Chiếc Lược Ngà
Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932). Quê: An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1945, tập kết ra miền Bắc, ông bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông có nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.
- Tác phẩm:
+) Hoàn cảnh sáng tác: được viết năm 1996 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên.
+) Nội dung: thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nhiệt của chiến tranh.
+) Nghệ thuật: tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí: thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật.
Một số câu hỏi thường gặp
Câu 1/ Giải thích ý nghĩa nhan đề:
- Chiếc lược ngà là hình ảnh biểu tượng cho tình phụ tử trong chiến tranh bởi:
+) Nó là kỷ vật của người cha dành cho con gái.
+) Là hình ảnh trung tâm xâu chuỗi các chi tiết: nguyện vọng của bé Thu trong cuộc chia li với cha, là vật gỡ rối tâm trạng ông Sáu là món quà thể hiện tình cảm của ông với con gái.
→ Thể hiện chủ đề tác phẩm: Tình cha con sâu nặng, thiêng liêng, vượt lên những mất mát đau thương của chiến tranh.
Câu 2/ Truyện ca ngợi tình cha con nhưng tại sao lại đặt là "Chiếc lược ngà":
Truyện ca ngợi tình cha con nhưng tác giả lại đặt tên là Chiếc lược ngà là do:
+) Chiếc lược ngà là kỷ vật vô giá, là món quà duy nhất ông tặng cho con gái.
+) Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình yêu của ông Sáu cho bé Thu vẫn còn mãi, trường tồn, bất tử.
+) Chiếc lược mà là biểu tượng cao đẹp, thiêng liêng cho tình ngộ éo le của chiến tranh.
→ Hướng đến chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con.
Câu 3/ Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện:
- Ông Sáu rất vui vì được về thăm nhà sau nhiều năm xa cách với mong muốn giản dị: được ôm con vào lòng, được nghe con gọi tiếng "ba". Khi xuồng vừa cập bến, ông vội vã nhảy lên bờ đưa hai tay về phía con. Ông nghĩ con bé sẽ chạy tới xô vào lòng ông nhưng trái với mong đợi của ông, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Khi ông gọi con, nó đã hoảng hốt bỏ chạy. Trong 3 ngày ngắn ngủi, ông tìm cách gần gũi con bé nhưng con bé nhất quyết không gọi ông là ba, từ chối mọi sự chăm sóc của ông. Đúng lúc ông Sáu phải lên đường trở về chiến khu, con bé mới chạy xô lại cất tiếng gọi ba đầu tiên. Ông Sáu rất vui và hạnh phúc, trào ra nước mắt nhưng ông Sáu không thể ở lại thêm một ngày nào với con vì ông là cán bộ kháng chiến phải đi nhận nhiệm vụ mới.
- Ở chiến khu, ông Sáu rất vui vì tìm được mẩu ngà voi, ông cẩn thận, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược và khắc lên dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Ông mong mỏi được trở về nhà gặp lại con gái, tự tay mình chải mái tóc cho con. Nhưng chưa kịp thực hiện, ông đã hy sinh.
Kết luận: Tác giả đã xây dựng một chuỗi những tình huống đối lập bởi tình cha con sâu sắc, mãnh liệt nhưng cũng thật éo le bởi chiến tranh. (Tình huống 1 nghiêng về thể hiện tình yêu của con dành cho cha. Còn tình huống 2 lại tập trung làm rõ tình cảm của cha dành cho con.)
Câu 4/ Vai trò của người kể chuyện - bác Ba:
- Bác Ba vừa là người kể chuyện, vừa là nhân vật phụ tham gia vào câu chuyện. Người được chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện. Vì thế, lời kể của người được chứng kiến tự nhiên, chân thực, thuyết phục được người đọc.
- Với vai trò này, người kể vừa kể được đầy đủ sự việc trong câu chuyện, vừa dễ dàng đan xen những lời biểu cảm, bình luận của cá nhân làm cho câu chuyện được kể hay, hấp dẫn và sâu sắc hơn.
Ví dụ: Khi kể về cái chết của ông Sáu hoặc kể về cuộc chia tay giữa hai cha con ông Sáu.
Câu 5/ Chiếc lược ngà được kể ở ngôi thứ mấy? Tác dụng của nó?
- Chiếc lược ngà được kể ở ngôi thứ nhất - người kể xưng tôi, là bác Ba - là nhân vật phụ tham gia vào câu chuyện, được chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện và kể lại.
- Tác dụng: Lời kể của người được chứng kiến tự nhiên, chân thực, thuyết phục được người đọc. Người kể vừa kể được đầy đủ sự việc trong câu chuyện, vừa dễ dàng đan xen những lời biểu cảm cá nhân, bình luận của cá nhân làm cho câu chuyện được kể hay, hấp dẫn, sâu sắc và biếu cảm hơn.
Câu 6/ Trong văn bản Chiếc lược ngà, theo em, Thu là người như thế nào?
- Em là người có tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt. Sau khi ba hy sinh, Thu đã tiếp tục sự nghiệp cách mạng, đi làm giao liên để trở thành người đồng chí, đồng đội của cha.
- Em là người ương bướng, ngang ngạnh. Em từ chối không nhận cha: nhìn thấy ông Sáu gọi mình thì bỏ chạy, khi ông Sáu ở nhà thì nói trống không với ông, ông Sáu chăm sóc bằng cách gắp trứng cá vào bát thì Thu gắp ra.
Tóm lại, bé Thu đã làm cho ta hiểu thêm sức mạnh tình yêu cha con mãnh liệt như thế nào trong hoàn cảnh chiến tranh.
Câu 7/ Suy nghĩ của em về tình cha con trong chiến tranh
- Tình cảm cha con vốn là tình cảm thiêng liêng sâu nặng: người cha đi chiến trường khi con gái chưa đầy 1 tuổi, lúc nào trong ông cũng có một mong ước nghe con gọi tiếng ba, mong ước đơn giản nhỏ bé nhưng khó thực hiện trong điều kiện chiến tranh. Thời gian chờ đợi hai cha con được gặp nhau tính bằng năm, thời gian gặp nhau chỉ có 3 ngày.
Với ông Sáu:
+ Bảy, tám năm xa cách bao yêu thương chắt đầy trong ông trong 3 ngày nghỉ phép ngắn ngủi, ông mong được hôn con, được nghe con gọi tiếng ba, được chăm sóc con nhưng từ lúc gặp cho lúc đến hết ngày phép con bé vẫn kiên quyết từ chối ông khiến ông Sáu rất buồn và khổ tâm. Khi con bé hiểu ra mọi chuyện thì ông đã phải lên đường trở về chiến khu.
+ Ở chiến khu, ông dồn hết tình yêu thương vào việc làm chiếc lược. Ông khắc lên đó dòng chữ: Yêu nhớ tặng Thu con của ba. Ông muốn mang chiếc lược về trao cho con nhưng chưa kịp thực hiện thì ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông vẫn nhớ đến con, ông ủy thác cho người bạn đem chiếc lược ngà về cho con gái (nhưng vì chiến tranh, rất nhiều năm sau đó thu mới nhận lại chiếc lược).
→ Ông Sáu không chỉ là người chiến sĩ dũng cảm mà còn là một người cha vô cùng yêu con.
Với bé Thu:
+ Yêu, tôn kính người cha. Thu không nhận ông Sáu là cha vì trên mặt ông có vết sẹo. Khi hiểu ra nguyên nhân vết sẹo, Thu thấy buồn và ân hận. Trong buổi chia tay, con bé hôn lên vết sẹo của cha mặc cho mặc cảm, sợ hãi.
→ Thu không ngờ đó là lần gặp ba cuối cùng của mình.
+ Khi biết ba hi sinh, Thu đã vượt qua nỗi đau và sự mất mát và xin má đi làm giao liên theo con đường mà cha đã đi.
→ Đó cũng là cách thể hiện lòng yêu cha, niềm tự hào về người cha chiến sĩ mà Thu rất mực yêu thương và cảm phục.
- Suy nghĩ của bản thân
+ Trong chiến tranh, con người phải chịu nhiều đau thương mất mát, nhưng từ đó, con người cũng trưởng thành, cứng cỏi, mạnh mẽ và thầm lặng hi sinh tình cảm cá nhân như ông Sáu. Đặt nghĩa vụ với tổ quốc lên trên tình cảm cá nhân.
→ Trân trọng, cảm phục những người cha như ông Sáu và những đứa con như bé Thu. Câu chuyện giúp chúng ta hiểu được sâu sắc hơn tình cha con thiêng liêng, bất tử trong hoàn cảnh chiến tranh để rồi từ câu chuyện chúng ta càng biết quý trọng, nâng niu tình cảm đó trong cuộc sống hôm nay.
Câu 8/ Giới thiệu về bé Thu
- Là nhân vật chính.
- Nhà ở vàm kênh nhỏ đổ ra sông Cửu Long (Miền Đông Nam Bộ)
- Là con gái duy nhất trong gia đình, cha đi kháng chiến khi anh chưa đầy một tuổi. Sau 7, 8 năm xa cách mới gặp lại, Thu không nhận ba vì trên mặt ông Sáu có vết sẹo. Đúng lúc ông Sáu phải trở về chiến khu, thu mới nhận và gọi ba.
- Tình cách ương bướng ngang ngạnh nhưng cũng rất ngây thơ và hôn nhiên. Sau cùng đi làm giao liên: gan dạ.
→ Có tình yêu cha sâu sắc, mãnh liệt. Thể hiện tình yêu cha theo cách riêng của mình
Câu 9/ Phát biểu cảm nghĩ về bé Thu.
- Ương bướng, có cá tính. Nhất quyết không gọi ông Sáu là cha vì cho rằng ông không giống người cha trong bức ảnh
→ Đứa trẻ ngây thơ.
- Thu dành tình yêu thương trọn vẹn cho người cha trong bức ảnh. (Thể hiện qua tiếng gọi ba, qua hành động hôn lên vết sẹo dài trên má, khóc thì dùng chân giữ chặt không cho ba đi)- Dũng cảm gan dạ khi trở thành giao liên.
→ Xúc động trước tình yêu Thu dành cho ba, thương cho Thu trong hoàn cảnh chiến tranh không có cha ở bên.
→ Càng thêm yêu quý và cảm phục Thu.
Câu 10/ Phân tích tình yêu Thu dành cho ba trong tiếng gọi ba:
*) Lập ý:
- Thu dành trọn vẹn tình yêu thương cho người cha duy nhất trong bức ảnh:
+) Tiếng gọi thiên liêng chỉ dành cho người cha ấy chứ không phải ông Sáu có vết sẹo trên mặt.
+) Khi thu cất tiếng gọi ba, tiếng kêu của nó nhưng tiếng xé...nghe thật xót xa (nói quá + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác)
+) Tiếng gọi xóa đi mọi sự khổ tâm dày vò trong tâm trạng ông Sáu.
+) Nó vừa gọi, vừa chạy xô lại ôm chặt lấy cổ ba, hôn lên vết sẹo.
→ Bao cảm xúc yêu thương dồn nén vỡ òa ra.
- Suy nghĩ của em:
+) Với Thu: Tiếng gọi đó cất giữ mãi trong lòng vỡ òa trong giây phút chia tay mà không biết lúc nào mới gặp lại ba trong hoàn cảnh chiến tranh.
+) Tiếng gọi ba giản dị, thân thương với Thu thật thiêng liêng, cao quý biết nhường nào! Tiếng gọi ba đầu tiên cũng là tiếng gọi ba cuối cùng -> thương Thu.
Kết luận: Kỷ niệm trong buổi chia tay và tiếng gọi ba xúc động mãi là ký ức đẹp đẽ, thiêng liêng trong lòng Thu.
Đề ôn luyện:
Cho đoạn văn: "Trong giờ phút cuối cùng không còn đủ sức trăn trối điều gì... nhắm mắt đi xuôi."
a) Xác định các nhân vật xuất hiện trong đoạn trích trên. Mối quan hệ giữa các nhân vật?
b) Đoạn văn kể về sự việc gì? Nó liên quan đến tình huống nào trong truyện?
c) Giải thích ý nghĩa thành ngữ "nhắm mắt đi xuôi". Tìm một thành ngữ có nghĩa giống thành ngữ này.
d) Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Tác dụng của nó?
e) Tại sao nhân vật tôi lại nói "Chỉ có tình cha con là không thể chết được." Em hiểu điều ấy như thế nào? (3 - 5c)
04/02/2022 - Hạ Điểu Điểu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top