hai
• Tháng 10 / 1929 - Thành phố New York
Sàn chứng khoán chính thức vỡ vụn và sụp đổ hoàn toàn, con phố Wall hoành tráng tôi thường đọc lỏm trên tờ báo của bác Tom hàng xóm nghe nói đang chìm trong khủng hoảng. Một hình ảnh đông nghịt đến nghẹt thở được in khắp nơi trên các tờ báo lớn nhỏ. Sáng nọ khi tôi nhặt nhẹm tờ báo được quăng đến trước cửa nhà từ người đưa thư, những dòng chữ in đậm ngay ngắn to đùng nổi bật trước mắt, kể về sàn chứng khoán - thứ tạo ra những dòng tiền hữu hạn khiến người ta có thể chết đi sống lại vì nó, được thổi phồng lên nhanh chóng như một bong bóng tròn trịa, nhưng cũng dễ vỡ khiến bạn từ trên đỉnh vực của cuộc sống, lăn toặc xuống mặt đất vì không còn xu dính túi. Hàng trăm người đàn ông phải nói là thành đạt, mặc những bộ vest sang trọng và đôi khi lại đội một con mũ vành nhỏ đứng chen chúc thành đàn trên một cung đường lớn - giống như một ổ kiến được làm từ người bu lại thành từng chụm lớn, chỉ khác ở đây không phải là tranh giành một miếng mồi ngon, thứ thức ăn béo ngậy hấp dẫn như những chiếc cổ phiếu trong quá khứ từng được tranh giành, mà đây là một ổ, một đàn người lớn nghèo khổ, mất trắng tay vì bị đâm sau lưng bởi chính thứ cổ phiếu mà mình từng xem như vàng, như bạc. Rồi tôi còn thấy, có cả những người ôm mặt, khóc lóc ỉ ôi, gục ngã trên hàng đống giấy tờ lộn xộn ngập ngụa tung bay trên trời, nằm nhăn nhúm dính cả dấu giày bẩn thỉu bị giẫm đạp trên nền đất. Hàng nghìn người tràn ngập khắp khu phố, ngập kín khắp các con đường, khắp sau đó đã là một hay hàng nhiều cuộc đổ xô tìm việc, dù chỉ là một công việc nhỏ với mức lương thấp bé, người ta vẫn có thể đứng ở một hàng dài đầy ắp người lớn hàng giờ để chớp lấy cơ hội làm việc ấy. Bố dường như cũng đã biến thành một trong phần nhiều những con người thất nghiệp và đói kém trong lòng thành phố nhỏ. Vào mỗi ngày, bố tôi - ông đã phải xếp hàng dài mòn mỏi chờ đợi tại văn phòng tìm việc và đi về với sự tiều tuỵ và mệt mỏi lớn vì chẳng thể tìm được việc gì làm. Bố mất việc trong một khoảng thời gian dài hơn dự kiến của gia đình, bắt buộc mẹ tôi - người cuối cùng giữ được việc phải làm tăng ca ở nhà máy giày vào mỗi tối cho đến khi rạng sáng của ngày mới.
Cuộc Đại suy thoái về kinh tế như một chứng bệnh suy hô hấp nguy hiểm, một đại dịch lớn có nguồn gốc từ New York từ từ lan rộng đến các bang khác và trên toàn thế giới. Có thể nói, nó dường như đã cướp lấy quá nhiều từ gia đình tôi và nhiều hộ gia đình khác ở Lynchburg. Trong những năm đầu của sự sụp đổ nền kinh tế nước Mỹ và cả thế giới trên toàn cầu, sống ở Virginia dường như đã là một lựa chọn an toàn hơn vì nó được xem như một lá chắn vững chải chống lại những sức ảnh hưởng to lớn của nó. Nhưng cho đến khi năm hai, năm ba của cuộc khủng hoảng, cuối cùng chiếc lá chắn cũng bắt đầu nứt vài đường lớn, rồi sụp đổ thành đống đổ nát có thể ví như những lớp bao bọc đó có thể bay xa trải dài đầy rẫy khắp thành phố.
Chính phủ thẳng tay cho người cắt giảm các chi tiêu nhằm để không nợ ngân sách, nhiều ngân hàng liên tiếp sụp đổ chóng vánh, hàng loạt nhà máy liên lụy liên tục đóng cửa và sa thải nhân viên dẫn đến mẹ - người đàn bà trụ cột gia đình cũng đã mất việc, thời gian học cũng trở nên ít đi chỉ còn những 8 tháng ròng. Tôi với tư cách là một cậu nhóc 13 tuổi, cuối cùng đã phải nghỉ học. Tôi chạy đôn đáo khắp nơi tìm việc, không những mỗi mình bản thân tôi mà còn rất nhiều đứa nữa cũng vậy, chúng tôi hay nói đùa rằng bọn tôi hệt như mấy xác sống vừa trồi dậy từ mộ, những đứa trẻ thây ma cố gắng chạy thật mau, thật nhanh qua mặt đối phương để với lấy thứ công việc béo bở. Rồi khi cuối cùng, cơ thể cũng như tinh thật dần chìm vào chế độ mệt rã, tôi lại được ban phước, được sống lại với lời chấp nhận nhận tôi vào một xưởng gỗ toạ lạc lân cận thành phố. Vào ngày đầu tiên thử việc trong nhà máy nhỏ nhoi còn thoi thóp sống sót sau đợt càn quét của bức sóng đổ vỡ của kinh tế, tôi háo hức đến nỗi chẳng ngủ nổi mấy giấc như thường, và khi trời lấm tấm chút nắng rơi trọn vào những vạt che cửa sổ trong phòng thì tôi đã và đang hùng hục mặc lên bộ đồ chỉnh tề, bỏ vào mồm chút ít đồ ăn và phóng vèo một phát lên xe bán tải để đến chỗ làm việc đầu tiên. Thế là trong suốt thời kỳ nhà tôi sống ngắt ngẻo tiết kiệm từng ngày một ngày hai đó, tôi - Mark Lee, cũng là một thanh niên trai tráng trong nhà đã làm việc vất vả và hăng say trong một nhà máy gỗ nhỏ trong thành phố để trang trải cho gia đình.
Tôi nhớ, vào mỗi lúc đi xe buýt chật ních người cùng em trai nhỏ đã phải chật vật tìm kiếm những cục than rơi rớt nằm trong những góc đường do xe chở than làm rơi mỗi khi quẹo vào những khúc cua của con đường nhựa. Những hôm may mắn và trúng mánh lớn, chúng tôi tìm hẳn được một mẻ gồm mấy cục lớn vừa vặn cả trong lòng bàn tay lem luốt ơi là đen, chỉ một mẻ đó thôi nhưng chúng đã đủ để sưởi ấm cả nhà trong vòng mấy ngày liền nếu tiết kiệm. Vào những hôm xui xẻo hơn, tôi và em về nhà với hai lòng bàn tay trắng vì chẳng thu hoạch được gì, vả lại còn đau đớn vì cơn lạnh buốt của trời đông và còn có khi còn bị bố đánh cho mấy trận vì những cơn say làm mất lý trí của bố mỗi ngày.
Tôi nhớ, những cuộc hội thoại ngăn ngắn thường ngày của hai anh em tôi và lúc khi được trò chuyện cùng mẹ lúc bà đang chuẩn bị bữa ăn, lúc bà thêu vá những vết thủng lớn trên áo và quần. Tôi và em dù nghịch ngợm nhưng đã có lúc từng sợ sệt và hãi hùng trước những trận bạo lực từ bố, có khi vì chỉ ông thích hoặc là vì bọn tôi đã tốn cả thời gian dài ngoài đường lớn cả ngày, nhưng rốt cuộc lại chẳng đem về thứ gì có ích vào bụng hay thứ gì đó để sưởi ấm căn nhà lạnh lẽo về đêm.
"Anh ơi, liệu chúng ta sẽ sống sót chứ ?"
Em tôi đã từng và rất nhiều lần hỏi tôi thứ câu hỏi kỳ quặc ấy, nhưng câu trả lời sẽ luôn luôn là một kiểu sau rất nhiều lần em đặt ra thứ câu hỏi ấy vào người tôi.
"Sẽ thôi, nghĩ nhiều mấy thứ như thế sẽ mau già đó cưng ạ."
Tôi đáp nhẹ nhàng, nhìn vào mắt em tôi đang xao động vì lo lắng, sự tuyệt vọng thấp thỏm bùng cháy trong đôi mắt đen láy của em, tôi xát xao với tay vuốt quả đầu chẻ đủ hướng thật buồn cười của thằng bé nhằm trấn an nó. Nhưng nếu mà nói nhé, thật sự tôi cũng chả chắc về câu trả lời của chính mình cơ. Hai người bọn tôi đã gầy lắm rồi, đói lả nhưng vẫn cố vực dậy vì nếu bọn tôi chết gục ở đâu đó ngoài kia, thì sẽ chẳng ai là người làm việc ở nhà máy gỗ kiếm từng đồng lẻ để nuôi 4 con người đây cả, cũng sẽ không có một ai lụm nhặt những viên than lấm tấm màu đen lấn cả ra tay để sưởi ấm cho cả gia đình, và cuối cùng, nếu bọn tôi thật sự chết, người đau buồn nhất có lẽ cũng là những người bị bỏ lại sau cùng - bố và mẹ, ắt hẳn mẹ sẽ là người buồn nhất, tới đây tôi lại tưởng tượng ra một cảnh tượng vô cùng quen thuộc của mẹ. Là khi mẹ khóc, nước mắt mặn chát túa ra khỏi hốc mắt đỏ chét của mẹ, những tiếng nức nở ngắt nhịp chẳng báo trước từ chính giọng nói thân thuộc đến lạ, những ngón tay gầy guộc dính chặt lấy nhau ôm lấy khuôn mặt như thể nó đã là một phần của mặt mẹ. Mẹ tôi là một người phụ nữ rất dễ khóc, đặt biệt là những lúc bố lại đánh hai bọn tôi, bà sẽ là người luôn luôn ngăn cản những cú đòn chí mạng từ bố, hay cũng chính bà sẽ là người phụ nữ lấy mình làm bia đỡ đạn cho hai người con trai.
Được rồi thưa Mark Lee kính mến, hãy cố gắng thôi nào.
Tôi rủ bỏ những dòng suy nghĩ, ngăn mình tốt nhất không nên đắm chìm sâu hơn bởi những sự thật đau đớn này của gia đình. Mắt nhắm chặt một mảng đen xì, mở ra nhìn hiện thực vẫn đau lòng và tàn bạo chẳng thay đổi dẫu tôi có lớn khi nào cơ nữa, thứ duy nhất có thể cởi mình và thay đổi dần dần có lẽ cũng chính là tôi đây.
Chuỗi ngày tôi ăn bánh mì nguội phết bơ có khi còn nhiều hơn ngày tôi được ăn một bữa đàng hoàng với chút thịt hộp rẻ tiền được mua từ cửa hàng tạp hoá. Mùi vị của bánh mì phết bơ vẫn còn ám ảnh với tôi trong một khoảng thời gian dài sau đó gấp nhiều lần, không hẳn để nói ghét và tạm biệt với món ăn phổ thông của hàng tá gia đình, chỉ là khi đã ngậm và ngấu nghiến một loại đồ ăn nào quá nhiều, dần dà tôi lại cảm thấy sợ và chẳng muốn ăn thứ đồ ăn đó nữa trong tương lai. Bữa ăn của nhà tôi thường xoay vòng những món cơ bản và đã quen đến phát chán, tôi không là người nói những câu ăn đến phát chán mà đúng hơn thằng nhỏ hơn tôi mới là đứa tội đồ.
"Mẹ ơi, sao mình cứ ăn mãi bánh mì với bơ thế ạ? Con không muốn ăn nữa đâu."
Nó đẩy chiếc dĩa ra xa khỏi người, gào lên ngay trên chính bàn ăn cả nhà và ngay trước mẹ đang cầm con dao nhỏ nhặn dùng để phết một lớp bơ vừa vặn cho cả nhà. Mẹ không tức giận, cũng không la mắng tát nước vào em, một nụ cười được nặn chỉnh chu và đúc khuôn từ khuôn miệng của mẹ, rồi mẹ mở miệng và luôn luôn bảo em một tiếng.
"Mẹ xin lỗi, nhưng nhà mình chỉ có nhiêu đó cho hôm nay thôi. Hôm khác khi nào có tiền để mua thứ khác, mẹ sẽ làm món khác cho con nhé."
Cũng may là thằng em tôi không phải là đứa cứng đầu nói gì cũng không chịu, có vẻ nó hiểu ý mẹ là gì, cũng chẳng buồn mà bĩu môi không muốn ăn nữa, lập tức cúi gằm mặt xuống gật gật với mẹ tỏ vẻ như đã hiểu chuyện và cầm lên miếng bánh mì đã nguội ngắt từ khi nào.
Hôm khác khi tôi đem được mấy đồng lương ít ỏi về nhà, những hôm như vậy mới là những ngày chúng tôi được ăn một thứ gì đó đổi mới, một món ngon hơn vạn lần và được biến hoá dưới bàn tay đầy phép thuật của mẹ. Mùi hương của thịt bò, chính xác hơn là từ hủ thịt hộp mới toanh chính bàn tay tôi chọn trong hàng thịt hộp của cửa hàng bán đồ lan toả đến khứu giác của mỗi đứa hai bọn tôi, mạnh mẽ vượt qua gian bếp lượn lờ mập mờ tại phòng ăn. Những chiếc dĩa và từng cái thìa được sắp xếp gọn gàng trên chiếc khăn trải bàn xanh óng lục bích, mẹ tôi mang chiếc tạp dề cũ quấn quanh người, hai tay bưng gọn chiếc dĩa to đựng đầy thịt và sốt sánh đặc sậm màu thơm ngất mũi ngay ngắn đến bàn ăn. Một bữa thịnh soạn với đầy thịt, một chút táo và vẫn là món bánh mì nguội lạnh. Bốn con người, một bàn thức ăn ngon nghẻ, cùng nhau chén sạch hết tất cả mọi thứ mà chẳng chừa chút còn lại gì. Em tôi vét sạch đến miếng sốt ít ỏi còn dư đọng trên dĩa, nó múc một thìa đầy sốt chôn vào miệng đang lấm lép vì thức ăn dính xung quanh, sau khi ăn xong còn ngả lưng ra sau ghế gỗ.
"Con cảm ơn mẹ vì bữa ăn ạ."
Từng người trong hai đứa, lần lượt thốt ra lời cảm ơn đến với mẹ như một lẽ phải cần làm sau những bữa ăn. Mẹ mỉm cười, là một nụ cười rất đẹp, thứ tôi luôn muốn ở mẹ mà chẳng phải những dòng nước mắt của mẹ. Mong rằng, sau này mẹ vẫn cười như thế, tôi ắt hẳn chắc chắn sẽ phải rất hạnh phúc vì những điệu cười của bà đây.
-
Nhưng vẫn không bàn cãi đến một sự thật, rằng nhà tôi đã có thể chết đói vì thiếu thức ăn. Có một khoảng thời gian, cả nhà ai ai cũng gầy đuột như mấy khúc xương người kèm đôi chút cơ và mỡ, trường hợp thiếu cân nhất trong nhà thì chắc chắn hạng nhất cũng chính là tôi - đứa lớn tên Mark Lee đây. Cũng rất may mắn sau đó, cũng chẳng biết từ sự ban phước của ai, có thể là Chúa đã nghe thấy lời cầu nguyện của mẹ vào mỗi ngày, nhà tôi được cứu rỗi bởi chính bố và mẹ. Bố đã thành công chen chúc trong đám người trong việc xin khoản trợ cấp nhỏ vào mỗi tuần hàng tháng và khu vườn lương thực bắt đầu chớm nở sau nhà do những hạt giống mẹ tôi vất vả xin từ người chú làm nông trại. Quần áo nhà đa dạng và nhiều mẫu mã hơn vì người thiết kế của mấy bộ sưu tập kém tiếng này cũng chính là mẹ, từ mấy loại vải lanh hay cotton hết sức bình thường và không có gì nổi bật, chúng bắt đầu đổi mình, chuyển dần sang mấy cái có nhãn mác là từ hãng bột mì 4X do chính tay mẹ tạo nên. Có lẽ đó là loại mốt thời trang của những người không có nổi một cắt xu trong tay thời đó, đi trên đường, lâu lâu tôi lại thấy có mấy người lại mặc những chiếc đầm, chiếc áo được may tay từ loại bao bịch các hãng bột mì gia dụng nổi tiếng khác. Nói chung thì mấy bộ sưu tập thời trang này của mẹ có lẽ đã "lên đời" ngay sau đó, nổi tiếng rất nhiều ở nơi tôi sống, thậm chí cũng có đứa mặc y xì mốt tôi đang mặc, còn cùng hãng nữa chứ.
Nhà tôi cứ thế quẩn đi quẩn lại mà sống trong suốt khoảng thời gian 10 năm trời kéo dài của cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, cho đến khi Thế chiến thứ 2 bắt đầu nhen nhóm bùng nổ tại châu Âu, nó mới dần kết thúc, thăng trầm chuyển biến đưa gia đình tôi từ loại giai đoạn này sang một loại giai đoạn khác.
Nhưng thật sự, tôi cũng không chắc mọi thứ gì về cái gọi là tương lai nào đó ra sao nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top