ÔN TẬP ĐA DẠNG SINH HỌC
CÂU 1* : Đa dạng sinh học
Là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và VSV, là những gen chứa đựng trong các loài và là những HST vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường.
CÂU 4: Loài là gì?
• Lý thuyết tiến hóa Đac Uyn cho rằng: loài là những dòng các loài trong một chi có quan hệ tiến hóa với những nhánh họ hàng; chi và họ đại diện sự phân hóa từ xa xưa trong dòng tiến hóa đó.
Quan điểm loài của Đac Uyn dẫn đến sự phát triển các sơ đồ phát sinh chủng loại
CÂU 5: Thế nào là loài hình thái?
• Trong thực tế, một nhóm cá thể thực vật có những nét cơ bản giống nhau được coi là một loài.
• Về lý tưởng, loài có thể tách ra bởi các đặc điểm hình thái khác nhau với các loài họ hàng. Đó là điều cần thiết để có sự phân loại thực tế mà qua đó có thể giúp người khác có thể phân loại được.
CÂU 6: Thế nào là loài sinh học?
• Loài sinh học bao gồm những quần thể, mà các cá thể trong các quần thể đó có thể lai với nhau và cho con cái có khả năng sinh sản bình thường.
CÂU 7: Những taxôn dưới loài (trong loài)
• Một loài chứa nhiều biến đổi trong các quần thể của nó, ba bậc trong loài được quan tâm trong phân loại thực vật và được công nhận chính thức là: phân loài (subspecies), thứ (varietas) và dạng (forma).
CÂU 9: Biến đổi môi trường
“Một số loài đáp ứng bằng cách thay đổi mô hình sống của chúng để đáp ứng với sự biến đổi của môi trường”
Vd: tiếp xúc ánh sáng tự nhiên kém Rừng U Minh Thượng à Tràm, cành tập trung phần ngọn. còn Bình Châu à Tràm, mọc nơi trống trảiàcây thấp, nhiều cành & tán rộng
CÂU 10*: Quan niệm về quá trình tiến hóa
• Tiến hóa là quá trình ngẫu nhiên và không biết trước được kết quả.
• Là sự truyền bá các biến đổi di truyền, phát sinh không liên tục, xảy ra ở những cá thể.
CÂU 11: Sự phân chia sinh giới?
• Cho đến những năm 50, 60 của thế kỷ XX, các sách giáo khoa chỉ đề cập đến sự tồn tại của hai giới: Động vật và Thực vật giống như đề xuất của Linnaeus (1735)
Hệ thống ba giới:
• Cuối thế kỷ 19, Ernst Haekel (1866, 1894, 1904) đã đề nghị giới thứ 3:
– Gộp tất cả các cơ thể dạng hiển vi gần như đơn bào thành một nhóm Monera–Protista bao gồm cả Vi khuẩn thuộc nhóm chưa có nhân hoàn chỉnh, mà sau này nhiều nhà sinh vật đã bác bỏ (Margulis và Schwartz, 1998).
Hệ thống bốn giới:
• Herbert Copenland (1956), đã đưa ra hệ thống bốn giới :Thực vật, Động vật, Protista (nguyên sinh ĐV, tảo) và tiền nhân,
• Sơ đồ này không khác nhiều so với hệ thống Haeckel nhưng đã có cải tiến quan trọng:
– Copeland đã nâng hai ngành trong Protista trong hệ thống của Haeckel lên thành 2 giới: Monera và Protoctista.
Hệ thống năm giới
Mở rộng ý tưởng của Copeland, Whittaker, Margulis (1973) đã đề nghị hệ thống năm giới gồm: Monera (vi khuẩn và tảo lam), Protista (những sinh vật đơn bào), Fungi, Plantae (Tảo lớn, Rêu đến Hạt kín) và Animalia (động vật không xương sống và động vật có xương sống).
1. Monera - Prokaryota: Bacteria, Không có nhân, cơ thể bé nhỏ (0,5-5 microns), sống đầu tiên trên Trái Đất cách đây khoảng 3,8 tỷ năm. Đó là Vi khuẩn và Tảo lam.
2. Protista (Protoctista)- Eukaryota: Protozoa (Amoeba, Ciliates, Diatoms, Dinoflagellates, etc.), cơ thể có nhân, cơ thể gồm những tế bào, lớn (>10 microns), sống cách đây 2,0-1,5 tỷ năm. Đó là những sinh vật đơn bào.
3. Fungi - Eukaryota: cơ thể đa bào, hoại sinh, sống bằng cách hấp thu thức ăn qua màng tế bào, không quang hợp.
4. Plantae - Eukaryota: cơ thể đa bào, tự dưỡng (quang hợp), có lục lạp, xuất hiện cách đây 450 triệu năm. Đó là Tảo lớn, Rêu, Dương xỉ, Cây có hoa.
5. Animalia - Eukaryota: cơ thể đa bào, dị dưỡng, sinh sản hữu tính xuất hiện cách đây 700 triệu năm. Đó là Động vật không xương sống và Động vật có xương sống.
CÂU 13*: Bảo tồn đa dạng sinh học
Bảo tồn đa dạng sinh học là quá trình quản lý mối tác động qua lại giữa con người với các gen, các loài và các hệ sinh thái nhằm mang lại lợi ích lớn nhất cho thế hệ hiện tại và vẫn duy trì tiềm năng của chúng để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của các thế hệ tương lai. Để có thể tiến hành các hoạt động quản lý nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, điều cần thiết là phải tìm hiểu những tác động tiêu cực, các nguy cơ mà loài hiện đang đối mặt và từ đó xây dựng các phương pháp quản lý phù hợp nhằm giảm đi các tác động tiêu cực của các nguy cơ đó và đảm bảo sự phát triển của loài và hệ sinh thái đó trong tương lai.
CÂU 14:
"Sinh học bảo tồn là một khoa học đa ngành được xây dựng nhằm hạn chế các mối đe dọa đối với đa dạngsinh học ". (Soulé, 1985)
CÂU 15*: Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học?
Tìm hiểu những tác động tiêu cực do các hoạt động của con người gây ra đối với các loài, quần xã và các hệ sinh thái
Hạn chế sự tuyệt diệt của các loài và cứu các loài đang bị đe dọa bằng cách đưa chúng hội nhập trở lại các hệ sinh thái đang còn phù hợp đối với chúng.
Sinh học bảo tồn ra đời vì các khoa học ứng dụng truyền thống không còn đủ cơ sở để giải thích những mối đe dọa ??
Nông nghiệp, lâm nghiệp, quản lý động vật hoang dã, sinh học thủy sản,... chủ yếu quan tâm đến vấn đề xây dựng các phương pháp quản lý một số ít các loài có giá trị kinh tế và làm cảnh.
Có 2 dạng bảo tồn: Ex situ và In situ. Ex situ (bảo tồn chuyển vị ) là chuyển vị trí của 1 loài sang 1 khu vực an toàn. gồm: ngân hàng gen và ngân hàng gen ở hiện trường VD: vườn ươm, vườn thú. In Situ (bảo tồn nguyên vị) là dạng khoanh vùng bảo tồn gồm có: các hệ sinh thái tự nhiên (nguồn gen) và các hst nông nghiệp (tại trang trại).
CÂU 16: Thế nào là giá trị sử dụng cho tiêu thụ?
Gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày như củi đốt và những sản phẩm khác cho mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế
Những sản phẩm này không đóng góp gì vào giá trị GDP của quốc gia vì chúng không được bán mà cũng không được mua.
Khi người dân địa phương khai thác quá mức dẫn đến môi trường bị hủy hoại, hay việc xây dựng thành lập khu bảo tồn làm cho chất lượng cuộc sống của họ sẽ bị xuống cấp, đến mức họ không thể sống được và buộc phải di chuyển đến chỗ khác để tìm nguồn khai thác mới.
CÂU 17: Thế nào là giá trị sử dụng cho sản xuất?
Định nghĩa: Giá bán các sản phẩm thu lượm từ thiên nhiên trên thị trường trong nước và ngoài nước
Giá trị sử dụng cho sản xuất của các nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đáng kể, ngay cả ở những nước công nghiệp. Ước tính rằng 4.5% giá trị GDP của nước Mỹ phụ thuộc vào các loài hoang dã, lượng này chiếm trung bình khoảng 87 tỉ đola/năm.
Thời điểm hiện nay, ở những nước đang phát triển, gỗ là một trong những sản phẩm bị khai thác nhiều nhất từ rừng tự nhiên với tổng giá trị hơn 75 tỉ đola/năm. Sản phẩm làm ra từ gỗ được xuất khẩu rất nhiều từ những nước vùng nhiệt đới để đổi lấy ngoại tệ tạo nguồn vốn thực hiện quá trìnhcông nghiệp hóa và để trả nợ nước ngoài.
CÂU 19: Tạo bộ sưu tập mẫu thực vật?
• Những bộ sưu tập mẫu cây là rất quan trọng để nghiên cứu phân loại.
• Chúng bao gồm toàn bộ các loài và các biến dạng của chúng, là nguồn nguyên liệu đầu tiên để nghiên cứu hệ thực vật một vùng và chúng là những bằng chứng để nghiên cứu thực nghiệm.
• Các nguyên liệu thực vật phải được chọn lọc một cách cẩn thận được chuẩn bị và bảo quản.
• Đó là những thông tin vĩnh cửu để cho các nhà nghiên cứu về sau nghiên cứu.
• Các nhà phân loại học căn cứ vào các sưu tập đó để nghiên cứu những biến đổi trong một hay giữa các quần thể của cùng một loài ở các môi trường khác nhau do sự lai tạo, do sự biến đổi của đất đai, độ ẩm, độ dốc, ánh sáng.
• Nhiều dấu hiệu có thể quan sát dễ dàng ở cây sống nhưng khó nhận biết ở cây mẫu khô như màu hoa, mùi vị thì phải được ghi chép lại.
CÂU 22: Tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu, thiên nhiên hoang dã.
Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được gọi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã:
“Loài cây Franklinia altamaha đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã nhưng vẫn sống bình thường trong điều kiện được gieo trồng nhân tạo” .
23. 1 loài đc xem là tuyệt chủng khi nào: Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
24. Nguyên nhân suy thoái và tổn thất về đa dạng sinh học:
- Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật
o - Khai thác trái phép gỗ và lâm sản ngoài gỗ
o - Đánh bắt thủy sản bằng phương pháp không bền vững
o - Săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách thiếu cơ sở khoa học
o Việc chuyển đổi đất rừng và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản; sự mở rộng đô thị hoá và phát triển cơ sở hạ tầng cũng dẫn đến việc mất hay phá vỡ các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên
- Sự du nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai
- Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu
- Mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ngày càng nhiều
Các loài thực vật ngoại lai ở vủng ĐBSCL:
Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài ngoại lai như Ốc bươu vàng (Pomacea caniculata), Chuột hải ly (Myocastor coypus), Mọt cứng đốt (Trogoderma granarium), cây Mai dương (Mimosa pigra) đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng và tạo nên sự chú ý của đông đảo quần chúng, các nhà khoa học và các nhà quản lý. Sự phát triển quá mức và khó kiểm soát của các loài này đã gây những hậu quả xấu đối với môi trường và đa dạng sinh học như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, thậm chí ảnh hưởng cả đến sức khoẻ con người.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top