Không Tên Phần 1
1. Hàng hóa & Hàng hóa sức lao động
* hàng hoá
k/n : Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con ngưòi thông qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, không kể nhu cầu đó được thỏa mãn trực tiếp hay gián tiếp.
Gia trị hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.
* Hàng hóa sức lao động
sức lao động chỉ trỡ thành hàng hóa trong những điều kiện lich sử sau đây :
• Người có sức lao động phải được tự do về thân thể , làm chủ được sld của mình và bán sld của mình như 1hang hóa
• Người lao động bị phá sãn mất hết tu liệu sx ko còn đương sống nào # ngoài con đường lao động làm thuê cho nhà tư bản
Hai thuộc tính : giá trị sử dụng và giá trị.
Gía trị :
- Là hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao đông;
- Tiền lương có 2 hình thức, trã theo thời gian và theo sản phẩm
- Gía trị hàng hóa sức lao động phụ thuộc : khí hậu, điều kiện tự nhiên . thói quen tiêu dùng và trình độ văn minh.
Gía trị sử dụng :
– là công dụng khu tư bản sử dụng sld
vd : ngày ld 8h , trong 8h chia ra 2 bộ phân
– Hàng hóa đc sd có khả năng sáng tạo ra 1 lượng giá trị mới hơn giá trị bản thân nó
GIống nhau: điều có 2 thuộc tính
Khác nhau : - Hàng hóa thông thường là quá trình sử dụng hao mòn, giá cả giảm
- hàng hóa sức lao động quá trình sd tạo ra giá trị > giá trị của bản thân, nguồn gốc giá trị thặng dư là sự giàu có của nhà tư bản. Đây là sự khác biệt giữ hhsld và hh
vd : bạn làm trong 1 công ty lớn tiền lương trã cao thành quả lao động của mình tạo ra phải lớn hơn tiền lương đó.
Y nghĩa :
Hàng hóa :
+ Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng nhu cầu đa dạng phong phú của xã hội
+ Phải coi trọng cã 2 thuộc tính của hàng hóa để không ngưng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Hàng hóa sld :
+ Vạch rõ nguồn gôc của giá trị thặng dư, đó là lao động không công của người công nhân làm thuê tạo ra trong quá trình sản xuất và bị nhà tư bản chiếm không
+ Vạch rõ bản chất cơ bản nhất của xh tư bản đó là quan hệ bốc lột của nhà tư bảo đối với lao động làm thuê.
+ vạch rõ được các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư : loi nhuận, lợi nhuận bình quân, lợi tức...
+ Vạch rõ được nguồn gôc, bản chất của tích lũy tư bản
2. Quy luật giá trị :
Đây là quy luật cơ bản để lưu thông hh và là bản chất lưu thông hh và chi phối các quy luật #.
Nội dung :
- Sx và lưu thông hh phải thực hiện theo hao phí ldxh cần thiết ( chi phí mức tv cho sx)
- Trong sản xuất thì hao phí ld cá biệt phai bằng hoặc nhỏ hơn hao phí ld xh cần thiết
- Trong lưu thông giá cã trên cơ sỡ giá trị
* Quy luật cung cầu
- Khi cung = cầu : giá cã= giá trị
- Khi cung < cầu : giá cã < giá trị
* Quy luật cạnh tranh
Cạnh tranh là 1 quy luật kinh tế khách quan, cạnh tranh chống chế độ độc quyền
- Bán rẻ để chiếm lĩnh thị phần , phá sản đối thủ sau đó nâng giá lên
lợi ích : lựa chọn công nghệ cao, sản phẩm , giá cã
mặt trái : canh tranh k lành mạnh ( trốn thuế, hàng giã, hàng nhái )
Tác động
- Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Điều tiết sản xuất tức là điều hoà, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế. Tác lộng này của quy luật giá trị thông qua sự biến động của giá cả hàng hoá trên thị trường dưới tác động của quy luật cung - cầu.
*Nếu cung< hơn cầu, thì giá cả lớn hơn giá trị, nghĩa là hàng hóa sản xuất ra có lãi, bán chạy. Giá cả cao hơn giá trị sẽ kích thích mở rộng và đẩy mạnh sản xuất để tăng cung; ngược lại cầu giảm vì giá tăng.
*Nếu cung > hơn cầu, sản phẩm sản xuất ra quá nhiều so với nhu cầu, giá cả thấp hơn giá trị, hàng hóa khó bán, sản xuất không có lãi. Thực tế đó, tự người sản xuất ra quyết định ngừng hoặc giảm sản xuất; ngược lại, giá giảm sẽ kích thích tăng cầu, tự nó là nhân tố làm cho cung tăng.
* Cung cầu tạm thời cân bằng; giá cả trùng hợp với giá trị. Bề mặt nền kinh tế người ta thường gọi là "bão hòa".
Tuy nhiên nền kinh tế luôn luôn vận động, do đó quan hệ giá cả và cung cầu cũng thường xuyên biến động liên tục.
– Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất hàng hoá là một chủ thể kinh tế độc lập, tự quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Nhưng do điều kiện sản xuất khác nhau nên hao phí lao động cá biệt của mỗi người khác nhau, người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội của hàng hoá ở thế có lợi sẽ thu được lãi cao. Người sản xuất nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ ở thế bất lợi, lỗ vốn. Để giành lợi thế trong cạnh tranh, và tránh nguy cơ vỡ nợ, phá sản, họ phải hạ thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. Muốn vậy, họ phải luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn, mang tính xã hội. Kết quả là lực lượng sản xuất xã hội được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
- Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hoá người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo.
Quá trình cạnh tranh theo đuổi giá trị tất yếu dẫn đến kết quả là: những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài, giàu lên nhanh chóng. Họ mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngược lại những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc gặp rủi ro trong kinh doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
3. Các phương pháp sản xuất và giá trị thặng dư
a. Giá trị thặng dư tuyệt đối
a Khái niệm: Giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời gian lao động vượt qua thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, gia trị sức lao động va thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
– Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Bất cứ nhà tư bản nào cũng muốn kéo dài ngày công lao động của công nhân, nhưng việc kéo dài đó không thể vượt qua giới hạn sinh lý của công nhân. Bởi vì, người công nhân cần có thời gian ăn, ngủ, nghỉ ngơi, giải trí để phục hồi sức khỏe. Do vậy, việc kéo dài thời gian lao động gặp sự phản kháng gay gắt của giai cấp công nhân đòi giảm giờ làm.
+ Khi độ dài ngày lao động không thể kéo dài thêm, vì lợi nhuận của mình, nhà tư bản lại tìm cách tăng cường độ lao động của người công nhân. Vì tăng cường độ lao động có nghĩa là chi phí nhiều sức lao động hơn trong một khoảng thời gian nhất định. Nên tăng cường độ lao động về thực chất cũng tương tự như kéo dài ngày lao động.
Vì vậy, kéo dài thời gian lao động hay tăng cường độ lao động đều để sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
– Phương pháp này chủ yếu áp dụng trong thời kỳ đầu nền sản xuất tư bản, với việc phổ biến sử dụng lao động thủ công và năng suất lao động thấp.
Ví dụ : Ngày lao động 8h chia ra 4h lao động tất yếu , 4h ko được trã lương ( kéo dài thơi gian lao động ko đc trã lương)
b. Gia trị thặng dư tương đối
– Khái niệm: Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động trong ngành sản xuất ra tư liệu sinh hoạt để hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động vẫn như cũ.
– Điểm mấu chốt của phương pháp này là phải hạ thấp giá trị sức lao động. Điều đó đồng nghĩa với giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho công nhân. Muốn vậy phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị cho ngành sản xuất ra các tư liệu tiêu dùng.
– Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản phát triển. nhưng lúc đầu chỉ một số nhà tư bản làm được vì điều kiện khoa học, kỹ thuật chưa cho phép. Khi đó, các nhà tư bản này tăng được năng suất lao động nên thu được giá trị thặng dư siêu ngạch. Khi các nhà tư bản đều cải tiến kỹ thuật, giá trị thặng dư siêu ngạch sẽ không còn. Tất cả sẽ thu được giá trị thặng dư tương đối. Do đó giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối.
Ví dụ : Trong quá trình sản xuất , lao động bình thường tạo ra 8 sp/ ngày
→ Tăng năng suất lao động lên 16 sản phaame / ngày
c. Gia trị thặng dư siêu ngạch
C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Bởi vì chúng đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, chỉ khác một chỗ một bên là tăng năng suất lao động cá biệt, một bên là tăng năng suất lao động xã hội.
– Khái niệm: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác làm cho giá trị cá biệt của hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó.
– Nhà tư bản chỉ phải bỏ ít chi phí hơn các nhà tư bản khác nhưng vẫn có thể bán được hàng hóa với giá ngang bằng với giá thị trường, từ đó thu được giá trị thặng dư cao hơn.
Khi số đông các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật công nghệ thì giá trị thặng dư siêu ngạch của doanh nghiệp đó sẽ không còn nữa.
– Trong từng xí nghiệp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội, nó lại thường xuyên tồn tại. Và nó chính là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản đổi mới công nghệ để tăng năng suât lao động cá biệt, đánh bại đối thủ cạnh tranh, thu được phần giá trị thặng dư lớn.
Vận dụng : sự giống và khác nhau giữ tương đối và siêu ngạch
Giong : dựa trên nền tảng KHCN, năng suất lao động
Khác : Tương đối : là toàn bộ giai cấp tư sản thu đc
Siêu ngạch : chỉ những nhà tư bản nào ứng dụng KHCN làm cho chi phí thấp hơn các nhà tư bản #. Không ổn đinh nhưng phải luôn tìm tòi, cải tiến.
• Vấn đề sản xuất giá trị thặng dư ở Việt Nam
Việt Nam còn có giá trị thặng dư, ở các thành phần tư bản công nhân và nước ngoài
Giong : ở đâu có quan hệ tư bản và công nhân thì có sản xuất giá trị thặng dư
Khác : Tỷ suất giá trị thặng dư ở VN thấp hơn các nước tư bản vì trước đây ( năm xưa ) thấp nên dẫn đến giờ thấp
vid dụ : xuất khẩu đi lao động nước ngoài ,
Địa vị ở người lao động ơ các nước tư bản bị bốc lột còn ở Việt Nam bị bốc lột về chính trị còn về kinh tế thì không.
4 , Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột và xây dựng xã hội mới- xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa
Việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phải trãi qua 2 buoc:
• Gianh lấy chính quyền nhà nước xác lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
• Lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng xã hội mới XHCN đó là một quá trình lịch sử lâu dài và đầy khó khăn
Điều kiện thực hiện sứ mệnh lịch sử :
• Có lực lượng cách mạng đông đảo, tiến hành cuộc cách mạng XHCN
• Có đường lối chính sách của Đảng soi đường,
5. THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI:
là thời kì cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội xã hội chủ nghĩa, bắt đầu từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của TKQĐLCNXH là cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã hội, mặt khác từng bước cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
* Tính tất yếu của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam:
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1954 ở Miền Bắc và năm 1975 trên phạm vi cả nước theo kiểu quá độ gián tiếp hoặc như V. I. Lênin nói là kiểu "đặc biệt của đặc biệt". Đó là sự lựa chọn tất yếu dựa trên những căn cứ sau:
+ Căn cứ vào quan điểm của Chủ nghĩa Mác –Lênin cho rằng, ở những nước nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế vẫn có khả năng tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội mà không phải trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Căn cứ vào xu thế phát triển của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại. Đó cũng là thời đại độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nên nhiều nước đã đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Triều Tiên, Lào...
+ Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cách mạng nước ta, trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, con đương quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản trước hết là sự lựa chọn của chính Đảng ta: Ngay từ "Cương lĩnh chính trị năm 1930" đến " Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" được trình bày ở Đại hội VII năm 1991, Đảng ta đều thể hiện bản lĩnh chính trị về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cùng với sự lựa chọn của Đảng ta là sự lựa chọn của chính nhân dân lao động nước ta khi theo Đảng làm cách mạng là muốn có cuộc đời ấm no, hạnh phúc. Để mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân không có con đường nào khác là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, mặc dù trước mắt, chủ nghĩa tư bản còn có tiềm năng phát triển về kinh tế, chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đỗ ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng Đảng ta vẫn khẳng định đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Chủ nghĩa xã hội vẫn là khuynh hướng phát triển khách quan của thời đại. Nó không chỉ là lý tưởng mà là hiện thực sinh động trong quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
* Nội dung của thời kỳ quá độ ở nước ta.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường tư bản chủ nghĩa và con đường xã hội chủ nghĩa, đấu tranh quyết liệt chống âm mưu "diễn biến hoà bình" của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.
Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng
với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, "Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top