quần suông dài và váy đỏ

xe đạp xốc tôi lên từng đợt làm tôi choáng váng cả đầu như cái đợt tôi đú đởn theo mấy đứa trẻ con non chẹt ở làng litthy kế bên nhà. trình độ lái xe đạp của tôi vẫn dở tệ như hồi đầu tập chạy cùng bố. trên con đường dẫn đến thị trấn đầy sỏi đá, tôi nắm chặt hai cái tay nắm - thứ mà tôi xem như phao cứu hộ lúc bấy giờ, chạy băng băng trên con đường đất. tôi nghĩ là mình sắp ngã đến nơi rồi, nhưng rồi với cái tính cứng đầu và bảo thủ của tôi thì vẫn cố đâm đầu mà chạy cho đến khúc đầu của thị trấn.

sau đó, chuyện gì đến cũng phải đến, tôi ngã một cái ào xuống xe, nằm lăn lốc trên con đường đất như một người ăn vạ. áo tôi dính đầy cát và đất, có lẽ mẹ sẽ quát tôi một trận vì dạo đây trời rất hay mưa, không thể nào để quần áo khô nhanh chóng được. tôi phủi đống cát dính đầy chân, tay và mặt, cũng may cái giỏ quần áo của bố và mẹ may vẫn nằm đó và chưa bẩn, nếu không thì tôi sẽ bị ăn đòn một trận tơi bời vì làm bẩn hàng giao cho khách. chân tôi có chút tứa máu, nếu để lâu thì sẽ nhiễm trùng nên tôi cắn rứt lòng mà chịu đau, nhanh cái chân đạp đến địa điểm giao hàng được viết ngay ngắn trên tờ giấy nhỏ đang lấp ló ở trên đống đồ mẹ tôi kẹp vào.

tôi nghĩ hôm nay là một ngày may mắn, dù chân tôi đang có chút thê thảm. nắng nhẹ có chút ấm phản phất rơi thẳng xuống má tôi, rồi từ từ là cả khuôn mặt. gió lơi phơi cả quả đầu bông xù, tóc bay trong gió mạnh mẽ đến nổi mà đã khiến tôi tưởng tượng rằng có lẽ chúng sắp rơi khỏi đầu của tôi đến nơi.

hôm nay tôi đi giao hàng cho bà kathy, do nhà nằm gần cuối chợ thị trấn nên hơi khó đi một tẹo nhưng cũng là một cái cớ hay để tôi quẹo sang khúc hẻm gần đó, dạo chơi trên cánh đồng lớn và ghé thăm ngôi nhà to chảng của thằng bạn chí cốt renjun nhà mình.

tôi long nhong tiến thẳng đến nhà bà kathy, bước xuống và hạ chiếc xe ở một góc. tay tôi gõ cộc cộc vài phát thì đột nhiên cánh cửa mở bật ra như tình tiết hang động trong truyện aladin, chỉ tiếc rằng thứ đón nhận tôi không phải là một châu báu lớn, một chiếc đèn thần bóng loáng ma thuật mà là khuôn mặt đang cau có của bà kathy.

- cháu đến giao hàng cho bà ạ.

tôi nói một câu ngắn ngủn. tay chìa ra mấy cái áo và quần, bỗng chốc mấy đứa nhỏ quần áo trong tay tôi biến mất, rơi thẳng vào trong lòng bàn tay mập mạp của bà kathy. tay tôi từ được lấp đầy bằng không khí trống rỗng, bỗng một phép thần kỳ nào đó lại trở thành một bàn tay đang cầm cả nhúm tiền và xu. nhét mấy thứ đó vào trong cái túi ở bên hông áo, tôi vụt đến chiếc xe đạp đang nằm chổng chơ, phóng lên nó và đạp đến con hẻm đầy rẫy nhà.

đúng là đường của thị trấn có khác, chẳng những nó không xốc tôi lên như mấy con ngựa không biết điều mà còn rất êm ái là đằng khác. với trình độ tay lái lụa mượt mà như tôi thì mấy con hẻm này chẳng là một thứ gì to tát. tôi lượn qua lượn lại như mấy thằng trẻ trâu trong phố hay làm, xuýt thì lại ngã như sáng nay. vượt qua gánh hát là đã tới nhà của renjun.

- ya! huang renjun. muốn đi dạo quanh cánh đồng tít ở sau hè với tớ không?

đứng trước nhà nó, tôi đùng đoàng hét lên vài tiếng lớn. có lẽ đã do quen nên renjun bạn tôi nó chẳng buồn mà phản ứng lại chí choé như hồi mới chơi. đứng trước cổng dưới ánh nắng như muốn ăn trọn và nuốt tươi thân thể, tôi híp mắt, đứng lầm lì trước nhà hệt như cái tướng ông đưa thư mỗi lần đến lượt giao thư cho nhà tôi. trong tầm mắt bé ti hí của mình, tôi thấy một bóng hình nhỏ con lản vản trong nhà lớn, rồi bóng hình đó dần dần từ hình dạng của một đứa trẻ con nhỏ nhắn, biến thành một người khổng lồ cao lớn mười mấy tuổi đang đứng lù lù trước mặt tôi.

mặt renjun hơi sưng húp vì mới ngủ dậy, áo nó phẳng phiu nhưng có khúc thì lại bỏ trong quần, khúc khác lại bị chia cắt bơ vơ trơ trội bay lất phất nằm ở ngoài quần.

- đi thì đi, hôm nay bố và mẹ đều đi làm, không sợ.

câu nói vừa trót lọt vào tai xong, tôi lập tức phóng lên xe đạp một cái vèo, đưa tay ngoắc ngoắc chỉ ra phía sau yên xe đang nằm yên vị chờ sẵn làm nó thiếu điều muốn đấm tôi vì cái tật gọi bạn như gọi cún. renjun cũng bắt chước cái cách tôi lên xe, phóng lên một phát làm cho tôi xiểng niểng vì độ nặng của nó. hai bàn chân tôi để lên hai cái bàn đạp mới toanh, đạp hì hục đến cánh đồng lớn cách đây không xa. thế là lại có một khung cảnh, một con người thì đạp muốn vã mồ hôi đến nơi, một người khác thì ngồi làm bình bông ngắm cảnh rất ư là vô tư khiến ai đó đang đạp muốn quẳng nó xuống một góc đường.

sau khi phi ngay đến trước cánh đồng, tôi phanh xe lại, thậm chí còn nghe rõ một tiếng kít nhỏ vang lên từ cái bánh xe lớn đang dính đầy bùn. hai người bọn tôi bắt đầu oanh tạc nơi này như mọi hôm. bọn tôi rượt đuổi trên cái cánh đồng lớn thật hăng say, hăng tới nổi mà đầu gối đứa nào đứa nấy đều trầy đi mấy cái. chân tôi từ loại lành lặn chỉ chấn thương nhẹ vì mấy cái trầy nhỏ lúc té xe hồi sáng, bỗng thăng cấp lên thành một cái chân què. chúng tôi lếch đến cái cối xay gần đấy, ngắm nhìn rồi ngồi nghỉ. bọn tôi sau đấy cũng chẳng nói gì, cứ tận hưởng phút giây ngắn ngủi của cuộc sống đang quay cuồng. cuối cùng, sau khi đã chơi thật đã, đúng thật là sướng trước khổ sau. lúc này, trong chính thời khắc tôi đang đứng ngây ngô như một đứa trẻ ngốc, tôi mới bất chợt nhận ra mình đã đi giao hàng hơn tận tiếng đồng hồ, và khi về nhà tôi biết tỏng chắc chắn thế nào cũng sẽ bị tra hỏi.

tôi bày cái mặt chán ườm ra như sắc mặt của mấy người sắp rời xa trời đất, thở dài mấy cái rồi vác thân mình và cả thằng bạn ra chỗ cất xe đạp lúc nãy. lần này, tôi không đạp như con bò húc nữa mà chuyển sang hệ người đạp xe thanh thảng và thư thái như mấy con lười tôi xem được trên đài của chiếc tivi cũ nhà tôi.

đưa xong renjun vào nhà, quen thói cũ, tôi lượn lách qua mấy khúc đường cong vẹo của con hẻm rồi thoát mình ra khỏi con chợ vẫn còn đang tấp nập đông đúc cả đống người, tiến thẳng đến ngôi nhà đang treo một bảng hiệu lớn.

nhà tôi nổi danh trong vùng là một trong những nhà có truyền thống theo nghề may có tuổi đời lâu nhất, và tất nhiên đến thế hệ của tôi cũng không là ngoại lệ. ngay từ nhỏ, bố và mẹ tôi đã rất ân cần trong việc chỉ dạy tôi cách may, cách vá, cách chọn lựa vải sao cho phù hợp. nhờ có trí óc, miệng mồm nhanh nhẹn và tài may vá bén duyên với tôi từ khi tôi mới chào đời, tôi đương nhiên trở thành đứa trẻ chắc chắn sẽ kế nghiệp của bố mẹ tôi. nhưng do tôi chỉ mới là một cậu trai thiếu niên đang trải qua thời kỳ tuổi dậy thì nên mẹ tôi cứ nhất quyết khăng khăng giao hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ nọ để đi giao hàng cho khách trong thị trấn.

tôi mở cửa, chuông kêu lên một tiếng vang cả cửa hàng. mẹ tôi ngẩng đầu, vừa nhìn thấy đứa con trai người đang nhếch nhác vì bùn đất thì la oai oái, còn lảng trách tôi vài cái cho có lệ.

- hôm nay nhà mình sẽ đón tiếp một hàng xóm mới. mẹ cho con đúng 15 phút, con làm sao cho mẹ để khi bước xuống lầu, mẹ có thể thấy con với bộ dạng sạch sẽ nhất.

tôi chớp lấy đống quần áo sạch tinh tươm vừa mới khô được ném qua từ tay mẹ, chạy vút lên phòng trên tầng nhà rồi đóng cửa một cái ầm. mẹ tôi là người đã nói thì sẽ làm, nếu tôi vẫn đóng vai là một đứa trẻ không nghe lời như mọi hôm mà xuống lầu với bộ dạng nhếch nhác như bây giờ thì chắc chắn sẽ bị ăn một trận no đòn, đặc biệt hơn là những hôm nhà có khách.

tôi cầm bộ quần áo, quăng thẳng nó vào giỏ đồ trong góc phòng tắm. vặn vòi nước cho vừa đủ với dung tích của chiếc bồn sao cho vừa vặn, tôi bước vào từ từ để cảm nhận độ ấm của nước, sau đó bắt đầu tắm rửa.

tôi tắm xong, xả nước rồi hít hà vài cái, ngay lập tức mùi sữa tắm xộc thẳng vào mũi. cầm từng cái áo, cái quần và tất lên trên đôi bàn tay trần đang khô quắp lại vì đã ngăm nước quá lâu. tôi mặc chúng lên như một trình tự được lập trình sẵn. mặc đồ xong sẵn sàng, tôi phóng ra cửa rồi đu xuống chiếc cầu thang nghịch ngợm như mấy con khỉ sắp đâm đầu xuống sàn vì tật chơi ngu. cũng may là không ai thấy cái cảnh hùng vĩ và vĩ đại này của tôi.

tôi chạy đến khung cửa kính lớn bày biện đồ trước nhà, dùng con mắt tinh tường quan sát đường phố xung quanh. ngoài mấy ông cụ già đang ngồi đọc báo ven quán cà phê và mấy đứa nít quỷ ranh con rượt qua rượt lại trên mặt đường, hầu như tôi chẳng thấy gì khác biệt hơn so với mọi khi.

có lẽ do tôi quá đón chờ và mong đợi người hàng xóm mới nên đâm ra có hơi thất vọng. vừa mới quay đầu đi có vài cái, tôi nghe thấy một tiếng xe ô tô ịn ịn từ trong khúc quẹo cua của con đường. tôi lại đưa cái đầu nâu nâu của mình áp mặt vào tấm kính mờ, láo liếc nhìn xem đó là xe của ai, vì thời này chúng tôi đều quy chụp chung rằng ai có ô tô thì người đó cũng phải rất giàu.

chiếc xe cót két tạm dừng đối diện nhà tôi. thú thật tôi có hơi bất ngờ vì ngôi nhà của người hàng xóm mới ngoài vẻ bề ngoài to bự và hoành tráng của nó, điều tôi không ngờ nhất là nó còn nằm sát vách với nhà tôi nữa cơ. có mấy người bước xuống xe, tôi nghĩ đó có lẽ một hộ gia đình và cũng là người chủ của ngôi nhà kia, điều tôi chú ý nhất là quả đầu vàng hoe của cậu bé đang đứng ngay bên cạnh người phụ nữ đang ngó nghiêng nhìn xung quanh khung cảnh. vài tốp người giúp việc bắt đầu bưng mấy cái nội thất vào nhà, còn hộ gia đình kia thì lại bắt đầu đi qua đi lại mà làm quen với mọi người trong khu xóm.

đối tượng đầu tiên mà họ nhắm đến chắc chắn là nhà của tôi. họ tiến đến vài bước gần cánh cửa và mở một cái. lập tức mẹ tôi từ một người phụ nữ cáu kỉnh đã biến thành một bà tiên dịu hiền và đằm thắm. cánh tay mẹ kéo tôi lại gần bà, tôi cũng biết điều mà mở miệng lên chào hỏi và ngoảnh miệng cười hi hi ha ha rồi nhẹ nhàng và lặng lẽ nép vào ngay sau lưng mẹ như một đứa con ngoan.

trong khi hai người phụ nữ đang nói chuyện rôm rả, thì chỉ chừa mỗi tôi và cậu trai kia vụng về đánh mắt mà nhìn nhau. do tính nhiều chuyện có sẵn trong tính cách, tôi bắt đầu bắt chuyện với cậu ta.

cậu ta thì ấp a ấp úng cư xử e ngại như thiếu nữ mười tám vừa được hỏi cưới, tôi không biết làm sao để kéo dài cuộc trò chuyện, thành ra mới cố mà moi hết chủ đề trong cuộc sống mà hỏi.

cuối cùng sau bao nhiêu nỗ lực lớn lao mà tôi gây dựng, bức tường thành này cũng chịu mở miệng ra mà nói cho đàng hoàng. theo thông tin mà tôi thu thập, tích góp sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi này, thì cậu ta tên là mark, đầy đủ hơn thì là mark lee, người canada và hơn tôi tận một tuổi trời nhưng do vẻ ngoài non nớt của mình, tôi cá là nhiều người sau khi nhìn vào rốt cuộc thế nào cũng sẽ bảo tôi và mark cứ nhìn như trạc tuổi nhau vậy, được cái là cậu ta cao hơn tôi tận một cái đầu.

mẹ cậu sau khi buôn chuyện với mẹ tôi hồi lâu liền chào hỏi để tạm biệt, nắm lấy cánh tay khẳng khiu của cậu mà kéo đi mất. tiếng chuông cửa lại reo lên lần nữa, nhưng lần này không phải là người vào mà là người đi. tôi lại híp mắt, nhìn lấy nhìn để hai cái bóng nhỏ bóng lớn đang cặp kè bên nhau băng sang con đường. mark lee dù nói chuyện có hơi nhạt nhẽo nhưng tôi cảm nhận cậu ta có vẻ là một người cực kỳ hợp khi chơi với tôi. không biết là vì sao, nhưng linh cảm và suy nghĩ do bộ não tôi truyền đến thì nó lại bảo thế. dù sao thì, rốt cuộc sau bao nhiêu năm thì tôi cũng có một người bạn mới, thậm chí là rất gần nhà nên tâm trạng của tôi cực kỳ vui, thậm chí còn nhảy cẩng lên làm mẹ tôi còn nghi hoặc rằng đứa con trai của mình có bị làm sao không nữa mà.







Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top