùng những mục đích đó
b. Tính độc lập
Khả năng quyết định và thực hiện hành động theo những quan điểm và niềm tin của mình.
c. Tính quyết đoán
Khả năng đưa ra những quyết định kịp thời, đúng lúc, dứt khoát trên cơ sở cân nhắc tính toán kĩ càng chắc chắn.
d. Tính kiên trì, bền bỉ
Khả năng thực hiện cho bằng được mục đích đã đề ra cho dù con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu đi chăng nữa.
e. Tính tự chủ, kiểm chế
Khả năng và thói quen kiểm tra, kiểm soát hành vi của mình khi không cần thiết.
g. Tính kiên cường, dũng cảm
Khả năng sẵn sàng và nhanh chóng vươn tới đạt được mục đích cho dù con đường đạt tới chúng có lâu dài và gian khổ đến đâu đi chăng nữa
3. Hành động ý chí
* Định nghĩa: Là hành động có ý thức, có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn để đạt được mục đích đề ra.
* Cấu trúc của hành động ý chí :
a. Giai đoạn chuẩn bị: xác định MĐ, hình thành động cơ, lập kế hoạch hành động, chọn phương tiện và biện pháp tiến hành, quyết định hành động.
b. Giai đoạn thực hiện: Thực hiện hành động bên ngoài hoặc kìm hãm hành động bên ngoài.
c. Giai đoạn kiểm tra đánh giá hành động với mục đích đã định.
4. Hành động tự động hoá
- Định nghĩa: HĐTĐH là hành động có ý thức được lặp đI lặp lại nhiều lần hoặc do luyện tập mà trở thành hành động không cần có sự kiểm soát của ý thức mà vẫn thực hiện có kết quả.
- Có 2 loại HĐTĐH là kĩ xảo và thói quen.
v Kĩ xảo là HĐTĐH nhờ quá trình luyện tập.
v Thói quen là HĐTĐH trở thành nhu cầu của con người.
Sự khác nhau giữa kĩ xảo và thói quen
Kỹ xảo
Thói quen
ü Mang tính chất kĩ thuật
ü Đánh giá về mặt thao tác
ü ít gắn với tình huống
ü ít bền vững nếu không củng cố thường xuyên
ü Hình thành chủ yếu nhờ luyện tập có mục đích, có hệ thống.
ü Mang tính nhu cầu, nếp sống
ü Đánh giá về mặt đạo đức
ü Luôn gắn với TH cụ thể
ü Bền vững, ăn sâu vào nếp sống
ü Hình thành bằng nhiều con đường như rèn luyện, bắt chước.
Câu 17: Thế nào là con người? Cá nhân? Cá tính? Nêu và phân tích định nghĩa nhân cách. Cho ví dụ? nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách. Cho VD minh họa
1. Định nghĩa về con người, cá nhân, cá tính và nhân cách
* Con người là thực thể sinh vật – xã hội và văn hóa có lao động, có ngôn ngữ.
* Cá nhân là con người với các đặc điểm sinh lý, tâm lý và xã hội khác biệt với các cá nhân khác.
* Cá tính là những đặc điểm sinh lý, tâm lý có một không hai ở cá nhân mỗi người.
* Nhân cách
Là một tổ hợp các đặc điểm và các thuộc tính tâm lí thể hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân.
2. Các đặc điểm của nhân cách
a- Tính thống nhất
Nhân cách là chỉnh thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa đức và tài chứ không phảI là sự cộng gộp đơn giản các thuộc tính tâm lý thành phần, Do đó, trong quá trình giáo dục, hình thành, phát triển nhân cách phảI giáo dục toàn diện
b – Tính ổn định
Nhân cách của con người được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân. Nhân cách khó hình thành và khó mất đI và quy định giá trị xã hội làm người của mỗi cá nhân. Nhờ có tính ổn định của nhân cách mà chúng ta có thể dự kiến trước được hành vi của nhân cách trong một số trường hợp nhất định.
c – Tính giao lưu
Nhân cách được hình thành, phát triển, tồn tại và thể hiện trong mối quan hệ giao lưu với những nhân cách khác. Thông qua giao lưu con người lĩnh hội các chuẩn mực đạo đức và hệ thống giá trị xã hội, được xã hội đánh giá, nhìn nhận và đóng góp các giá trị phẩm chất nhân cách cho người khác, cho xã hội.
d – Tính tích cực
Tính tích cực thể hiện giá trị đích thực của nhân cách, chức năng xã hội và cốt cách làm người của nhân cách. Tính tích cự được thể hiện trong quá trình con người chủ động tác động vào đối tượng làm thay đổi hoàn cảnh và thay đổi bản thân.
3). Sự hình thành và phát triển nhân cách
3.1. Các yếu tố ảnh hưởng:
- Bẩm sinh di truyền:
BSDT là tất cả yếu tố sinh học của cơ thể con người, nó là tiền đề, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển tâm lý. BSDT vạch ra chiều hướng thuận lợi hoặc khó khăn cho sự phát triển tâm lý, nhân cách.
- Môi trường sống, hoàn cảnh sống:
MTS của con người là tất cả những yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. MTS có ảnh hưởng quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách thông qua hoạt động của cá nhân trong môI trường ấy.
- Hoạt động thực (hoạt động bản thân):
HĐ thực là hoạt động mà con người chủ động, tự giác tham gia vào hoạt động đó với tư cách là chủ thể của hoạt động. Nó có vai trò quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
3.2. Các con đường hình thành và phát triển nhân cách
3.2.1. Giáo dục:
- Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành và phát triển nhân cách thông qua hoạt động và các mối quan hệ giao tiếp giữ người giáo dục và người được giáo dục.
- Giáo dục là con đường chủ đạo:
+ Vạch ra phương hướng và dẫn dắt sự phát triển nhân cách theo chiều hướng đã định.
+ Truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau nhanh nhất
+ Tác động tới con người một cách hiệu quả nhất
+ Có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác, đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố không thuận lợi gây ra
+ Có thể uốn nắn những sai lệch nhân cách
3.2.2. Hoạt động:
Hoạt động là con đường quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Bởi trong quá trình tham gia hoạt động con người sẽ hình thành những phẩm chất và năng lực cần thiết trong hoạt động đó thông qua quá trình nhập tâm.
3.2.3. Giao tiếp:
Giao tiếp là điều kiện tồn tại và cần thiết cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Bới trong quá trình giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức của xã hội chứa đựng trong nền văn hóa xã hội, đóng góp tài lực của bản thân vào kho tàng tri thức chung của xã hội và nhân loại.
3.2.4. Tập thể:
Tập thể là một nhóm người, một bộ phận của xã hội được thống nhất lại theo mục đích chung phục tùng các mục đích xã hội.
Thông qua tập thể cá nhân được tập thể nhận xét, đánh giá và nhân cách của cá nhân được bộc lộ, biến đổi.
Câu 18: Xu hướng là j? Nêu và phân tích các biểu hiện của xu hướng. Cho VD minh học
- Định nghĩa: Xu hướng là một thuộc tính phức hợp của cá nhân bao gồm một hệ thống động cơ, mục đích quy định sự lựa chọn tháI độ và tính tích cực hoạt động của nhân cách.
-Các biểu hiện của xu hướng:
+ Nhu cầu:
- Nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
- Đặc điểm của nhu cầu:
Bao giờ cũng có đối tượng
Nội dung do điều kiện và phương thức thỏa mãn NC quy định
Có tính chu kì
Mang bản chất XH_LS
+ Hứng thú
- Hứng thú là tháI độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng hay hoạt động nào đó có ý nghĩa với đời sống của cá nhân và đem lại cho họ những tình cảm nhất định.
- Đặc điểm:
Biểu hiện ra hành vi bên ngoài trong quá trình hoạt động.
Nảy sinh và phát triển khi gắn với xúc cảm của con người.
Làm nảy sinh khát vọng hành động, tăng hiệu quả hoạt động.
+ Lý tưởng
- Lý tưởng là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có sức lôi cuốn con người vươn tới.
- Đặc điểm:
Lý tưởng khác ước mơ ở chỗ lý tưởng là sự kết hợp giữa nhận thức sâu sắc, ý chí kiên cường và tình cảm nồng cháy.
Vừa mang tính hiện thực vừa mang tính lãng mạn.
Là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng, mang tính xã hội lịch sử.
+ Thế giới quan
- Là hệ thống quan điểm của con người về TN, XH và bản thân, xác định phương châm hoạt động của con người.
- ở mức độ phát triển cao của TGQ sẽ trở thành niềm tin, trở thành chân lý bền vững của mỗi cá nhân tạo sức mạnh, nghị lực cho con người hành động quyết liệt với niềm tin đó.
Câu 19 : Tính cách là gì? Nêu và phân tích cấu trúc của tính cách. Cho ví dụ minh họa.
1. Khái niệm :
- Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp, bao gồm một hệ thống tháI độ và hành vi quen thuộc mang tính đạo đức của cá nhân đối với hiện thực.
2. Đặc điểm
+ Mang tính ổn định, bền vững, độc đáo ở mỗi cá nhân.
+ Có ảnh hưởng tới những nhân cách khác.
+ Quy định đường đời của cá nhân
3. Cấu trúc của tính cách:
- Hệ thống thái độ:
+ Đối với tập thể, xã hội : lòng yêu nước, yêu CNXH, thái độ chính trị…
+ Đối với lao động : lòng yêu lao động, cần cù, sáng tạo, chăm chỉ, tiết kiệm…
+ Đối với người mọi người : qu trọng con người, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, cởi mở, chân thành, thẳng thắn…
+ Đối với bản thân ; khiêm tốn, tự trọng…
- Hệ thống hành vi, cử chỉ, nói năng của cá nhân
Câu 20: Khí chất là gì? Nêu các kiểu hệ thần kinh và kiểu khí chất điển hình?
a. khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân quy định cường độ tốc độ nhịp độ của thái độ và hành vi, cử chỉ của cá nhân
đặc điểm: không mang tính đạo đức,
chịu sự chi phối của hệ thần kinh
tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho một số hoạt động nhất định
b. các kiểu thần kinh và các loại khí chất tương ứng
theo I.P.Pavlov khí chất của con người phụ thuộc vào 3 thuộc tính cơ bản của 2 quá trình hưng phấn và ức chế trong hệ thần kinh đó là cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt.
hệ thần kinh yếu (ưu tư)
hệ thần kinh mạnh: + không cân bằng (nóng nảy)
+ cân bằng: - linh hoạt (hăng hái)
- k linh hoạt (bình thản)
Câu 21 : Năng lực là gì? Nêu và phân tích các mối quan hệ giữa năng lực và tư chất, năng lực và kỹ năng kỹ xảo. Cho ví dụ minh họa.
1. Khái niệm :
Năng lực là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả.
2. Đặc điểm:
- Hình thành và bộc lộ trong hoạt động
- Gắn với một hoạt động cụ thể
- Chịu sự chi phối của các yếu tố BSDT, môI trường và hoạt động của bản thân
3.Mối quan hệ giữa năng lực với tư chất:
- Tư chất là những đặc điểm riêng của cá nhân về giải phẫu sinh lý bẩm sinh của bộ não, của HTK, của cơ quan phân tích tạo nên sự khác biệt giữa con người với nhau.
- Tư chất là một trong những điều kiện hình thành năng lực nhưng không quy định sự phát triển của năng lực.
- Trên cơ sở của tư chất con người có thể hình thành những năng lực rất khác nhau.
4. Mối quan hệ giữa năng lực và thiên hướng:
- Thiên hướng là khuynh hướng của cá nhân đối với một loại hoạt động nào đó.
- Thiên hướng và năng lực hoạt động thường ăn khớp với nhau và cùng phát triển.
- Thiên hướng mạnh mẽ của con người với hoạt động nào đó là dấu hiệu của năng lực đang hình thành.
5. Mối quan hệ giữa năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo:
- Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là điều kiện cần thiết để hình thành năng lực song không đồng nhất với năng lực.
- Năng lực góp phần làm cho quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực hoạt động nhất định được nhanh chóng, thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Có năng lực hoạt động tức là có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực đó, nhưng có tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không có nghĩa là có năng lực trong lĩnh vực ấy.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top