ong mật
Câu 1: Thành phần đàn ong
Cũng giống như mối kiến… ong mật là côn trùng sống xã hội. Mỗi đàn ong là một gia đình bao gồm vài nghìn đến vài chục nghìn cá thể. Đàn ong gồm 3 thành phần:
* Ongchúa:
- Trongmỗi mộtđànong thườngchỉcómộtong chúa,kíchthướcvàkhốilượngcủanó lớnnhấtđàn.
- Cơthểongchúacânđối,cóbụngthondàilộsauđỉnhcánh.
- Đặc điểm sinh học: Được phát triển từ trứng được thụ tinh (có 2n NST).
Thời gian phát dục từ trứng đến vũ hóa dao động từ 15,5 – 16 ngày và chia làm 3 thời kỳ: Trứng 3 ngày, ấu trùng 5 ngày, nhộng 7,5-8 ngày.
+ Giai đoạn ấu trùng được nuôi bằng sữa chúa. Trong thành phần sữa chúa có nhiều axit amin… kích thích tuyến sâu non Corpora atlata, tuyến này tiết ra nhiều Neotenin làm cho ấu trùng phát triển thành ong chúa.
- Sau khi vũ hóa thì ong chúa giành phần lớn để nghỉ ngơi.
- Sau từ 3-5 ngày vũ hóa thì ong chúa tiến hành tập bay định hướng.
- Sau khi vũ hóa 5-7 ngày, chọn lúc thời tiết đẹp ong chúa chính thưc bay giao phối. Trong quá trình bay này chúng tiết ra pheromon hấp dẫn ong đực bay theo ong chúa và chúng sẽ tiến hành giao phối với những con ong đực bay kịp mình nhằm tránh hiện tượng giao phối cận huyết.
- Số lượng ong đực được giao phối với ong chúa tùy theo giống ong.
+ Ong nội: 1 con x> 15 con ong đực.
+ Ong ngoại 1 con x 7-8 con ong đực.
Sau đó các sản phẩm thu được dự trữ trong túi trữ tinh (quá trình thụ tinh ngoài).
- Sau giao phối 1-2 ngày ong chúa bắt đầu đẻ trứng
- Trướng khi đẻ trứng ong chúa dùng đốt bàn chân trước để đo kích thước lỗ tổ
+ Nếu kích thước lỗ hẹp thì van của túi trữ tinh mơ ra, tinh trùng ra ngoài và thụ tinh với trứng. Lúc này ong chúa sẽ đẻ trứng thụ tinh và trứng nở ra ong thợ
+ Nếu kích thước lỗ rộng thì van của túi trữ tinh đóng lại, chúa đẻ trứng không thụ tinh và trứng này đẻ ra ong đực
- Số lượng trứng của ong chúa: Ong chúa đẻ nhiều nhất trong khoảng 6 tháng – 1 năm. Sau đó đẻ ít dần
- Thời gian sống của ong chúa là 2 -3 năm
=> Để duy trì sự đẻ trứng của đàn ong thì phải thay chúa hàng năm. Đối với ong nội thì thay chúa 2 lần/năm. Ong ngoại thay chúa 1 lần/1 năm. Thông thường thay chúa vào vụ xuân, vụ thu.
* Ong đực
- Có màu đen, phần cuối bụng hơi tròn
- Số lượng phụ thuộc vào mùa vụ có thể từ vài chục đến vài trăm con/1 đàn
- Đặc điểm sinh học. Phát triển từ trứng ko thụ tinh (có n NST)
+ Thời gian phất dục từ trứng- vũ hóa: 23-24 ngày trong đó có: Giai đoạn trứng 3 ngày, gđ ấu trùng 7 ngày, gđ nhộng 13-14 ngày.
+ Sau khi vũ hóa thì ong đực giành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi
+ Sau vũ hóa 5-7 ngày tiến hành bay định hướng
+ Sau vũ hóa trên 10-12 ngày thì bay đi giao phối
- Tuổi thọ: Thường 2-3 tháng nhưng nếu hết mùa chia đàn (trùng với mùa giao phối) đàn ong ít thức ăn thì ong đực bị ong thợ dồn ra khỏi đàn
* Ong thợ
- Kích thước nhỏ nhất trong 3 thành phần
- Số lượng đông nhất: có hàng ngàn đến hàng vạn cá thể trong đàn ong
- Đặc điểm sinh học:
+ Được phát triển từ trứng thụ tinh (2n NST)
+ Thời gian vũ hóa từ 20-21 ngày chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn trứng 3 ngày: giai đoạn ấu trùng 5,5-6 ngày: giai đoạn nhộng 11,5-12 ngày
Giai đoạn ấu trùng có 2,5-3 ngày đầu được nuôi bằng sữa ong thợ, 3 ngày tiếp theo được nôi bằng hỗn hợp mật và phấn hoa
+ Tuyến sâu non Corpora atlata tiết ra ít Neotenin và ấu trùng phát triển thành ong thợ (ong cái) không có chức năng đẻ trứng
Câu 2: Sự thay đổi chức năng của ong thợ trong qua trình sống?
Ong thợ là thành phần đảm nhiệm tất cả các công việc của đàn ong. Chức năng thay đổi tùy theo giai đoạn sống, cghia làm 2 thời kỳ:
* Thời kỳ đầu: Thời kỳ làm việc ngoài tổ: Sau khi vũ hóa 3-4 giờ ong thợ bắt tay vào làm việc cho đến 3-4 ngày thì dọn vệ sinh, đánh bóng lỗ tổ
+ Sau vũ hóa từ 4-8 ngày tuyến hàm trên phát triển và tiết ra sữa thì lúc này nó tham gia vào nhiệm vụ nuôi ong chúa và ấu trùng nhỏ
+ Sau vũ hóa 8-12 ngày thì tuyến sáp bắt đầu phát triển và tiết ra sáp-sáp là một dịch lỏng. Lúc này ong đi xây tổ
+ Sau vũ hóa từ ngày thứ 12-18 ong thợ tham gia vào qua trình chế biến thức ăn và chế biến mật
+ Sau 18 ngày ong thợ tập bay định hướng để chuyển sang làm việc ở bên ngoài
* Giai đoạn làm việc ngoài tổ
Chủ yếu là hoạt động tìm kiếm và thu hoạch thức ăn, thụ phấn. Để giúp cho công việc hoàn thành tốt thì đàn ong chia ra các nhóm:
(1) Nhóm ong trinh sát: Tìm kiếm nguồn thức ăn dựa vào tín hiệu có điều kiện như màu sắc hoa, hương thơm, hình dạng
Số lượng ong trinh sát liên quan đến nguồn thức ăn. Sau khi tìm kiếm nguồn thức ăn thì quay về thông báo các điệu múa (điệu vũ
- Thông báo khoảng cách
+ Ong nội dưới 7m, ong ngoại dưới 15m thì múa vòng tròn
+ Nếu khoảng cách xa hơn (ong nội (50m, ong ngoại <100m) thì múa hình trăng khuyết
+ Nếu khoảng cách xa (ong nội >50m, ong ngoại >100m) thì múa hình số 8 nằm ngang
- Thông báo về phương hướng: Để xác định phương hướng ong dựa vào ánh sáng mặt trời. Trời nhiều mây ong thợ vẫn xác định được
+ Nguồn hoa cùng hướng mặt trời ong thợ múa từ dưới bánh tổ lên trên
+ Nguồn hoa ngược hướng mặt trời thì múa từ trên bánh tổ xuống dưới
+ Nguồn hoa lệnh một góc α so với mặt trời thì nó chạy lếch một góc α so với phương thẳng đứng.
- Thông báo trữ lượng mật có nhiều hay ít: Thông báo qua tần số lắc bụng. Nếu nguồn mật nhiều lắc bụng chậm, nếu nguồn mật ít lắc bụng nhanh
Vừa chạy ong trinh sát vừa nhả mật ra để cho các con ong khác nếm để biết được mùi vị, hương thơm của các loài hoa
(2) Nhóm ong thu hoạch: Có nhiệm vụ đi thu hoạch thức ăn theo tín hiệu của ong trinh sát. Nhóm này có số lượng lớn nhất
Để thu hoạch thì số lượng thức ăn kiếm được phụ thộc 3 yếu tố:
+ Số lượng nguồn hoa
+ Khoảng cách từ tổ đến nguồn hoa
+ Thời tiết
Nếu cả 3 yếu tố tốt thì trung bình có 12 chuyến/1 ngày
Số lượng mật được mang 1 lần đối với ong nội: 40mg/con, đối với ong ngoại: 60-65mg/con
(3) Nhóm ong chế biến: CÓ nhiệm vụ chế biến mật hoa thành mật ong. Quá trình chế biến được chia làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Loại bỏ bớt nước dư thừa. Trong mật hoa hàm lượng nước dư thừa từ 50-80%, trong mật ong là 16-21%. Hoa nhãn có lượng nước thấp nhất
Để loại bỏ bớt nước thì ong chế biến đổ mật bằng 1/3 lỗ tổ và tiến hành quạt gió bằng cách vẫy cánh lien tục sẽ làm cho mật nhanh khô. Song song với quá trình này nó chuyển mật từ lỗ tổ này sang lỗ tổ khác bằng cách hút vào nhả ra.
- Giai đoạn 2: Qúa trình chuyển hóa đường
- GIai đoạn 3: Quá trình tạo phản ứng axit của mật. Do phần đường gluco → axit gluconic và axit này làm cho mật có mùi thơm nhẹ, pH giảm 3,9 nên có tính sát khuẩn.
- Giai đoạn 4: Quá trình vít nắp mật: Khi ong đạt tiêu chuẩn về hàm lượng nước cho phép thì nó đổ đầy lỗ tổ và dung sáp vít kín để giành (để tránh hút ẩm)
Chế biến phấn hoa: Tương đối đơn giản: Sauk hi mang về tổ thì nó “lèn” chặt lỗ tổ và lên men axit lactic nên phấn hoa có thể bảo quản được 2-3 tuần. Khi thiếu phấn ong chúa sẽ ngừng đẻ
Ngoài 3 nhóm ong trên còn có ong canh gác làm nhiệm vụ bảo vệ tổ vào ban ngày. Thường ong già có nhiều nọc nên đốt đau. Nhóm ong lấy nước xảy ra vào mùa hè để làm mát tổ, pha loãng mật để ăn.
Tuổi thọ ong thợ ngắn: 35-50 ngày
Câu 3: Sự điều hòa hoạt động của đàn ong
Đàn ong điều hòa hoạt động thong qua pheromone có hoạt tính hóa học do các tuyến của cơ thể côn trùng tiết ra môi trường xung quanh có ảnh hưởng đến tập tính của các cá thể cùng loài.
Pheromon có 3 loại:
- Pheromon của ong chúa: Được tiết ra từ tuyến hàm trên và trên bề mặt của lớp da của cơ thể. Gồm có 30 loại hợp chất khác nhau. CÓ 4 tác dụng:
+ Để kìm hãm buồng trứng của ong thợ làm ong thợ ko có khả năng đẻ trứng
+ Kìm hãm bản năng tạo chúa mới của ong thợ
+ Để ổn định đàn ong và tập hợp ong thợ khi chia đàn hoặc khi bốc bay
- Pheromon ong thợ: Có 2 loại
+ Pheromon báo động được tiết ra từ tuyến hàm trên và cơ quan đốt để thông báo sự nguy hiểm cho đàn ong biết, ngoài ra còn có tác dụng kích thích ong thợ đốt kẻ thù bảo vệ tổ.
+ Pheromon đánh dấu: Được tiết ra từ tuyến thơm Nasonov nằm ở bụng và các tuyến thộc đốt bàn chân để đánh dấu vị trí tổ giúp cho ong non dễ nhận biết đánh dấu nguồn hoa
- Pheromon của ong đực được tiết ra từ tuyến hàm trên để:
+ Hấp dẫn ong chúa trong quá trình giao phối
+ Hấp dẫn những con ong đực khác tập trung ở 1 địa điểm chờ ong chúa
Ngoài ra còn có pheromone của ấu trùng và nhộng tiết pheromone để hấp dẫn ong thợ đến cho ăn và chăm sóc
Câu 4. Đặc điểm của 2 giống ong nuôi ở Việt Nam (ong nội, ong ngoại). Nghiên cứu đặc điểm này có ý nghĩa gì cho nghề nuôi ong?
(1) Ong Ấn Độ trung bình (nội địa) Apis carana
- Nguồn gốc: Ấn Độ
- Kích thước trung bình
- Hiện nay có khoảng 7 phân loài khác nhau. Ở VIệt Nam có 2 phân loài là: Apis carana indica (Miền Nam), Apis carana cerana (Miền Bắc)
- Phân bố: Tập trung chủ yếu ở vùng có khí hậu ấm áp, vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.
- Đặc điểm:
+ Đây là loài có kích thước trung bình
+ Chiều dài vòi hút của ong thợ: Biến động từ 4,7-5,1 mm
+ Khả năng dự đẻ trứng của ong chúa: 400-700 trứng/1 ngày đêm
+ Trong tự nhiên ong thường xây vài bánh tổ ở chỗ kín trong bong tối, song song với nhau và vuông góc với mặt đất.
+ Khả năng dự trữ mật: Trung bình từ 10-15kg/1 đàn/1 năm
+ Tập tính: Khá hung dữ (hay đốt). Tính tụ đàn thấp, hay chia đàn và bốc bay (bỏ tổ bay đi)
+ Ưu điểm: Cần cù chịu khó, có khả năng khai thác mật ở nơi nguồn hoa phân tán
(2) Ong châu Âu Apis mellifera
- Có 24 phân loài. Ở Việt Nam nuôi ong Ý Apis mellifera ligustica, nhập vào Việt Nam năm 1947.
- Phân bố: Có nguồn gốc ở châu Âu ôn đới nhưng hiện nay phân bố rộng rãi trên thế giới
- Đặc điểm: Có đặc điểm tượng tự như Apis cerana
Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên xấy nhiều bánh tổ song song và vuông góc với mặt đất
+ Chiều dài vòi hút: 6,4-6,7mm
+ Khả năng đẻ trứng của ong chúa: 800-1000 trứng/1 ngày đêm
+ Khả năng dự trữ mật cao, trung bình 30-35 kg mât/1 đàn/1 năm
+ Tập tính: CÓ tính ít đót, hiền lành
+ Khả năng tụ đàn lớn, ít chia đàn bốc bay, thích hợp hình thức nuôi ong công nghiệp
* Ý nghĩa của việc nghiên cứu đặc điểm ong cho nghề nuôi ong:
Câu 5: Phương pháp xác định số đàn ong cần nuôi trong một vùng?
* Muốn bắt đầu nuôi ong hoạc xây dựng một trang trại ong ở 1 vùng nào đó, người nuôi ong cần phải điều tra về các loại cây cho nguồn mật phấn trong vùng:
- Các loại cây cho mật phấn: VD: Vải thiều, táo, nhãn,…
- Diện tích từng loại
+ Thời gian cho mật phấn (thời gian nở hoa của cây), theo dõi trong 3 năm
* Xác định trữ lượng mật trên 1ha cho từng loại cây
Z= A x B x C trong đó:
+ A: Trữ lượng mật hoa/ bong hoa
+ B: Tổng số hoa/ cây
+ C: Tổng số cây/ 1ha
+ Z: Trữ lượng mật hoa/ ha
* Xác định trữ lượng mật/ 1 vùng (Q)
Q= n1Za + n2Zb + … + …
Za ,Zb ,…: Trữ lượng mật hoa/ ha của loại cây a, b
n1 , n2 ,… diện tích của từng loại cây a, b
* Xác định số đàn ong nuôi trên 1 vùng (C)
C= (Q – R) / ( V + h)
R: Lượng mật vô hiệu (cây tiết ra nhưng ong ko hút được do bay hơi, rửa trôi hoạc côn trùng khác lấy) (R= 50%.Q)
V: Chi phí mật/ dàn ong/ năm
h: Lượng mật con người khai thác/ đàn/ năm
Diện tích vùng phụ thuộc bán kính đi lại: Ong ngoại < 1,5 km, Ong nội < 0,7 km
V: Ong nội: 30 – 35kg; Ong ngoại: 90 – 120 kg
h: Ong nội: 10 – 15 kg/ đàn/ năm; Ong ngoại: 30 – 35 kg/ đàn/ năm.
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT NUÔI ONG, TẠO ONG CHÚA NHÂN ĐÀN ONG
I- Kỹ thuật nuôi ong
1. Tần quan trọng và biện pháp tạo đàn ong mạnh
* Khái niệm: Đàn ong mạnh là đàn ong dông quân, chúa đẻ tốt, đời sống ong thợ trên dưới 1 tháng, năng suất mật cao, chống chịu tốt (ko bị bệnh)
* Tiêu chuẩn:
- Căn cứ vào thế đàn ong: Tổng số cầu ong/ 1 đàn qua hè khi qua đông. Ong nội có > 4 cầu/1 đàn; Ong ngoại có > 8 cầu/ 1 đàn là đàn ong mạnh
- Căn cứ vào tỷ lệ các pha phát dục giữa trứng: ấu trùng : nhộng. Nếu tỷ lệ là 1 : 2 :4 (3:6:12) ấu trùng ko bị bệnh; tỷ lệ phát 1:1:2 thì ấu trùng bị bệnh
* Ý nghĩa đàn ong mạnh: (Tầm quan trọng)
- Đàn ong mạnh có năng suất cao. VD: có 2 nhóm: 1 đàn 8 cầu và 2 đàn 8 cầu thì ta sẽ thấy lấy nhiều mật ở 1 đàn 8 cầu vì chỉ có 1 chúa, lỗ tổ nhiều hơn lỗ trứng so với 2 đàn kia
- Đàn mạnh có khả năng nuôi dưỡng ấu trùng tốt, các thế hệ ong sinh ra từ đàn mạnh sẽ có trọng lượng cơ thể, kích thước, tuổi thọ lớn hơn
- Đàn mạnh có khả năng chống chịu tốt, qua đông, qua hè tốt và sớm tích lũy mật từ đầu vụ nên thời gian lấy mật nhiều hơn.
- Chi phí thức ăn, lao động thấp hơn và đàn mạnh ít bị bệnh hơn so với đàn yếu nên hiệu quả kinh tế của đàn ong mnahj cao hơn.
* Biện pháp tạo đàn ong mạnh:
- Đối với vụ xuân:
Đầu vụ còn rét nên phải tiến hành chống rét cho ong như: dồn ong cho đôn, dung rơm rạ, giấy báo,…
Giữa vụ cần kết hợp vừa khai thác mật vừa cho ong xây bánh tổ, tầng đồng thời tạo chúa mới. Vào vụ xuân thì tạo chúa mới vào tháng 3, 4 để thay đàn già khi qua đông và chia đàn vào cuối vụ. Thông thường qua một vụ mật, ong sẽ chia đàn.
- Đối với vụ hè: Bắt đầu từ tháng 5 (theo hoa thì tháng 6 – tháng 8)
Đây là thời gian có nhiệt độ cao nhất trong năm nên phải tăng cường chống nóng bằng cách che đậy bên trên, thong gió, cho ong uống nước.
Ngăn ngừa ong chia đàn từ nhiên nhất là tháng 6 (lấy mật hoa bạch đàn) bằng cách: Nơi rộng khoảng cách giữa các cầu nhằm giảm nhiệt độ, ong sẽ xây dài tổ ra, hạn chế ong chúa đẻ hoặc cắt bớt 1/3 cánh ong chúa hạn chế klhar năng bay của ong chúa; cắt bỏ hết lỗ tổ ong đực và ong chúa, loại bỏ các cầu ong cũ để ngăn ngừa sâu săn sáp; ngoài ra cần bổ sung đầu đủ thức ăn khi ong đói.
- Đối với vụ thu:
Tính từ tháng 9 – tháng 11 (vụ mật hoa táo, keo, cỏ lào). Thời gian này kết hợp vừa khai thác mật vừa cho ong xây tầng; tiến hành tạo chúa vụ thu tháng 10, tháng 11 để thany thế chúa già chuẩn bị qua đông.
- Đối với vụ đông:
Tháng 12- tháng 2 năm sau. Đây là thời gian có nhiệt độ thâp nhất trung bình trong năm. Vì vậy cần tăng cường chống rét bằng cách: Rũ bỏ các cầu cũ, dồn ong lại để tăng mật độ ong bám dày chống rét. Cho ong ăn đầy đủ thức ăn kết hợp với thuốc kháng sinh để phòng bệnh.
2. Chọn điểm đặt ong và cách đặt ong:
* Chọn điểm đặt ong
Điểm đặt ong là nơi đạt các thùng ong. Điểm đặt ong thường là các vườn cây, sân nhà hoặc góc rừng cây. Trước khi đặt ong phải tiên hành điều tra trước. Khi chọn điểm đặt ong cần chú ý các điểm sau:
- Tại ong cần phải đủ nguồn hoa để nuôi số đàn ong hiện có và sẽ nhân ra. Đặc biệt chú ý trước hết trong vung ong hoạt động phải có cây nguồn mật chính để đảm bảo cho việc thu hoạch mật, phải có nguồn hoa phụ để giảm bớt lượng đường cho ăn trong các vụ nhân đàn, qua đông, qua hè.
- Điểm đặt ong phải ở trung tâm nguồn hoa. Nguồn hoa gần, ong tăng số lần mang mật hoa, phấn hoa về tổ. Nguồn hoa ở xa ong bay tốn năng lượng phải ăn mật dự trữ trước khi cất cánh và nếu xa qua thì hiệu quả các chuyến bay bằng không vì chúng tiêu thụ hết số mật lấy được trên đường bay.
- Điểm đặt ong cần ấm áp về mùa đông, mát mẻ về mùa hè thuận lợi cho ong hoạt động và phòng tánh bệnh. Ko chọn nơi qua lộng gió sẽ ảnh hưởng đến đường bay của ong, cũng ko đặt nơi qua ẩm ướt ong dễ bị bệnh, mật bị chua.
- Điểm đặt ong gần nơi có nguồn nước nhưng ko gần sông, ao hồ lớn.
- Điểm nuôi ong ko gần nơi thường xuyên sử dụng các hóa chất độc như thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng khác. Điểm nuôn ong ko nên gần các nhà máy hóa chất, nhà máy hoặc lò nấu đường, nươi sản xuất bánh kẹo. Ko đặt ong ở vùng hay bị chấn động.
Ngoài ra những trại nuôi ong lớn cần chọn nơi có đường giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển đàn ong và các sản phẩm nuôi ong.
* Cách đặt ong trong điểm nuôi:
- Đặt thùng ong ở dưới gốc cây, hiên nhà hoặc sàn nhà, cửa quay ra nơi quang đãng, mùa hè tránh hướng tây, mùa đông tránh hướng bắc và đông bắc. Cần tạo dựng vật che mát và chống rét tự nhiên như tường, hiên nhà, bóng cây, rùng cây,…
- Các thùng ong cách nhau ít nhất 1m, chuẩn bị chia đàn thì đặt xa hơn. Cửa thùng quay ra nhiều hướng chống ong ăn cướp mật và để quản lý ong thuận lợi
- Đặt thùng ong cách mặt đất 35-40cm để ko bắn bẩn và tranh cóc nhái ăn ong.
- Đặt thùng ong thăng bằng, song song mặt đất để khi cho ăn ko làm chảy nước đường ra khỏi máng
- Dọn sạch sẽ lá mục, cỏ rác trước khi đặt ong để ngăn ngừa kiến.
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá đàn ong
* Mục đích kiểm tra: Nhằm nắm vững tình hình đàn ong, dự đoán khả năng phát triển hoặc sa sút của đàn ong trong thời gian tới để xử lí đàn ong kịp thời như: thấy lượng ong đông có khả nawg xây tầng thì cho thêm cầu dự trữ hoặc tầng chân mới. Nếu thấy mất chúa thì giới thiệu chúa mới, thấy thưa quân thì loại bớt cầu. Cuối cùng là nắm tổng quát tình hình đàn ong trong cả trại để quyết định những biện pháp kỹ thuật như di chuyển, nhân đàn, thu mật,… ở trước các thời vụ quan trọng. Tài liệu của các lần kiểm tra cũng giúp cho việc dự đoán và xử lý kịp thời đàn ong ở cùng thời kỳ vào các năm sau.
* Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra đàn ong
- Phải lấy việc quan sát bên ngoài tổ làm mục tiêu chính. Mỗi ngày quan sát đàn ong 3 lần: sáng, trưa, chiều và ít nhất cũng quan sát được vào buổi sáng để đánh giá tình hình hoa nở và tình hình đàn ong. VD: đàn ong có chúa tơ đột nhiên lấy nhiều phấn là ong chúa đã đẻ (hoạc mất chúa, ong thợ đẻ). Trại ong đi làm tốt nhưng đàn nào đó ko đi làm là có thể chuẩn bị bốc bay. Đàn ong tha nhộng ra có thể bị bệnh. Đàn ong bốc bay bắt trở lại, đàn ong mới sang thùng, đi lấy phấn tốt, biểu hiện ong ổn định. Kiểm tra bên ngoài còn có thể phát hiện, xử lý được những hiện tượng ong ăn cướp mật, ong rừng và các loại địch hại khác và điều chỉnh chống nóng, che mưa cho đàn ong.
- Kiểm tra bên trong phải nhẹ nhàng, khi mở ván ong ra ko bị xô dạt, đánh giá đúng lượng ong ngay từ cầu ngoài cùng sát ván ngăn. Khi kiểm tra ko được làm xáo trộn đàn ong, ko để ấu trùng, nhộng ong bị nóng và lạnh. Ko để vương vãi phấn, mật để các đàn ong khác đến ăn cướp.
* Phương pháp kiểm tra bên trong dàn ong
- Kiểm tra điểm: Là kiểm tra một số đàn ong điển hình, những đàn ong này cũng chỉ kiểm tra một vài cầu. Kiểm tra điểm ko định kỳ, vì đó là cách kiểm tra nhanh từ điểm suy ra diện rộng đển nắm khái quát tình hình đàn ong trong trại. Kiểm tra điểm cũng thường được áp dụng để nắm một vấn đề nào đó của đàn ong như tình hình đổ mật, khả năng xây bánh tổ. Khả năng nuôi chúa, khả năng chgia đàn và tình hình bệnh. Kiểm tra điểm thường chỉ ghi nhận xét chung.
- Kiểm tra toàn bộ: Là kiểm tra tất cả các cầu và tất cả các đàn ong, cần kiểm tra định kỳ có thể là mỗi tháng một lần. Kiểm tra toàn bộ cần ghi chép tất cả các số liệu về thế đàn, số cầu con, tình hình thức ăn, chúa đẻ, sâu bệnh,…
- Các bước tiến hành kiểm tra đàn ong:
+ Chuẩn bị dụng cụ, sổ sách ghi chép, bình phun khói để phòng ong dữ, dao sửa cầu, chổi dọn vệ sinh, dụng cụ sử lý bệnh.
+ Thao tác khi kiểm tra: Khi kiwwmr tra toàn bộ nên có 2 nguời, một người kiểm tra, một người ghi chép giúp việc. Khi kiểm tra đứng về phía ván ngăn, mở nắp thùng nhẹ nhàng, nắp có ong phải để ngửa trước cửa thùng cho ong bò vào thùng. Sau đó lấy vật chống rét ra, dùng ngón tay tách ván ngăn ra khoảng 2-3cm, lấy cầu thứ nhất ra kiểm tra, khi kiểm tra phải nắm chắc tai cầu, khi cần dùng panh, dao xử lý cầu thì tì một góc cầu cho xuống mặt xà các cầu khác. Cầu kiểm tra ko được nhấc ra khỏi mặt thùng và luôn luôn giữ ở dộ nghiêng khoảng 30-35o so với mặt thùng và cách mặt thùng khoảng vừa tầm nhìn của người kiểm tra. Cần kiểm tra kỹ lưỡng trứng, ấu trùng, nhộng, lượng mật, phấn.
Sau khi kiểm tra xong mặt thứ nhất thì xoay sang mặt thứ 2: Khi xoay cũng phải giữ cầu ong vuông góc với mặt đất để phấn, mật và ong chúa ko bị rơi ra ngoài.
Kiểm tra xong cầu thứ nhất thì đặt sát ván ngăn. Sau đó xem cầu thứ 2, sau khi kiểm tra xong cầu thứ 2 thì đặt cách cầu thứ nhất một khoảng cách vừa bằng 1 cm. Cứ như thế đến cầu cuối cùng, sau đó dọn vệ sinh dưới đáy thùng (dùng chổi quét rồi thổi cho rác rưởi bay ra ngoài của). Khi kiểm tra số lượng đàn ong lớn cần làm nhanh nhưng ko bỏ sót, muốn vậy cần thao tác nhanh. Khi ổn định trở lại dùng các kẽ ngón tay kẹp đẩy 3-4 cầu một lúc vào sát vách thùng.
Khi kiểm tra bị ong đốt phải rửa sạch tay rồi mới kiểm tra tiếp. Nếu gặp đàn bệnh phải kiểm tra sau cùng, nếu đã chót kiểm tra thì phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô rồi mới kiểm tra đàn khác.
* Xử lý ong khi kiểm tra
- Khi kiểm tra thấy ong chạy tụt xuống phải xem kỹ tình hình bệnh.
- Phải ghi chép kỹ những đàn cần cho ăn, xây tầng chân.
- Khi kiểm tra cần loại bỏ những cầu xấu, điều chỉnh ong nếu cần, cắt bỏ lỗ tổ ong đực, gọt bỏ phần lỗ tổ cũ và mốc.
- Đảo cầu theo thời vụ, nói chung cầu ấu trùng cần đặt vào giữa. Cầu trống thì đặt vào nơi ong chúa hoạt động (mùa đông ở giữa đàn, mùa hè ở sát ván ngăn hoặc gần cầu sát thành thùng). Cầu mật và phấn đặt ngoài cùng.
- Vụ mật nới rộng khoảng cách các cầu khi kiểm tra và qua hè qua đông thì ngược lại
Nếu ong chúa bây khi kiểm tra thì cần ngừng kiểm tra, rũ nhẹ một cầu ong lên trên thùng để ong chúa theo ong thợ vào tổ.
Gặp đàn ong quá dữ có thể dùng khói nhẹ để phun nhung nói chung kiểm tra nhẹ nhàng ko làm chết ong thì ong ít dữ, những đàn dữ kiểm tra sau cùng.
4. Phương pháp điều chỉnh đàn ong:
* Điều chỉnh thế đàn
- Mục đích: Làm cho các đàn đồng đều nhau để tránh ong ăn cướp
- Có các trường hợp sau:
+ Đàn ong yếu ko phải do bị bệnh (VD do mới tách đàn) ta điều chỉnh bằng cách dổi cầu nhộng của đàn mạnh sang cho đàn yếu.
+ Nếu đàn mạnh ko có nhộng: Đưa ấu trùng của đàn yếu sang cho đàn manh nuôi giúp. Sau khi nhộng vít nắp thì đưa trả cho đàn yếu hoặc viện cầu của đàn mạnh sang cho đàn yếu (đưa cả bánh tổ vfa trưởng thành)
+ Đàn ong yếu là do bị bệnh: Tiến hành nhập đàn. Nhập 2 đàn ong yếu lại thành 1 đàn mạnh. Trước khi nhập ong phải kiểm tra cả 2 đàn ong, loại bỏ 1 con chúa xấu hơn (diện tích lỗ đẻ lớn,…) ít nhất là 6-12 tiếng. Nhập vào ban đêm, ko nhập vào ban ngày. Đến tối đưa cầu của đàn mất chúa sang đàn còn chúa để ngoài ván ngăn, để qua đêm để ong quen nhau. Đến sáng sớm nhấc vào ngăn và nhập ong.
- Khi nhập ong cần chú ý:
+ Thời gian nhập ong vào buổi tối
+ Khi nhập ong thao tác nhẹ nhàng, tránh làm ong cảnh giác, tránh làm cho ong bị kích động.
+ Sau khi nhập vài giờ cần chú ý xem ong có đánh nhau hay ko. Ong đánh nhau thì lập tức trả cầu về đàn cũ để nhập vào lúc khác.
+ Đối với đàn ong bị mất chúa lâu ngày, ong thợ già thì phải chia nhỏ đàn ong ra nhập cho nhiều đàn hoặc nhập thành nhiều lần.
5. Cho ong ăn nhân tạo: Cho ăn nước đường
* Cho ăn nước đường bằng 2 cách:
- Cho ăn khuyến khích: Tiến hành khi trong tự nhiên vẫn có nguồn mật duy trì (chỉ đủ cho ong dùng, người nuôi ong ko lấy được mật). Cần cho ong ăn để kích thích ong thợ xây tầng, kích thích chúa đẻ.
Cho ăn dd đường loãng theo tỉ lệ 1 đường:1 nước (1kg đường : 1 lít nước). Đun sôi nước rồi mới bỏ đường. Cho ăn làm nhiều lần cách nhau vài ngày, mỗi lần cho ăn một lượng ít.
- Cho ăn bổ sung: Tiến hành khi qua hè hoặc qua đông với mục đích duy trì sự phát triển của đàn ong
Cần cho ong ăn đường đặc với tỉ lệ 1,5kg đương : 1 lít nước. Cho ăn 3 tối liền nhau ko cách quãng đến khi mật vít nắp.
* Khi cho ăn cần chú ý:
- Thời gian cho ong ăn: Cho ăn vào lúc chiều muộn, lúc 5h vào mùa đông, 6h vào mùa hè.
- Nguyên tắc cho ăn: Đàn ong mạnh thiếu nhiều thúc ăn thì cho ăn nhiều và ngược lại. Đảm bảo cho ăn phải kết hợp ko bỏ thừa.
- Khi cho ong ăn ko làm rơi vãi nước đường ra ngoài. Nếu làm rơi vãi phải dùng nước rủa sạch để tránh đàn ong khác ngửi thấy mùi.
- Sáng sớm phải kiểm tra, nếu ong ăn ko hết phải đem cất thức ăn tuyệt đối ko được để trong thùng. Phải đung sôi khủ trùng trước khi cho ong ăn lại.
* Cho ong ăn bổ xung đạm: vì nếu ko cho ăn bổ sung đạm thì chúa sẽ ngừng đẻ
Tiến hành vào tháng 7 – tháng 8(qua hè). Để bổ sung N ta cần sử dụng phấn hoa dự trữ theo 2 cách:
- Cho ăn phấn khô (thường dùng đối với ong Ý): Đỗ phấn ra khay rồi để vào thùng ong để ong tự lấy phấn hoa
- Cho ăn phấn ướt: Trộn lẫn phấn hoa với mật ong (hoặc nướ đường) tạo thành dạng bột đặc. Sau đó chọn lấy một cầu cũ, múc phấn hoa bôi lên cầu và đặt vào bên trong cho ong ăn để tránh phấn hoa thừa bị mốc mất.
6. Ong ăn cướp và biện pháp sử lý:
* Nguyên nhân:
Nói chung ong cướp mật là do chúng phát hiện ra mật ong hoặc xiro đường trong lúc bên ngoài thiếu nguồn hoa. Phát hiện đó hấp dẫn, thúc đẩy chúng ăn cướp và chúng tìm đến nơi nào có mật để lấy. Những nguyên nhân chính gây trộm cướp là:
- Do nuôi 2 giống ong khác nhau cùng một địa điểm
- Do ko đảm bảo cự ly cần thiết khi đặt ong nhất là đối với ong nội.
- Đặt ong quá dầy, thế đàn ko đồng đều, lượng ong điều chỉnh ko kịp thời, đàn mạnh sẽ ăn cướp của đàn yếu
- Do ong bị đói lâu ngày mà ko bổ sung thức ăn
- Do kiểm tra ong quá lâu và mở thùng ong để lâu ko đập, làm rơi vãi thức ăn vào lúc khan hiếm nguồn mật
- Do bị ong ăn cướp khác hấp dẫn lôi kéo
* Nhận biết ong ăn cướp
- Vào lúc khăn hiếm nguồn mật nhưng 1 số đàn đi làm tích cực
- Ong ăn cướp thường bay xung quanh thùng ong tìm khe hở chui vào. Lúc mới chui vào bụng lép, sau khi chui ra bugj căng bóng.
- Có hiện tượng ong đánh nhau từng cặp, từng đám chết rơi xuống của thùng và có khi kéo dài thành dây.
- Có rất nhiều ong trưởng thành chết cả bên trong và bên ngoài thùng ong
Chỉ dùng lại khi đàn bị cướp hết mật hoặc phải bốc bay
* Tác hại: Gây bệnh cho đàn yếu thường là đàn bị bệnh
* Ngăn ngừa, biện pháp xử lý:
- Ngăn ngừa trước căn cứ và và nguyên nhân ong ăn cướp có:
+ ko nuôi 2 giống ong khác nhau trong cùng 1 địa điểm
+ Đảm bảo cự ly cần thiết khi đặt ong nhất là ong nội
+ Điều chỉnh để các đàn ong đồng đều nhau
+ Cần bổ sung thức ăn kịp thời ko để ong bị đói
- Xỷ lý ong ăn cướp:
+ Cần phải phát hiện sớm:
Trong trường hợp 1 đàn đi cướp của nhiều đàn lập tức đóng của tổ chuyển đàn đi cướp đi nơi khác ít nhất 2km. Vị trí cũ của đàn đi cướp để thùng không để ong ăn cướp quay về tụ tập, rồi đến rũ ong ăn cướp trả về đàn cũ.
Trường hợp nhiều đàn đi cướp 1 đàn chuyển đàn bị cướp đi cách xa khoảng cách 2km. Ở chỗ cũ vẩy 1 ít đàu hỏa hoạc cắm 1 que hương.
+ Trường hợp phát hiện muộn: Khi đó tất cả ăn cướp lẫn nhau
Tiến hành phun nước lên ko để ong ướt cánh dùng lại ko bay nữa hoặc đốt cỏ lá khô tạo khói để đuổi ong, đốt xuôi chiều gió cách xa đàn ong của tổ 5-6m. Đến khi ong tạm dừng ko bay phải nhanh chóng nút kín tất cả các khe hở để ong ko bay vào, thu hẹp của tổ đủ 1 ong chui vào, tăng cường lực lượng bảo vệ. Để xua đuổi ong bên ngoài ta cắm hương ngoài của tổ hoặc bôi ít dầu hỏa. Đến tối phải cho tất cả các đàn ong ăn no.
7. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp sử lý:
* Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân
- Do đàn ong bị mất chúa lâu ngày (VD chúa tơ bị chết). Khi đó đàn ong ko bị pheromon của ong chúa khống chế. Một số ong thợ được ăn sữa chúa nên buồng trứng phát triển và có khả năng đẻ trứng. Trứng này ko thụ tinh nở ra ong đực, ong đực này nhỏ hơn so với ong chúa đẻ.
- Đàn mạnh có chúa đang chờ giao phối. Ong thợ vẫn đẻ trứng do khả năng tiết pheromon của ong chúa ít nên liều lượng kìm hãm ko đủ. Đến khi ong chúa giao phối về có khả năng tiết đủ pheromon thì hết hiện tượng này.
* Nhận biết:
- Giai đoạn trứng:
+ Trứng do chúa đẻ thì thì 1 trứng/ 1 lỗ tổ, vị trí đẻ trứng nằm ở đáy lỗ tổ, đẻ theo quy luật từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc, đẻ từ cầu giữa ra ngoài.
+ Trứng do ong thợ đẻ 2 đến 4,5 trứng trên một lỗ tổ. Trứng có thể ở đáy tổ hoặc thành tổ do bụng ngắn, đẻ lung tung ko theo quy luật.
- Giai đoạn ấu trùng ko phân biệt được
- Giai đoạn nhộng
+ Do ong chúa đẻ víp nắp phẳng vì ấu trùng là của ong thợ
+ Do ong thợ đẻ víp nắp lồi vì ấu trùng là của ong đực
- Giai đoạn trưởng thành
+ Ong đực do ong chúa đẻ ra có kích thước lớn
+ Ong đực do ong thợ đẻ ra có kích thước nhỏ, màu đen.
* Biện pháp xử lý:
- Biện pháp ngăn ngừa
+ Đối với đàn mất chúa, giới thiệu chúa mới vào
+ Đổi cầu ấu trùng tuổi (1 ngày tuổi) sang đàn mất chúa để ong tự tạo chúa mới
+ Chia nhỏ đàn mất chúa nhập cho đàn khác
+ Đàn còn chúa tơ chờ đến khi chúa giao phối về ong sẽ tự ngừng đẻ
- Biện pháp xử lý
+ Đối với cầu có trứng do ong thợ đẻ thì tiêu diệt trứng bằng cách rũ hết ong đi và đem cầu ra phơi nắng 30-40ph sau đó trả vào thùng ong để ong dọn vệ sinh
+ Đối với cầu có ấu trùng do ong thợ đẻ tiến hành rũ ong và bỏ vào thùng quay và quay thật mạnh để loại bỏ ấy trùng.
+ Cầu có nhộng do ong thợ đẻ thì rũ ong, cắt vít nhộng ra đổ cầu xuống đất để nhộng rơi ra
+ Đối với đàn ong có ong đực còi thì bắt giết hết ong đực còi
8. Ong bốc bay chia đàn và biện pháp xử lý:
* Nguyên nhân:
- Ong bốc bay là hiện tượng ong bỏ tổ do:
+ Đàn ong bị đói khi nguồn mật phấn khăn hiếm hoặc do sâu bệnh kéo dài mà chúng ta ko xử lý (chiếm 90%)
+ Do điều kiện bất lợi. VD: Quá nóng, bị hun khói, thường xuyên bị kích động làm cho đàn ong ko được yên ổn.
+ Do lỗi về kỹ thuật của người nuôi ong. VD: Làm vỡ bánh tổ khi chuyển ong hay quay mật, để bánh tổ quá cũ mà ko thay.
+ Do bị ong bốc bay khác hấp dẫn
+ Bị thiên địch uy hiếp như kiến, ong ăn cướp
- Ong chia đàn:
+ Khi đàn ong phát triển mạnh, số lượng ong thợ tăng nhanh, pheromon của ong chúa ko đủ thì đàn ong sẽ tạo chúa mới để chia đàn
+ Do trong đàn ong có quá nhiều ong non, thùng ong chật chội, ong non rỗi việc tạo sức ép để chia đàn.
+ Những đàn có chúa già tiết pheromon thì tạo ra chúa mới.
* Nhận biết:
- Dấu hiệu chung:
+ Đàn ong giảm các hoạt động để dự trữ năng lượng
+ Ong thợ giảm, ít khẩu phần ăn, chúa sẽ giảm đẻ và cuối cùng ngừng đẻ, chúa sẽ có cơ thể thon nhỏ lại để chúa có thể theo kịp đàn ong khi bay đi và cũng giảm được sức ép cho đàn ong khi chia đàn.
- Ong bốc bay:
+ Trong đàn ong ko có thức ăn, ko có ấu trùng và nhộng
+ Đàn ong bị sâu bệnh nặng
+ Bị kiến tấn công
- Ong chia đàn:
+ Trong đàn ong có nhiều mũ chúa
Khi bốc bay hoạc chia đàn thì ong thợ sẽ bay ra tước và bốc lên cao tạo thành đám mây, còn ong bài tiết thì quay đàu về tổ. Khi bay được 1/3 đàn thì chúa sẽ bay ra sau để theo kịp đàn và đậu ở 1 vị trí, tiết pheromon để tập hợp đàn, ong thợ khi ấy bám xung quanh chúa thành chùm quả. Sau vài giờ đàn ong sẽ bay đi.
* Biện pháp xử lý:
- Ngăn ngừa:
+ Đối với ong bốc bay:
Bổ xung đủ thức ăn đồng thời xử lý sâu bệnh kịp thời
Tạo điều kiện thuận lợi cho đàn ong phát triển. VD: Chống nóng, chống thiên địch, chống kiến, thay bánh tổ mới,…
+ Đối với ong chia đàn:
Mở rộng thùng ong
Cho ong xây tầng
Chủ động chia đàn nhân tạo
- Xử lý:
+ phát hiện sớm: khi chưa ra ngoài thì nhanh chóng nút kín của tổ và khe hở để giữ lại ong chúa. Khi đó tất cả ong thợ sẽ quay lại và bám vèo bên ngoài. Đến chiều tối mở của tổ cho ong thợ chui vào và cho ong ăn một ít nước đường. Sáng hôm sau kiểm tra ong:
Nếu ong chia đàn: vặt bỏ hết mũ chúa, chia đàn nhân tạo.
Nếu là ong bốc bay: Đổi 1 cầu ấu trùng, nhộng của đàn khác sang cho thùng sạch và rũ ong bốc bay vào. Còn lại các cầu bệnh đem nấu sáp
+ Phát hiện muộn: khi chúa đã bay ra ngoài thì phun nước lên trên không để ong ướt cánh dừng lại, hoặc có thể ném đất cát đón đầu đàn ong. Khi ong đã dừng tụ lại thì nhanh chóng dùng nón để bắt ong quay về. Sau đó treo vào chỗ mát rồi kiểm tra thùng ong để tìm ra nguyên nhân.
Nếu là ong chia đàn thì tách ½ số cầu cho sang thùng mới. Thùng mới vặt bỏ hết nhũ chúa; số cong lại thì để 1 mũ chúa, rũ nón ong vào thùng mới để sang chỗ khác.
Nếu là ong bốc bay thì loại bỏ toàn bộ cầu, đổi 1 cầu ấu trùng hoặc nhộng của đàn khác và rũ ong bốc bay vào trong thùng đến tối thì cho ăn.
9. Di chuyển ong đi lấy mật (nuôi ong di chuyển)
Di chuyển đàn ong là rời đàn ong từ nơi này đến nơi khác cách xa ít nhất 3km để ong ko về chỗ cũ.
* Mục đích di chuyển đàn ong
- Tranh thủ ưu thế về nguồn hoa, thời tiết ở vung ong đến để phát triển đàn ong
- Tăng thêm sản lượng mật nhất là loại mật quý hiếm, và tiêu thụ mật ong tại nơi khai thác mật.
- Tránh những biến cố xảy ra trong trại ong: phòng bệnh, xử lý ong cướp mật
- Di chuyển để thuận lợi cho chia đàn, giao phối và cách li ong chúa
* Những việc cần làn khi vận chuyển đàn ong
- Chuẩn bị:
+ Trước hết tìm nơi vận chuyển ong đến, thăm nguồn hoa và chuẩn bị nơi đặt ong, xem xét đàn ong đã có mặt ở đó nhất là tình hình bệnh, tình hình phun thuốc trừ sâu. Không chuyển ong đến vùng có tập quán sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chuẩn bị dụng cụ nuôi ong nhất là dụng cụ thu mật, tầng chân…, dụng cụ sinh hoạt cho người.
- Đóng gói đàn ong: Chuẩn bị các nêm gỗ để chèn 2 cầu. Kích thước nêm dầy 1cm, rộng 1,5cm dài 3cm đóng đinh ở đoạn giữa 1cm và 2cm. Trước khi đóng gói phải kiểu tra, quay bớt mật ở những đàn ong có quá nhiều mật để tránh bị vỡ và ong bị ngạt. Các cầu ong ngắn hụt, phải gia cố thêm như đóng đinh howcj gỗ, sữa chữa hoạc thay thế các thùng ong bị nứt nẻ, làm bằng gỗ xấu có thể bị vỡ dọc đường.
Đóng gói trước một ngày trước khi di chuyển để ong gắn sáp chặt giữa nêm hoặc thước với xà cầu. Đàn ong đông hoặc vận chuyển đường dài phải cho khung cầu vào giữa, Thùng nhỏ, ong đông thì chia làm 2 thùng đánh dấu đến nơi nhập lại
Thời gian di chuyển: Vào buổi tối khi ong đã về tổ và mở tổ để thông gió
Cac phương tiện vận chuyển ong: nếu đi gần và ít ong thì nên dùng xe đạp, xe máy, thuyền hoặc gánh bộ (ko nên dùng các xe do gia súc kéo). Đi xa thì nên dùng ô tô, tầu hỏa, tầu thủy. Các phương tiện chở ong ko chở các chất độc hóa học trước đó. Nơi xếp ong phải thông thoáng.
Xếp ong trên các phương tiện nên xếp dọc, cầu ong song song với thành xe. Cửa tổ quay ra phía trước để thổi gió vào của tổ. Đàn ong mạnh và những thùng kém thông thoáng thì đặt lên trên và đặt ra ngoài. Khi xếp dùng thùng nhỏ, chân cọc thùng chèn các thùng ong cho thật chặt. Nói chung khi bốc xếp và đặt ong ở trên phương tiện phải giữ cầu vuông góc với mặt đất. Ko được để bất cứ vật gì chèn kín của sổ thùng ong trên xe.
- Quản lý đàn ong trên đường vận chuyển.
Nếu phải chuyển ong trên đường khoảng 4-5 ngày thì ban ngày nên dừng giữa đường và bốc ong chuyển xuống 1 lần, mở của cho ong bài tiết, lấy nước và người nuôi ong xử lý các sự cố đến tối mới đi tiếp.
Khi tới nơi cần chuyển ong ngay vào địa điểm, đặt rãi ong ra để ong được mát. Nếu có thể đặt ong ngay vào vị trí trong đêm đó càng tốt
Khi ong xong thì mở của, cần chú ý mở xen kẽ, ko mở của các đàn đặt liền nhau cùng một lúc. Những thùng ong nghi bị sập cầu mật chảy ra thì nên kiểm tra sắp xếp lại bánh tổ. Sau khi đặt ong, cần kê thùng cho bằng phẳng, tối hôm sau cho ăn để ong nhanh ổn định.
10. Quản lý ong trước vụ mật:
* Xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật
- Nguyên nhân cần xác định thời gian chuẩn bị lực lượng ong thu mật:
+ Do thời gian nở hoa của cây ngắn
+ Tuổi thọ ong thợ ko kéo dài (sau vũ hóa 35-40 ngày)
Cần xác định đảm bảo sao cho đến vụ mật có số lượng ong lớn nhất và khi nở hoa rộ thì số lượng ong nhiều nhất.
- Căn cứ để xđ thời gian chuản bị lực lượng ong thu mật:
+ Biết được thời gian nở hoa của cây
+ Tuổi thọ của ong thợ sau vũ hóa: 35 ngày
+ Thời gian phát dục từ trứng đến vũ hóa: 21 ngày
+ Thời gian làm vieecjtrong tổ: 4 ngày
Tất cả con ong được tính vào lực lượng thu mật phải có thời gian lấy mật ít nhất 5 ngày
Như vậy bước vào vụ mật, khi hoa bắt đầu nở ong già nhất là thuộc vào lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa 30 ngày, được đẻ trước vụ mật là 21 + 30=51 ngày.
Khi hoa kết thúc nở, ong non nhất thuộc lực lượng thu mật có số ngày tuổi sau vũ hóa là 4+5=9 ngày, đẻ trước khi kết thúc vụ mật là 9+21=30 ngày.
Thời gian chuẩn bị ong lấy mật chính là khoảng thời gian tính từ 51 ngày trước khi hoa bắt đầu nở và 30 ngày trước khi hoa kết thúc nở.
VD: Vụ hoa nhãn kéo dài từ 20/3 – 10/4. Để tham gia thu hoạch, ong già nhất phải được đẻ vào ngày 28/1, vũ hóa vào ngày 18/2, đến 20/3 ong được 30 ngày tuổi, làm thêm 5 ngày nữa thì chết. Ong non nhất được đẻ vào ngày 11/3, vũ hóa vào 1/4 , sau 4 ngày bắt đầu đi làm (5/4) và làm được 5 nagyf thì hết vụ mật. Thời gian từ 28/1 – 11/3 là thời kỳ chuẩn bị lực lượng ong thu mật nhãn. Những con ong được đẻ trong thời gian này là lực lượng chủ yếu đi thu hoạch mật. CÓ thể minh hoạch theo sơ đồ sau:
* Biện pháp:
- Thay chúa giả bằng chúa tơ trước thời gian chuẩn bị ong
- Cho ăn khuyến khích ong xây tầng và kích thích chúa đẻ
- Xử lý sâu bệnh kịp thời
- Trong trường hợp ko có đàn mạnh, phải tạo đàn chủ công bằng cách dồn 1 số cầu nhộng cho 1 đàn. Sau nhộng vũ hóa đàn ong sẽ phát triển mạnh. Ta sử dụng đàn này để tạo chúa và xây tầng cho đàn khác.
11. Quản lý ong trong vụ mật: Trpong vụ mật đàn ong phát triển mạnh dẫn đến chia đàn
- Phải ngăn ngừa ong chia đàn tự nhiên bằng cách sau mỗi lần quay mật, cát bỏ lỗ tổ ong đực và ong chúa (xây ở dười cùng bánh tổ)
- Nới rộng khoảng cách các cầu ong: xây kéo dài lỗ tổ để chứa mật, hạn chế khả năng đẻ trứng của ong chúa
- Cho thêm các bánh tổ cũ vào đàn ong để ong đổ mật. Đối với ong ngoại thì lên tầng kế để tăng diện tích chúa mật
- Trong trường hợp thời gian nở hoa ngắn, tiếp theo ko có vụ mật kế tiếp, khi đã hết thời gian chuẩn bị ong thì hạn chế ong chúa đẻ để dồn ong đi lấy mật bằng cách nhốt ong chúa lại 1 tuần
* Tiến hành khai thác mật:
- Xác định số lần quay mật liên quan đến: Nguồn hoa, thế đàn ong, thời tiết
Thông thường quay mật lần đầu khi hoa nở được 15% tổng số hoa với hình thức quay tỉa: Chọn cầu mật già đẻ quay, cầu mật non để lại. Tiếp theo từ 5-7 ngày quay 1 lần. Quay mật lần cuối cùng khi hoa nở được 90% tổng số hoa.
- Thao tác quay mật:
+ Đầu tiên phải rũ ong: đối với ong nội nhấc cầu lên rũ nhẹ, sau đó rũ mạnh. Đối với ong ngoại thì nhấc lên rũ mạnh ngay
+ Cắt vít nắp: Yêu cầu dùng dao sắc, vết cắt phải phẳng và ko qua sâu
+ Tiến hành quay mật: Quay chậm và tăng tốc độ đủ để mật rơi ra và ko làm rơi ấu trùng.
Sau khi quay được một mặt phải trở cầu để quay mặt thứ 2
+ Trả cầu về đàn cũ: ko trả nhầm cầu để tránh leey bệnh. Cầu cũ thì cho vào sát thành thùng, các cầu mới hoặc chứa ấu trùng xếp ở giữa, cầu nhộng đưa ra ngoài cùng sát ván ngăn.
- Lọc mật: Có thể sử dụng vải màn để loại bỏ sáp vụn, xác ấu trùng để cho mật được trong.
Khi đóng mật ko nên đóng đầy chai
- Bảo quản mật: Nơi thoáng mát, ko lẫn vật ặng mùi
- Nguyên tắc để lấy mật: Đàn mạnh, hoa nhiều, thời tiết tốt thì khai thác nhiều, để lại ít và ngược lại
12. Kỹ thuận cho ong xây tầng.
* Mục đích:
- Tận dụng bản nawg xây tầng của ong
- Tăng thêm được số cầu ong để thay thế cho cầu cũ
- Để loại bỏ cầu cũ và để nhân giống đàn ong
* Điều kiện
- Có đầy đủ thức ăn mật + phấn.
- Đàn ong phải đông quân, có nhiều ong non, chúa đẻ tốt, ong ko bị bệnh
- Nhiệt độ thích hợp là 25-30oC
* Kỹ thuật: 2 cách
- Xây đại trà: Cho tất cả các đàn ong cung xây trong trường hợp các đàn là đàn mạnh
- Tạo đàn thủ công trong trường hợp ko có đàn mạnh: Dồn 1 số cầu nhộng cho 1 đàn, sau khi nhộng vũ hóa, số lượng ong thợ sẽ tăng lên thành đàn thủ công. Sử dụng đàn này xây cầy cho đàn khác.
* Thao tác:
- Căng dây thép vào cầu ong để bánh tổ của ong ko vỡ
- Gắn tầng chân
- Đặt vào trong đàn ong để cho nó xây tại vị trí: Giữa 2 cầu có ấu trùng mở nắp và cầu đang vít nắp nhộng là nơi tập trung nhiều ong non trong tuổi tiết sáp và ko ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của chúa, khi đó ong sẽ xây nhanh hơn. Sau đó ép 3 cầu sát lại nhau. Đến tối cho ong ăn kích thích 0,5kg đường/ 1 cầu xây và chia ra làm 2 tối.
Sau 2 ngày tiến hành kiểm tra ong xem ong đã xây chưa. Nếu ong đã xây thì cần nới rộng khoảng cách 3 cầu để ong xây dài lỗ tổ. Trong trường hợp ong ko xây (ong muốn chia đàn) thì rút tầng chân đưa sang đàn khác xây hoạc đặt ra ngoài cùng sát ván ngăn.
* Chú ý:
- Thời điểm cho ong xây tốt nhất: Trong trường hợp khi thấy ong cơi tầng hoặc xây lưỡi mèo.
- Trong trường hợp đàn ong mạnh yêu cầu: Chọn tầng chân đẹp ko bị vỡ rách, đáy lỗ tổ phải rõ.
II. PHƯƠNG PHÁP TẠO CHÚA NHÂN ĐÀN
1. Tạo chúa nhân tạo
* Cơ sở khoa học
- Dựa vào đặc điểm sinh học của đàn ong. Đàn ong bình thường sẽ tạo chúa mới trong 3 truongf hợp:
+ Khi đàn ong quá đông, pheromon của ong chúa ko đủ kìm hãm ong thợ, ong sẽ tạo chúa mới để chia đàn. Chúa này được gọi là chúa chia đàn tự nhiên. Ong chúa cũ vẫn tồn tại và mang một nữa đàn ong bay đi nơi khác.
+ Khi đàn ong có chúa già, khả năng tiết ra pheromon giảm kok đủ kìm hãm sẽ tạo chúa mới để thay thế. Chúa này được gọi là chúa tahy thế. Chúa già vẫn ở lại, khi ong chúa non ra đời thì ong thợ cán chết chúa già.
+ Trong trường hợp mất chúa đột ngột sẽ tạo chúa mới để thay thế cho chúa cũ bị mất. Chúa này được gọi là chúa cấp tạo.
Chât lượng: CHúa chia đàn tự nhiên có chất lượng tốt nhất sau đó là chúa thay thế, cuối cùng là chúa cấp tạo. Trong trường hợp chúa cấp tạo ra từ đàn ong mạnh thì chất lượng tốt bằng chúa chia đàn.
- Điều kiện tạo chúa nhân tạo:
+ Có đủ thức ăn (mật + phấn)
+ Có đàn ong mạnh giống đàn chia tự nhiên
+ Nhiệt độ tạo chúa cũ trước khi tạo chúa tốt nhất là 30-330C
+ Tách chúa cũ trước khi tạo chúa mới từ 12-24h (trường hợp đàn ong mạnh, chúa tốt)
+ Yếu tố mùa vụ: Tạo chúa vào 2 vụ chính: vụ xuân khoảng tháng 3, tháng 4 và vụ thu khoảng tháng 10, tháng 11.
- Nguyên tắc: Tạo chúa quanh năm nhưng phải đủ thức ăn và chúa mới tạo ra phải đi giao phối. Tạo chúa vào tháng 5, tháng 6 chuồn chuồn nhiều nên ong chúa chết nhiều.
Hiện nay ấp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
* Phương pháp tạo chúa nhân tạo
Có 2 phương pháp: Phương pháp tạo chúa ko di trùng và phương pháp tạo chúa di trùng.
- Tạo chúa ko di trùng:
+ Ưu điểm: dễ làm, đơn giản
+ Nhược điểm: Số lượng chúa ít
+ Cách làm: Chọn đàn đủ tiêu chuẩn giống đàn tự nhiên. Sau đó tách chúa cũ đặt vào cầu đưa sang vị trí khác. Sau khoảng 6h chọn cầu có nhiều ấu trùng tuổi 1, rũ cho ong ko bám đầy cầu, cắt bánh tổ hình răng cưa, phá 2 lỗ tổ để lại 1 lỗ tổ. Sau đó đặt vào trong đàn ong để nó nuôi ấu trùng để tạo thành ong chúa.
Sau khi mũ chúa vít nắp 1 tuần, chuyển sang giai đoạn nhộng thì đưa đi cách li riêng. Cứ 1 mũ chúa 1 đàn.
- Tạo chúa di trùng
+ Ưu điểm:
Tạo ra được nhiều chúa trong một lần, số lượng chúa lớn.
Kiểm tra được nguồn gen của ong chúa lẫn ong đực
+ Nhược điểm: Kỹ thuật phức tạp và vì tạo nhiều chúa nên số đàn ong đủ lớn
+ Cách làm: Kiểm tra toàn bộ để phân loại đàn ong thành 5 nhóm:
++ Nhóm đàn mẹ: Dùng để cung cấp các ấu trùng tạo chúa. Số lượng khoảng 1-2 đàn, nhưng phải là đàn ong tốt nhất và có đày đủ các đặc trưng của giống
++ Nhóm đàn phân bố: Chuyên dùng cung cấp ong đực để giao phối với ong chúa tương lai (ong đực của đàn khác). Vì vậy đàn ong bố cũng phải là đàn mạnh, có chất lượng tốt. Số lượng ong đực của 1 đàn có thể phối với 50 con ong chúa. Chú ý giết hết ong đực ở đàn mẹ và các đàn khác.
Thời gian tạo ong đực: trước khi tạo chúa 2 tuần
++ Nhóm đàn nuôi dưỡng: Có nhiệm vụ nuôi các ấu trùng thành ong chúa. Chất lượng chúa phụ thuộc rất nhiều vào thức ăn cần chọn đàn manhjk, có năng suất cao, đông quân, có nhiều ong non ở thời kỳ tiết sữa, đủ mật, phấn dự trữ. Cần tách chúa cũ đi ít nhất là 12h.
Sử dụng đàn nuôi dưỡng 2-3 tuần
++ Nhóm đàn ong nuôi dưỡng hỗ trợ: Cung cấp sữa chúa để đi trùng và cầu nhộng cho đàn giao phối bằng số lượng chúa tạo ra. Số lượng đàn ong giao phối chỉ có 1 cầu/1 đàn. Thời gian tạo đàn giao phối trước khi cách ly chúa 1 ngày.
* Các bước tạo chúa:
- Dụng cụ:
+ Cầu tạo chúa dùng để gắn các chén sáp.
+ Kim di trùng đã khử trùng, được làm bằng bạc để đảm bảo chất lượng sữa.
+ Khuân đúc chép sáp (quản chúa) làm bằng gỗ hình trụ tròn đường kính liên quan đến giống ong: ong nội 6-7mm; ong ngoại 8-9mm.
+ Lồng nhốt chúa: dây théo cuốn là õ.
- Các bước tạo chúa:
+ Bước 1: Đúc chén sáp. Dùng sáp nguyên chất (sáp sạch) hoặc sáp vít nắp (sáp mèo). Phải có nền dày, mép mỏng. Đun cách thủy cho sáp nóng chảy. Trước khi nhúng sáp gắn chén sáp lên cầu, cho 1 ít mật vào chén sáp đưa vào đàn nuôi dưỡng để đánh giá chén sáp.
+ Bước 2: Di trùng. Lấy cầu ấu trùng tuổi 1 từ mẹ sau đó thổi nhẹ cho ong chạy hết. Dùng hết kim để múc ấu trùng và sữa chúa đưa vào chén sáp. Thời gian để múc ấu trùng cho 1 cầu là 15ph/ cầu tạo chúa.
+ Bước 3: Đặt ấu trùng đã di trùng vào trong đàn nuôi dưỡng ở vị trí đã định (giữa 1 cầu ấu trùng và 1 cầu nhộng) để tiết sữa nhiều. 1 đàn nuôi dưỡng tối đa 3 cầu tạo chúa. Cách 3 ngày thì di trùng 1 cầu. Khi đưa cầu thứ 3 vào thì rút cầu thứ nhất ra cho vào vào tủ ấp sinh học, ấp ở t0 ≈ 33C, A0 ≈ 90%, thời gian ấp trong khoảng 1 tuần. Trong trường hợp ko có tủ ấp thì vẫn để trong đàn ong.
+ Bước 4: Cách ly ong chúa. Khi mũ chúa vít nắp 1 tuần tiến hành cách ly chúa vào đàn giao phối (1 chúa/ đàn)
Sau khi chúa đã vũ hóa từ 7-10 ngày thì tiến hành kiểm tra đàn giao phói xem đã đẻ chưa. Nếu đẻ rồi thì sử dụng để thay thế chúa già và chia đàn ong hoặc sử dụng để bán. Nếu ko có trứng và mất chúa thì đưa chúa tơ khác vào. Nếu ko tạo chúa nữa thì tiến hành nhập ong để tránh ong thợ đẻ trứng.
* Phương pháp đánh giá chất lượng ong chúa:
- Đánh giá chất lượng mũ chúa: mũ chúa cân đối, thẳng, kích thước lớn. Chiều dài mũ chúa ong nôi > 1,5cm; ong ngoại > 2cm
- Đánh giá chúa tơ: nhìn hình dạng chúa cân đối, ko dị hình, nhanh nhẹ, trọng lượng ong chúa nội > 150 mg/1 con; ong chúa ngoại > 180mg/1 con.
- Đánh giá chúa đẻ có 2 cách:
+ Trọng lượng: Ong nội > 170mg/con; Ong ngoại > 200mg/con.
+ Vòng đẻ trứng của ong chúa: Diện tích lỗ tổ chứa trứng + ấu trùng + nhộng
Nếu vòng đẻ trứng rộng, liên tục, ko ngắt quãng thì chúa tốt.
Nếu vòng đẻ trứng hẹp, ngắt quãng thì chúa xấu.
Màu cơ thể nhạt, trên người có nhiều lông tơ là chúa trẻ.
* Phương pháp giới thiệu chúa mới.
- Phải loại bỏ chúa cũ trước khi giới thiệu chúa mới từ 6-12h
-Giới thiệu mũ chúa: bỏ mũ chúa vào lồng dây thép, sau đó cắm lồng vào cầu ong. Cắm vào phần tiếp giáp giữa mật và nhộng vì ở đó nhiệt độ cao sẽ ủ ấm cho mũ chúa
Sau khi mũ chúa vũ hóa thì bỏ lồng ra ngoài.
-Giới thiệu ong chúa
+ Giới thiệu trực tiếp: Khi đang có vụ mật thì tính cảnh giác yếu hơn tóm cánh bặt ong chúa rổi thả nhẹ lên cầu ong để chúa tự bò vào.
+Hoặc dùng lồng nhốt để giới thiệu bằng cách bỏ chúa vào trong lồng và nút kín một đầu rồi cắm chúa vào cầu ong. Sau 1 ngày thả chúa ra.
+Sử dụng mật ong or chất thơm giới thiệu. Bôi 1 ít mật ong lên ong chúa và thả ra. Với chất thơm thì bôi nc hoa lên cánh ong chúa, dung nc hoa vẩy lên đàn ong.
+Dùng ong non để giới thiệu ong chúa: Sử dung với đàn ong mất chúa lâu ngày hoặc chúa cón thời gian cách ly ngoài đàn ong lâu.
VD: chúa nhập khẩu. Ta sử dụng cầu có nhiều ong thợ bám của đàn sẽ giới thiệu. Đưa chúa vào rồi đưa sang 1 thùng sang 1 vi trí khác. Sau vài giờ ong già sẽ quay về tổ cũ, trong cầu chỉ còn lại ong non. Lúc này thả chúa vào cầu ong non. Sau hai giờ thì đưa cả cầu ong non lẫn ong chúa về đàn cũ.
- Khi giới thiệu ong chúa cần chú đến một số điểm:
+ Thao tác nhẹ nhàng tránh làm đàn ong cảnh giác
+ Sau khi giới thiệu chúa khoảng vài giờ kiểm tra. Nếu thấy ong chúa bò bình thản thì chuwnhs tỏ giới thiệu đã thành công. Nếu trường hợp ong chúa bị ong thợ vây kín phải tiên hành giải vây cho ong chúa bằng cách dùng que hương hoặc thả cục ong vào bát nước và bắt ong chúa giới thiệu vào lúc khác.
2. Phương pháp nhân đàn ong: Có 3 cách:
- Chia đàn ong: Có 3 cách:
+ Chia đôi đàn (chia đàn song song): áp dụng trong trường hợp có đàn ong mạnh và có sẵn chúa giao phối.
Cách làm: tách 1 đàn thành 2 đàn đồng đều nhau về thức ăn, số cầu, nhộng, ấu trùng để mỗi đàn đều có cơ hội ngang nhau để phát triển đàn mạnh.
VD: 6 cầu/ 1đàn: chia 3 cầu + ong chúa sang 1 thùng và đưa đi nơi khác cách 2km để tuần. Còn đàn cũ sau 1 ngày giới thiệu chúa mới. Hoặc 6 cầu/1 đàn chia vào buổi tối: 3 cầu/ thùng và đặt 2 thùng đó sang 2 bên, dịch vào nhau để đều đàn ong. Cứ 1 ngày xê dịch ra 10m….sau 1 tuần.
Ưu điểm của phương pháp này là ở cả 2 đàn ong đề có ấu trùng, nhộng và ong non các lứa tuổi, ít có ảnh hưởng đến hoạt động chung của cả đàn nên ong phát triển nhanh, sau 1 tháng lại thành đàn mạnh.
+ Chia đàn phụ: (tách một phần đàn gốc): ở những đàn tương đối mạnh (ong ngoại 9-10 cầu, ong nội 5-6 cầu) lấy bớt 2-3 cầu vừa tránh được ong chia đàn tự nhiên, vừa tạo được đàn ong mới
Cách làm: tách 1 đàn thành 2 đàn. Đàn chính: có nhiều cầu dùng để lấy mật.
Đàn phụ: ít cầu để giữ chúa
Ưu điểm: ko có chúa nên có thể sử dụng tất cả các lỗ tổ chứa ấu trùng để đổ mật.
+ Chia đàn ghép: Tạo đàn ong mới bằng cách ghép cầu của nhiều đàn lại. Biện pháp này áp dụng trong trường hợp có ít đàn mạnh và tiến hành vào vụ mật (khi vụ mật kéo dài). Lấy từ mỗi đàn mooyj vài cầu nhập lại thành đàn mới, sau đó giới thiệu mũ chúa hoặc chúa mới vào.
- Bắt ong chia đàn tự nhiên hoặc sử sụng ong ngoài tự nhiên tạo thành đàn mới
- Sử dụng đàn ong giao phối (chỉ có 1 cầu)
Sau khi chúa bắt đầu giao phối và đẻ trứng thì tiến hành đổi 1 cầu nhộng cho đàn giao phối. Sau khi nhộng vũ hóa được 7-10 ngày thì cho tầng chân vào cho xây tổ.
Ưu điểm: ong non xây tầng nhanh.
Chương 4: Sâu Bệnh Hại Ong
1. Bệnh Thối Ấu Trùng
Ở Việt Nam phát hiện có 2 loại bệnh thối ấu trùng
1.1. Bệnh thối ấu trùng châu âu : European foulbrood
Tác nhân gây bệnh : tác nhân chính gây bệnh thối ấu trùng châu Âu là 1 loại liên cầu khuẩn có tên là: Melissoccocus pluton
Vi khuẩn có dạng hình cầu , 2 đầu kéo dài thành hình giáo nhọn, kích thước từ 0,7 – 1,5 um .Liên cầu khuẩn bắt màu gram dương. Nó có thể đứng riêng rẽ hoặc từng cặp , chuỗi.
Sức chống chịu của vi khuẩn khá cao. Trong bánh tổ nó tồn tại trong được 12 tháng, bị tiêu diệt sau khi phơi nắng 3h , trong mật : sau 40h.
Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt ở 350c ; PH 6,6 sau 24 – 48h xuất hiện khuẩn lạc màu trắng, đường kính từ 1 – 1,6 mm.
Vi khuẩn có khả năng lên men một số đường như Gluco, fructo.
Con đường lây truyền nguồn bệnh trong đàn ong:
- Bệnh lây từ ấu bệnh sang ấu trung khỏe thông qua ong dọn vệ sinh và ong nuôi dưỡng.
- Lây từ đàn bệnh sang đàn khỏe thông qua ong ăn cướp mật hoặc do các dụng cụ nuôi ong không được sát trùng sạch sẽ. Cũng có thể do người nuôi ong không đảm bảo các nguyên tắc vệ sinh thú y.
- Bệnh lây từ vùng này sang vùng khác thông qua việc di chuyển ong đi lấy mật việc mua bán ong bệnh không kiểm dich sạch sẽ.
Triệu chứng lâm sàn của bệnh:
- Đối với ấu trùng: VK gây bệnh cho ấu trùng ở giai đoạn tuổi nhỏ từ 3 – 5 ngày tuổi , 1 – 2 ngày đầu ấu trùng ít bị bệnh vì trong sữa chúa có nhiều chất kháng sinh . 3 – 5 ngày tuổi là giai đoạn chuyển sang ăn phấn và mật nên rất mẫn cảm dễ bị bệnh.
Khi bị bệnh nhẹ , ấu trùng khô ,thay đổi tư thế , không nằm cong như bình thường mà doãng rộng ra , màu sắc cơ thể chuyển đổi từ màu trắng ngà sang vàng, sau chuyển sang màu nâu sẫm. Ấu trùng chết có mùi chua như dấm. Khi đàn ong bị bệnh nặng hay đã bị bệnh lâu , ong thưa quân , không dọn thối rữa, tụt xuống đáy lỗ tổ. Sau khi bị khô đi thành vảy có thể lấy đi dễ dàng.
- Đối với đàn ong bệnh : khi đàn ong bị bệnh nặng , ít có hoặc không có nhộng vít nắp. hoặc khi nhấc câu kiểm tra thấy ong xào xạc, chạy tụt xuông vách thùng hoặc phía dưới bánh tổ. Ong thợi già, đen bong do ấu trùng bị chết nên không có lớp ong non kế tiếp. Bệnh lây truyền từ đàn này qua đàn khác.
Bệnh kéo dài 2 -3 tháng nếu không được sử lí thì ong sẽ bốc báy.
Biện pháp phòng trừ:
+Duy trì đàn ong mạnh để tăng khả năng chống chịu. Khả năng chống chịu liên quan đến việc dọn dẹp vệ sinh của ong.
+ Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xiro đường
Cho ăn thuốc kháng sinh cùng với xiro đường (theo tỷ lệ 1 đường : 1 nước) 3 tối liên tiếp, mỗi tối 100 ml/ cầu, có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc sau:
- Erythromyxin 0,4 – 0,5 g pha trong lít xiro đường.
- Kanamixin 0,5 g pha trong 1 lít xiro đường
- Streptomyxin 0,4 – 0,5 g pha trong lít xiro đường.
- Chloramphenicol 0,4 – 0,5g pha trong 1 lít xiro đường
- Ampixilin 0,5 g pha trong lít xiro đường chia cho 10 cầu
Các loại thuốc trên hòa với nước sôi để nguội , sau đó đỏ vào xiro đường , khuấy cho tan đều . cho ong ăn 3 tối liên tiếp. sau 1 tuần kiểm tra nếu chưa khỏi thì cho ăn tiếp.
Khi cho ăn thuốc chú ý 1 số điểm:
- Trước khi ăn cần loại bớt cầu bị bệnh nặng, cầu thưa quân để ong ăn hết đường . Cần kết hợp cho ăn thuốc với thay đẻ đàn bệnh mũ chúa tạo từ đàn không bệnh để tăng hiệu quả điều trị.
-Trong trường hợp ong không ăn thuốc thì sủ dụng phương pháp phun và phải tăng liều lượng. Phun dạng bụi lên cơ thể ong trưởng thành. Cứ cách ngày phun 1 lần. Sau 3 lần phun ong sẽ đỡ bệnh.
- Nếu đàn bệnh nặng kéo dài tốt nhất lấy một cầu nhộng của đàn khỏe cho vào thùng đã khử trùng rồi rũ ong thợ và ong chúa của đàn bệnh vào thùng, còn cầu bệnh đem nấu sáp để khử trùng.
1.2. Bệnh ấu trùng túi (sacbrood)
a. Tác nhân gay bệnh. Bệnh do virus gây nên
Đối vơi ong ngoại là virut Morator aetatulae Holomes
Đốt với ong nội là Thai Sacbrood
Khả năng lây nhiễm bệnh của virut gây bệnh ấu trùng túi rất lớn. Theo Bailey (1981) 1mg virus trong dịch ấu trùng chết bệnh có thể lây cho toàn bộ ấu trùng ong rthowj của 1000 đàn khỏe.
Sức chống chịu virus ko cao, nó mất khả năng gây bệnh ở nhiệt dộ 59oC trong 10 phút. Ở nhiệt độ phòng, vi rus có thể tồn tại 3 tuần.
Trong đàn ong bệnh lây truyền qua ong nuôi dưỡng. Bệnh truyền từ đàn này sang đàn khác qua ong ăn cướp mật, nhầm tổ, lấy chung nguồn thức ăn, đặc biệt là chung nguồn phấn do nhập ong dàn bệnh vào đàn khỏe và sử dụng chung dụng cụ nuôi.
b. Triệu chứng bệnh. Gây bệnh cho ấu trùng tuổi lớn (6 ngày tuổi đến tiền nhộng)
Bánh tổ bị bệnh, nắp vít tổ lõm xuống, bị ong thợ cán thủng, có ấu trùng nhọn đầu nhô lên miễng lỗ tổ.
Phần lớn ấu trùng chết ở giai đoạn mới vít nắp hoặc tiền nhộng. Khi bệnh nặng cả ấu trùng tổi lớn tuổi chuẩn bị vít nắp cũng bị chết. Mầu sắc của ấu trùng bệnh từ trắng ngà chuyển sang trắng bạch, màng ngăn đốt ko rõ. Khi gắp ấu trùng khỏi lỗ tổ, phía đôi ấu trùng có túi dịch trong suốt hoặc vàng nhạt. Thân ấu trùng chuyển sang mầu vàng nhạn rồi nâu nhạt hay xám nâu. Khi mới chết ấu trùng ko có mùi, khi khô hanh thành vảy cứng, dễ lấy ra khỏi tổ.
Đàn bệnh: Bệnh nặng có tới 90% ấu trùng tổi lớn chết. Ong xào xạc ko ổn định, đàn ong thưa quân, nhiều ong già, năng suất mật giảm 20-80% tùy thuộc mức độ bệnh, bệnh nặng đàn ong sẽ bỏ tổ bốc bay.
c. Phòng trị bệnh
- Chọn giống chống bệnh với ấu trùng túi (TQ, ÂĐ đã thành công)
- Nhốt chúa 1 tuần
- Thay chúa đẻ đàn bệnh bằng chúa tơ hoặc mũ chúa.
Việc thay chúa đẻ bằng chúa tơ, mũ chúa hoặc nhốt chúa 7-8 ngày đẫ tạo ra một khoảng thời gian trong đàn ong ko có ấu trùng nhỏ tuổi, nhất là ấu trùng 2 ngày tuổi là giai đoạn mẫn cảm nhất với virus gây bệnh ấu trùng túi. Ong thợ được ăn them, tăng cường dọn vệ sinh, gắp bỏ ấu trùng bệnh. Các vảy khô nếu còn lại cũng ko còn khả năng lây bệnh nữa. Các lỗ tổ được dọn vệ sinh và đổ đầy mật hoa hoặc nước đường vào, 7-8 ngày chúa mới đẻ lại, đàn ong sẽ giảm bệnh.
2. Ngộ độc
Hiện nay có 2 loại:
* Ngộ độc do thuốc bảo vệ thực vật
* Ngộ độc do mật, phấn hoa độc. VD: hoa chè, đước, hoa thuốc lá, hoa lim, hoa cà độc dược, đậu ván, bồ kết, bồ hoàn.
2.1. Nguyên nhân.
- Do lỗi của người nuôi ong đặt ong trong vùng cho mật phấn độc hoặc do người dân có tập quán sử dụng thuốc BVTV.
- Phun thuốc trừ sâu vào ban ngày và cả thời kỳ cây trồng nở hoa.
- Sử đụng các loại thuốc trừ côn trùng như ruồi, muỗi ngay cạnh thùng ong, ở các rãnh nước, cây cỏ ong đến lấy mật, phấn.
- Do người nuôi ong ko chuyển ong hoặc cách ly ong kịp thời khi người dân sử dụng thuốc BVTV.
2.2 Triệu chứng ngộ độc
- Ngộ độc với thuốc BVTV: Đối với thuốc độ độc cao ong chết trên đường lấy mật về, thuốc có độ độc TB thì sau vài giờ ong chết. Có nhiều xác ong trưởng thành chết bên trong và bên ngoài thùng ong. Trước khi chết ong vật vã xoay tròn bay lên rơi xuống. Khi chết vòi hút duỗi dài, trên cơ thể vãn còn thức ăn.
Khi ong trưởng thành chết thì ấu trùng chết hàng loạt, đàn ong suy giảm nhanh chóng.
- Ngộ độc do mật phấn do mật phấn độc: chủ yếu gây chết cho ấu trùng nhieuf hơn ong trưởng thành
2.3. Biện pháp phòng chống
- Trước khi đặt ong phải điều tra kỹ vùng định đặt ong.
- Đối với người nuôi ong thì ko đặt ong ở vùng cho mật phấn độc, người dân có thói quen sử dụng thuốc hóa học BVTV.
- Đối với người trồng trọt : nên khuyến cáo sử dụng biện pháp phòng trừ IPM hoặc sử dụng thuốc BVTV trước hoặc sau khi cây nở hoa.
- Người nuôi ong nên lien hẹ chặt chẽ với người trồng trọt để nắm rõ lịch phun thuốc để chuyển ong kịp thời.
- Khi phát hiện thấy ong bị ngộ độc phải nhanh chóng chuyển ong đi, sau đó quay để loại bỏ mật đã nhiễm độc. Dùng dao cắt hết bánh tổ chứa phấn độc. Đến tối cho ong ăn nước đường có vắt 1 ít chanh (1 quả/ 1 lít nước đường) nhằm giúp chuyển hóa đường tốt hơn.
Trong trường hợp thuốc có thời gian tác động ko kéo dài có thể cách ly ong tại chỗ. Ban ngày đóng chặt của tổ bịt kín khe hở ko cho ong ra ngoài, mở của thông gió; đến chiều tối mở cửa cho ong đi bài tiết sau đó đóng lại. Khi hết thời gian thuốc tác động thì mở cửa cho ong đi làm bình thường.
3. Sâu ăn sáp hại ong
Sâu ăn sáp có 2 loại:
- Sâu ăn sáp loại lớn Galleria mellonella
- Sâu ăn sáp loại nhỏ Achroia grisella.
Sâu ăn sáp thuộc họ ngài đêm Noctuidae, bộ cánh vẩy, thuộc loại biến thái hoàn toàn. Thời gian phát dục, vòng đời phụ thuộc vào nhiệt độ, có thể biến động từ 4,5 tuần – 6 tháng.
Sau trưởng thành (bướm) đẻ 300-500 trứng/ con.
- Vị trí đẻ trứng: đẻ trên các cầu cũ vì ở đó có nhiều thức ăn hoặc đẻ ở lớp sáp vụn ở đáy thùng
- Sau khi đẻ trứng nở thành sâu non, sâu non sẽ phát tán vào cầu ong. Ở đó chúng đục bánh tổ thành đường hầm, vị trí đục là vách ngăn đáy giữa 2 lỗ tổ. Đục đến đâu chúng nhả tơ che kín đường hầm đến đó.
- Khi bị sâu ăn sáp tấn công nhộng ko vũ hóa được, ong thợ sẽ cắn vít nắp gây hiện tượng nhộng trần. Gắp nhộng ra quan sát thấy phân của sâu dính cuối bụng nhộng.
Bị sâu phá hại mạnh ong bốc bay. Mùa hè ong tản ra ngoài hóng mát và hệ số nhân của sâu nhanh nên ong bị bệnh nhanh.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Giữ cho đàn ong luôn mạnh, quân phủ đầy các cầu, đủ thức ăn để chúa đẻ thường xuyên. Vào vụ thiếu thức ăn, càn mạnh dạn loại bỏ các cầu cũ.
+ Thường xuyên vệ sinh đáy thùng sạch sẽ, quyết sạch sáp vụn, sáp lưỡi mèo, và nắp vít và cạo kĩ các khe thùng để diệt trứng sâu.
+ Thu hẹp cửa tổ, bịt kín các khe hở cửa thùng ong.
+ Các cầu bánh tổ, sáp vụn loại ra cần nấu sáp ngay ko để lưu cữu trong trại. Tần chân chưa dung, sáp mới nấu phải gói kín bằng nilong hoặc giấy polyethylene.
+ Trường hợp muốn lưu trữ bánh tổ để dung cho vụ sau có thể xông ơi bằng cách đốt bột lưu huỳnh, ethylene oxt, paradiclobenzen 50g/1m3 ko gian chứa cầu. Thùng đựng phải kín. Sau 15-30 ngày xông lại cầu 1 lần cho đến khi đưa cầu ra sử dụng.
4. Bệnh ỉa chảy
- Nguyên nhân: bệnh do một loài nguyên sinh động vật có tên là Nosema apis gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào vụ đông xuân sau những ngày mưa rét kéo dài, ong ko bay ra được.
- Triệu chứng: có nhiều ong bò lết dưới đất ở trước cửa thùng ong. Bụng ong bị trướng, phân màu vàng sẫm hoặc nâu đen. Đàn ong yếu đi do tuổi thọ giảm, ong nuôi ấu trùng kém, đàn bệnh thu rất ít mật.
- Phương pháp chuẩn đoán: phải nghiền nát bụng các con ong nghi là bị bệnh, lấy dịch soi khi nếu thấy bt hình ovan có mép dầy màu xanh nhạtà bt Nosema apis.
Khi ong đi bài tiết, phân có bt rơi vào cây cỏ, ao hồ, rãnh nước.ong khỏe đi lấy nước hoặc mật,phấn hoa ăn vào bị nhiễm bệnh và lây lan ra cả tổ.
- Điều trị:thay chúa bệnh bằng chúa mới. cho đàn ong ăn thuốc Fumagilin hòa trong nước đường với liều lượng 250mg/1l xiro đường cho 10 cầu ong ăn lien tục trong 10 ngày,cần cho ăn trước vụ mật 3 tuần,kết hợp thay thùng rũ bớt cầu bị bệnh,ủ ấm cho đàn ong, có thể cho ăn penixilin 1000000 dv/l nước đường thay cho Fumagilin.
5. bệnh ve ký sinh:
- Ve ký sinh Varroa jacobsoni (chí lớn): thuộc họ Varroidae, có nguồn gốc từ ong châu á, nhưng gây tác hại rất ít cho loài ong này.ve chỉ ký sinh trên nhộng ong đực,rất ít thấy kí sinh trên nhộng ong thợ.do vòng đời ong thợ ngắn,ấu trùng ong thợ chỉ nằm trong lỗ tổ vít nắp 10 ngày.mặt khác do ong thợ có tập tính tự dọn vệ sinh và vệ sinh cho nhau,căn và tiêu diệt.
Khi nhộng ong đực bị ve ký sinh nhiều thì đàn ong A.cerana bỏ tổ bốc bay để lại các ấu trùng có ký sinh,nên nguồn bệnh còn rất ít.khi nhập ong chau au A.mellifera vào châu á,loại ve này chuyển sang ký chủ mới và gây hại rất lớn.
- ve ký sinh Tropilaelaps clareae (chí nhỏ): loài ve này có nguồn gốc từ ong khoái Apis dorsata,sau đó chuyển sang ký sinh trên ong A.mellifera,gây thiệt hại lớn hơn cả varroa.ve tropilaelaps chỉ ký sinh trên ấu trùng,chỉ gây hại cho ong ngoại.
- chuẩn đoán: kt đàn ong,nếu bị ve ký sinh có hiện tượng ong gần vũ hóa bị gắp bỏ ra ngoài thùng hoặc ong trưởng thành cso kt nhỏ, cánh xoăn, bị cắn cụt, ÂT bị hại ko vít nắp hoặc nắp vít hơi vàng,gắp cấu trùng ra khỏi tổ có thể nhìn thấy ký sinh trong lỗ tổ.
-phòng trị ký sinh:ko mua bán ong có ve ký sinh,khi phát hiện đàn ong có ve ký sinh cần cách ky ít nhất 15km,nếu ký sinh xuất hiện lần đầu trên lãnh thổ,cần hủy đàn ong bị ký sinh.
Có thể tiêu diệt bằng cách:
+ BPHH: sd folbex,phenothiszine,amitraz để xông hơi đàn ong vào buổi tối.xông làm 3 đợt,mỗi đợt 3 tối liền cách nhau 8-10 ngày,đáy thùng ong đặt giấy bôi vazolin,ký sinh bị say thuốc sẽ rơi xuống và dính vào giấy,sau khi xông thuốc bỏ giấy ra đốt,vệ sinh thùng ong,cho ong ăn đầy đủ.sau 3 đợt xử lý,tiến hành thay chúa và cho ong đi cách ly.
+ BPVL: nhốt chúa lại,rũ ong trưởng thành vào lồng lưới,đặt vào thùng xử lý nhiệt ở 46-48 độ C trong 12-15p,ve ký sinh bám trên ong sẽ rơi xuống.đưa lồng ra,đổ ong vào thùng mới,hioom sau thả chúa ra,cho ong ăn đầy đủ và đem đi cách ly.
+ BP bẫy ve bằng ấu trùng ong đực: đối với ký sinh varroa có thể dung cầu ấu trùng ong đực đưa vào đàn ong ký sinh để ve tập trung vào cầu này. Khi ấu trùng ong đực vít nắp,đưa ra ngoài hủy bỏ,sau 3 lần như vậy có thể làm giảm đáng kể số lượng ký sinh Varroa trong đàn ong.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top