Ngôi kể
1) Ngôi kể thứ nhất:
- Người kể xưng tôi, là nhân vật tham gia vào câu chuyện, được chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện và kể lại (Chiếc lược ngà).
- Người kể xưng tôi là nhân vật chính của câu chuyện, kể lại câu chuyện của chính mình (Những ngày thơ ấu - văn bản Trong lòng mẹ của tác giả Nguyên Hồng, Dế mèn phiêu lưu ký - văn bản Bài học đường đời của nhà văn Tô Hoài).
- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong Chiếc Lược Ngà: Lời kể của bác Ba là chứng kiến tự nhiên, chân thực, thuyết phục được người đọc. Người kể vừa kể được đầy đủ sự việc trong câu chuyện, vừa dễ dàng đan xen những lời biểu cảm cá nhân, bình luận của cá nhân làm cho câu chuyện được kể hay, hấp dẫn, sâu sắc và biếu cảm hơn.
2) Ngôi kể thứ ba:
- Người kể giấu mình, là tác giả, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng.
- Khác với ngôi kể thứ nhất, câu chuyện dựa trên góc nhìn một chiều của người kể, ở ngôi kể thứ ba, ta có thể thấy được một bức tranh toàn cảnh, một góc nhìn đa chiều, nhưng phần nào cũng mất đi tính chủ quan. Ở đây, người kể có thể kể câu chuyện theo một cách linh hoạt, tự do với tất cả những gì diễn ra với nhân vật.
Hạ Điểu Điểu - 20/03/2022
Nay thi thử Sư Phạm nè mọi người =)))) Nếu có ai theo dõi truyện của Điểu mà thi Sư Phạm thì Điểu chúc bạn thi tốt nha!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top