Chương 18

Nhà ga được xây từ rất lâu rồi, quy hoạch xung quanh không hợp với hiện tại lắm nên dễ bị tắt đường, thảo nào Trì Dã phải đi xe máy, luồn lách nhanh qua mấy con ngõ nhỏ.

Đồng Hoài Thanh tựa vào lưng Trì Dã, cách một lớp quần áo mà nhiệt độ ấm áp của hắn vẫn truyền đến cậu. Đồng Hoài Thanh bị gió thổi nheo mắt lại, ngửi thuốc lá thoang thoảng cùng mùi dầu máy, thêm cả tiếng reo của những người bán rong ven đường. Chiều đến thị trấn nhỏ lại lười biếng vươn mình, nhịp sống thong thả từ từ trôi.

Hình như ở nơi này, ngay cả bước chân của mọi người cũng chậm hơn những chỗ khác.

Sau khi xác định xu hướng tính dục của Trì Dã, Đồng Hoài Thanh cảm thấy nhẹ nhõm lạ thường. Cậu áp má mình vào tấm lưng rộng của hắn rồi nhìn khung cảnh lướt qua. Một bác gái đứng trước cửa hàng đang bẻ đậu, một cụ ông đạp xe tìm chỗ câu cá, chị bán quần áo chỉnh lại giá treo trước mái che. Chỉ có chú chó vàng cạnh cây hòe là lười nhất, cuộn người ngủ ngon lành, đầu rúc vào đuôi.

Dù nơi náo nhiệt như nhà ga nhưng vẫn mang lại cảm giác an nhàn, quen thuộc của khói bếp cùng những câu chuyện thôn quê.

Trước sảnh vé là một quảng trường khá lớn. Trì Dã dừng xe tại đây. Đồng Hoài Thanh bước xuống xe, tháo mũ bảo hiểm trả cho hắn.

Trì Dã cũng tháo mũ, nhưng không xuống xe mà chỉ chống chân dài trên đất.

"Thế tôi không vào trong tiễn cậu đâu nhé?"

"Ừm."

Tháng Chín không phải mùa cao điểm du lịch, hành khách và người đón xe không đông. Có vài tài xế xe ghép định lại gần bắt chuyện, nhưng khi thấy mặt Trì Dã, họ lập tức ngừng bước im lặng rời đi.

Đồng Hoài Thanh nâng quai đeo balo lên rồi trả lời: "Gửi lời tạm biệt của tôi tới hai đứa nhỏ."

Trì Dã: "Được."

Hắn xoay người mở cốp chiếc mô tô, xách ra một cái túi ni lông, bên trong còn vài trái mận bắc lẫn sung khô,sợ người ta đi đường khác hoặc buồn miệng còn có cái mà ăn.

Lần chia tay này không giống lần trước khi hai người cãi nhau, lần này chỉ cần nói vài lời là xong. Gió thu thổi qua lành lạnh, Trì Dã nhìn thấy Đồng Hoài Thanh mặc đồ mỏng manh, má còn hơi đỏ, không nhịn được lại dặn thêm: "Về nhà nhớ mặc ấm với đừng quên uống thuốc."

Đồng Hoài Thanh gật đầu: "Được, tôi nhớ rồi, cảm ơn anh."

Sau đó nhận chiếc túi ni lông, còn nói: "Vậy tôi đi đây."

Cậu đứng trên bậc thềm của quảng trường, Trì Dã ngồi nghiêng trên chiếc xe máy, lần này không cần ngẩng đầu hau kiễng chân nữa, chỉ cần nhìn thẳng là đã có thể chạm vào ánh mắt đen láy của đối phương. Giờ đây trong đôi mắt ấy không còn thể hiện rõ cảm xúc nữa, như thể mười mấy ngày gặp gỡ với Trì Dã cũng chỉ là một trải nghiệm quá đỗi bình thường, như hai đường thẳng vô tình giao nhau rồi lập tức chạy về hai hướng khác.

Đồng Hoài Thanh cụp mi xuống không nói thêm lời nào chỉ quay người rời đi.

Cùng lúc đó, tiếng động cơ xe máy vang lên, lần này Trì Dã vặn ga hết cỡ, tiếng rú ga mỗi lúc một xa dần.

Balo không nặng.

Nhưng Đồng Hoài THanh bước vào sảnh bán vé của nhà ga phải mất tầm mười phút.

"Đi thành phố không? Giá rẻ đây!"

"Đi xe ôm không?"

"Rau câu bánh củ cải đây, vừa mới ra lò!"

Đồng Hoài Thanh lạnh lùng bước thẳng, bị chen lấn ngả bên này nghiêng bên kia, mãi cho đến khi một người đàn ông mặc áo khoác dài trông có vẻ thần bí đến gần. 'soạt' một tiếng để lộ lớp vải bên trong.

"Cậu đẹp trai, có muốn xem phim không? Thứ gì cũng có cả."

Ồ, hóa ra lý do áo khoác của ông ta trông thướt tha như vậy.

Đồng Hoài Thanh gần như cạn lời.

Từ trên xuống dưới, kín đặc đĩa phim.

"Thể loại gì cũng có, " giọng ông ta ngày càng nhỏ: "Hàng tôi đầy đủ hết, Âu Mỹ, Nhật Bản, Hồng Kông... Ê đừng đi chứ!"

Đồng Hoài Thanh cúi đầu im lặng bước tiếp về phía trước, bước lên bậc thang tiến vào sảnh bán vé. Bên trong yên tĩnh ngăn nắp hơn bên ngoài nhiều, có ba cửa sổ bán vé, hàng người đứng chờ không đông lắm, đa phần đều là những người dân lao động nhập cư vác trên lưng chiếc balo lớn, vừa chờ vừa trò chuyện.

Cậu thở dài một hơi.

Lần này đã khá hơn nhiều, đầu óc tỉnh táo nên sẽ không theo người lạ đến những nơi xa xôi nữa. Trong sảnh bán vé không có chỗ nghỉ ngơi, Đồng Hoài Thanh cứ đứng đó, đeo balo trên lưng, mắt nhìn chằm chằm vào mũi giày mình. Một lúc sau cậu mới bước đến siêu thị be bé bên cạnh.

Cà chủ tiệm đứng trong quầy ăn hạt dưa, bên dưới là chiếc tủ đông phủ lên một lớp khăn. Đồng Hoài Thanh còn chưa kịp nói gì đã nghe bà chủ lớn tiếng.

"Gọi điện năm đồng, kem cây đồng giá một tệ giá sỉ đấy nhé!"

Chiếc điện thoại bàn màu đen đã cũ, dây xoắn lỏng lẻo, rủ xuống dài ngoằn.

Ông nghe không sát bên lỗ tai, hơi cách ra một chút.

Đồng Hoài Thanh bấm xong nút cuối cùng, chờ điện thoại kết nối.

Không lâu sau đầu dây bên kia đã vang lên chất giọng đầy sảng khoái: "Alo. ai đấy?"

Đồng Hoài Thanh xoắn dây điện thoại lại trong vô thức, vẫn quyết định sẽ liên hệ với Hoàng Lượng Lượng. Đó là người bạn từ nhỏ của cậu, một công tử khéo ăn khéo nói, lúc nào cũng bay nhảy như chú chim sơn ca trong nhóm bạn, giỏi ứng xử vô cùng. Vì quen biết đã lâu nên cậu cũng buông lỏng cảnh giác, nói ra vài lời thật lòng.

"Ơ... là Hoài Thanh phải không?" Đầu dây bên kia phản ứng rất nhanh: "Nếu đúng thì gõ ba cái vào bàn nhé."

Ngón tay cậu kéo dây điện thoại dài hơn.

"Ừ, là tôi."

Hoàng Lượng Lượng lập tức nâng giọng:

"Cuối cùng cậu cũng chịu nói chuyện rồi, thằng nhóc này hay lắm!"

Làm vật lý trị liệu lâu như vậy rồi, can thiệp không biết bao nhiêu liệu pháp tâm lý nhưng rồi chỉ có thể thấy cậu tụt dốc không phanh. Những vết thương không thể hàn gắn được, sau khi tất cả đã vỡ vụn, cậu cũng không quay đầu mà chọn cách bỏ đi.

Vậy mà lần này, người đã biến mất' mười mấy ngày qua đã trở nên khá hơn trước.

"Cậu... thực sự có thể gọi điện trực tiếp cho tôi như thế à?" Hoàng Lượng Lượng vẫn còn kinh ngạc. "Mọi người đều nghĩ cậu đi phương Nam rồi. Trời sắp lạnh, chẳng phải năm nào cậu cũng qua đó tránh rét sao? Nhưng tôi thấy mã vùng này không giống..."

Cậu ngắt lời: "Tôi không ở đó."

"Ôi trời đất ơi, vậy cậu đang ở đâu?"

Hoàng Lượng Lượng bắt đầu nói một hơi không dứt: "Tôi không giấu được cha tôi đâu. Cậu gọi cho tôi là họ có thể lần ra chỗ cậu ngay. Ôi trời ơi, cậu của tôi ơi, cuối cùng thì..."

Dây điện thoại bị cậu siết chặt trong tay. Đồng Hoài Thanh bật cười: "Tôi biết mà."

Nếu thực sự muốn tìm cậu, họ cũng chẳng đến huyện An Xuyên này. Chỉ cần tra thông tin từ trạm xe lửa là biết ngay cậu đang định đi đâu ngay.

Như ánh đèn dưới bóng tối.

"Không sao, tôi sẽ ở đây thêm vài ngày." Cậu nghĩ một chút rồi nói tiếp: "Đừng lo..."

"Cậu còn luyện đàn không? Bao lâu rồi?"

Điện thoại cũ kỹ, cầm chưa lâu mà ống nghe đã bắt đầu nóng lên.

"Tôi không thể chơi đàn nữa."

Câu trả lời gần như không chút ngập ngừng.

Đồng Hoài Thanh nhẹ nhàng nói: "Chẳng phải mọi người đều biết điều này rồi sao?"

"Tôi nói chứ người anh em ơi..."

"Nếu không có gì nữa thì tôi cúp máy đây. Giờ tôi ổn mà, mọi người cứ yên tâm."

Tiếng loa phát thanh từ trần nhà vang lên, thông báo hành trình tiếp theo của những người tha phương.

/Cạch/

Ống nghe đặt về chỗ cũ, do không khớp làm nó vang lên tiếng kêu lớn.

Bà chủ tiệm đứng dậy, nhắc nhở: "Này này đừng mạnh tay thế chứ!"

Lồng ngực Đồng Hoài Thanh phập phồng kịch liệt, cậu nhìn chằm chằm bàn tay đang run lên của mình. Mãi đến một lúc sau, khi mở balo tìm ví tiền, lúc quay đầu lại cậu bỗng trợn tròn mắt.

Một vết rạch dài thấy rõ!

Đừng nói là ví tiền, đến cả CMND của cậu cũng đã không thấy đâu.

"Trời ơi!" Bà chủ tiệm ló đầu ra nhìn: "Là lúc nào thế? Tôi chả để ý gì cả."

Hóa ra là lúc cậu đang nói chuyện điện thoại.

Dù Đồng Hoài Thanh có thông minh đến đâu nhưng cậu vẫn không có kinh nghiệm nơi phố chợ, không biết phải đeo balo trước ngực, có người kỹ hơn còn khâu tiền vào áo để an toàn. Lần trước lên tàu cậu không mất gì, có lẽ nhờ không ngủ mà cứ mở mắt như cú mèo.

Tiền mặt và giấy tờ tùy thân của cậu được cất riêng, tất cả đều là hàng thủ công xa xỉ mắc tiền, không biết tên trộm có biết nó được làm từ thợ thủ công của Pháp không, cứ giá trị là sẽ tiện tay cuỗm đi mất.

Nhìn vết rách rộng chừng bốn ngón tay, cậu vẫn chưa thể bình tĩnh, chỉ ngơ ngác chớp mắt.

Bà chủ tiệm bóc thêm một nắm hạt dưa, cuối cùng cũng mềm lòng: "Cậu ra thùng rác ngoài kia tìm thử xem. Tiền thì mất rồi, nhưng có khi họ vứt giấy tờ lại đấy."

Đồng Hoài Thanh gật đầu một cách chậm chạp, lục lọi trong ngăn nhỏ của ba lô, cuối cùng cũng tìm được một đồng xu một tệ, đưa cho bà ta.

"Cảm ơn bác."

Trời đã ngã về tây, tiếng người ồn ào náo nhiệt. Đồng Hoài Thanh ngồi trong phòng chờ, bình tĩnh nhìn đôi bàn tay đan chặt vào nhau của mình.

Cậu không thể tìm trong thùng rác được, chết cũng không thể.

Đói, lại khát, cậu muốn ăn túi sung khô nhưng chợt nhận ra tên trộm kia đã lấy đi mất.

Cậu lo mất, buộc nó vào khóa kéo của ba lô.

Khi đứng dậy bước ra ngoài, mùi hạt dẻ rang đường lan tỏa, bánh bao nước và bánh rau mới ra lò, dầu mỡ xèo xèo trên giá.

Bên cạnh thùng rác xanh là một cụ già ăn xin. Rác vừa được dọn, thùng trống rỗng tỏa ra mùi chua nhẹ. Ông già cầm những chai nhựa móp méo ngẩng đầu nhìn thoáng qua rồi lại giơ chiếc bát mẻ về phía người qua đường.

Đồng Hoài Thanh bước tới, đặt đồng năm hào vào bát.

Ông lão không phản ứng, chỉ kéo chai nhựa rồi tiếp tục bước đi.

Bầu trời bừng lên những đám mây lửa đỏ rực chói mắt.

Cậu quay lại phòng chờ, dựa lưng vào ghế kim loại, dùng ba lô đè lên bụng, cố gắng làm dịu cơn đau dạ dày ngày càng rõ rệt.

Cậu mơ màng, như ngủ mà cũng như thức.

Người xung quanh đi qua đi lại, đèn chưa tắt lần nào, không phân biệt được ngày hay đêm. Cậu mệt đến mức chẳng buồn nhìn đồng hồ treo tường mà chỉ nghe tiếng tim mình đập.

Giống hệt như ngày đó.

Cậu không thể nghe hai từ 'đàn piano'.

Tầm nhìn mờ nhạt sắc đỏ nhạt. Tiếng ồn ào xa dần. Không biết đã qua bao lâu, trong cơn mê man, một bàn tay to lớn chụp lấy cổ tay cậu, kéo cả người đứng dậy.

Đồng Hoài Thanh giật mình, vì ngồi quá lâu nên chân cậu tê rần lên, bỗng nhiên bị chuột rút, không kiểm soát được mà ngã phịch xuống ghế.

Trì Dã đánh nhẹ lên đùi cậu, không nặng lắm nhưng cũng khiến Đồng Hoài Thanh hít sâu một hơi.

"Tôi bảo cậu đứng dậy chưa?"

Trên người Trì Dã nồng nặc mùi thuốc lá, ánh mắt dữ dằn, giọng nói không biểu cảm.

Đồng Hoài Thanh tái nhợt: "Chân tôi... tê."

Trì Dã cắn điếu thuốc nghiêng đầu nhìn cậu cười.

"Ráng đi."

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top