ôn tập Hệ thống nông nghiệp

Câu 1 từ những khái niệm về lý thuyết hệ thống hãy nêu ví dụ làm rõ các kn đó?

1. Phần tử:Phần tử là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên hệ thống, nó có tính độc lập tương đối và thực hiện một chức năng khá hoàn thiện.

Để nhận biết một phần tử cần dựa vào 2 đặc điểm:

- Phải có tính độc lập tương đối

- Phải thực hiện một chức năng hoàn chỉnh

Ví dụ trong một ao cá mỗi con cá là một phấn tử

2. Hệ thống Hệ thống là một tập hợp các phần tử có quan hệ với nhau tạo nên một chỉnh thể thống nhất và vận động; nhờ đó xuất hiện thuộc tính mới, thuộc tính mới được gọi là tính trồi của hệ thống.

                             S = E.R.P

Trong đó:

                        S: là hệ thống ;  E: là tập hợp các phần tử

            R: là tập hợp các mối liên hệ giữa các phần tử; P: là tính trồi

Ví dụ: một doanh nghiệp chíh là một hệ thống, các phần tử của nó là các yếu tố đầu vào, cơ sở vật chất trang thiết bị sản xuát, lao động mà tính trồi của nó là hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp lớn hơn so với kết quả của từng cá nhân, tựng bộ phận riêng của doanh nghiệp…

3. Môi trường Môi trường là tập hợp những phần tử không nằm trong hệ thống nhưng lại có tác động qua lại với hệ thống.

Ví dụ: nếu ta xem hoạt động sản xuất của nông hộ là hệ thộng thì môi trường của hệ thống là điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế và điều kiện xã hội. vì thế để sx nông hộ phát triển được thì hoạt động sx đó phải thích ứng với các đktn, kte, xã hội

4. Đầu vào:Đầu vào là tác động của môi trường lên hệ thống

Với một nông hộ thì đầu vào là: máy móc, nguyên vật liệu, lao động, thông tin công nghệ, giá thị trường, nhu cầu thị trường...

5. Đầu ra:Đầu ra là tác động trở lại của hệ thống với môi trường

Với một nông hộ thì đầu ra là sản phẩm, chất lượng, giá thành và phế thải...

Sự tác động qua lại của hệ thống và môi trường biểu hiện qua sơ đồ sau:

6. Phép biến đổi của hệ thống Là khả năng thực tế khách quan của hệ thống trong việc biến đầu vào thành đầu ra.

Phép biến đổi của hệ thống thường được đặc trưng bằng một hệ số biến đổi (T):               Y = T.X

Cùng một đầu vào (X) nhưng hệ thống khác nhau thì T khác nhau có nghĩa là đầu ra (Y) sẽ khác nhau.

Ví dụ trong hệ thống cây trồng

Đầu vào x là giống thóc, đầu ra y la sẩn phẩm thu được là thóc. Sản phẩm thu đươc có thể được sử dụng làm đầu vào là thóc giống

7. Trạng thái của hệ thống:Là khả năng kết hợp giữa các đầu vào (X) của hệ thống ở một thời điểm nhất định.

Ví dụ: cùng điều kiện đất đai, vốn .. như nhau nhưng có hộ trồng khoai lang, có hộ trồng đậu tương….

8. Độ đa dạng của hệ thống:Là mức độ khác nhau giữa các trạng thái hoặc giữa các phần tử của hệ thống. Nếu hệ thống có n phần tử hoặc trạng thái thì độ đa dạng được tính theo  công thức:

                                           V = log2n   

9. Mục tiêu của hệ thống:Là trạng thái mà hệ thống mong muốn và cần đạt tới.:

Ví du:trước đây trong thời kỳ bao cấp mục tiêu của hệ thống kt –xh của nước ta chỉ an no mặc ấm, nhưng đến nay trong thới kỳ kinh tế thị trường theo định hướng XHCN thì không những chỉ ăn no mặc ấm mà còn ăn ngon mặc đẹp

Vì thế mà tùy từng mục tiêu đặt ra mà sự vận động, sự tác động qua lại giữa các phần tử của hệ thống là đơn giản hay phưc tạp

10. Hành vi của hệ thống:Là tập hợp các đầu ra (Y) của hệ thống. Có 2 loại hành vi:Hành vi mong muốn và Hành vi không mong muốn

Trong sản xuât thì hành ci mong muốn là giấ cả và hành vi không mong muốn là phế thải

11. Chức năng của hệ thống:Là khả năng được qui định cho một hệ thống làm cho hệ thống có thể thay đổi trạng thái từng bước đạt đến mục tiêu đã định.  

Một hệ thống chỉ tồn tại và có ý nghĩa khi nó thực hiện một chức năng riêng biệt

12. Cấu trúc của hệ thống:Là hình thức cấu tạo bên trong của hệ thống, bao gồm sự sắp xếp vị trí giữa các phần tử cùng các mối quan hệ giữa chúng.

Nhờ có cấu trúc mà hệ thống có sự ổn định. Khi mối quan hệ giữa các phần tử thay đổi, hoặc số phần tử thay đổi thì hệ thống chuyển sang một cấu trúc khác.

Ví dụ trong một hệ thống nông hộ sx theo mô hinh VAC cấu trúc 3 phần tử v-a-c tùy đặt theo vị trí của tưng phần tử mà tạo nên cấu trúc khác nhau

VAC :V là sản phẩm chính, A -C la sp phụ

CAC :  Thi C la sp chính A-V là sp phụ

 

Câu 2.Trình bày quan điểm nc của hệ thống lay vd

1. Quan điểm tiếp cận hệ thống

Quan điểm này đòi hỏi khi nghiên cứu mỗi hiện tượng hoặc một đối tượng thực tế phải đặt đối tượng đó trong một hệ thống nhất định. Nội dung của quan điểm này như sau:

- Khi nghiên cứu một hệ thống không chỉ nghiên cứu riêng rẽ các phần tử mà phải nghiên cứu chúng trong mối quan hệ với các phần tử khác và đặc biệt chú ý đến các thuộc tính mới xuất hiện.vd:khi nc về trồng trọt thì ta cũng phải đặt mqh với ngành chăn nuôi xem nếu ptr ngành trồng trọt thì ngành chăn nuôi ptr ntn

- Khi nghiên cứu một hệ thống phải đặt trong môi trường của nó. Xem xét sự tương tác giữa hệ thống và môi trường mới có thể xác định rõ hơn hành vi và mục tiêu hoạt động của hệ thống cũng như các yếu tố ngoại cảnh tác động lên hệ thống.

vd: trong thời kỳ miền bắc xây dựng cnxh và là hậu phương lớn cho MN thì năng suất lúa ở thái bình đạt 5 tấn/ha đã là một thành tích đáng để cho vùng khác trên toàn quốc noi gương nh nó chỉ là lá cờ đầu vào thời kỳ đó thôi khi các điều kiện về kỹ thuật,mức đầu tư còn hạn chế ở mức thấp

- Các hệ thống thực tế thường là các hệ thống có cấu trúc phân cấp, do đó phải xác định rõ mức cấu trúc và đảm bảo thực hiện nguyên tắc cấp dưới phải phục tùng cấp trên, có như vậy mới đảm bảo tính thống  nhất của toàn hệ thống.vd khi nc ptr ktxh ở một xã ta phải xem xet tim hiểu mục tiêu ptr ktxh của huyên

- Các hệ thống kinh tế thường là những hệ thống có thể điề khiển được. Do đó chúng ta phải điều khiển các bộ phận nhằm phục vụ cho mục tiêu chung của toàn hệ. Trong nghiên cứu phải biết kết hợp các mục tiêu.vd phải thống nhất được mục đích của ng trồng mía với lợi ích của nhà máy đường

- Với mỗi hệ thống điều quan tâm chủ yếu là hành vi của nó, song hành vi lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống. Do đó phải nghiên cứu kết hợp giữa cấu trúc với hành vi của hthong.vd mô hinh VAC là sự thể hiện rõ nét sự thống nhất giữa cấu trúc và hanh vi của hthong. Về cấu trúc: 3 thành phần V,a,c có qhe tương tác chặt chẽ vơi nhau,hỗ trọ và thúc đẩy lẫn nhau. Về hành vi:tạo ra những sp có gtri kte cao,khong có chê phẩm.ta thấy đầu ra của hệ thống VAC rau,quả,cá…tuy nhiên để có được đầu ra trên thi ta phải có cấu truc ntn để có được đủ các đầu ra trên đó là sự bố trí kết hợp vườn ở đâu, ao ở đau, chuong xay ở đâu để có thể đạt năng suất của từng cây trồng vật nuôi cao nhất và hiệu quả nhất của hệ thống

- Các hệ thống thực tế thường là đa cấu trúc (chồng chất các cấu trúc). Vì vậy phương pháp nghiên cứu là đi từ ngoài vào trong (nghiên cứu vĩ mô đến nghiên cứu vi mô), từ phân tích của vi mô chúng ta lại đưa ra khái quát chung. Người ta thường đi từ việc nghiên cứu cấu trúc hiện sang nghiên cứu cấu trúc mờ.vd hộ nông dân trồng trọt lúa gồm: giống, phân, thời vụ…

2. Quan điểm vĩ mô (Macro) vào quan điểm vi mô (Micro)

* Quan điểm vĩ mô trong nghiên cứu hệ thống là giữ nguyên hiện trạng của hệ thống để nghiên cứu hoặc chia hệ thống thành một vài phân hệ cùng với những mối quan hệ chính của nó để nghiên cứu. Nói cách khác là nghiên cứu hệ thống đó một cách đại thể ở những đường nét tổng quát nhất, những mối quan hệ chủ yếu nhất.

Khi áp dụng quan điểm vĩ mô người ta không đi sâu vào cấu trúc bên trong của nó, không chú ý đến các khâu (kết cục) trung gian mà chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà thôi. Nội dung của nghiên cứu vĩ mô nhằm trả lời 3 câu hỏi sau : Chức năng, mục tiêu của hệ thống là gì?Môi trường của hệ thống là gì?Đầu vào, đầu ra của hệ thống là gì?

* Quan điểm vi mô trong nghiên cứu hệ thống là phân chia hệ thống thành nhiều phân hệ, phần tử rồi đi sâu nghiên cứu tỷ mỷ hành vi của từng phần tử và những mối liên hệ giữa các phần tử đó. Với quan điểm này người ta đi sâu nghiên cứu cấu trúc bên trong của hệ thống, quan tâm đến từng khâu trung gian của quá trình. Nội dung của nghiên cứu vi mô là trả lời các câu hỏi sau:Phần tử của hệ thống là gì? Hệ thống có bao nhiêu phần tử?Cấu trúc của hệ thống như thế nào?

Câu 3: Trình bày đặc điểm của cá loại htnn.vd

1. Nông nghiệp du canh

* Định nghĩa:

Nông nghiệp du canh là sự thay đổi nơi sản xuất từ vùng này sang vùng khác, từ khu đất này sang khu đất khác sau khi độ phì của đất đã nghèo kiệt.

* Đặc trưng:

- Hình thái nông nghiệp du canh thường xảy ra ở những nơi đất dốc, rừng núi có mật độ dân cư thưa thớt.

- Do tình trạng du canh người nông dân ít (hầu như không) quan tâm đến việc phục hồi trả lại dinh dưỡng cho đất và cũng không có biện pháp bảo vệ đất nên thường làm cho đất bị thoái hoá, các khu rừng biến thành đồi trọc.

* Các kiểu hệ thống du canh:

 Ruthemberg (1971) đã chia vùng nhiệt đới thành những hệ thống sau:

- Những hệ thống thảm thực vật (cây bụi, rừng, đồng cỏ)

- Những hệ thống di cư ngẫu nhiên theo tuyến hoặc thay đổi theo chu kỳ.

- Những hệ thống du canh quay vòng: 30-45 năm

- Những hệ thống phát quang: đốt nương, làm rẫy.

2. Nông nghiệp du mục

Du mục là phương thưc sản xuất nông nghiệp chủ yếu gắn liền với các hệ thống chăn nuôi được di chuyển liên tục từ vùng này sang vùng khác.

Có 2 loại hình du mục là du mục hoàn toàn và bán du mục:

- Du mục hoàn toàn: di chuyển đàn gia súc từ vùng này qua vùng khác quanh năm.

- Bán du mục: chỉ nuôi và chăn dắt đàn gia súc theo mùa của đồng cỏ tự nhiên, hết mùa họ bán gia súc và tiếp tục

3. Hệ thống nông nghiệp cố định

3.1.  Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá:

Là những hệ thống nông nghiệp chuyên sản xuất một hoặc hai loại sản phẩm nhất định.

Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý hay tập quán xã hội hoặc do sự phân công của xã hội mà họ chỉ sản xuất 1 hoặc 2 loại sản phẩm chính. Ở hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá sản phẩm đầu ra thường là sản phẩm hàng hoá.

+ Ưu điểm:

            - Tạo ra được năng suất, hiệu quả cao

- Dễ dàng tập trung sản phẩm tạo điều kiện tốt cho việc thu mua nông sản phẩm và chế biến.

- Thuận lợi cho các tổ chức nghiên cứu khoa học nghiên cứu và thí nghiệm các kỹ thuật tiên tiến.

- Phù hợp với những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, và khoa học kỹ thuật tiên tiến.

+ Nhược điểm:

-  Phải có sự trao đổi sản phẩm với các vùng khác.

- Sản xuất chuyên môn hoá sẽ xảy ra tình trạng cạn kiệt một loại dinh dưỡng nào đó mà cây trồng đó ưa thích.

- Khi sản xuất chuyên môn hoá cũng sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng sinh học, dễ gây ra các dịch sâu, bệnh hại rất nguy hiểm và khó tiêu diệt.

- Hệ thống nông nghiệp chuyên môn hoá dễ gây tình trạng căng thẳng về lao động khi thời vụ và  dư thừa lao động lúc không phải thời vụ.

3.2. Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp

Định nghĩa: Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp là hệ thống sản xuất bao gồm nhiều loại sản phẩm, cả sản phẩm trồng trọt lẫn sản phẩm chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản.  

+ Ưu điẻm:

- Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp cho phép sử dụng hợp lý nhất các nguồn tài nguyên cũng như lực lượng lao động hiện có trong nông nghiệp.

-  Hệ thống Nông nghiệp hỗn hợp thể hiện sự kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, làm cho 2 ngành này phát triển nhịp nhàng, cân đối và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra nhiều sản phẩm.

 + Các mô hình hệ thống nông nghiệp  hỗn hợp:

Hệ thống nông nghiệp hỗn hợp rất đa dạng, có nhiều mô hình khác nhau: Mô hình Trồng trọt - Thuỷ sản (Lúa – Cá, Lúa – Tôm, ...), mô hình nông lâm kết hợp (mô hình SALT), mô hình VAC, …

* Hệ thống Trồng trọt – Thuỷ sản

Hệ thống này đã có từ lâu đời song đã có thời gian biến mất do yêu cầu tăng vụ, do sử dụng các loại thuốc trừ sâu bệnh hại, sử dụng phân bón hoá học.

Ưu điểm:

- Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao

- Tốn ít vốn nhưng lại dễ mang lại hiệu quả, ít rủi ro và được nông dân ưa thích.

- Hệ thống này sử dụng phối hợp dòng dinh dưỡng.

Nhược điểm:

- Hạn chế về nước.

- Lũ lụt, ngập úng cũng ảnh hưởng làm giảm hiệu quả của mô hình.

- Chăm sóc lúa phải sử dụng một số phân bón, hoá chất làm ảnh hưởng đến cá.

- Bảo vệ an ninh, chống trộm cắp được coi là một khó khăn lớn.

Hệ thống Lúa – Cá đòi hỏi phải được bố trí trong một qui hoạch tổng thể và không làm ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp khác cũng như các hoạt động nông nghiệp khác không làm ảnh hưởng đến nó.

* Hệ thống Trồng trọt- Chăn nuôi

Đây là hệ thống – mô hình canh tác phổ biến nhất ở các nông hộ ở nước ta. Đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng. 

Mô hình này thể hiện tính tương tác và liên quan chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi thông qua sử dụng, trao đổi vật chất hỗ trợ nhau cùng phát triển. Các sản phẩm chính dư thừa, sản phẩm phụ của trồng trọt được sử dụng cho chăn nuôi, lao động nhàn rỗi hay dư thừa cũng được sử dụng cho chăn nuôi. Phân của chăn nuôi được sử dụng cho trồng trọt và là cơ sở cho nâng cao năng suất cây trồng.

* Hệ thống VAC

Theo nghĩa rộng VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp giữa 3 bộ phận: trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Trong đó sản phẩm hay phế phẩm của bộ phận này có thể dùng tạo nên sản phẩm của bộ phận khác có giá trị cao hơn và trong hệ thống này không có phế liệu nào cả.

Theo nghiã hẹp VAC là một hệ thống sản xuất kết hợp gồm Vườn – Ao - Chuồng của một hộ gia đình, trong đó thứ phẩm của bộ phận này được dùng để tạo ra sản phẩm của bộ phận khác.

- Ưu điểm của hệ thống:

            + HT kết hợp sử dụng một cách triệt để dòng dinh dưỡng vật chất đầu vào và đầu ra của từng phân hệ theo một chu trình khép kín để tạo nên đầu ra lớn hơn trên toàn hệ thống không ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái.

            + VAC làm giảm bớt thậm chí xoá bỏ sự cạnh tranh nguyên liệu giữa các đối tượng trong hệ thống do khả năng kết hợp trong hệ thống mà có được.

            + Góp phần sử dụng hợp lý hơn sức lao động trong nông hộ.

            + Sản xuất theo mô hình VAC góp phần làm tăng giá trị lao động, tăng sản phẩm và tăng thu nhập cho nông hộ.

* Hệ thống nông lâm kết hợp

Theo cố GS. Lê Duy Thước nông lâm kết hợp là một chế độ sử dụng đất bao gồm cả một hệ thống canh tác trồng cây lâu năm (cây lâm nghệp, cây nông nghiệp dài ngày) kết hợp với cây hàng năm (cây nông nghiệp ngắn ngày, cây thức ăn gia súc) trên cùng một mảnh đất, các nhóm cây đó có thể trồng theo phương thức xen canh với nhau trong cùng một thời gian hoặc luân canh theo không gian.

Mô hình nông lâm kết hợp có mục đích sản xuất ra được một lượng sản phẩm tối đa phục vụ cho con người mà vẫn duy trì được sức sản xuất lâu bền của đất. Dựa trên mối quan hệ tương tác giữa các điều kiện sinh thái nông nghiệp, lâm nghiệp ... ở trên cùng một vùng đất và các điều kiện kinh tế, xã hội của vùng sinh thái.

Các phương thức nông lâm kết hợp:

Hệ thống nông lâm kết hợp có 4 phương thức cơ bản:

Luân canh cây nông nghiệp và cây rừng.+ Cây lâm nghiệp và chăn nuôi.+ Cây nông nghiệp - Cây lâm nghiệp - Chăn nuôi + Trồng trọt - Chăn nuôi - Cây rừng - Thuỷ sản.

Gần đây người ta cũng thường nói đến mô hình canh tác trên đất dốc – mô hình SALT (Slopping Agricultural Land Technology) đó là kiểu vận dụng đặc biệt  của mô hình nông lâm kết hợp.

            - Các kiểu hệ thống canh tác SALT:

            + SALT-1 : Chủ yếu là sản xuất cây lương thực, thực phẩm, là hệ thống đơn giản, dễ áp dụng, đầu tư thấp, có hiệu quả khi bố trí tỷ lệ giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp là 75/25 (%). Mô hình này giảm được xói mòn khi canh tác trên đất dốc, tăng năng suất cây trồng.

+ SALT-2: là hệ thống canh tác có sự kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi, là hệ thống cải tiến từ SALT-1. Các loại gia súc có thể nuôi là bò, cừu, dê,... gia súc vừa cung cấp thực phẩm (thịt, sữa,..) vừa cung cấp phân bón cho trồng trọt.

+ SALT-3: là hệ thống canh tác ở những vùng đất khó khăn, hệ thống gồm 3 hợp phần, là sự kết hợp của SALT-1 và SALT-2. Các hộ nông dân giành một phần đất đẻ sản xuất các loại gỗ có giá trị. Những hộ nông dân có qui mô đất ³ 2ha có thể áp dụng mô hình này.

+ SALT-4: là hệ thống canh tác kết hợp giữa SALT-3 và cây ăn quả (làm vườn). Hệ thống này phát triển trên nhận thức rằng để nâng cao đời sống kinh tế ở vùng đất đồi núi, việc trồng trọt các cây trồng hàng hoá là cần thiết. Vườn đồi là một sự lựa chọn có triển vọng.

- Tiêu chuẩn chấp nhận hệ thống SALT: 

+ Hệ thống phải hoàn toàn kiểm soát được xói mòn

+ Hệ thống phải giữ được cấu trúc và độ phì đất.

+ Hệ thống phải tạo ra khả năng nâng cao năng suất cây trồng.

+ Hệ thống phải dễ dàng áp dụng cho các nông dân ở vùng đồi núi với các nguồn lực đia phương mà không phải vay nợ.

+ Hệ thống phải thuận tiện cho việc trồng trọt đối với cộng đồng của vùng.

+ Hệ thống phải hướng vào các hộ nông dân sản xuất nhỏ trong đó sản xuất lương thực là ưu tiên trước nhất, sau đó là cây ăn quả, cây lâm nghiệp và các câykhác.

- Ưu điểm của hệ thống nông lâm kết hợp:+ Cải thiện môi trường và bảo vệ môi trường sinh thái.+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất+ Tăng độ che phủ đất, chống xói mòn, rửa trôi, giữ ẩm cho đất, điều hoà nước,... + Nâng cao độ phì cho đất, giảm được rủi ro.

Câu 4.Trình bày quá trình chuyển tiếp từ htnn tự cung tự cấp sang nnsx hàng hóa

*  Hệ thống nông nghiệp tự cung tự cấp

Là một hệ thống sản xuất với mục tiêu thoả mãn (đáp ứng) nhu cầu sinh hoạt của con người.

Đặc điểm của nông nghiệp tự cung tự cấp:

- Sản xuất đa dạng nhằm tự cung tự cấp cho nhu cầu của con người và đạt được sự ổn định.

- Nông nghiệp tự cung tự cấp chủ yếu dựa vào tự nhiên và đầu tư ít (vốn, khoa học kỹ thuật) và kết quả là sản phẩm tạo ra tương đối ít.

- Hệ thống nông nghiệp này xuất hiện từ khi con người có hoạt động du canh, du mục nhưng nó vẫn tồn tại cho đến khi xuất hiện các hệ thống nông nghiệp cố định.

(Đến năm 1972, ở vùng đồng bằng sông Hồng vẫn còn 70% các hệ thống sản xuất nông hộ là tự cung tự cấp)

*  Hệ thống nông nghiệp vừa tự cung vừa sản xuất hàng hoá

Là những hệ thống đủ đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng, tái sản xuất và bắt đầu có tích luỹ. Nó biểu hiện trình độ kinh tế ở mức độ cao hơn so với hệ thống tự cung tự cấp, thường xuất hiện ở giai đoạn sau của sự phát triển hệ thống, biểu hiện tiềm lực kinh tế vững vàng hơn. Trong hệ thống này người nông dân có quan tâm nhiều hơn đến thị trường.

*  Hệ thống nông nghiệp sản xuất hàng hoá

Là những hệ thống sản xuất với mục tiêu chủ yếu là tích luỹ làm giàu. Hoạt động sản xuất của họ mang lại kết quả chi cho tiêu dùng ít hơn nhiều so với phần để  tích luỹ.

Đặc điểm của HT nông nghiệp  sản xuất hàng hoá:

- Thông thường các hệ thống thuộc dạng nông nghiệp đa canh nhưng phần lớn là các ngành sản xuất có hiệu quả kinh tế cao chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống và cũng có thể ở những vùng có sản phẩm đặc sản cho lợi nhuận cao.

- Trong các hệ thống kiểu này nguồn lực sản xuất rất lớn, tiềm lực kinh tế vững vàng, là các hệ thống tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.

 - Để tiến hành sản xuất nông nghiệp hàng hoá yêu cầu kỹ thuật phải cao (giá thành rẻ, chất lượng tốt).  Ngoài ra cần có nhiều vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và dân trí phải phát triển để tiếp nhận kỹ thuật mới.

Câu 5.Sự khác nhau giữa hẹ thống canh tác,htnn và hệ sinh thái nông nghiệp

1. Một số khái niệm về hệ thống nông nghiệp

 * Theo Vissac (1979): hệ thống nông nghiệp là sự biểu hiện không gian của sự phối hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện để thoả mãn các nhu cầu. Nó biểu hiện một sự tác động qua lại giữa một hệ thống sinh học - sinh thái mà môi trường tự nhiên là đại diện và một hệ thống xã hội - văn hoá, qua các hoạt động xuất phát từ những thành quả kỹ thuật.

* Theo Mozoyer (1986): hệ thống nông nghiệp trước hết là một phương thức khai thác môi trường được hình thành và phát triển trong lịch sử, một hệ thống sản xuất thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu của một không gian nhất định, đáp ứng với các điều kiện và nhu cầu của thời điểm ấy.

* Theo PGS. TS. Phạm Chí Thành và các cộng sự trên cơ sở nghiên cứu 2 khái niệm của Vissaac và Mozoger: Hệ thống NN là các phương thức khai thác NN trong một không gian nhất định do một xã hội tiến hành, là kết quả của sự kết hợp giữa các nhân tố tự nhiên, xã hội và kinh tế.

Trong hệ thống nông nghiệp có các hệ thống sinh học (cây trồng, vật nuôi) hoạt động theo các quy luật sinh học (trao đổi năng lượng và vật chất) và HT kinh tế hoạt động theo các quy luật kinh tế. Hai kiểu hoạt động này đan chéo lẫn nhau vì trong mỗi hoạt động đều bao gồm cả hai mặt của một vấn đề. Hệ thống nông nghiệp về thực chất  là sự thống nhất của 2 hệ thống, nhưng trước đây vẫn được nghiên cứu một cách riêng rẽ.

2. Hệ thống canh tác: Có các định nghĩa sau:

- Hệ thống canh tác (hệ thống nông trại) (Farming Systems) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành nghề trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với mục tiêu, sự mong muốn và nguồn lực của hộ. (Shanor, Philipp và Sohomohl, 1981).

- Hệ thống canh tác là một tập hợp các đơn vị chức năng riêng biệt là: Hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các đơn vị đó có mối quan hệ qua lại với nhau vì cùng dùng chung những nguồn nhân lực từ môi trường (IRRI, 1980).

- Hệ thống canh tác là hình thức tập hợp của một tổ hợp đặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất định, bằng những phương pháp công nghệ sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. Định nghĩa này không bao gồm hoạt động chế biến vốn thường vượt quá hình thức phổ biến của nông trại cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt. Nhưng nó bao gồm những nguồn lực của nông trại được sử dụng cho việc tiếp thị những sản phẩm đó (IRRI, 1989)

Từ 3 khái niệm trên cho chúng ta một khái niệm chung nhất về hệ thống canh tác là một hệ thống bao gồm nhiều hệ thống: trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, tiếp thị, quản lý kinh tế được bố trí một cách hệ thống và ổn định phù hợp với mục tiêu trong từng nông trại hay từng tiểu vùng nông nghiệp.

3. Hệ sinh thái nông nghiệp là một bộ phận của hệ sinh thái tự nhiên, bao gồm các quần thể vật sống (cây trồng, vật nuôi) trao đổi năng lượng, vật chất ngoại cảnh để tạo ra năng suất sơ cấp (trồng trọt) và thứ cấp (chăn nuôi).

Do đó htnn khác với hst nn ở chỗ ngoài các yếu tố ngoại cảnh và sinh học còn có các yếu tố kt – xh

Câu 6.Khái niệm htct.trình bày các bước trong nc htct. Khi thiết kế htct mới cần chú ý gi?

1. Khái niệm về hệ thống cây trồng

Hệ thống cây trồng là hệ thống giống và loài cây trồng được bố trí theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp cùng với hệ thống các biện pháp kỹ thuật kèm theo.

Như vậy, hệ thống cây trồng bao gồm các công thức luân canh và các biện pháp kỹ thuật quản lý. 

Cơ sở năng suất của một hệ thống cây trồng là sự tăng trưởng của cây trồng. Nó phụ thuộc vào môi trường vật lý, hoá học bên ngoài (E) và kỹ thuật quản lý chăm sóc của con người (M). Có thể biểu diễn sự phụ thuộc đó trong một phương trình tổng quát:     

                              Y = f(M,E)

Trong đó:   M bao gồm sự sắp xếp cây trồng theo không gian, thời gian và các biện pháp kỹ thuật kèm theo

                                    E bao gồm tất cả các yếu tố của môi trường sản xuất (các yếu tố khí hậu, đất đai, những chi phí sản xuất, những nguồn lực sẵn có)

Để xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý, trước hết phải tìm hiểu mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa cây trồng và môi trường tự nhiên của nó:

                          Khí hậu                  Đất đai


                                               Cây trồng

Từ đó sắp xếp cây trồng theo không gian, thời gian cũng như các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho phù hợp với môi trường tự nhiên.

Một hệ thống cây trồng được coi là hợp lý nếu đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đạt tổng sản lượng cao và bền vững. 

- Khai thác được triệt để và có hiệu quả điều kiện khí hậu, đất đai trong vùng và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do khí hâu và đất đai gây ra .

- Khai thác được triệt để và có hiệu quả các điều kiện kinh tế, xã hội sẵn có để phát triển bền vững.

- Lợi dụng được tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh được tác hại của sâu bệnh, cỏ dại. Ví dụ: Khả năng cố định N sinh học của cây họ đậu, khả năng chống chịu sâu bệnh, khả năng cạnh tranh với cỏ dại của cây trồng ....

- Thúc đẩy phát triển chăn nuôi và các ngành nghề phụ khác.

2. Các bước trong nghiên cứu HTCT

1. Chọn điểm Điểm nghiên cứu phải đại diện cho vùng, với các loại đất và qui mô sản xuất điển hình. Điều này rất quan trọng vì nó giúp cho việc áp dụng các kết quả nghiên cứu về sau cho các vùng có điều kiện tương tự.

2.  Mô tả điểm Theo Zandstra (1981) khi mô tả điểm cần chú ý tới các yếu tố môi trường sản xuất liên quan đến hệ thống cây trồng hiện tại như:

Các yếu tố khí hậu: tiến hành thu thập số liệu khí tượng từ các tram khí tượng gần nhất bao gồm:

 + Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB tháng trong nhiều năm, nhiệt độ tối cao, tối thấp TB nhiều năm và tần suất xuất hiện qua các tháng.

+ Chế độ bức xạ: Số giờ nắng TB ngày/tháng, cường độ bức xạ TB tháng.                     

+ Chế độ mưa: Lượng mưa TB tháng trong nhiều năm, tình trạng khô hạn, úng lụt và tần suất xuất hiện qua các tháng.

Các chỉ tiêu này đều tính TB nhiều năm.

Các số liệu khí tượng phải được tổng kết, phân tích, đánh giá mặt thuận lợi, mặt khó khăn đối với cây trồng nói chung. Trong các số liệu khí tượng, nhiệt độ và lượng mưa là 2 chỉ tiêu quan trọng nhất đối với cây trồng

Điều kiện đất đai: mô tả các loại đất chính trong vùng, mà phải đủ khác để xây dựng hệ thống cây trồng khác nhau. Theo  FAO (1971), Beek (1978) Moorman và Van Breemen (1978), có thể phân loại đất dựa vào các chỉ tiêu chính sau:

+ Chế độ nước: Đất cạn, đất ngập nước, đất có tưới, đất không tưới....

+ Cấu trúc, địa hình của đất: đất có thành phần cơ giới nhẹ TB, nặng, đất cao, vàn, trũng, đất bằng, đất dốc....

+ Độ phì và độ pH của đất: Đất tốt, TB, xấu, đất chua, trung tính hay kiềm.

Hệ thống cây trồng hiện tại:

Ghi chép các loại cây trồng chính trên từng loại đất và các công thức luân canh. Các ký hiệu sau đây được sử dụng cho việc biểu diễn cây trồng trong các công thức luân canh theo khộng gian và thời gian:

(-) Biểu diễn cây trồng được trồng tiếp theo (CT luân canh)

(+) Biểu diễn cây trồng trồng xen (Với hơn 2/3 TGST lồng vào nhau)

(/) Biểu diễn CT trồng gối (với ít hơn 1/3 TGST lồng vào nhau)

Điều kiện kinh tế xã hội:

Các số liệu về kinh tế, xã hội cần được thu thập và phân tích, để phục vụ cho việc xây dựng hệ thống cây trồng thích hợp. Ví dụ: Dân số và lao động, vốn và các dịch vụ tín dụng, thị trường tiêu thụ và giá cả...

3. Thiết kế hệ thống cây trồng mới

Nội dung thiết kế hệ thống cây trồng mới bao gồm những bước sau:

Đề xuất công thức luân canh mới : Sau khi phân tích những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, cùng với những kiến thức về cây trồng, cần xác định những công thức luân canh phù hợp nhất (theo phương trình: Y=f(M,E) . Xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý chính là lựa chọn và săp xếp các giống và loài cây trồng theo khộng gian, thời gian và hệ thống biện pháp kỹ thuật kèm theo, sao cho thích hợp nhất với môi trường sản xuất của nó. Sự thích hợp được thể hiện ở 3 khía cạnh:

+ Thích hợp về sinh học+ Thích hợp về kỹ thuật + Thích hợp về kinh tế, xã hội

4 thử nghiệm htct mới Đây là bước rất rất quan trọng vì nó quyết định việc đưa hệ thống cây trồng mới ra sản xuất trên diện rộng. Do đó thử nghiệm phẩi gắn liền với nông dân và được tiến hành bởi nông dân. Thử nghiệm phải xác định được những giả thiết đó là:

* Thiết kế các thử nghiệm

Các ô thử nghiệm công thức luân canh được bố trí với diện tích lớn (Khoảng 1000 m2, nếu có thể) để cho phép phân tích chính xác chi phí, thu nhập cho các công thức luân canh.

- Chọn 2-3 kiểu đất đại diện cho vùng để thử nghiệm.

- Mỗi kiểu đất nên chọn 3 CT luân canh thử nghiệm và 2 CT luân canh của nông dân để so sánh. Có thể một số CT luân canh giống nhau được bố trí thử nghiệm trên các loại đất khác nhau. 

Mỗi CT luân canh nên được nhắc lại ít nhất ở 5 thửa ruộng khác nhau trong mỗi loại đất. Năm thứ nhất, hơn 3 CT luân canh được thử nghiệm trên mỗi loại đất. Năm thứ 2 có thể rút xuống là 2 và năm thứ 3 nên tập trung vào 1 CT có triển vọng nhất. Tuy nhiên số lần nhắc lại nên tăng dần từ năm thứ 2 đến năm thứ 3. 

*  Thu thập số liệu thử nghiệm

+ Khí hậu: các số liệu khí tượng được lấy từ các tram khí tượng gần nhất.

+ Đất đai: Cấu trúc, độ phì, kích thước ô, chế độ luân canh trước đây.

+ Cây trồng: loại cây, giống, thời vụ, mật độ, chăm sóc, năng suất.

* Phân tích các thử nghiệm

Phân tích các thử nghiệm HTCT được tiến hành hàng năm với các chỉ tiêu kinh tế, nông học. Chỉ tiêu quan trọng nhất để so sánh giữa các CT luân canh thử nghiệm và CT luân canh của nông dân là: Thu nhập trên tổng chi phí (RAVC: Return Above Variable Costs).

                               RAVC= GR – TVC

Trong đó:    GR (Gross Return): Tổng thu

                                    TVC (Total Variable  Cost): Tổng chi phí biến động

Nếu một CT luân canh trong 2-3 năm thử nghiệm có RAVC lớn hơn 30% so với CT luân canh của nông dân, thì có thể được khuyến cáo đưa vào sản xuất.

Ngoài ra, có thể dùng 1 chỉ tiêu khác đó chỉ số lợi nhuận chi phí tăng thêm/Tỷ suất lợi nhuận biên  (MBCR: Marginal Benefit Cost Ratio) để đánh giá hiệu quả kinh tế của các CT luân canh thử nghiệm (n) so với CT công thức luân canh của nông dân (f)

                                                         GRn - GRf

                        MBCR =  ---------------------------------

                                                       TVCn - TVCf

 MBCR phải ³ 1,5 mới được chấp nhận

* Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật

Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế được tiến hành bằng những thử nghiệm do nông dân quản lý. Thí nghiệm bổ sung (Superimposed Trials) được tiến hành với sự lựa chọn một số yếu tố mà có ảnh hưởng lớn đến cây trồng cùng với 4 mức cho mỗi yếu tố: Mức của nông dân (F), mức thử nghiệm (P), mức cao hơn (H) và mức thấp hơn (L). Có thể chọn 2 yếu tố trở lên với 4 mức cho mỗi yếu tố.

5. Sản xuất thử

Chương trình sản xuất thử nhằm hoàn thiện toàn bộ quá trình sản xuất của HTCT mới trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Chương trình này thường bao gồm các yếu tố liên quan đến kỹ thuật, thể chế và chính sách của Chính phủ. 

Chương trình sản xuất thử được tiến hành để xác định cơ cấu hỗ trợ yêu cầu để thực hiện HTCT mới. Nó cho phép một sự đánh giá cuối cùng về năng suất và hiệu quả của các CT luân canh được đề nghị, những chi phí và lợi nhuận của nó. (Nicolas và cộng sự, 1980).

Chương trình sản xuất thử cần xác định:

/ Những yêu cầu cần can thiệp về tín dụng, ngân hàng và thị trường tiêu thụ.

/ Những yêu cầu về cơ cấu quản lý để đảm bảo cung cấp đúng thời gian các yếu tố sản xuất.

/ Những lý do mà nông dân chưa chấp nhận kỹ thuật được đề nghị.

/ Những chi phí của hệ thống cung cấp các yếu tố sản xuất

/ Lợi nhuận tăng lên do áp dụng HTCT mới so với HTCT hiện tại.

Kết quả chương trình sản xuất thử nên được đánh giá hàng năm và nếu thành công liên tiếp thì những thay đổi nên được làm đến khi chương trình vừa đủ ổn định và có thể quản lý để mở rộng ra sản xuất đại trà.

* Khi thiết kế htct mới cần chú ý

Nội dung thiết kế hệ thống cây trồng mới bao gồm những bước sau:

* Đề xuất công thức luân canh mới : Sau khi phân tích những thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng, cùng với những kiến thức về cây trồng, cần xác định những công thức luân canh phù hợp nhất (theo phương trình: Y=f(M,E) . Xây dựng hệ thống cây trồng hợp lý chính là lựa chọn và săp xếp các giống và loài cây trồng theo khộng gian, thời gian và hệ thống biện pháp kỹ thuật kèm theo, sao cho thích hợp nhất với môi trường sản xuất của nó. Sự thích hợp được thể hiện ở 3 khía cạnh:

+ Thích hợp về sinh học

+ Thích hợp về kỹ thuật

+ Thích hợp về kinh tế, xã hội

+ Thích hợp về sinh học là quá trình lựa chọn cây trồng có nhu cầu  phù hợp với điều kiện vật lý hoá học của môi trường (đất đai, khí hậu). Có thể tiến hành như sau:

/ Liệt kê những yêu cầu của CT về đất, nước, dinh dưỡng khoáng, nhiệt độ, ánh sáng, .... và các mức tới hạn của các yếu tố môi trường đối với sinh trưởng, phát triển của cây.

/ Đối chiếu các nhu cầu của cây với điều kiện môi trường thực tại và tần suất xuất hiện các mức tới hạn của các yếu tố môi trường đối với sinh trưởng, phát triển của cây.

/ Sắp xếp các giống và loài cây trồng theo không gian và thời gian sao cho phù hợp với môi trường hiện tại, giảm đến mức thấp nhất những hạn chế do đất đai, khí hậu gây ra đối với chúng.

+ Thích hợp về kỹ thuật là quá trình lựa chọn những giải pháp kỹ thuật phù hợp với từng cây trồng trong mỗi công thức luân canh trên từng loại đất. Điều này phụ thuộc vào giới hạn về đầu tư và trình độ quản lý của địa phương. Tiến hành như sau:

/ Xây dựng một danh sách về các nguồn vật tư, lao động, vốn sẵn có.

/ Lập danh sách mức sử dụng các nguồn đó trên 1ha cây trồng hiện tại.

/ Lập danh sách mức sử dụng các nguồn đó trên 1ha cây trồng mới.

/ Đánh giá tính khả thi kỹ thuật đối với các công thức luân canh bằng cách so sánh những nhu cầu của nó với khả năng đáp ứng hiện có.   

+ Thích hợp về kinh tế: là đánh giá mức khả thi của hệ thống cây trồng mới về mặt kinh tế. Điều này được thực hiện bằng phương pháp đánh giá hiệu quả các công thức luân canh mới, so sánh với các công thức luân canh cũ của nông dân.

* Thử nghiệm hệ thống cây trồng mới:

+ Thử nghiệm các công thức luân canh đề xuất

Thử nghiệm được thiết kế và tiến hành bởi các cán bộ nghiên cứu, có sự thảo luận và kết hợp chặt chẽ với nông dân theo 3 hình thức:

/ Thử nghiệm do cán bộ NC quản lý, nông dân thực hiện.

/ Thử nghiệm do nông dân quản lý, nông dân thực hiện.

/ Thử nghiệm do cán bộ NC quản lý, cán bộ NC thực hiện.

Quá trình thử nghiệm được tiến hành theo các bước sau:

/ Chọn 2-4 loại đất đại diện để  tiến hành thử nghiệm

/ Xác định những yếu tố hạn chế ở tất cả các loại đất thử nghiệm

/ Lựa chọn giống và loài cây trồng cùng các biện pháp kỹ thuật kèm theo phù hợp cho từng loại đất để có thể giảm các ảnh hưởng của những yếu tố hạn chế.

/ Xác định các công thức luân canh để thử nghiệm cho mỗi loại đất (3-4 công thức luân canh cho mỗi loại đất). Một số công thức có thể cùng được  tiến hành trên các loại đất khác nhau.

/ Đề xuất qui trình kỹ thuật cho các công thức luân canh thử nghiệm. Mức năng suất và các chi phí được ước tính bởi các cán bộ nghiên cứu.

Mỗi loại đất chọn 1-2 công thức luân canh của nông dân làm cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả của các công thức luân canh thử nghiệm.

+ Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế:

Để nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế, việc lựa chọn các yếu tố thử nghiệm và các mức thử nghiệm cần phải dựa vào:/ Nghiên cứu điều tra ban đầu/ Sự hiểu biết về CT với những yêu cầu của nó./ Những kết quả thí nghiệm ngoài đồng trước đây được tiến hành trong vùng hoặc ở những nơi có điều kiện tương tự.

Các mức thử nghiệm thường bao gồm 4 mức: Mức của nông dân đang áp dụng, mức đề xuất thử nghiệm, mức cao hơn, mức thấp hơn.

Các thử nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao cần được tiến hành bởi các cán bộ NC. Kết quả thử nghiệm này là cơ sở để đề xuất các giải pháp kỹ thuật cho từng loại cây trồng trong mỗi công thức luân canh trên từng loại đất.

Câu 7.Những nội dung cần tiến hành khi thử nghiệm htct mới.

            Đây là bước rất rất quan trọng vì nó quyết định việc đưa hệ thống cây trồng mới ra sản xuất trên diện rộng. Do đó thử nghiệm phẩi gắn liền với nông dân và được tiến hành bởi nông dân. Thử nghiệm phải xác định được những giả thiết đó là:

/ Hệ thống cây trồng mới phù hợp về sinh học với môi trường của vùng, cho năng suất cao và ổn định;/ Các nhu cầu của hệ thống cây trồng đó về kinh tế hoàn toàn được đáp ứng;/ Các giải pháp kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao;/ Hệ thống thoả mãn các chỉ tiêu kinh tế được lựa chọn.

* Xác định các chỉ tiêu so sánh: 

 Nhìn chung, những chỉ tiêu sau nên được sử dụng:/ Năng suất cây trồng/ ha/ Thu nhập trên tổng chi phí trên 1ha/ Thu nhập trên chi phí vật tư hoặc lao động trên 1 ha.

* Thiết kế các thử nghiệm

Các ô thử nghiệm công thức luân canh được bố trí với diện tích lớn (Khoảng 1000 m2, nếu có thể) để cho phép phân tích chính xác chi phí, thu nhập cho các công thức luân canh.

 - Chọn 2-3 kiểu đất đại diện cho vùng để thử nghiệm.

 - Mỗi kiểu đất nên chọn 3 CT luân canh thử nghiệm và 2 CT luân canh của nông dân để so sánh. Có thể một số CT luân canh giống nhau được bố trí thử nghiệm trên các loại đất khác nhau. 

Mỗi CT luân canh nên được nhắc lại ít nhất ở 5 thửa ruộng khác nhau trong mỗi loại đất. Năm thứ nhất, hơn 3 CT luân canh được thử nghiệm trên mỗi loại đất. Năm thứ 2 có thể rút xuống là 2 và năm thứ 3 nên tập trung vào 1 CT có triển vọng nhất. Tuy nhiên số lần nhắc lại nên tăng dần từ năm thứ 2 đến năm thứ 3. 

*  Thu thập số liệu thử nghiệm

+ Khí hậu: các số liệu khí tượng được lấy từ các tram khí tượng gần nhất.+ Đất đai: Cấu trúc, độ phì, kích thước ô, chế độ luân canh trước đây.+ Cây trồng: loại cây, giống, thời vụ, mật độ, chăm sóc, năng suất.

* Phân tích các thử nghiệm

Phân tích các thử nghiệm HTCT được tiến hành hàng năm với các chỉ tiêu kinh tế, nông học. Chỉ tiêu quan trọng nhất để so sánh giữa các CT luân canh thử nghiệm và CT luân canh của nông dân là: Thu nhập trên tổng chi phí (RAVC: Return Above Variable Costs).

                               RAVC= GR – TVC

Trong đó: GR (Gross Return): Tổng thu

                 TVC (Total Variable  Cost): Tổng chi phí biến động

Nếu một CT luân canh trong 2-3 năm thử nghiệm có RAVC lớn hơn 30% so với CT luân canh của nông dân, thì có thể được khuyến cáo đưa vào sản xuất.

Ngoài ra, có thể dùng 1 chỉ tiêu khác đó chỉ số lợi nhuận chi phí tăng thêm/Tỷ suất lợi nhuận biên  (MBCR: Marginal Benefit Cost Ratio) để đánh giá hiệu quả kinh tế của các CT luân canh thử nghiệm (n) so với CT công thức luân canh của nông dân (f)

                                                         GRn - GRf

                        MBCR =  ---------------------------------

                                                       TVCn - TVCf

 MBCR phải ³ 1,5 mới được chấp nhận

* Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật

Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật thay thế được tiến hành bằng những thử nghiệm do nông dân quản lý. Thí nghiệm bổ sung (Superimposed Trials) được tiến hành với sự lựa chọn một số yếu tố mà có ảnh hưởng lớn đến cây trồng cùng với 4 mức cho mỗi yếu tố: Mức của nông dân (F), mức thử nghiệm (P), mức cao hơn (H) và mức thấp hơn (L). Có thể chọn 2 yếu tố trở lên với 4 mức cho mỗi yếu tố.

Câu 8. Những mục đích ccaanf đạt được của chương trình sx thử trong nc htct.

Mục đích:Chương trình sản xuất thử nhằm hoàn thiện toàn bộ quá trình sản xuất của HTCT mới trước khi đưa ra sản xuất đại trà. Chương trình này thường bao gồm các yếu tố liên quan đến kỹ thuật, thể chế và chính sách của Chính phủ. 

Chương trình sản xuất thử được tiến hành để xác định cơ cấu hỗ trợ yêu cầu để thực hiện HTCT mới. Nó cho phép một sự đánh giá cuối cùng về năng suất và hiệu quả của các CT luân canh được đề nghị, những chi phí và lợi nhuận của nó. (Nicolas và cộng sự, 1980).

Chương trình sản xuất thử cần xác định:

/ Những yêu cầu cần can thiệp về tín dụng, ngân hàng và thị trường tiêu thụ.

/ Những yêu cầu về cơ cấu quản lý để đảm bảo cung cấp đúng thời gian các yếu tố sản xuất.

/ Những lý do mà nông dân chưa chấp nhận kỹ thuật được đề nghị.

/ Những chi phí của hệ thống cung cấp các yếu tố sản xuất

/ Lợi nhuận tăng lên do áp dụng HTCT mới so với HTCT hiện tại.

Kết quả chương trình sản xuất thử nên được đánh giá hàng năm và nếu thành công liên tiếp thì những thay đổi nên được làm đến khi chương trình vừa đủ ổn định và có thể quản lý để mở rộng ra sản xuất đại trà.

Câu 9.Thế nào là htct đa canh. Phương pháp xây dựng htct đa canh

*  Khái niệm:

Hệ thống cây trồng đa canh là hệ thống cây trồng gồm nhiều loài và giống cây trồng khác nhau được gieo trồng một cách hợp lý theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, đảm bảo cho năng suất cao và ổn định.

* Ý nghĩa:

- Về lợi ích kinh tế – xã hội:

+ Nâng cao thu nhập cho nông dân, làm giảm những rủi ro trong sản xuất trước những biến động của thời tiết, khí hậu, sâu bệnh, giá cả và thi trường tiêu thụ;

+ Luân canh cây trồng, trồng xen, trồng gối với nhiều loài và giống cây trồng khác nhau thường làm tăng sản lượng thu hoạch;

+ Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, phát triển chăn nuôi và ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần ổn định kinh tế, xã hội.

- Về lợi ích sinh thái, môi trường:

+ Hệ thống cây trồng đa canh với nhiều loài và giống cây trồng khác nhau có thể khai thác được một cách tốt nhất các nguồn lợi khí hậu, đất đai và sinh học. 

+ Hệ thống cây trồng đa canh còn làm giảm đáng kể sự phát triển sâu bệnh và cỏ dại trên đồng ruộng

Phương pháp xây dựng hệ  thống cây trồng đa canh

* Luân canh cây trồng

Luân canh cây trồng là sự luân chuyển các loài cây trồng khác nhau theo không gian và thời gian trong một hệ sinh thái nông nghiệp, tạo nên sự phong phú và đa dạng về loài trên đồng ruộng. Như vậy, luân canh bao gồm:

Luân canh theo không gian: là thay đổi cây trồng theo phạm vi không gian gieo trồng qua các năm.

Luân canh theo thời gian: là gieo trồng liên tiếp các loài cây trồng khác nhau theo thời gian trong năm trên cùng một không gian, đó chính là các công thức luân canh.

Ví dụ:  Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông

 + Nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong các CTLC: nguyên tắc chung là phải lựa chọn những loài cây có những nhu cầu sinh thái khác nhau trong một công thức luân canh như sau:

/ Phải đảm bảo duy trì cân đối các chất dinh dưỡng trong đất;

/ Phải coi trọng đặc biệt vai trò của cây họ đậu;

/ Phải bao gồm các loài cây trồng có hệ thống rễ khác nhau; 

/ Phải tách các loài cây trồng có sâu bệnh tương tự nhau trong công thức luân canh;

/ Chú ý cây phân xanh, cây thức ăn gia súc với một tỷ lệ gieo trồng nhất định để cải tạo đất và phát triển chăn nuôi.

* Trồng xen: là trồng hai loài cây trồng khác nhau trở lên trên cùng một diện tích đất. Tuỳ theo cách sắp xếp các loài cây trồng trong trồng xen mà có thể là trồng xen theo hàng, theo băng (strip-intercropping), hoặc trồng lẫn (Mixed cropping) không theo hàng hoặc băng. 

–         Lợi ích của trồng xen:

+ Trồng xen cho năng suất TS trên ĐV diện tích cao hơn so với trồng thuần;

+  Trồng xen sử dụng tốt ánh sáng. Chế độ ánh sáng trong trồng xen được xác định bởi cấu trúc của các tán lá; 

+ Trồng xen sử dụng có hiệu quả nguồn dinh dưỡng khoáng và nước …

+ Trồng xen còn hạn chế sự phát triển của sâu bệnh và cỏ dại.

            - Lựa chọn cây trồng để trồng xen: để lựa chọn được các loài cây trồng thích hợp phải tuân theo một nguyên tắc chung là: các loài phải có những yêu cầu và phương thức sử dụng khác nhau về điều kiện sống như: ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng, ... theo không gian và thời gian.

* Trồng gối: (Relay cropping) là trồng các loài cây trồng với ít hơn 1/3 thời gian sinh trưởng lồng vào nhau. Tức là thời gian gieo trồng của các loài không trùng nhau. Thường cây trồng trước chuẩn bị thu hoạch thì cây trồng sau mới được gối vào và khi cây trồng trước thu hoạch thì cây trồng sau bắt đầu sinh trưởng mạnh.

Trồng gối thường có lợi thế về thời gian rất rõ rệt  và sự cạnh tranh giữa chúng về điều kiện sống là ít nhất;

Trồng gối làm cho thời gian chiếm đất của cây trồng giảm xuống đáng kể, giúp cho tăng vụ cây trồng trong năm.

Câu 10 Kn về ht nông lâm kết hợp. khi xd ht nông lâm kết hợp càn những yêu cầu gì? Các mô hinh nông lâm kết hợp

1. Khái niệm

Nông lâm kết hợp (Agroforestry) là mô hình sản xuất kết hợp giữa các loài cây gỗ lâu năm (cây rừng, cây ăn quả, CCN) với các loài cây trồng nông nghiệp hàng năm trên một diện tích đất nhất định, tạo nên một thảm TV nhiều tầng, gần giống với rừng tự nhiên, đáp ứng những nhu cầu của người dân về kinh tế và môi trường.

Ht nông lâm kết hợp có 4 phương thức cơ bản: luân canh cây nông nghiệp và cây rừng,cây lâm nghiệp và chăn nuôi, công nông nghiệp- cây lâm nghiệp- chăn nuôi,trồng trọt –chăn nuôi – cây rừng- thủy sản

2. Ý nghĩa của hệ thống nông lâm kết hợp

- Tạo ra các hệ sinh thái bền vững, cho năng suất cao và đáp ứng được 2 mục tiêu là phát triển và bảo vệ môi trường.

- Các hệ thống nông lâm kết hợp thường tạo nên một sự đa dạng sinh học đáng kể trong các hệ sinh thái nhân tạo, đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái này cả về sinh thái môi trường lẫn kinh tế xã hội cho vùng.

3. Sự lựa chọn cây trồng trong hệ thống nông lâm kết hợp 

Sự lựa chọn cây trồng trong hệ thống này cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm;

- Những loài cây lựa chọn phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của thi trường tiêu thụ trong vùng, quốc gia hoặc lớn hơn là cho xuất khẩu;

- Các loại cây lựa chọn có thể trồng kết hợp được với nhau tạo thành thảm TV có cấu trúc tầng (tầng trên, tầng giữa, tầng dưới)

4. Các mô hình nông lâm kết hợp

+ SALT- 1: chủ yếu lá sx cây lương thực,thực phẩm, là hthong đơn giản,dễ áp dụng,đầu tư thấp,có hiệu quả khi bố trí tỷ lệ giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp là 75/25%.mô hình này giảm được xói mòn khi canh tác trên đất dốc,tăng năng suất cây trồng

+ SALT-2 là ht canh tác có sự kết hợp cả trồng trọt và chăn nuôi, là hthong cải tiến từ SALT-1.các loại gia súc có thể nuôi là bò cừu dê…gia súc vừa cung cấp thực phẩm(thịt,sữa)vừa cung cấp phân bón cho trồng trọt

+ SALT-3 là ht canh tác ở những vùng đất khó khăn, hthong gồm 3 hơp phần, là sự kết hợp của SALT1 và SALT2 các hộ nông dân giành một phần đất để sản xuất các loại gỗ có giá trị.những hộ nông dan có qui mô đất>2 ha có thể ap dụng mô hinh này

+ SALT-4là ht canh tác kết hợp giữa SALT 3 và cây ăn quả.ht này ptr trên nhận thức rằng để nâng cao đời sống kinh tế ở vùng đất đồi nui,việc trồng trọt các cây trồng hàng hóa là cần thiết.vườn đồi là một sự lựa chọn có triển vọng

Câu 11. Những nội dung cần thu thập khi phân tích kinh tế htct

* Tính lãi  thuần RAVC (Return Above Variable Cost)

                                       RAVC = GR - TVC

GR:Tổng thu(GrossReturn)TVCTổng chi phí biến động(TotalVariable Cost)

                                    GR = (Y x P) + ( Yf x Pf)

Y: Sản lượng sản phẩm chínhYf: Sản lượng sản phẩm phụ

P: Giá sản phẩm chính  Pf: Giá sản phẩm phụ

                                    TVC = (M x P) + ( L x P) + ( Pr x P) + I

 M: Vật tưL: Lao động  Pr: Năng lượng  I: Lợi tức P: Giá

* Tính tỷ lệ thu nhập trên yếu tố hạn chế (Return to a limited Factor)

Cho biết hiệu quả của 1 đơn vị (đồng) đầu tư vào yếu tố nào đó

                           GR - TVC (không tính chi phí yếu tố A)

            RFA=  -----------------------------------------------------------

                                 Chi phí của yếu tố A

Đối với các cây trồng lâu năm như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày nên chia quá trình sản xuất ra 2 thời kỳ:

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Tính từ  khi bắt đầu khai hoang, làm đất, trồng đến khi bắt đầu thu hoạch;

Thời kỳ thu hoạch hàng năm.

            Các chi phí cho thời kỳ kiến thiết cơ bản được tính chia đều cho các năm trong thời kỳ thu hoạch (Có thể dự báo số năm cho thu hoạch đối với từng loài cây dựa vào những hiểu biết về cây trồng đó và kinh nghiệm sản xuất của nông dân).

 

Câu 12 Phân loại các ht chăng nuôi. Trong điều kiện nước ta hiện nay nên phát triển chăn nuôi theo mô hình nào?

1. Hệ thống chăn thả đồng cỏ

Đây là hệ thống chăn nuôi vẫn tồn tại ở nhiều vùng trên thế giới, song đặc biệt phổ biến ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, nơi mà sản xuất trồng trọt gặp nhiều khó khăn do thiếu nước tưới, ở Nam Á, Trung Á, châu Phi và một phần châu Âu.

Trong hệ thống chăn thả đồng cỏ gia súc thường được chăn thả thành đàn lớn và người nông dân sống chủ yếu dựa vào chăn thả gia súc trên các đồng cỏ tự nhiên và hầu như không có sản xuất trồng trọt. Hệ thống chăn nuôi này thường biến động rất nhiều qua các năm. Số đầu gia súc và sự tăng trưởng của đàn phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động thời tiết.

            2. Hệ thống chăn nuôi nông trại hỗn hợp (Mixed farming systems)

Đây là một hệ thống mà chăn nuôi được kết hợp với trồng trọt trong một nông trại.Hệ thống chăn nuôi nông trại hỗn hợp có những phương thức chăn nuôi rất đa dạng.Ở VN, hệ thống chăn nuôi kiểu nông trại nhỏ hỗn hợp là rất phổ biến. Chăn nuôi nông hộ qui mô nhỏ với nhiều loại gia súc khác nhau là hệ thống CN rất hiệu quả trong điều kiện kinh tế nước ta hiện nay. Nó tận dụng được tốt nhất các nguồn lao động khác nhau ở mọi lứa tuổi, cũng như các nguồn thức ăn sẵn có trong từng nông hộ, để tăng thêm thu nhập cho nông dân.

3. Hệ thống chăn nuôi công nghiệp

Đây là hệ thống chăn nuôi tập trung, đòi hỏi đầu tư vốn cao. Hệ thống này thường không kết hợp với trồng trọt để sản xuất thức ăn, mà nguồn thức ăn thường được nhập vào từ các vùng, các nơi khác, thậm chí từ các nước khác.

* Ưu điểm của hệ thống chăn nuôi công nghiệp:

- Giảm được lượng thức ăn tổng số cho chăn nuôi do sự phát triển nhanh của gia súc.

- Gia súc thường có tốc độ tăng trưởng nhanh do các nguồn thức ăn được chế biến theo kiểu công nghiệp có chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh, đồng thời được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất

- Hệ thống chăn nuôi này có thể cung cấp cho thị trường một lượng lớn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở các đô thị, khu dân cư đông người. Đồng thời có thể cung cấp đủ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.

* Nhược điểm của hệ thống chăn nuôi công nghiệp:

- Dịch bệnh: là vấn đề luôn đe doạ các khu chăn nuôi theo kiểu công nghiệp tập trung và cũng thường gây ra những thiệt hại lớn.

- Nguồn thức ăn: hệ thống CN công nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thức ăn gia súc của khu vực và của quốc gia.

trong điều kiện nước ta hiện nay nên ptr chăn nuôi theo mô hình hệ thống chăn nuôi nông trại hỗn hợp.

Câu 13. Để xây dựng cơ cấu đàn gia súc thích hơp[j cần chú ý những điểm gì?

Cơ cấu đàn gia súc bao gồm: Thành phần loài, qui mô nuôi (số lượng), cơ cấu tuổi, cơ cấu chức năng (gia súc chăn thịt và gia súc giống) trong mỗi loài.

Để có một cơ cấu đàn gia súc thích hợp cần dựa vào các điều kiện sau:

- Khả năng và những trở ngại của cơ sở chăn nuôi về các mặt như: nguồn vốn, nguồn thức ăn, lao động, chuồng trại cũng như các cơ sở hạ tầng khác.

- Điều kiện khí hậu, đất đai: Các điều kiện này có liên quan đến hệ thống cây trồng, khả năng cung cấp thức ăn cho gia súc cũng như sinh trưởng phát triển của gia súc.

- Trình độ kỹ thuật và quản lý: Mỗi loại gia súc đều yêu cầu điều kiện chăn nuôi khác nhau. Trong mỗi loại lại có nhiều giống với nhu cầu nuôi dưỡng khác nhau. Sự lựa chọn loại và giống gia súc cũng như qui mô đàn phù hợp với trình độ kỹ thuật và quản lý của nông hộ là rất quan trọng.

- Thị trường tiêu thụ. Đây là yếu tố xã hội rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ ngành sản xuất nào trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá. 

Trong chăn nuôi ở mức nông hộ nhỏ, sự đa dạng về loài gia súc thường giúp nông dân giảm thiểu được những rủi ro trong sản xuất như: Giá cả, thị trường tiêu thụ, dịch bệnh… và tận dụng triệt để được những nguồn lợi trong gia đình như: chuồng trại, lao động và nguồn thức ăn.

Câu 14. Những vấn đề cần chú ý trong chăn nuôi hiện nay

* Hệ thống cung cấp thức ăn: Đây là yếu tố quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến hiệu quả kinh tế và sự ổn định của hệ thống chăn nuôi. Tuỳ theo loài gia súc và cơ cấu trong loài, yêu cầu về hệ thống cung cấp thức ăn cũng khác nhau.

Ví dụ: các động vật nhai lại. cách khắc phục đòi hỏi phải có đồng cỏ nơi cung cấp thức ăn chủ yêu cho gia súc cả dạng tươi và dạng khô dự trữ cho các tháng mùa đông,rât khó để vận chuyển 1 lượng thức ăn từ nơi này sang nơi khác

Hệ thống cung cấp thức ăn có thể chia ra các nhóm sau:

+ Hệ thống tự cung cấp : Đây là hệ thống cung cấp thức ăn phổ biến trong hệ thống chăn nuôi nông trại hỗn hợp, ở đó chăn nuôi được kết hợp chặt chẽ với trồng trọt. Người nông dân phải tính toán cơ cấu cây trồng để có thể cung cấp đủ một lượng thức ăn nhất định cho chăn nuôi.

+ Hệ thống thức ăn chế biến CN: Đây là hệ thống cung cấp thức ăn cho chăn nuôi với qui mô lớn, chủ yếu là thức ăn tinh cho gia cầm và lợn. Thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn cung cấp thường có chất lượng cao hơn nhiều so với thức ăn tự sản xuất của nông dân. Do đó thường mang lại hiệu quả tăng trưởng nhanh cho gia súc.

* Hệ thống thú y: Bao gồm các dịch vụ phòng, chữa bệnh từ cấp cơ sở đến cấp huyện, tỉnh và trung ương. Trong thực tế, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở chăn nuôi với nhau và giữa họ với hệ thống thú y thì khả năng bùng phát và lây lan dịch bệnh rất dễ xảy ra.

* Hệ thống cung cấp giống: Giống là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi vì giống liên quan đến tốc độ tăng trưởng, khả năng chống bệnh và hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi. Tuy nhiên, trong chăn nuôi giống thường bị thoái hoá nhanh do lai cận huyết là hiện tượng phổ biến trong chăn nuôi qui mô nhỏ. Vì vậy cần phải có hệ thống sản xuất và cung cấp con giống riêng.

* Hệ thống thị trường tiêu thụ sản phẩm: Giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm là yếu tố cuối cùng quyết định hiệu quả kinh tế của chăn nuôi.

* Các vấn đề môi trường

- Vấn đề chất thải trong chăn nuôi đối với môi trường. Hiện nay để giải quyết vấn đề này, chương trình Biogas đang có nhiều hứa hẹn ở nhiều nước trên TG, trong đó có VN.

- Vấn đề suy thoái các đồng cỏ, bãi chăn thả và hệ sinh thái rừng.

Câu15. Khái niệm về nn bền vững. Nhũng biểu hiện tính bền vững của htnn

* Khái niệm:Eckert và Breitchuh (1994) đã đưa ra ĐN khá toàn diện: Nông nghiệp bền vững là sự quản lý và sử dụng hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh và hoạt động của nó, để nó có thể hoàn thành những chức năng kinh tế, xã hội và sinh thái ở hiện tại và trong tương lai trên phạm vi địa phương, quốc gia và toàn cầu, mà không là tổn hại đến các hệ sinh thái khác.

Tóm lại, một nền nông nghiệp được gọi là bền vững khi nó hội tụ đủ các yếu tố sau:

- Đảm bảo đủ nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho toàn xã hội, phát triển nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu của đời nay mà không ảnh hưởng đến đến khả năng đáp ứng nhu cầu của đời sau. Thực hiện xoá đói, giảm nghèo, công bằng xã hội.

- Đó là một nền nông nghiệp sinh thái hội tụ đủ các yếu tố đa dạng sinh học. Phát triển nhưng bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên.

- Đó là nền nông nghiệp sản xuất có hiệu quả nhất, bền vững nhất về kinh tế. Đó là nền nông nghiệp khai thác hài hoà tự nhiên trong mối quan hệ bền vững với con người cho hiện tại và nhu cầu của tương lai (đời sau).

* Những biểu hiện tính bền vững của htnn

* Bền vững sinh học, môi trường

Tính bền vững sinh học được quyết định bởi sự ổn định về sinh trưởng, phát triển và năng suất của sinh vật theo thời gian. Là khả năng của hệ thống duy trì năng suất sinh vật theo thời gian khi phải đối mặt với những trở ngại sinh thái và áp lực xã hội. Trong hệ thống nông nghiệp, hệ thống cây trồng đóng vai trò quan trọng nhất. Cho nên sự bền vững của hệ thống nông nghiệp gắn liền với sự bền vững của đất và năng suất cây trồng theo thời gian.

* Bền vững về kinh tế

Bền vững về kinh tế có thể được phản ánh bằng giá trị của sản lượng. Tuy nhiên, để đánh giá sự bền vững về kinh tế người ta phải tính sự biến động về lợi nhuận kinh tế của hệ thống theo thời gian. Tức là tỷ số giữa tổng giá trị của đầu ra trên tổng giá trị đầu vào trong 1 năm, trên 1 ĐV diện tích.  Bền vững về kinh tế gắn liền với sự biến động về giá cả và thị trường nông sản, cũng như giá vật chất đầu tư.

* Bền vững về xã hội

Bền vững về xã hội có thể được phản ánh bằng khả năng hỗ trợ thích hợp của hệ thống đối với cả cộng đồng xã hội.

Trong khi đánh giá tính bền vững xã hội cho 1 hệ thống nông nghiệp cần phải đánh giá nhiều mặt như: ổn định công ăn việc làm, hiệu quả sử dụng lao động, thu nhập của người dân, vấn đề giới, vai trò chức năng của các cơ quan, đoàn thể cũng như các giá trị văn hoá và đời sống tinh thần của cả cộng đồng.

Câu 16. Các nguyên tắc chung trongxây dựng nn bền vững.

1. Đảm bảo bền vững môi trường và sinh vật

 Lewandowski và các cộng sự (1995) đã đưa ra phương pháp đánh giá và phát triển hệ thốn nông nghiệp bền vững trên cơ sở hệ thống cây trồng bền vững gồm 8 bước:

- Xác định những chất thải (khí và rắn) được thải ra từ hệ thống cây trồng ở phạm vi từng nông trại.

- Xác định hàm lượng của chúng ở môi trường xung quanh, hệ sinh thái.

- Chọn các chỉ tiêu hệ sinh thái để mô tả điều kiện của hệ sinh thái bị ảnh hưởng bởi sản xuất trồng trọt của các nông trại (ví dụ: hàm lượng P, N trong nước…)

- Xác định giá trị ngưỡng cho các chỉ tiêu này mà hệ sinh thái có thể chịu đựng được. Hệ thống cây trồng chỉ được coi là bền vững khi những chất thải của nó ra hệ sinh thái không vượt quá giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu được đưa ra.

 - Chuyển các giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu ở mức hệ sinh thái về mức nông trại bằng việc chỉ ra những tác động trở lại, chỉ ra lượng chất thải mà hệ thống cây trồng có thể chịu đựng được. (Giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu trên ở mức nông trại)

- Xác định các chỉ tiêu ở mức nông trại, mô tả các biện pháp kỹ thuật (Ví dụ: lượng phân bón, thuốc trừ sâu sử dụng …) có thể gây ra những biến đổi không thể phục hồi được của hệ sinh thái.

- Từ các giá trị ngưỡng của các chỉ tiêu ở mức nông trại, điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật trồng trọt (các chỉ tiêu ở mức nông trại) một cách thích hợp để các chất thải không vượt quá giá trị ngưỡng.

- Xây dựng các phương án sản xuất, từ đó nông dân có thể lựa chọn những phương án phù hợp nhất với nguồn lợi sẵn có và mục tiêu sản xuất của họ .

2. Đảm bảo bền vững kinh tế

Bền vững kinh tế được xác lập bởi sự biến động về lợi nhuận kinh tế theo thời gian. Một hệ thống không thể coi là bền vững, nếu lợi nhuận kinh tế giảm dần theo thời gian, mặc dù năng suất vẫn giữ ở mức cao. Đây là nguyên tắc quan trọng trong xây dựng, phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, vì nó là kết quả của sự bền vững môi trường và sinh học, cũng như có ảnh hưởng quyết định đến sự bền vững về xã hội.

3. Đảm bảo bền vững xã hội

Khi xây dựng hệ thống cây trồng, vật nuôi phải xem xét để đáp ứng được các yêu cầu phát triển xã hội cộng đồng. Cụ thể như: đảm bảo sử dụng lao động một cách có hiệu quả; đáp ứng các nhu cầu của người dân về các loại nông sản; đảm bảo tính công bằng trong cộng đồng về việc sử dụng các nguồn lợi.

4. Đảm bảo bền vững theo không gian và thời gian

Khi xây dựng và phát triển nông nghiệp bền vững cần phải chú ý đến tính không gian và thời gian của hệ thống. Phát triển hệ thống nông nghiệp ở phạm vi không gian này sẽ có ảnh hưởng đến các phạm vi không gian khác và ngược lại.

Câu 17 Các chỉ số đánh giá tính bền vững

1. Chỉ tiêu kinh tế

Chỉ tiêu kinh tế là hiệu quả sản xuất và tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất:

- Hiệu quả sản xuất toàn phần (TFP) là tỷ số giữa tổng giá trị đầu ra và tổng giá trị đầu vào của hệ thống:

                            Q

                 TFP = --------

                             X

Trong đó: Q là tổng giá trị đầu ra, X là tổng giá trị đầu vào

Tỷ số giữa giá trị đầu ra và giá trị một yếu tố đầu vào nào đó được gọi là hiệu quả từng phần. Tuy nhiên, hiệu quả từng phần (hiệu quả của một yếu tố đầu tư) không phản ánh được tác động tổ hợp của các yều tố đầu tư với nhau trong sản xuất nên người ta thường tính hiệu quả sx toàn phần.

-  Tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất.

Để đánh giá tính bền vững kinh tế của hệ thống trong một thời kỳ nào đó (ví dụ từ năm r đến năm s), người ta tính tốc độ tăng trưởng hiệu quả sản xuất trong thời kỳ đó:

             TFPs                Qs/Xs

            ----------     =   --------------

              TFPr                Qr/Xr

Trong đó:  Qr là tổng giá trị đầu ra năm r; Qs là tổng giá trị đầu ra năm s

        Xr là tổng giá trị đầu vào năm r; Xs là tổng giá trị đầu ra năm s

Nếu TFPs/TFPr lớn hơn 1 thì hiệu quả sản xuất tăng và ngược lại.

2 Chỉ tiêu sinh thái môi trường

* Tính bền vững của đất

            Dựa vào sự biến đổi các chỉ tiêu vật lý, hoá học và sinh học của đất theo thời gian để đánh giá tính bền vững của đất. Trong đó các chỉ tiêu quan trọng là:

- Năng suất cây trồng- Phản ứng của đất (pH) - Hàm lượng chất hữu cơ trong đất- Hàm lượng N,P,K dễ tiêu trong đất, cũng như một số nguyên tố vi lượng quan trọng khác (tuỳ thuộc vào loại đất và hệ thống cây trồng) - Lượng nước và chất lượng nước trong đất (nước trong đất canh tác, nước ngầm)

* Tính bền vững môi trường

Trong quá trình sản xuất của một hệ thống nông nghiệp, người ta thường chú ý đến đầu vào, đầu ra do con người quản lý mà ít chú ý đến các yếu tố đầu ra, đầu vào khác (hình 5.7.) . Một khía cạnh khác của tính bền vững môi trường là khai thác và bảo vệ bền vững nguồn nước. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững.

* Tính bền vững sinh vật

Chỉ số đa dạng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự bền vững sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp.

Các chỉ tiêu trên được theo dõi hàng năm trong một thời gian dài (trên 20 năm), từ đó đánh giá cả sự biến động và xu hướng diễn biến các tính chất của đất.

3. Chỉ tiêu về xã hội:

 - Sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng lao động (số người thất nghiệp, thu nhập BQ đầu người, tình trạng di cư, nhập cư)

- Hệ thống thi trường tiêu thụ cũng như cung ứng vật tư nông nghiệp (giá cả, thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, các nguồn cung ứng vật tư…)

- Các hoạt động văn hoá,xã hội của cộng đồng

- Hiểu và thực hiện các chính sách của nhà nước trên cơ sở cộng đồng.

Câu 18 Những nguyên nhân làm cho nông nghiệp VN phát triển không bền vữngvà giải pháp

1. Những nguyên nhân làm cho nông nghiệp VN phát triển không bền vững.

* Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu-  Gió mùa Đông bắc: -  Gió mùa Tây nam:

 -  Giông bão:

            *  Sự gia tăng dân số:

Dân số VN năm 2006 là: 84,105 triệu người, năm 2008 là: 86,116 triệu người. VN là nước đông dân thứ 14 trên TG, với mật độ dân cư cao gấp 6 lần so với chuản QTế (năm 2006: 331người/km2)

Tốc độ tăng dân số năm 2004:1,43%; năm 2005: 1,33%, năm 2006: 1,26%.

*  Thiếu đất canh tác, thu nhập đầu người thấp.

Nước ta hiện có gần 80 triệu dân trong đó 76,5% sống ở vùng nông thôn, khoảng 70% làm nông nghiệp mà chỉ có trên 7 triệu ha đất nông nghiệp. Bình quân diện tích/hộ (khẩu, lao động rất thấp.

- Bình quân 1 nhân khẩu : 0,1 ha- Bình quân 1 hộ : 0,5 ha, Đông Nam Á : 1-2 ha/hộ- Bình quân 1 lao động nông nghiệp : 0,34 ha

Với 11 triệu nông dân trong cả nước

- Số hộ có đất canh tác trên 0,5 ha chiếm: 30% (tập trung ở ĐBSCL)

- Số hộ có đất canh tác dưới 0,5 ha chiếm: 70%

- Bình quân 1 hộ ở đồng bằng sông Hồng chỉ có 0,23 ha

Giá trị  sản xuất bình quân trên 1 ha đất canh tác đạt 1000 USD

Như vậy mức thu nhập chỉ khoảng 400USD/hộ/năm, mỗi nhân khẩu chưa được 100 USD/năm.

*  Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng

Theo thống kê: Năm 1943 diện tích rừng ở Việt Nam là 14,3 triệu ha, tỷ lệ che phủ của thảm thực vật là 43%

            Năm 1975 diện tích rừng còn lại 11 triệu ha, tỷ lệ che phủ là 33,8%

Đến năm 1995 diện tích rừng chỉ còn 9,3 triệu ha với tỷ lệ che phủ  là  28,2%. Như vậy chỉ trong vòng khoảng 50 năm chúng ta đã mất đi 5 triệu ha rừng.  

Nạn phá rừng đã dẫn đến hậu quả:+ Phá vỡ chu trình O2 và CO2+ Làm mất khả năng giữ nước của đất+ Làm mất kết cấu đất+Tăng quá trình xói mòn đất, bồi tụ lòng sông+ Làm mất đa dạng sinh học

*  Sự gia tăng của công nghiêp

Vấn đề đốt nhiên liệu của các nhà máy, phương tiện vận chuyển, xe cơ giới ® giải phóng CO2, thừa CO2 ® hiệu ứng nhà kính:

+ Thay đổi chế độ mưa+ Trái đất nóng lên, băng Bắc cực tan ra, mực nước biển dâng lên.

2.  Các giải pháp chính để hình thành nền nông nghiệp bền vững ở nước ta:

-  Đầu nguồn các con sông phải có rừng phòng hộ, hình thành các đai rừng chắn gió, chống bão cát ở đồng bằng và các vùng ven biển, giữ vững hoặc tăng năng suất nguồn lợi thiên nhiên (đất đai, nước, sinh vật, không khí...), không phá hoại chu trình sinh thái trong tự nhiên, không phá huỷ các thuộc tính văn hoá của cộng đồng. Đẩy mạnh trồng lại rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ rừng, ưu tiên cho việc quản lý tổng hợp các khu vực rừng đầu nguồn. 

- Mở rộng canh tác trên sườn đồi, đất dốc, khai hoang, phục hoá đất có khả năng sản xuất nông nghiệp được, di dân đến những vùng sản xuất mới để bảo vệ tài nguyên đất rừng.

-  Thâm canh hoá các vùng sản xuất ở đồng bằng và các vùng đất màu mỡ, phát triển hệ thống canh tác mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Thâm canh, phát triển nông nghiệp vùng đồng bằng phải hạn chế tối đa việc sử dụng các hoá chất, các phân khoáng thạch đắt tiền và độc hại cho con người và môi trường. Tăng cường sử dụng các loại thuốc thảo mộc, và đấu tranh sinh học trong quản lý dịch hại tổng hợp.

-  Phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng sinh học, đa dạng thời vụ, đa dạng cây trồng. Phát triển nuôi cá nước ngọt, hạn chế sử dụng các hoá chất nông nghiệp ảnh hưởng đến việc phát triển nguồn lợi thuỷ sản.

- Cần chấm dứt sản xuất độc canh, chăn nuôi quảng canh. Hỗ trợ vốn cho đồng bào, hướng dẫn đồng bào vùng cao cách làm ăn, xoá hẳn đói nghèo và lạc hậu. Giải quyết tốt chất đốt phục vụ công tác bảo vệ rừng .

- Lồng ghép chương trình dân số - Vệ sinh môi trường - Khuyến nông để nâng cao dân trí, giảm mức tăng dân số, thiết lập lại sự cân bằng giữa sản xuất nông nghiệp với nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt, học tập ở nông thôn. 

- Giao đất giao rừng cho dân phải nhanh chóng ổn định, phải có cơ chế trao đổi, sang nhượng, cho phép người nông dân được phép tích tụ sản xuất để phát triển sản xuất và thu hút lao động.

Câu 19 Phương pháp nghiên cứu hệ thống nông trại, FSR(Farming System Research)

Vào cuối những năm 70 sang đầu những năm 80, các nhà khoa học của CGIAR (Consultative Group on international Agricultural Research), chủ yếu từ  CIMMYT (Cetro International de Mejoramiento de Maiz Y Trigo) và IRRI (International Rice Research Institute) đã đưa ra phương pháp nghiên cứu hệ thống nông trại (FSR), áp dụng ở châu Mỹ La tinh và Đông Nam á, với nội dung gồm 3 bước sau:

(1) Lựa chọn vùng trọng điểm: Trong các vùng, hệ thống cây trồng và thực tiễn của nông dân rất khác nhau. Những khu vực tương đối giống nhau về hệ thống cây trồng, đặc tính nông học và điều kiện kinh tế sẽ được lựa chọn bởi một nhóm nghiên cứu đa ngành, mà thông thường bao gồm các chuyên gia về kinh tế, xã hội học, nông học và bảo vệ thực vật.

(2) Mô tả vùng: Tiến hành thu thập số liệu về khí hậu, đất đai, bao gồm: địa hình, lượng mưa, nhiệt độ, chế độ bức xạ, độ phì đất, độ dốc, tình hình sâu bệnh và cỏ dại…

Điều tra thực địa: bao gồm mô tả các loại đất, hệ thống cây trồng hiện tại trên từng loại đất, những yếu tố quyết định hệ thống cây trồng, mô tả các kiểu nông trại và các mối quan hệ trong hệ thống nông trại (ví dụ như trồng trọt chăn nuôi), cũng như các cơ sở nguồn lợi trong vùng.

Cần điều tra chi tiết các biện pháp quản lý cây trồng, bao gồm: làm đất, gieo trồng, giống cây trồng, phân bón, phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại, tưới nước, các công việc thu hoạch và sau thu hoạch.

Về các nguồn lợi trong vùng cần điều tra:

Về đất (diện tích trang trại, quyền sử dụng đất, chất lượng đất, độ dốc, khả năng cung cấp nước tưới, khoảng cách đến thị trường tiêu thụ và các dịch vụ khác…);

Về lao động: số thành viên và số lao động trong nông hộ (tuổi , giới tính, thời gian lao động trong và ngoài nông trại);

Về nguồn vốn: nguồn tiền mặt thu được từ bán cây trồng, vật nuôi, đồ thủ công cũng như các nguồn khác.

(3) Phân tích chi phí – thu nhập được sử dụng để tính toán lợi nhuận kinh tế cho các hệ thống cây trồng hoặc các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Phân tích toàn hệ thống nông trại cũng được tiến hành để thấy rõ toàn bộ hoạt động của nông trại và hiệu quả kinh tế của nó đối với cả biện pháp kỹ thuật cũ và biện pháp kỹ thuật mới.

Các bước trong FSR:

Bước 1: Liệt kê các vấn đề hạn chế sản xuất của hệ thống nông trại.

Bước 2: Sắp xếp theo tầm quan trọng của các vấn đề đã liệt kê.

Bước 3: Phân tích nguyên nhân của các vấn đề.

Bước 4: Phân tích các mối quan hệ qua lại giữa các vấn đề và các nguyên nhân với nhau.

Bước 5: Xác định các giải pháp thích hợp cho những vấn đề đó trên cơ sở hiểu rõ các nguyên nhân của nó.

Bước 6: Thử nghiệm để đánh giá các giải pháp đã được đề xuất.

Câu 20 Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Apprasal, RRA).

1. Những đặc trưng của RRA:

+ Tính lặp lại: mục tiêu và các quá trình được thay đổi theo thực tiễn.

+ Tính sáng tạo: Kỹ thuật được áp dụng tuỳ theo từng vấn đề mới, không theo một thủ tục cố định.

+ Tính tổng hợp: Nhóm nghiên cứu đa ngành với mục đích đi đến sự hiểu biết đầy đủ các quá trình  và đặc tính cơ bản của hệ sinh thái nông nghiệp.+Tính linh động (không chính thức): tránh sử dụng các bản câu hỏi chuẩn bị trước.+ Tính cộng đồng: sự học hỏi diễn ra thông qua các cuộc trao đổi với nông dân ngoài đồng ruộng.

2. Phân loại phương pháp RRA

Tuỳ theo mục đích và các loại thông tin yêu cầu, RRA có thể được phân loại như sau:

- RRA thăm dò (Exploratory RRA) được sử dụng để thu thập thông tin về một chủ đề hoặc một hệ sinh thái nông nghiệp mới để sơ bộ đưa ra những vấn đề then chốt và các giải pháp.

- RRA chủ đề (Topical RRA) được sử dụng để điều tra sâu một chủ đề nhất định nào đó được đưa ra từ RRA thăm dò, từ đó đưa ra những giả thiết cho nghiên cứu và phát triển.

- RRA giám sát (Monitoring RRA) được sử dụng để quan trắc tiến trình trong các thử nghiệm, thí nghiệm, cũng như trong việc thực hiện các hoạt động phát triển, nhằm xem xét lại các giả thuyết cùng với những thay đổi có hiệu quả hơn trong các thử nghiệm hoặc phát triển.

- RRA có người dân tham gia (Participatory RRA) được sử dụng với sự tham gia của người dân và các cán bộ địa phương trong việc ra quyết định các hoạt động nghiên cứu hoặc phát triển trên cơ sở các giả thuyết được đưa ra từ RRA thăm dò RRA chủ đề. Kết quả của RRA có người dân tham gia là đưa ra các thử nghiệm hoặc một hoạt động phát triển nào đó do người dân tham gia và quản lý.

3. Các bước trong RRA

* Chọn địa điểm: Những điểm để phân tích RRA được lựa chọn thông qua yêu cầu của cộng đồng hoặc dựa trên đề nghị của nhân viên khuyến nông hoặc chính quyền địa phương. Những điểm lựa chọn là những nơi có những vấn đề về sinh thái hoặc sản xuất kéo dài.

* Xác định sơ bộ mục tiêu: Một nhóm đa ngành bao gồm 4-6 chuyên gia với chuyên môn khác nhau như: nông học, đất, nước, lâm nghiệp, chăn nuôi, phát triển cộng đồng… được thành lập và tiếp xúc đầu tiên với lãnh đạo điểm (thường là thôn, bản) trước khi tiến hành RRA để xác định mục tiêu của RRA.

 * Thu thập dữ liệu bao gồm:

(1) Dữ liệu gắn với không gian: Phối hợp với cán bộ thôn, bản để phác thảo bản đồ thôn bản với những thông tin chi tiết về đất đai, kinh tế và định vị các cơ sở hạ tầng thôn bản, xây dựng sơ đồ lát cắt   thôn bản (Hình 6.3), trên cơ sở phối hợp với dân địa phương để xác định các kiểu sử dụng đất, những vấn đề đang tồn tại và các giải pháp.

Các kiểu nông trại cũng được xác định trong phần thu thập dữ liệu gắn với không gian. Thông thường 6-8 nông trại (farm) được xác định đại diện cho các điều kiện sinh thái, thu nhập, kiểu sử dụng đất và các dân tộc khác nhau trong cộng đồng.

(2) Dữ liệu gắn với thời gian: cùng với dân địa phương xem xét những biến đổi theo thời gian (30-40 năm) về các mặt như: sản xuất trồng trọt, xói mòn đất, phá huỷ rừng, sức khỏe cộng đồng, thu nhập, dân số… Xây dựng lại lịch thời vụ về các chủ đề như sử dụng đất, thiếu lương thực, bệnh tật, thu nhập… theo thời gian trong năm để hiểu rõ tình hình sản xuất, kinh tế, xã hội của địa phương.

(3) Dữ liệu về tổ chức xã hội: các đoàn thể và các tổ chức thôn bản được các cư dân địa phương phân loại theo mức độ quan trọng, từ đó thấy rõ các mối quan hệ giữa các tổ chức đó với nhau và với nông dân.

(4) Dữ liệu kỹ thuật: những thông tin về kỹ thuật như đất, nước, … cũng được thu thập để giúp người dân sắp xếp (ranking) hoạt động của dự án.

Câu 21 Ưu nhược điểm của phương phápđánh giá nhanh nông thôn của người dân tham gia PRA Rapid Rural Apprasal,

Ưu điểm:+ Phương pháp luận của PRA được xây dựng dựa trên kiến thức và năng lực vốn có của nông dân về xác định vấn đề, ra quyết định, huy động nguồn lực, tổ chức thực hiện để cùng phát triển cộng đồng.

+ PRA sử dụng các phương pháp để thu hút sự tham gia của người dân và kỹ năng thúc đẩy và tạo điều kiện cho người dân tham gia.

+ PRA tạo điều kiện cho người dân tham gia tự nguyện, sáng tạo vào mọi khâu của dự án phát triển: xác định vấn đề, xác định mục tiêu, ra quyết định, thực hiện, giám sát và đánh giá.

+ Các hoạt động của PRA chủ yếu tập trung vào phát triển cộng đồng một cách bền vững thông qua sự nỗ lực của chính cộng đồng.

+ PRA luôn đề cao thái độ học hỏi, chia sẻ, trao đổi và thúc đẩy của các bộ ngành.

Như vậy, PRA đã làm thay đổi thái độ và phương pháp luận trong đánh giá và phát triển nông thôn trước đây, tạo ra quá trình cùng học hỏi của cả cán bộ nghiên cứu phát triển và người dân. Thông qua các công cụ của PRA, mọi tầng lớp nhân dân đều được khuyến khích cùng tham gia vào vịêc xây dựng, thực hiện và đánh giá kế hoạch phát triển cộng đồng cho chính họ. Đây chính là cốt lõi của sự thành công của các chương trình và dự án do dân, vì dân và bằng người dân.

* Những khó khăn khi thực hiện PRA:

- Thời gian thực hiện PRA tương đối dài, kể từ khâu chuẩn bị đến hoàn thành các công cụ và viết báo cáo.

- PRA đòi hỏi sự tham gia đông đảo các tầng lớp nông dân, do vậy cũng ảnh hưởng đến công việc của họ.

- Nhóm cán bộ làm PRA thường bao gồm nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau, do đó việc tổ chức xuống thôn bản cũng khá phức tạp

Câu 22.Trình bày một số kỹ thuật cơ bản trongPRA Rapid Rural Apprasal,

1. Thu thập tài liệu cơ bản

Tài liệu cơ bản bao gồm: các thông tin, dữ liệu cơ bản của địa phương, các kết quả nghiên cứu, hoạt động của các dự án trước đây tại địa phương. Các tài liệu sẵn có này là cơ sở dữ liệu ban đầu cho các hoạt động PRA. Các nguồn cung cấp tài liệu bao gồm:

- Các cơ quan chính quyền địa phương (xã, huyện)

- Các cơ quan chuyên môn cấp huyện.

- Các tổ chức dự án, chương trình trước đây đã có tại địa phương.

- Các tài liệu xuất bản liên quan đến địa phương.

Khi thu thập các dữ liệu cơ bản cần kiểm tra tính sát thực của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

2. Tạo lập mối quan hệ

 Để tạo lập mối quan hệ cần có các kỹ năng giao tiếp như: chú ý quan sát, lắng nghe phản ánh, trao đổi và ghi chép thông tin. Cần phải:

-  Gặp lãnh đạo và các nhà chức trách địa phương.

-  Gặp gỡ những người dân dễ tiếp cận và ít mặc cảm với người lạ.

-  Giải thích tỷ mỉ lý do đoàn PRA đến điạ phương và các công việc mà đoàn sẽ làm tại địa phương.

- Hãy tự chỉ ra sự chân thành của mình đối với người dân địa phương, tạo ra sự gần gũi với họ.

3. Làm việc với nhóm sở thích

Nhóm sở thích bao gồm một số nông dân có cùng nguyện vọng được hợp tác làm việc về một hoạt động hay một lĩnh vực nào đó như: làm vườn, trồng cây ăn quả, trồng lúa, chăn nuôi bò… Mục đích của làm việc  với nhóm sở thích là để hiểu rõ về nhu cầu, sở thích và những vấn đề vướng mắc của họ.

Nội dung làm việc với nhóm sở thích:

- Lập bản danh sách các nhóm sở thích.

- Sắp đặt các thành viên  trong nhóm sở thích vào việc thực hiện các công cụ của PRA. Thu hút họ vào việc kiểm tra tính sát thực của thông tin đã được thu thập thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

4. Phỏng vấn linh hoạt

Đây là một phương pháp được sử dụng rất phổ biến trong các công cụ của PRA. Phỏng vấn được sử dụng đối với cá nhân nông dân, với các thông tin viên, với các nhóm sở thích… Kỹ năng của phỏng vấn linh hoạt là đặt người dân vào quá trình đàm thoại thông qua một loạt các câu hỏi mở thích hợp giữa cán bộ và nông dân. Có 7 dạng câu hỏi cần phải được cán bộ sử dụng thành thạo, đó là: ai? cái gì? ở đâu? khi nào? tại sao? như thế nào? và bao nhiêu?

Thực hiện phỏng vấn linh hoạt:

- Chuẩn bị danh mục các vấn đề để phỏng vấn và ghi vào sổ theo dõi.

- Lựa chọn cá nhân, thông tin viên chính, nhóm sở thích hay các nhóm nông dân để phỏng vấn. Điều quan trọng là những người được phỏng vấn phải có khả năng cung cấp thông tin sâu rộng và có quan điểm rõ ràng.

- Lựa chọn thời gian và địa điểm thích hợp để cuộc phỏng vấn diễn ra tốt nhất.

- Phải thật mềm dẻo trong việc sử dụng các chủ đề phỏng vấn đã chuẩn bị trước, tránh gò bó, để có thể gợi mở ra các vấn đề cần trao đổi mới.

- Sử dụng các câu hỏi mở để hiểu rõ quan điểm và lời giải thích của dân hơn là các câu hởi có hay không?

- Phải ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc phỏng vấn.

- Kiểm tra tính sát thực của thông tin thông qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.

5. Họp dân

Họp dân sẽ phát huy được sự tham gia đầy đủ nhất của người dân vào mọi hoạt động của PRA.

Nội dung họp dân:

- Kiểm tra lại các thông tin thu thập và bổ xung thêm thông tin.

- Bổ sung và thống nhất các giải pháp

- Thống nhất chương trình hoạt động và cam kết thực hiện.

Số lần họp dân: Trong suốt quá trình PRA, thường phải tổ chức họp dân 3 lần (đợt):

- Họp dân lần (đợt)1: thường tổ chức vào tối đầu tiên khi đoàn PRA xuống thôn bản. Giới thiệu: lý do, mục đích, kế hoạch , phương pháp làm việcvà động viên người dân cùng tham gia.

- Họp lần (đợt) 2: (có thể gồm 2-3 cuộc họp) nhằm trình bày và thảo luận các kết quả làm việc hàng ngày và thống nhất định hướng cho kế hoạch làm việc trong những ngày tiếp.

- Họp lần (đợt) 3: được tổ chức vào ngày cuối  của đợt PRA nhằm: trình bày dự thảo kết quả PRA, đóng góp bổ sung và thảo luận, đồng thời thống nhất kế hoạch hành động.

Câu 23.Những công cụ chủ yếu của PRA và cách tiến hành

1. Lược sử thôn bản.

Thành lập một nhóm nông dân am hiểu sâu sắc về lịch sử địa phương (ít nhất là 5 – 7 người sống lâu năm ở thôn bản) để xây dựng bản lược sử thôn bản. Nên lựa chọn địa điểm thuận lợi để nhiều người có thể cùng được tham gia. Các bước tiến hành như sau:

- Các bộ PRA hướng dẫn khung mô tả lịch sử thôn bản trên mặt đất và đề nghị họ thực hiện công việc.

- Nông dân tự tiến hành liệt kê từng sự kiện, trao đổi, thảo luận, phân tích và đánh giá để đưa ra những thuận lợi, khó khăn, ảnh hưởng và nguyên nhân của từng sự kiện.

- Cán bộ PRA có thể tiến hành phỏng vấn hoặc yêu cầu nông dân làm rõ hơn những điểm cần thiết và ghi chép lại.

- Kết quả cuối cùng được ghi chép vào giấy khổ lớn.

Công cụ này thường được tiến hành ngay sau khi đoàn PRA xuống thôn bản. Cán bộn PRA làm nhiệm vụ hướng dẫn nông dân cách làm, động viên, khuyến khích nông dân tự đánh giá; ghi chép đầy đủ các ý kiến của nông dân để sau đó hệ thống lại.

2. Xây dựng sa bàn thôn bản.

Cán bộ PRA hướng dẫn nông dân lập sa bàn rộng khoảng 4-5 m2 mô tả đầy đủ hiện trạng thôn bản như: đồi  núi, rừng, ruộng, suối, đường xá, cầu cống, khu dân cư… Từ đó nông dân tự thảo luận, phân tích khó khăn thuận lợi và tìm giải pháp, đồng thời lập kế hoạch hoạt động cho từng khu vực cụ thể.

Sa bàn do một nhóm nông dân xây dựng dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA. Nhóm ít nhất là 5-7 nông dân (bao gồm cả nam, nữ). Địa điểm lựa chọn nơi rộng rãi, dễ đi lại và thuận lợi để nhiều người dân có thể cùng tham gia, đồng thời có thể được bảo quản sa bàn khỏi mưa nắng hoặc bị gia súc phá hỏng.

Các bước tiến hành:

- Đề nghị nông dân phác hoạ bằng phấn những vị trí chính dễ nhận biết như: núi, đồi, sông suối, đường xá, khu dân cư… lên mặt đất phẳng để đắp sa bàn.

- Động viên (thúc đẩy) và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nông dân tự đắp sa bàn với các vật liệu sẵn có, thể hiện rõ sông suối, rừng, ruộng nương, khu dân cư, trường học, đường xá…

- Thảo luận, phân tích khó khăn thuận lợi cho từng khu, đề xuất các giải pháp phát triển cho từng khu và cho cả thôn bản.

3. Vẽ sơ đồ thôn bản

Đây là công cụ được phổ biến trong PRA, nhằm phân tích, đánh giá tình hình chung của thôn bản, đặc biệt về hiện trạng sử dụng đất đai, cây trồng, vật nuôi…, phân tích những khó khăn và các giải pháp; từ đó xây dựng kế hoạch thôn bản, đặc biệt là kế hoạch sử dụng đất.

Lựa chọn một  nhóm nông dân, ít nhất là 5-7 người, dưới sự hướng dẫn của cán bộ PRA, cùng phác hoạ hiện trạng sử dụng đất đai, vật nuôi, cây trồng, điều kiện cơ sở vật chất, kinh tế, xã hội của thôn bản. Họ cùng nhau thảo luận, phân tích những thuận lợi, khó khăn, từ đó đề ra các giải pháp khắc phục.

Địa điểm tiến hành nên chọn nơi cao, thuận lợi cho việc quan sát thôn bản và có thể thu hút nhiều người cùng tham gia.

- Đầu tiên nhóm nông dân tự thảo luận và vẽ sơ đồ trên nền đất phẳng.

- Sau khi đã thống nhất toàn bộ, sơ đồ được phác hoạ lại trên giấy khổ lớn.

- Thảo luận những khó khăn, thuận lợi và các giải pháp cũng như kế hoạch phát triển thôn bản.

Công cụ này thường được tiến hành vào ngày đầu tiên khi đoàn PRA xuống thôn bản. Cán bộ PRA gồm 2-3 người có trách nhiệm giải thích rõ mục đích, yêu cầu của vẽ sơ đồ, cách tiến hành và thúc đẩy người dân vẽ sơ đồ cũng như khuyến khích họ thảo luận những vấn đề của thôn bản.

4. Xây dựng biểu đồ hướng thời gian

Biểu đồ có thể là dạng cột, dạng đường hay dạng bánh (tròn) được người dân lựa chọn để biểu diễn sự biến động về:

Tình hình sử dụng đất đai, cây trồng, vật nuôi, rừng,…

Số hộ và nhân khẩu

Năng suất cây trồng hay thu nhập

Tình hình y tế, giáo dục, …

* Các bước tiến hành:

- Cán bộ PRA hướng dẫn nhóm nông dân thực hiện công cụ này (ít nhất nhóm gồm 5-7 người cả nam và nữ) thảo luận lựa chọn các nội dung xây dựng biểu đồ hướng thời gian.

- Nông dân thảo luận để lựa chọn loại biểu đồ mô tả, có sự giúp đỡ của cán bộ PRA (nếu cần).

- Nông dân tiến hành thảo luận, mô tả, xây dựng biểu đồ cho từng nội dung trên nền đất bằng. Trong khi đó cán bộ phỏng vấn nông dân những vấn đề cần làm rõ, có ghi chép đầy đủ những ý kiến của nông dân.

- Yêu cầu nông dân đưa ra những khó khăn và giảI pháp cho từng nội dung đánh giá; Từ đó yêu cầu nông dân chốt lại những vấn đề chính và chuyển biểu đồ lên giấy khổ lớn.

- Lựa chọn người trong nhóm nông dân trình bày kết quả trước cuộc họp thôn bản để nông dân góp ý, bổ sung lần cuối.

5. Điều tra theo tuyến và xây dựng sơ đồ lát cắt

Đi lát cắt là phương pháp khảo sát hiện trường ở từng khu vực đặc trưng của thôn bản, sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn, thảo luận, quan sát trực tiếp và điều tra. Thông tin từ các tuyến đi lát cắt được tập hợp lại để lên sơ đồ mặt cắt. Sơ đồ mặt cắt gồm 2 phần chính:

Phần trên mô tả hiện trạng bề mặt theo độ cao, trong đó mô tả chung về sử dụng đất: hệ thống cây trồng, vật nuôi. phương thức canh tác…

Phần dưới mô tả các điều kiện tự nhiên, các phương thức canh tác, vật nuôi, cây trồng, khó khăn và giải pháp.

Đi lát cắt được thực hiện sau các công cụ: đắp sa bàn và vẽ sơ đồ thôn bản. Thông thường lựa chọn 2-3 tuyến đi lát cắt để có thể đến tất cả các khu vực chủ yếu của thôn bản. Trước khi lựa chọn tuyến đi cần thảo luận trên sa bàn hoặc sơ đồ để thảo luận các hướng đi lát cắt.

Mỗi tuyến đi lát cắt cần tổ chức một  nhóm nông dân gồm 5-7 người (cả nam và nữ) và 3-4 cán bộ PRA có chuyên môn khác nhau: nông nghiệp , lâm nghiệp, chăn nuôi,…. Cán bộ PRA giải thích rõ mục đích đi lát cắt và yêu cầu nông dân dẫn đường.

Thông thường đi từ vùng thấp đến vùng cao, nên dừng lại thảo luận tại những điểm đặc trưng cho từng vùng. Cán bộ PRA phác hoạ nhanh địa hình và đặc điểm của vùng đó, tạo điều kiện cho nông dân tự thảo luận.

Cán bộ PRA có thể phỏng vấn họ theo các nội dung sau:

- Đặc điểm tự nhiên: đất đai, nguồn nước, lịch sử sử dụng đất đai…- Các loài cây trồng, vật nuôi chủ yếu, kỹ thuật canh tác và năng suất. - Tình hình tổ chức quản lý.- Những khó khăn đang gặp phải.- Những định hướng và giải pháp.

Sau khi đi lát cắt qua các tuyến, kết quả của các nhóm được tập hợp lại, thống nhất và đưa ra một  sơ đồ mặt cắt đặc trưng cho hiện trạng của thôn bản. Thông thường sơ đồ này thể hiện thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các phương thức canh tác trong tương lai. Nông dân cũng cần chỉ ra những trở ngại và cơ hội trong việc thực hiện các dự định đó.

6. Phân tích lịch thời vụ

Lịch mùa vụ được nông dân đa ra thảo luận, phân tích cho các lĩnh vực khác nhau như: - Lịch mùa vụ đối với trồng trọt, chăn nuôi- Lịch mùa vụ đối với các hoạt động lâm nghiệp- Lịch mùa vụ đối với các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng- Lịch mùa vụ đối vớicác hoạt động tín dụng….

* Cách tiến hành gồm các bước sau:

- Thành lập nhóm nông dân tham gia gồm 5-7 nông dân có kinh nghiệm trong sản xuất;

- Cán bộ PRA mô tả và giải thích khung của biểu đồ lịch thời vụ trên nền đất bằng, hướng dẫn cách biểu diễn các yếu tố thời tiết theo tháng trong năm.

- Đề nghị nông dân phân tích các hoạt động theo mùa vụ trong năm.

- Cán bộ PRA đặt câu hỏi và ghi chép các ý kiến của nông dân, đồng thời yêu cầu nông dân nêu lên những khó khăn đối với các hoạt động và cách khắc phục.

- Tổng kêt và sao lại biểu đồ lịch mùa vụ lên giấy khổ lớn.

* Cách biểu diễn lịch mùa vụ:

Lịch mùa vụ được biểu diễn bằng biểu đồ lịch mùa vụ gồm 2 phần:

- Phần trên thể hiện những đặc trưng về thời tiết khí hậu như: Nhiệt độ, lượng mưa … qua các tháng trong năm.

- Phần dưới biểu diễn các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,…

Từ biểu đồ lịch mùa vụ nông dân tự thảo luận về những khó khăn, thuận lợi đối với từng hoạt động và đề ra những biện pháp khắc phục.

7. Phân loại hộ gia đình

Đây là công cụ nhằm đánh giá tình hình kinh tế hộ để phân loại hộ gia đình, làm cơ sở cho việc hỗ trợ, giúp đỡ của các chương trình, dự án sát với mục tiêu và phù hợp với từng đối tượng hộ gia đình.

Cơ sở để phân loại hộ gia đình dựa trên sự hiểu biết và quan sát thực tế giữa người nọ với người kia trong cộng đồng thôn, bản. Nông dân có thể dùng phiếu để phân loại dựa theo tiêu chuẩn mà chính họ đặt ra.

* Phương pháp tiến hành

- Thành lập nhóm cán bộ PRA gọi là nhóm phỏng vấn, phân loại hộ gia đình, có thể thành lập 2-3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2-3 cán bộ PRA và 1 cộng tác viên chính của thôn, bản. Nhóm phân công 1 CB phỏng vấn, 1 CB ghi chép và cộng tác viên làm nhiệm vụ dẫn đường, giới thiệu nhóm với nông dân. Mỗi nhóm chuẩn bị 1 bộ phiếu, trên mỗi phiếu được đánh số thứ tự (theo DS các hộ của thôn, bản) và ghi tên chủ hộ.

- Lựa chọn 6-10 hộ gia đình trong thôn để phỏng vấn. Những người được phỏng vấn phải biết rõ tất cả các hộ gia đình trong thôn, bản. Nếu số hộ trong thôn quá lớn và nằm cách xa nhau, không biết rõ nhau thì phải phân loại hộ theo phạm vi xóm hay cụm dân cư. Cần phỏng vấn cả nam lẫn nữ.

- Hướng dẫn chủ hộ phân loại hộ. Bằng cách so sánh giữa các hộ với nhau, nông dân sắp xếp các lá phiếu ghi tên chủ hộ có điều kiện kinh tế giống nhau vào 1 nhóm.  Số lượng nhóm mà nông dân xếp ra không qui định.

Trong khi nông dân phân loại các lá phiếu, cán bộ PRA không gợi ý. Sau khi nông dân phân loại xong, nếu thấy nhóm hộ nào có số phiếu ≥ 40% TS phiếu thì cán bộ PRA yêu cầu nông dân phân nhóm phiếu đó làm 2 để đảm bảo không có nhóm phiếu nào có số lượng ≥ 40%. Không nên dùng từ giầu, nghèo cho các nhóm hộ mà dùng nhóm I, II, III,…

Tổng hợp, tính toán kết quả theo một ví dụ thể hiện trong bảng sau:

- Sau khi phân loại xong, cán bộ PRA yêu cầu nông dân giải thích tiêu chuẩn mà nông dân dùng để phân loại, nên dùng câu hỏi “tại sao?” Cán bộ PRA ghi kết quả phân loại vào bản danh sách và tiêu chuẩn phân loại của nông dân.

8. Phân tích kinh tế hộ gia đình

Phân tích kinh tế hộ gia đình được tiến hành theo từng nhóm hộ để thấy rõ những tiềm năng và khó khăn của từng nhóm hộ làm cơ sở cho việc hỗ trợ, giúp đỡ của các chương trình, dự án, cũng như thu hút sự đóng góp vào các hoạt động của dự án phù hợp với điều kiện kinh tế của từng hộ gia đình.

* Nội dung phân tích kinh tế hộ bao gồm:

- Phân tích các nguồn thu, chi từ các hoạt động sản xuất của hộ như: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề phụ, thấy rõ hiệu quả kinh tế của từng hoạt động sản xuất. Trong đó cần tính toán cân đối giữa thu và chi dùng trong hộ về lương thực.

- Phân tích những khó khăn chủ yếu của từng hoạt động sản xuất và đề xuất hướng giải quyết.

- Phỏng vấn kinh tế hộ được tiến hành sau khi có kết quả phân loại hộ gia đình.

* Các bước tiến hành phỏng vấn kinh tế hộ:

            + Thành lập nhóm phỏng vấn: có thể thành lập 2-3 nhóm, mỗi nhóm gồm 2-3 cán bộ PRA và 1 cộng tác viên chính của thôn, bản. Nhóm phân công 1 CB phỏng vấn, 1 CB ghi chép và cộng tác viên làm nhiệm vụ dẫn đường, giới thiệu nhóm với hộ gia đình.

            + Các nhóm rà soát các nội dung phỏng vấn, lựa chọn từ 15-20% số hộ của mỗi nhóm để phỏng vấn. Số hộ được phỏng vấn phải phân bổ đều trong khu vực thôn, bản và cơ cấu ngành nghề.

            + Nội dung phỏng vấn bao gồm những thông tin chung về hộ (tên chủ hộ, dân tộc, nhóm hộ, số nhân khẩu, số lao động, tuổi, trình độ văn hoá), những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất (quỹ đất canh tác và cơ cấu tổ chức lao động trong  hộ, những thuận lợi, khó khăn và đề nghị hướng giải quyết)

- Phân tích kinh tế hộ cần tập trung vào 2 lĩnh vực chủ yếu:

            + An toàn lương thực (cân đối lương thực trong gia đình)

            + Thu nhập tiền mặt ( cân đối thu chi trong gia đình).

9. phân loại xếp hạng cho điểm

Là một công cụ ddeeer người dân tự đánh giá, xác định mức độ cần thiết, ưu thích và ưu tiên trong quản ly tài nguyên.bằng kết quả phân loại, xếp hạng cho điểm có thể làm căn cứ để xây dựng được các hoạt động phù hợp với điều kiện đia phương và mong muốn của người dân

10.Phân tích tổ chức và xây dựng sở đồ VENN

- Thành lập nhóm 5 -7 người nông dân đại diên cho các thành phần và tổ chức đoàn thể trong thôn bản ít nhất là 2 cán bộ PRA vùng tham gia để hướng dẫn nông dân thực hiện và 1 đơn vị thôn bản

- Cán bộ hướng dẫn nong dân liệt kê tất cả các tổ chức đia phương,xác định chức năng, nhiệm vụ quan trọng và mức độ ảnh hưởng hiện nay của các tổ chức đó đơn vị hoạt động của địa phương

- Can bộ hướng dẫn nông dân xây dựng sơ đồ VENN:

+ Xác định lĩnh vực quan tâm

+Thể hiện tầm quan trọng của các tổ chức khác bằng các vòng tròn.vị trí của các vòng tròn so với vòng trung tâm thể hiện tác động của các tổ chức đến hoạt động trung tâm.tổ chức càng gần hoặc chồng lên vòng trung tâm thi tổ chức đó có ảnh hưởng càng nhiều đến hoạt động của trung tâm.

Câu 24. Phân tích tổng hợp kết quả và viết báo cáo PRA.

Kết quả PRA bao gồm hai phần chủ yếu:

- Kết quả thực hiện các công cụ PRA: Các kết quả này được thực hiện bằng các bản đồ phác hoạ, sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ, những kết quả thảo luận của các nhóm nông dân… Những kết quả này được mô tả trên giấy khổ lớn, và được thông qua trong các cuộc họp thôn, bản; sau đó được sao chép lại một cách trung thực trên giấy khổ A4.

- Kết quả phân tích tổng hợp : Sau khi thực hiện xong các công cụ PRA, các kết quả được phân tích tổng hợp lại. Đây là khâu quan trọng để dự thảo kết quả PRA, sau đó được trình bày và thông qua trong cuộc họp toàn dân để có kết quả cuối cùng.

* Những nội dung chính của kết quả cuối cùng:

+ Tổng hợp các khó khăn; Giải pháp và dự kiến các hoạt động của từng lĩnh vực sản xuất của địa phương.

+ Trước hết phải chuẩn bị các kết quả thực hiện các công cụ của PRA theo trình tự.

+ Cán bộ PRA hoặc mời đại diện nông dân trình bày tóm tắt các kết quả thực hiện các công cụ PRA theo các biểu mẫu đã thực hiện.

+ Cán bộ PRA trình bày những ý chính trong có biên bản được ghi khi thực hiện các công cụ và các cuộc họp dân.

+ Đề nghị nông dân thảo luận và liệt kê các lĩnh vực chính mà địa phương đang quan tâm đã được đề cập đến trong khi thực hiện các công cụ PRA.

+ Cán bộ PRA hướng dẫn tổ công tác thảo luận những khó khăn và giải pháp cho từng lĩnh vực đề xuất.

+ Kế hoạch hành động của địa phương được xây dựng dựa trên các hoạt động đã vạch ra theo mẫu biểu trên.

+ Cán bộ PRA hướng dẫn nông dân tổng hợp và liệt kê các chương trình hành động theo mẫu biểu trên.

+ Nông dân thảo luận và đề xuất cho từng chương trình hành động.

+ Cán bộ PRA tổng hợp dự thảo kế hoạch hành động của địa phương.

- Viết báo cáo PRA:

Báo cáo PRA là tập tài liệu được gửi lên cơ quan có thẩm quyền, các chương trình, dự án để làm cơ sở cho việc xây dựng dự án cho từng địa phương. Báo cáo PRA bao gồm các nội dung sau:

+ Lời giới thiệu: nêu lý do, xuất xứ của việc tiến hành PRA tại thôn bản; mục tiêu của PRA; mục đích và kết cấu của báo cáo.

+ Phương pháp tiến hành PRA: Phần này nêu rõ những hoạt động trước khi tiến hành PRA tại địa phương, bao gồm: hình thành ý đồ, khảo sát ban đầu, xác định mục tiêu PRA, xác định các công cụ, lập kế hoạch thực hiên PRA, nhân sự; tiến trình PRA tại thôn, bản; những thuận lợi và khó khăn.

+ Đánh giá kết quả PRA, bao gồm: Phân tích và bình luận các kết quả ở phần phụ lục dựa vào việc so sánh giữa các mục tiêu đã đặt ra cho đợt PRA và kết quả thu được của PRA. Phần này phải chỉ ra được những mục tiêu đạt được và những mục tiêu chưa đạt được.

+ Kiến nghị về các mặt:

Sử dụng các kết quả PRA: Cần phải phân biệt rõ kế hoạch của thôn bản được đưa ra bằng PRA với kế hoạch của dự án. Kế hoạch hỗ trợ của dự án phải dựa trên kế hoạch của thôn bản, nhưng không phải tất cả kế hoạch đó đều được dự án hỗ trợ. ở đây cần nhấn mạnh trách nhiệm của người dân địa phương trong việc tham gia xây dựng kế hoạch của thôn, bản.

Những định hướng hỗ trợ cho thôn bản được xác định theo mực độ ưu tiên. Cần phải xác định rõ vai trò của dự án hỗ trợ như là những xúc tác hay động lực ban đầu, tránh bao cấp, ỷ lại. Do đó các hỗ trợ ưu tiên của dự án đối với địa phương phải được cam kết bởi nông dân và nêu rõ trách nhiệm của người nông dân trong các hoạt động phát triển địa phương.

Các hoạt động tiếp theo: Cần ghi rõ những hoạt động tiếp theo và thông báo cho nông dân tránh việc mong chờ và nghi ngờ của nông dân với dự án. Các hoạt động tiếp theo phải căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để định rõ thời gian và công việc chủ yếu.

+ Kết luận.

Câu25.Ưu nhược điểm và cách tiến hành KIP

Phỏng vấn những người am hiểu nhất về một đề tài (KIP: Key Informant Panel)

* Định nghĩa: KIP là phương pháp thảo luận nhóm gồm những người am hiểu về những sự việc khác nhau tập hợp trong một cuộc toạ đàm về những sự kiện, những chuyên đề hoặc những thông tin khác trong cộng đồng.

*  Mục đích của KIP:

+ Thu thập những thông tin tổng quát và những vấn đề chuyên biệt.

+ Xác định và làm rõ hơn những thông tin đã thu thập bằng phương pháp khác.

*  Thành lập và hoạt động KIP:

- Thành phần KIP: gồm 7-15 người từ các tổ chức, lĩnh vực khác nhau (nông dân, người buôn bán, cán bộ xã,...)

- Hoạt động của KIP:

± Cán bộ nghiên cứu xác định những thông tin cần thu thập qua KIP và thảo câu hỏi về:+ Tình hình dân số, phân bố dân cư.+ Lịch sử phát triển làng, xã, hệ thống canh tác. + Tình trạng kinh tế, thu nhập của các nhóm hộ.+ Tình hình dân trí: Trường học, y tế, văn hoá,.. + Tôn giáo và các tổ chức xã hội.+ Định chỉ tiêu phân biệt giàu, nghèo.+ Xác định hạn chế, trở ngại, xếp thứ tự ưu tiên.

± Tiếp xúc chính quyền, nêu các nội dung cần tìm hiểu để cán bộ tìm những người am hiểu nhất về các vấn đề đó.

± Dự kiến số người tham gia với cán bộ xã.

± Tiếp xúc với các thành viên KIP để hẹn ngày.

± Họp thì cán bộ nghiên cứu nêu vấn đề, KIP thảo luận, đánh giá.

* Ưu điểm của KIP:- Mọi người tham gia thoải mái, vui vẻ.- Có điều kiện tranh luận ® vấn đề đúng. - Đỡ tốn kém mà một lúc có nhiều thông tin- Cung cấp thông tin chính xác và tin cậy về các đặc điểm nổi bật.

* Nhược điểm của KIP:- Những ý kiến cực đoan, khác thường hay bị bỏ qua.- Không có thông tin định hướng chính xác (ít)- Cần có người điều khiển tốt.

Câu 26.Phương pháp thu thập,phân tích đánh giá thông tin (SWOT).Tiến trình thực hiện SWOT.

Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin (phương pháp SWOT)

 SWOT: Strength (mạnh), Weaknees (yếu), Oportunities (cơ may, triển vọng) và Threats (rủi ro, nguy hiểm). Đây là kỹ thuật thu thập, phân tích và đánh giá nguồn thông tin từ nông dân và các người khác trong làng xã và cộng đồng, hoặc từ các tài liệu sẵn có. Nó được sử dụng để xác định mặt mạnh, yếu, triển vọng và rủi ro của một điều kiện sản xuất, một đặc điểm kinh tế xã hội nào đó trong một thời gian nhất định của một làng xã, cộng đồng hay một tổ chức, cá nhân nông hộ.

* Tiến trình thực hiện phương pháp SWOT:

 - Tiếp xúc với chính quyền địa phương, giải thích lý do và mục đích công việc.

- Xác định thành phần, số người thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi nhóm. Chính quyền sẽ cung cấp danh sách những người theo yêu cầu công việc. Số người mỗi nhóm là 5-10 người.

- Ấn định ngày, giờ làm việc cho từng nhóm.

- Mỗi nhóm cử một người ghi biên bản thảo luận trên một tờ giấy lớn có chia thành 4 cột đều nhau cho mỗi mức: Mạnh, Yếu, Triển vọng và Rủi ro.

- Nhóm nghiên cứu hệ thống nông nghiệp cử một người phụ trách nhóm.

Các nhóm này có thể họp riêng để kết quả thảo luận phong phú hơn.

- Người phụ trách giải thích rõ lý do, mục đích cần đạt được sau thảo luận vấn đề. Thời gian để các nhóm hoàn thành bảng phân loại SWOT là 1-2 giờ. Càng có nhiều ý kiến tham gia càng tốt.

- Mỗi nhóm cử ra một người trình bày kết quả. Thảo luận ngay sau khi mỗi nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm nghiên cứu tập hợp các bảng này để tổng hợp lai thành một tài liệu phục vụ cho các công việc kế tiếp.

* Phân tích kết quả SWOT: Các thông tin cung cấp bởi phương pháp SWOT thường có tính chất tổng quát và những kết quả khác nhau từ các nhóm thường được dùng để kiểm chứng các thông tin có sẵn vì nguồn thông tin từ nông dân thường trên cơ sở những gì họ nhận biết về hiện tại và tương lai.

* Tác dụng của SWOT:

- Đánh giá sản xuất hiện tại của 1 vùng

- Dùng để đánh giá một dự án, một chương trình phát triển sản xuất khi phân tích so sánh 2 kết quả SWOT của cùng một chuyên đề ở 2 điểm khác nhau: Khi bắt đầu và kết thúc dự án. Khi so sánh kết quả ở 2 giai đoạn khác nhau ta có thể đánh giá được mức tiến triển (tiến độ của dự án)

 

 

Câu 27. Ưu nhược điểm của công cụ ABC và tiến trình thực hiện * Phương pháp ABC

* Phương pháp ABC một cách tổng quát là để xác định những nông hộ nghèo trong số nông hộ trong làng xã, cộng đồng. Phương pháp ABC được áp dụng để xác định hiệu quả của những dự án phát triển đối với những người ở cấp thấp nhất trong giai tầng xã hội (dự án “ xoá đói giảm nghèo”).

+ Tiêu chuẩn để phân loại: - Mức độ sở hữu ruộng đất- Nguồn thu nhập- Kiểu xây cất nhà ở.- Khả năng cho con cái đi học.

*  Tiến trình ABC:

- Thiết lập danh sách các chủ hộ (có thể được cung cấp bởi Chủ tịch xã hoặc từ số liệu thống kê gần nhất).

- Viết tên danh sách chủ hộ trên những thẻ riêng biệt.

- Tổ chức họp KIP, thảo luận với nhóm KIP về những chủ đề như sự phân loại gia đình thành 3 nhóm: Giàu, trung bình, nghèo và những chỉ tiêu, những tiêu chuẩn cho từng nhóm.

- Cho nhóm KIP tuần tự tên của từng chủ hộ, nhóm KIP sẽ thảo luận và đưa tên chủ hộ vào các nhóm.

- Nhóm KIP sẽ xác định rõ những đặc điểm của đa số chủ hộ trong từng nhóm để phân biệt với các nhóm khác. Những người tham gia KIP họp thảo luận đưa đến nhất trí cho từng biểu loại, từng nhóm.

*  Ưu điểm của ABC:- Nông dân hiểu nhau hơn.- Tạo điều kiện để nông dân cùng tham gia chương trình. - Làm tăng sự hiểu biết về phân bố và chia sẻ các nguồn tài nguyên hiện hữu.

* Nhược điểm của ABC:- Đánh giá chỉ mang tính định tính.- Không liệt kê đầy đủ tên của chủ hộ dễ gây ra đánh giá không đúng mức các chỉ tiêu để phân nhóm.- Một số nông dân thường hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khi họ nghĩ là có dự án hỗ trợ.

 

 

 

Câu 28: Uwu nhược điểm của công cụ WEB và tiến trình thực hiện

*  Phương pháp WEB

WEB là phương pháp phân tích những khó khăn hiện tại trong một cộng đồng. Là phương pháp phân tích nguyên nhân và hệ quả của một tình thế khó khăn (theo kiểu mạng nhện) để xác định nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân đầu tiên.

+ Tiến trình của WEB:- Xác định tình thế khó khăn.- Xác định những nguyên nhân và hệ quả của một tình thế khó khăn bằng những mũi tên (đầu nhọn mũi tên là hướng chỉ kết quả, đầu kia là nguyên nhân).- Tiếp tục xác định nguyên nhân và hệ quả của từng yếu tố vừa được xác định trên đây.- Khi xếp loại nguyên nhân nễnnếp thành mảng: Sinh học, kinh tế, xã hội,..- Sau khi xây dựng xong WEB cần trình bày để nông dân kiểm chứng.

+  Ưu điểm của WEB:Giúp ta dễ thấy nguyên nhân cơ bản cần giải quyết.

+ Nhược điểm:- Yếu tố thời gian: Một WEB được thực hiện trong một thời điểm và cần được cập nhật qua nhiều năm để thấy được những hệ quả có khả năng xảy ra hoặc kết quả của những tác động tương hỗ.- Người thực hiện có thể gặp bối rối khi sử dụng mũi tên biểu thị trong trường hợp có nhiều nguyên nhân và kết quả cho một tình thế khó khăn hiện tại. Người xây dựng WEB không có kỹ thuật cao thì không xác định nguyên nhân trọng tâm.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: