Mùa Xuân Nho Nhỏ (P2)

Câu 5: Từ khổ 1 bài thơ, làm rõ vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

*) Tập trung làm rõ 2 ý: Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên: 
+ Không gian cao rộng của bầu trời, khoáng đạt của dòng sông, màu sắc hài hòa của bông hoa tím biếc và dòng sông xanh - đặc trưng của xứ Huế.
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện hót vang trời, tiếng chim trong trẻo, lan tỏa rồi như đọng thành "Từng giọt long lanh rơi".

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân đất trời:
+ Tình yêu thiên nhiên thể hiện qua cái nhìn trìu mến với cảnh vật, trong lời bộc lộ trực tiếp như lời trò chuyện với thiên nhiên "ơi", "hót chi".
+ Đặc biệt cảm xúc của nhà thơ được thể hiện trong một động tác trữ tình, đón nhận vừa trân trọng vừa tha thiết trìu mến với mùa xuân: được đưa tay hứng lấy "từng giọt long lanh".

- Nghệ thuật:
+ Đảo từ "mọc" nhấn mạnh dấu hiệu của mùa xuân, gợi bức tranh xuân tiềm tàng sức sống.
+ Nhân hóa "Ôi con chim..." thể hiện niềm thiết tha yêu, gắn bó cuộc sống.
+ Ẩn dụ "giọt long lanh" là giọt sương mai, giọt mưa xuân, là giọt âm thanh, là cảm xúc say sưa ngây ngất của tác giả trước cảnh đất xứ Huế vào xuân.


Câu 6: Nhà thơ tin tưởng và tự hào về tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt còn nhiều vất vả. Và đúc được hình dạng bằng một hình ảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa. [Phân tích khổ 3]

*) Lập ý: 

- 2 câu đầu (4 - 5 câu): Khái quát lịch sử đất nước 4000 năm ngắn gọn xúc tích.
+) Gian lao, vất vả [là tính từ, xét về từ loại] [là từ láy, xét về loại từ].
+) Nhân hóa: hình ảnh đất nước gần gũi mang vóc dáng người mẹ tần tảo nhiều vất vả gian lao.
-> Ca ngợi đất nước với niềm tin yêu.

- 2 câu sau (5 - 6 câu)
+) So sánh: đất nước như vì sao: khẳng định đất nước sẽ tỏa sáng và trường tồn bất tử...
+) Phó từ "cứ" bổ sung ĐT "đi"...
-> Trong hoàn cảnh đất nước 1980 còn nhiều khó khăn, sau chiến tranh, bản thân bị ốm: không mất đi niềm tin vào đất nước.-> Niềm vui xuất phát từ tình yêu thiết tha sâu nặng.-> truyền đến người đọc để chúng ta tự hào về đất nước mình.


Câu 7: Phân tích nội dung - nghệ thuật khổ 4 & 5

*) Khổ 4: Tiếng lòng của tác giả: muốn được cống hiến và coi cống hiến là lẽ tự nhiên.- Nội dung: +) Con chim sinh ra: tặng tiếng hót cho đời+) Bông hoa sinh ra: dâng hương thơm sắc thắm+) Nốt trầm: nốt nhạc thấp không thể thiếu trong bản hòa ca.-> Quan niệm của tác giả: vạn vật sinh ra là để cống hiến, con người cũng vậy. (Gợi nhớ LLSP - Nguyễn Thành Long)- Nghệ thuật: +) Điệp ngữ "ta làm": 2 lần: ước nguyện cống hiến.+) Hình ánh thơ lặp lại (cấu tứ lặp lại): con chim, cành hoa là biểu tượng đẹp cho khát vọng dâng hiến.+) Ẩn dụ nốt trầm: ví cuộc sống đẹp như 1 nốt nhạc trong bản hòa ca. 


*) Khổ 5: Ước nguyện làm một mùa xuân nhỏ bé để cống hiến.
- Nội dung: 1 năm bắt đầu bằng một mùa xuân, đời người bắt đầu từ tuổi trẻ, thanh xuân đời người là đẹp nhất nghĩa là muốn cống hiến những gì đẹp đẽ nhất của cuộc đời mình cho đất nước dù là nhỏ bẻ -> làm nên mùa xuân lớn.
- Nghệ thuật:
+) Ẩn dụ: Mùa xuân nho nhỏ. [Phân biệt: Mùa xuân: tả thực; Mùa xuân nho nhỏ: tả tượng trưng]
+) Điệp ngữ (Điệp cấu trúc ngữ pháp): "dù là"...: khẳng định được cống hiến từ trẻ đến già: không nghĩ đến tuổi tác, lặng lẽ khiêm nhường.
-> Khẳng định: quan niệm sống đẹp đáng trân trọng.

Bài làm tham khảo

(1) Trong khổ 2 và khổ 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của tác giả Thanh Hải, ta thấy được cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân đất nước đẹp đẽ. (2) Trước hết, ở khổ 2, đất nước hiện lên với hình ảnh lộc xuân theo "người ra đồng" (người nông dân) và "người cầm súng" (người ra đồng), làm đẹp ý thơ về cuộc sống lao động và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ, hai nhiệm vụ không thể tách rời. (3) Từ "Lộc" làm người ta liên tưởng đến hình ảnh người lính ra trận, mang theo sức sống của cả dân tộc, chính màu xanh đã tiếp thêm cho họ sức sống. (4) Từ "Lộc" còn làm cho người ta nghĩ tới những cánh đồng trả dài mênh mông với những chồi non nhú lên xanh mướt, hay nó còn mang sức sống, sức mạnh của con người; dường như, chính con người đã tạo nên sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. (5) Từ láy "hối hả", "xôn xao" là cái háo hức trong tâm hồn, tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nức trước tinh thần lao động khẩn trương, khí thế đi lên dồn dập của dân ta. (6) Mùa xuân đất nước được làm nên từ cái hối hả ấy. (7) Từ đó, hình ảnh mùa xuân đất nước đã được mở rộng dần ra: đầu tiên, nó chỉ gói gọn trên vai, tấm lưng của người ra trận, đã được mở rộng thành một cánh đồng bao la. (8) Ở khổ 3, nhà thơ tin tưởng, tự hào về tương lai đất nước, được xây dựng bằng một hình ảnh so sánh đẹp: đất nước với vì sao - nguồn sáng lấp lánh, vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi thời không, hình ảnh rạng ngời của tổ quốc. (9) Qua đó, Thanh Hải bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp bởi đất nước mãi trường tồn, vĩnh cửu cùng vũ trụ, không bao giờ mất đi và nhất định đất nước sẽ tỏa sáng như những vì sao. (10) Đó là ý chí quyết tâm, niềm tin sắt đá, niềm tự hào lạc quan của dân tộc. (11) Ở câu thơ cuối khổ, phụ từ "cứ" kết hợp với động từ "đi" thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn thử thách. (12) Có thể nói, ở khổ 2 và 3 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ta thấy được mùa xuân đất nước đẹp đẽ và cảm xúc tin yêu, tự hào, niềm tin và mong muốn được cống hiến của nhà thơ.

Hạ Điểu Điểu
07/03/2022

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top