Triết


Câu 1:
Vấn đề cơ bản của triết học là:
mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất. Nó là vấn đề cơ bản vì việc giải quyết nó sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học, điều đó đã được chứng minh trong lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp của triết học, mặt khác nó cũng là tiêu chuẩn để xác lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ. Và theo Ăngghen: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại"
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:
Việc giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học là xuất phát điểm của các trường phát lớn: chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm; khả tri luận (thuyết có thể biết) – bất khả tri luận (thuyết không thể biết). Ngoài ra còn có chủ nghĩa nhị nguyên và hoài nghi luận
-Mặt thứ nhất (bản thể luận): giữa ý thức và vật chất, cái nào có trước, cái nào có sau? Cái nào quyết định cái nào?
+ Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định đến ý thức: Chủ nghĩaduy vật.
+ Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định đến vật chất: Chủ nghĩaduy tâm
+ Ý thức và vật chất tồn tại độc lập với nhau, không quyết định lẫn nhau: Nhị nguyên luận
-Mặt thứ hai (nhận thức luận): con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
+ Khả tri luận: khẳng định con người về nguyên tắc có thể hiểu được bản chất của sự vật (Chiếm đại đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa duy tâm cũng như duy vật)
+ Bất khả tri luận: về nguyên tắc, con người không thể hiểu được bản chất của đối tượng, phủ nhận knang vô hạn của nhận thức.
* Ý nghĩa phương pháp luận:
- Chính nhờ việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học mà từ đó hình thành nên các trường phái triết học khác nhau.
- Cuộc chiến giữa trường phái duy tâm và trường phái duy vật từ lúc bắt đầu cho đến nay vẫn luôn là cuộc chiến gay go, sôi động nhất.
- Nghiên cứu thấu đáo các vấn đề cơ bản để từ đó giải thích được hiện tượng mê tín dị đoan và tìm giải pháp khắc phục.

Câu 2:
Lênin định nghĩa:"Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho conngười trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác"
- Phương pháp định nghĩa: Lênin đã định nghĩa vật chất với tư cách phạm trù triết học và bằng cách đem đối lập với phạm trù ý thức trênphương diện nhận thức luận cơ bản.
- Định nghĩa vật chất của V.I. Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không lệ thuộc vào ý thức.Vật chất là tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người.
Vật chất là hiện thực chứ không phải hư vô, và hiện thực này mang tính khách quan.
Mọi sự vật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người nghĩa là đềuthuộc phạm trù vật chất, đều là các dạng cụ thể của vật chất.
→ Phê phán thế giới quan duy tâm, giải phóng khoa học tự nhiên khỏi khủng hoảng, khuyến khích các nhà khoahọc đi sâu tìm hiểu bản chất thế giới vật chất.
+ Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác. Các thực thể vật chất khi tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giác quan sẽ đem lại cho con người những cảm giác, mặc dù có những cái phải nhận biết bằng các dụng cụ khoa học, thậm chí có những cái chưa có dụng cụ khoa học để nhận biết...Trên phương diện nhận thức luận thì vật chất là cái có trước, là cội nguồn của cảm giác ( ý thức), còn cảm giáclà cái có sau, phụ thuộc vào vật chất.
→Giải quyết được mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
+ Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nóCảm giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại, chụp lại, phản ánhhiện thực khách quan, nên con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.
Cùng với sự phát triển của khoa học, các giác quan của con người ngày càng được "nối dài", giới hạn nhận thứccủa các thời đại đã bị vượt qua, bị mất đi chứ không phải vật chất bị mất đi.
→ Bác bỏ thuyết bất khả tri, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất
-Ý nghĩa khoa học của định nghĩa vật chất:
+ Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trên lập trường CNDVBC.
+ Cung cấp nguyên tắc thế giới quan và phương pháp luận duy vật khoa học để đấu tranh chống CNDT, thuyếtkhông thể biết và CNDV siêu hình.
+ Phải quán triệt nguyên tắc khách quan, xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức vàvận dụng đúng quy luật khách quan...+ Là cơ sở khoa học cho việc xác định vật chất trong lĩnh vực xã hội (đó là điều kiện sinh hoạt vật chất, hoạtđộng vật chất và các quan hệ vật chất của xã hội).
+Tạo sự liên kết giữa CNDVBC và CNDVLS thành một hệ thống lý luận thống nhất, tạo nền tảng lý luận khoahọc cho việc phân tích một cách DVBC các vấn đề của CNDVLS.
Câu 3:
Khái niệm biện chứng và siêu hình trong lịch sử
-Biện chứng: nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong cách lập luận.
- Siêu hình: dùng để chỉ triết học với tư cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm.
Trong triết học Mác xít chúng được dùng để chỉ hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau là phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Phương pháp siêu hình

Phương pháp biện chứng

Nhận thức ĐT ở trạng thái cô lập, tách rời

Nhận thức ĐT qua các mối liên hệ phổ biến vốn có, ảnh hưởng và ràng buộc lẫn nhau

Nhận thức ĐT ở trạng thái tĩnh tại, nếu có biến đổi thì chỉ là biến đổi về mặt SL về các hiện tượng bên ngoài

Nhận thức ĐT ở trạng thái luôn vận động biến đổi, có khuynh hướng chung là sự pt, có sự thay đổi về cả lượng và chất

Nguyên nhân của mọi sự biến đổi nằm ngoài ĐT

Nguyên nhân của mọi sự VĐ, thay đổi ấy là do sự đtranh giữa các mặt đối lập trong SV, htuong

Chỉ nhìn thấy SV riêng biệt mà ko thấy MLH qua lại giữa chúng, chỉ thấy sự tồn tại mà k thấy sự phát triển và tiêu vong

Thấy MQH qua lại giữa chúng, sự sinh thành, pt và tiêu vong của SV

Chỉ thấy cây mà k thấy rừng, chỉ thấy bộ phận mà k thấy toàn thể

Vừa thấy cây, vừa thấy rừng; vừa thấy bộ phận vừa thấy toàn thể

VD:
PPLBC: một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu nó nằm dưới suối.
PPLSH: hòn đá dù qua bnhieu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và ko thay đổi.
Câu 4:
Nguồn gốc của YT:
*. Nguồn gốc TN:
+gồm bộ óc con người và tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
+Thế giới khách quan: Sự tác động của thế giới bên ngoài vào bộ não người thông qua quá trình phản ánh sinh ra ý thức.
Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tácđộng qua lại của chúng. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật - vật tác động và vật nhận tác động,trong đó vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động.
Phản ánh tâm lý: động vật là tiền đề sinh vật tất yếu dẫn đến hình thành của ý thức. Do vậy ý thức chỉ có ở con người, động vật chỉ hành động theo bản năng.
Các hình thức phản ánh của vật chất: Phản ánh vật lý, hoá học, sinh học.
*. Nguồn gốc XH:
Lao động là yếu tố quyết định đến sự hình thành ý thức của con người vì:
+ Thông qua hoạt động lao động, con người đã từng bước nhận thức được thế giới, có ý thức ngày càng sâu sắcvề thế giới.
+Trong lao động con người sử dụng công cụ lao động tác động vào các đối tượng hiện thực, bắt chúng phải bộclộ những hiện tượng, thuộc tính, những kết cấu... nhất định và thông qua giác quan, hệ thần kinh tác động vàobộ óc để con người phân loại dưới dạng thông tin qua đó nhận biết nó ngày càng sâu sắc
.+ Thông qua thực tiễn, những sáng tạo trong tư duy con người được hiện thực hóa, cho ra đời nhiều vật phẩmchưa có trong tự nhiên. Đó là "giới tự nhiên thứ hai" in đậm dấu ấn của bàn tay và khối óc con người.
+ Trong quá trình lao động, con người liên kết với nhau thành xã hội. Lao động mang tính xã hội đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm giữa các thành viên trong xã hội đã làm cho ngôn ngữ xuất hiện
- Ngôn ngữ là tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức.
+ Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy, là hiện thực trực tiếp của ý thức, là phương thức để ý thức tồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội – lịch sử.
+ Vai trò: vừa là công cụ giao tiếp, vừa là công cụ của tư duy. Nhờ có ngôn ngữ con người có thể khái quát hóa,trừu tượng hóa, suy nghĩ độc lập, trao đổi tư tưởng, lưu giữ, kế thừa những tri thức kinh nghiệm.
=> Như vậy, nguồn gốc tự nhiên là đk cần, nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ.
Bản chất của YT:
Bản chất của ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người.
Xét về mặt bản thể luận: ý thức chỉ là "hình ảnh" về hiện thực khách quan trong óc người. Như vậy ý thức là hiện thực chủ quan (khác với vật chất là hiện thực khách quan), ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan, là"hình ảnh" của sự vật trong óc người, ý thức không phải là sự vật – ý thức là tính thứ hai.
Kết cấu của YT:
Các lớp cấu trúc của ý thức
- Tri thức: là sự hiểu biết sâu sắc về sự vật. Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau:tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độ khác nhau như tri thức cảm tính, tri thức lý tính, tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận, tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học...
- Tình cảm: thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh, phản ánh quan hệ giữa người với người và giữacon người với thế giới khách quan. Là động lực quan trọng của hoạt động con người. Sự hòa quyện giữa tri thứcvới tình cảm và trải nghiệm thực tiễn tạo nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động
- Ý chí: là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trong mỗi con người vào hoạt động để cóthể vượt qua mọi trở ngại, đạt mục đích đề ra
- Niềm tin là sự thừa nhận một tính chân lý.
=> Trong 4 yếu tố, tri thức là yếu tố quan trọng nhất vì trí thức là phương thức mức độ biểu hiện của các yếu tố khác.
Câu 5:
ND nguyên lý MLH phổ biến:
MLH phổ biến: là MLH chung nhất giữa các SV, htuong của toàn bộ tgioi khách quan (bgom cả TN, XH, tư duy)
- Quan điểm siêu hình: sự vật và hiện tượng tồn tại một cách tách rời nhau, cái này bên cạnh cái kia: giữa chúng không sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau; có chăng chỉ là những liên hệ hời hợt bên ngoài, mang tính ngẫu nhiên.
- Quan điểm biện chứng:
+ Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong mối liên hệ qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập,chuyển hóa lẫn nhau, không tách biệt nnhau
+ Cơ sở của sự tồn tại đa dạng các mối liên hệ là tính thống nhất vật chất của thế giới.Các sự vật, hiện tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất.
Vì thế, trong thế giới không có sự vật nào tồn tại cô lập, tách rời, không liên hệ với các sự vật khác, trái lại đềuliên hệ với nhau theo một phương thức nào đó và tạo nên một hệ thống chằng chịt những liên hệ của thế giới.
YNPPL nguyên lý ML phổ biên:
Khi nghiên cứu đối tượng cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện:
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả các mặt,các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
- Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức chúng trong sựthống nhất hữu cơ nội tại để phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liênhệ, quan hệ và tác động qua lại của đối tượng.
- Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung quanh, kể cảcác mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định.
- Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, một chiều, chỉ thấy mặt này mà không thấy mặtkhác; hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải, không thấy mặt bản chất của đối tượng nên dễ rơivào thuật nguỵ biện (đánh tráo các mối liên hệ cơ bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến).
VD: khi muốn đánh giá một sinh viên phải xem xét nhiều mặt (thể lực, trí lực, phẩm chất, học tập, đoàn thể...); nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn bè, chủ nhà trọ; gia đình...-> Mối liên hệ con người với con người), mối liên hệ với tự nhiên, cơ sở vật chất của nhà trường... -> Giữa các mặt, mối liên hệ đó tác động qua lại -> Phải có cái nhìn bao quát chỉnh thể đó -> Rút ra SV đó là người như thế nào
Câu 6:
ND nguyên lý về sự pt:
- Quan điểm siêu hình: phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hoá mặt ổn định của sự vật, hiện tượng, phát triển chỉlà sự tăng lên hoặc giảm đi về số lương mà không có sự thay đổi về chất, không có sự vật, hiện tượng mới ra đời.
- Quan điểm biện chứng: phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật, htượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; chỉ ra nguồn gốc bên trong của sự vậ động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng. Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hóa không ngừng.
Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lậptrong mỗi sự vật, hiện tượng.
Đặc điểm chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, dường như lặp lại sự vật, hiệntượng cũ nhưng trê cơ sở cao hơn.
Ý nghĩa phương pháp luận nguyên lý sự pt:
Cần tuân thủ nguyên tắc phát triển,tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của nó trong tương lai.
- Thứ hai, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó.
- Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển; chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
- Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kế thừa các yếu tố tích cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
VD: Trong quá trình học tập cần phải phân biệt các mối liên hệ, từ đó hiểu rõ về bản chất của sự vật và có phương pháp tác động đúng đắn kịp thời nhằm đem lại hiệuquả cao nhất trong sự phát triển của bản thân. Quan tâm đến những khả năng tiềm ẩn như năng khiếu, sở thích, sự tiến bộ tích cực, ... để vạch ra xu hướng phát triển khuyến khích bản thân phát triển năng lực, năng khiếu đó. Chẳng hạn, mỗi sinh viên có những thế mạnh ưu điểm của bản thân khác nhau. Có bạn có khả năng vẽ, có khả năng ghi nhớ tốt, hay khả năng thuyết trình, làm powerpoint, ... thì cần tạo điều kiện phát huy cũng như nâng cao khả năng đó.
Câu 7:
nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
- Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạothành mâu thuẫn, không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền vớiđứng im, với sự ổn định tạm thời của sự vật - sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối.
- Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.Trong sự tác động qua lại của các mặtđối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển.
- Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau giữa hai mặt, hai thuộc tính nào đó theo khuynh hướng tráingược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển và đi đến đối lập nhau. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó mà thể thống nhất cũ được thay thế bằng thế thống nhất mới, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.
- Sự vận động và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi, sự thống nhất vàđấu tranh của các mặt đối lập quy định tính ổn định và tính thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn giữa các mặtđối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân của sự vận động, phát triển.
- Giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển.
Mọi đối tượng đều bao gồm những mặt, những khuynh hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là nguyên nhân, động lực bên trongcủa sự vận động, phát triển, làm cho cái cũ mất đi, cái mới ra đời.
Ý nghĩa phương pháp luận quy luật mâu thuẫn:
- Thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quyluật, điều kiện khách quan.Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập.
- Khi phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn, vịtrí, vai trò và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn. Phải phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và đề ra đượcphương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâuthuẫn cũng không nóng vội hay bảo thủ.
Vai trò của quy luật mâu thuẫn:
Mâu thuẫn có vai trò là nguồn gốc, động lực của sự vận động phát triển.
- Chính sự tác động, đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong kết cấu sự vật làm cho sự vật vận động, biến đổi không ngừng.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập dẫn đến giải quyết mâu thuẫnlàm cho sự vật phát triển lên một trạng thái mới. Khi mâu thuẫn cơ bản của sự vật được giải quyết hoàn toàn thì sẽ có sự thay đổi về chất của sự vật, sự vật mới thay thế sự vật cũ.
- Trong quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, những gì lạc hậu. lỗi thời bị gạt bỏ nhường chỗ cho sự ra đời của cái mới, cái tiến bộ.
Quy luật mâu thuẫn biện chứng có vai trò quan trọng nhất trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật và được V.I. Lênin coi là "hạt nhân của phép biện chứng". Nghiên cứu quy luật này giúp ta hiểu được nguồn gốc, động lực của sự tự thân vận động, tự thân phát triển của thế giới khách quan và của tư duy con người, khắc phục quan điểm duy tâm, siêu hình về sự pt.
Câu 8:
ND quy luật lượng và chất:
- Thứ nhất: lượng và chất thống nhất vs nhau.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt lượng và chất. Chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt dễ biến đổi hơn. Lượng và chất tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồntại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một "độ".
+ Độ là khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là giới hạn tồntại của sự vật, hiện tượng mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượngvẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.Độ được giới hạn bởi hai "điểm nút"
- Thứ hai: Quá trình từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+ Chất và lượng tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổicủa lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm dẫn tới mâu thuẫn với chất cũ, phá vỡ độ cũ, đến giới hạnnhất định - đó là "điểm nút" mới sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, sự ra đời chất mới.
+ Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật,hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới; là thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
+ Bước nhảy là khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do nhữngthay đổi về lượng trước đó gây ra; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng.
- Thứ ba: Sự thay đổi về chất tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng
+ Chất mới xuất hiện tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất và lượng.
+ Trong sự vật, hiện tượng mới, lượng mới lại tiếp tục biến đổi đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới. Cứ như thế, quá trình tác động lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục.
Ý nghĩa phương pháp luận lượng vs chất:
- Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, phải biết tích lũy biến đổi về lượng để có sự biến đổi về chất.
- Cần khắc phục hai biểu hiện tư tưởng sai lầm: là nôn nóng và bảo thủ vì bước nhảy là tất yếu khách quan củasự vận động.
+ Tư tưởng nôn nóng: không chú ý thỏa đáng đến sự tích lũy về lượng.
+ Tư tưởng bảo thủ: không dám thực hiện bước nhảy.
- Cần có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy.
- Phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sựvật, hiện tượng; do đó, phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp để tác động vào phương thức liên kết đó trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật của chúng.
VD: 12 năm THPT (lượng là kthuc kĩ năng) – học sinh (chất) -> kì thi THPTQG (điểm nút) -> đỗ ĐH (bước nhảy) -> 4 năm ĐH (lượng) – sinh viên (chất)
Câu 9:
ND quy luật phủ định của phủ định:
-Trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, phủ định biện chứng là quá trình vô tận, tạo nên khuynh hướng ptriển của sự vật từ trình độ thấp đến trình độ cao, khi diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức"xoáy ốc".
Hình thức "phủ định của phủ định" của các quá trình vận động, phát triển của sự vật hiện tượng. Cụ thể:
+ Mọi sự vật hiện tượng (TN-XH-tư duy)vận động,phát triển đều theo chu kỳ (lặp đi, lặp lại).
+ Hoàn thành một chu kỳ phát triển ít nhất phải qua hai lần phủ định. Ở lần phủ định thứ hai, ta gọi là phủ định của phủ định.
+ Dựa vào những kiến thức của khoa học tự nhiên, của triết học - quy luật phủ định của phủ định chỉ ra xu thế(khuynh hướng) vận động,phát triển.
Phủ định lần 1: Phủ định cái khẳng định.
Phủ định lần 2: Phủ định cái phủ định.
Như vậy, Quy luật này nói lên mối liên hệ, sự kế thừa thông qua khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủđịnh. Do sự kế thừa đó, phủ định biện chứng không phải là sự phủ định sạch trơn, mà nó kế thừa, gìn giữ nộidung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm cơ bản của cái xuất phát, nhưng trên cơ sở mớicao hơn; do vậy sự phát triển có tính chất tiến lên không phải theo đường thẳng, mà theo đường xoáy ốc.
Ý nghĩa phương pháp luận phủ định của phủ định:
-Thứ nhất: Quy luật này chỉ ra khuynh hướng tiến lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng
-Thứ hai: Giúp nhận thức đúng về xu hướng của sự phát triển, đó là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, khônghề đều đặn thẳng tắp, không va vấp, không có những bước thụt lùi.
-Thứ ba: Giúp nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng mới ra đời phù hợp với quy luật phát triển, biểu hiện giai đoạn cao nhất về chất trong sự phát triển.
-Thứ tư: Cần ủng hộ sự vật, hiện tượng mới, tạo điều kiện cho nó phát triển hợp quy luật.
VD: muốn mua đt mới >< kco nhiều tiền => mâu thuẫn=>trạng thái buồn
​Quyết tâm đi để dành tiền, đi làm thêm => kiếm đc nhiều tiền hơn
​Khi có đủ tiền để mua đc đt mới=> mâu thuẫn đã đc gq
​Bản thân từ tt buồn=>vui=> cs vui vẻ pt hơn
Câu 10:
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ Thực tiễn cung cấp những tài liệu, vật liệu cho nhận thức của con người: Thực tiễn cung cấp những tư liệu sinh hoạt, những tư liệu, công cụ vật chất cho hoạt động nhận thức.Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con ngườinhận thức.
+ Thực tiễn đem lại cho con người tri thức về đối tượng: Thực tiễn có tác dụng rèn luyện các giác quan của con người, làm cho chúng ptriển tinh tế hơn, hoàn thiện hơn, trên cơ sở đó giúp quá trình nhận thức của con người hiệu quả hơn, đúng đắn hơn.
+ Thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức, vì thế nó luôn thúc đẩycho sự ra đời của các ngành khoa học.
+ Thực tiễn cung cấp những tri thức kinh nghiệm giúp xây dựng những tri thức lý luận, những hệ thống lýthuyết.
+ Thực tiễn còn là cơ sở chế tạo ra các công cụ, phương tiện máy móc hỗ trợ con người trong quá trình nhận thức.
- Thực tiễn là là mục đích của nhận thức
+ Nhờ theo đuổi những lợi ích thực tiễn mà con người hoạt động nhận thức để khám phá, hiểu biết đối tượng.
+ Nhu cầu sản xuất vật chất và cải tạo xã hội buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.
+ Nhận thức của con người là nhằm phục vụ thực tiễn, soi đường, dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn chứ không phải đểtrang trí, hay phục vụ cho những ý tưởng viển vông. Nếu không vì thực tiễn, nhận thức sẽ mất phương hướng,bế tắc.
+ Mọi tri thức khoa học - kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào đời sống thựctiễn một cách trực tiếp hay gián tiếp để phục vụ con người.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của con ngcủa. Theo triết học Mác - Lênin, thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan duy nhất để kiểm tra chân lý, bác bỏ sai lầm
+ Dựa vào thực tiễn người ta có thể chứng minh, kiểm nghiệm chân lý vì chỉ có thực tiễn mới có thể vật chât hóa được tri thức, hiện thực hóa được tư tưởng, qua đó khẳng định chân lý hay phủ định sai lầm nào đó.
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý vừa có tính tuyệt đối và tính tương đối.
Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
- Sản xuất là hoạt động đặc trưng riêng có của con người và xã hội loài người. Sản xuấtlà hoạt động khôngngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
- Sản xuất vật chất là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên để tạo ra của cải xã hội, nhằm thoả mãn nhu cầutồn tại và phát triển của con người.
Vai trò của sản xuất vật chất: Là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội loài người:
- Là tiền đề trực tiếp tạo ra tư liệu sinh hoạt của con người nhằm suy trì sự tồn tại và phát triển.
- Là tiền đề của mọi hoạt động lịch sử của con người
- Là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người.
Câu 11:

Phân tích mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ thống nhất các mặt đối lập chứa đựng mâu thuẫn trong quá trình sx xã hội, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động này có xảy ra theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực:
- Khi QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX sẽ thúc đẩy các yếu tố trong LLSX phát triển.
- Khi QHSX không phù hợp với trình độ pt của LLSX sẽ kìm hãm các yếu tố trong LLSX phát triển tạo thành mâu thuẫn trong lòng xã hội giữa LLSX mới và QHSX cũ.
LLSX và QHSX tồn tại trong mối quan hệ quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Tương ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ đó trên cả 3 phương diện: Sở hữu TLSX, tổ chức quản lý, phân phối. Tính ổn định phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất càng cao thì LLSX càng có khả năng phát triển.
Mâu thuẫn và sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất chính là nội dung cơ bản của quy luật "quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất". Sự tác động của quy luật này tạo nên nguồn gốc động lực cơ bản nhất đối với sự vận động và phát triển của nền sx VC do đó, là sự VĐ, phát triển của toàn XH.
Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội:
+ Khoa học trực tiếp sản xuất ra các loại hàng hoá đặc biệt, như phát minh; sáng chế; quy trình công nghệ và trở thành ngành sản xuất với đầu tư ngày càng tăng.
+ Khoa học ngày càng thâm nhập sâu vào mọi thành tố của LLSX, trở thành mắt khâu bên trong của quá trình sản xuất, là nguyên nhân của mọi biến đổi trong sản xuất:
+ Khoa học đi vào hợp lý hoá quá trình tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
+ Phát minh khoa học làm xuất hiện những ngành sản xuất mới, những máy móc thiết bị mới, công nghệ mới, nguyên vật liệu mới, năng lượng mới.
+ Tri thức khoa học giúp phát triển trí lực của người lao động hiện đại, tạo ra những năng lực lao động, kỹ xảo lao động và tri thức quản lý cho người lao động
+ Có khả năng dự đoán tương lai trước nhu cầu của con người
+ KHCN trở thành LLSX trực tiếp (thâm nhập mọi thành tố trong LLSX) vì có vai trò cực kỳ quan trọng trong tất cả mọi lĩnh vực, mọi quốc gia.
Câu 12:
Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT
-Thứ nhất vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện qua:
+  Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một KTTT tương ứng với nó.
+ Khi cơ sở hạ tầng thay đổi kéo theo kiến trúc thượng tầng cũng thayđổi theo. Quá trình thay đổi diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái KT-XH này sang hình thái KT- XH khác,mà còn diễn ra ngay trong bản thân mỗi hình thái KT-XH.
-Thứ hai tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng:
+ Tất cả các yếu tố cấu thành kiến trúc thượng tầng đều có tác động đến cơ sở hạ tầng.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng diễn ra theo hai chiều. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì nó là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế phát triển; nếu tác động ngược lại, nó sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
+ Tuy kiến trúc thượng tầng có tác động mạnh mẽ đối với sự phát triển KT, nhưng không làm thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của XH.
Phân tích đặc điểm của CSHT và KTTT của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trước đổi mới 1986: đề cao thái quá vai trò của KTTT, chính trị là thống soái, Nhà nước, cơ quan quản lí can thiệp thô bạo vào KT bằng những mệnh lệnh chủ quan; vi phạm các quy luật KT khách quan => khủng hoảng KT, XH.
Từ 1986 đến nay: Thực hiện đổi mới toàn diện (KT, CT, VH, XH), lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, từng bước đổi mới về chính trị, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế; giải quyết tốt mốiquan hệ giữa đổi mới - ổn định – phát triển, giữ vững định hướng XHCN.
Kinh tế quyết định chính trị, nhưng chính trị tác động mạnh mẽ qua lại với KT.

Câu 13:
-Ba yếu tố cơ bản: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất (cơ sở hạ tầng) và kiến trúc thượng tầng tác động biệnchứng, tạo nên sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội thông qua sự tác động tổng hợp của hai quy luật cơ bản là: Quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX và quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT. Điều này được thể hiện:
+ Sự vận động, phát triển của xã hội bắt đầu từ sự phát triển về chất của LLSX: công cụ SX biến đổi; người laođộng phát triển tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng → xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới → sự thay đổi về chấtcủa CSHT xã hội → biến đổi của KTTT → HTKT – XH cũ mất đi, HTKT – XH mới ra đời...
+ Lịch sử loài người là một tiến trình nối tiếp nhau từ thấp đến cao của các HT KT – XH
+Sự vận động thay thế các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử do các quy luật khách quan chi phối đó là mộtquá trình lịch sử tự nhiên. C.Mác viết: "Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trìnhlịch sử tự nhiên"
- Tiến trình lịch sử của xã hội loài người là kết quả của sự thống nhất giữa logic và lịch sử.
+ Xu hướng cơ bản, chung của sự vận động, phát triển lịch sử là do sự chi phối của quy luật khách quan (sự pháttriển của LLSX)
+ Logic của toàn bộ tiến trình lịch sử loài người là sự kế tiếp nhau của các HTKT-XH từ thấp đến cao
+ Các HTKT-XH là những trạng thái khác nhau về chất trong tiến trình lịch sử
+ Sự thống nhất giữa logic và lịch sử bao hàm cả sự phát triển tuần tự và sự phát triển bỏ qua..
-Quy luật chung của nhân loại đi lên từ thấp đến cao. Song mỗi dân tộc đều có thể bị chi phối bởi các điều kiệnvề tự nhiên, chính trị, truyền thống, văn hóa và điều kiện quốc tế...do đó có những dân tộc có thể "bỏ qua" mộtsố hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Song sự "bỏ qua" đó cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứkhông theo ý muốn chủ quan.
Bản chất của việc "bỏ qua" một hay vài hình thái kinh tế - xã hội sự phát triển rút ngắn xã hội. Đó là rút ngắn các giai đoạn, bước đi của nền văn minh loài người, cốt lõi là sự tăng trưởng nhảy vọt của lực lượng sản xuất.
Câu 14:
KN đtranh giai cấp:
Lênin chỉ rõ: "Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, đấu tranhcủa quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sảnhay giai cấp tư sản"
Vai trò của đấu tranh giai cấp trong sự phát triển của xã hội có giai cấp
Trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là động lực quan trọng, trực tiếp của lịch sử
+ Đấu tranh giai cấp đạt tới đỉnh cao thường dẫn đến cách mạng xã hội. Thông qua cách mạng xã hội mà quan hệ sản xuất cũ được xoá bỏ, quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất được xác lập, xã hội thực hiện bước chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội thấp lên hình thái kinh tế - xã hội cao hơn,tiến bộ hơn.
+ Đấu tranh giai cấp không những cải tạo xã hội, xóa bỏ các lực lượng xã hội phản động, mà còn có tác dụng cảitạo bản thân các giai cấp cách mạng.
+ Đấu tranh giai cấp thường xuyên tác động thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, nhưng không phải là động lực sâu xa và động lực duy nhất mà là một động lực trực tiếp và quan trọng
Đặc điểm đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay
- Đấu tranh giai cấp là tất yếu, tính tất yếu của nó do chính các đặc điểm kinh tế - xã hội của thời kỳ quá độ quy định.
+ Mục tiêu cuối cùng của cuộc đấu tranh của GCVS là xây dựng thành công CNXH chưa hoàn thành.
+ Quá độ gián tiếp từ xã hội thuộc địa, nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp,tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.
+ Cơ sở kinh tế để nảy sinh giai cấp bóc lột và mâu thuẫn giai cấp vẫn tồn tại.
+ Các thế lực phản động trong nước đang bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn chống phá sự nghiệp cách mạng củađất nước. Chúng đang tìm mọi cách câu kết với chủ nghĩa đế quốc, ráo riết thực hiện âm mưu "diễn biến hòabình" hòng xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
+ Những tàn dư về tư tưởng, tâm lý và tập quán lạc hậu của giai cấp phong kiến, tư sản, của chủ nghĩa thực dâncũ, chủ nghĩa thực dân mới, v.v.. còn tồn tại. Mặt khác, còn có những tiêu cực do mặt trái của kinh tế thị trườngsinh ra. Vì vậy cần thông qua đấu tranh giai cấp để loại bỏ.
- Điều kiện mới:
+ Thuận lơi: GCCN VN trở thành giai cấp lãnh đạo sự nghiệp cách mạng có sự phát triển mạnh mẽ cả về sốlượng và chất lượngKhối liên minh công – nông – trí dưới được củng cố vững chắc và trở thành nền tảng của chế độ xã hội mới.Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN vẫn được giữ vững và tăng cường Nhà nước pháp quyền XHCNVN tiếp tục được củng cố, hoàn thiện.Sự nghiệp đổi mới trong 35 năm qua đã đạt được những thành tự to lớn, tạo thế và lực mới cho sự phát triển đất nước
+ Khó khăn: các thế lực thù địch vẫn thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", gây bạo loạn, lật đổ, sử dụng cácchiêu bài dân chủ, nhân quyền hòng làm thay đổi chế độ chính trịSự khủng hoảng của CNXH thế giới và sự điều chỉnh của các nước lớn đã tác động không nhỏ đến cuộc đấutranh giai cấp.
- Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namhiện nay là: Thựchiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạngnước kém phát triển; thực hiện công bằng xã hội, chống áp bưc bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phụcnhững hành động tư tưởng tiêu cực, sai trái, đấu tranh làm thất bại âm mưu và hành động chống phá của các thếlực thù địch, xây dựng thành công CNXH.
Về thực chất đây là cuộc đấu tranh giữa các nhân tố thúc đẩy đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa với cácnhân tố tác động nhằm cản trở đất nước theo mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Hình thức: đấu tranh GC diễn ra với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp và kếthợp các hình thức, biện pháp linh hoạt; bằng hành chính và giáo dục; cải tạo và xây dựng; sử dụng kinh tế trung gian, quá độ,...
Câu 15:
KN dân tộc: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trên cơ sở một lãnh thổ, mộtngôn ngữ, một nền kinh tế thống nhất, một nền văn hóa và tâm lý, tính cách bền vững, với một nhà nước và pháp luật thống nhất.
Đặc trưng của dân tộc:
+Dân tộc là một cộng đồng người ổn định trên một lãnh thổ thống nhất.
+Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về ngôn ngữ.
+Dân tộc là một cộng đồng thống nhất về kinh tế.
+Dân tộc là một cộng đồng bền vững về văn hoá và tâm lý, tính cách.
+Dân tộc là một cộng đồng ngườicó một nhà nước và pháp luật thống nhất.Đây là một đặc trưng của dân tộc-quốc gia để phân biệt với dân tộc theo nghĩa là các dân tộc – tộc người (đa số hay thiểu số).
Quá trình hình thành các dân tộc ở châu Âu và đặc thù sự hình thành dân tộc ở châu Á.
Ở châu Âu:
- Hai phương thức chủ yếu hình thành dân tộc gắn liền với sự hình thành, phát triển của CNTB:
+ Thứ nhất: Dân tộc được hình thành từ nhiều bộ tộc khác nhau trong một quốc gia (quá trình đồng hóa các bộtộc).
+ Thứ hai: do điều kiện chế độ phong kiến chưa bị thủ tiêu, CNTB phát triển còn yếu, dân tộc được hình thành từmột bộ tộc (quá trình thống nhất các lãnh thổ phong kiến thành lập một quốc gia có nhiều dân tộc).
- Sự hình thành và phát triển của dân tộc trải qua các thời kỳ chính: gắn liền với cuộc cách mạng tư sản do giaicấp tư sản lãnh đạo; gắn liền với phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc giải phóng dân tộc; và thời kỳcác dân tộc xã hội chủ nghĩa ra đời. Sự hình thành các dân tộc trong lịch sử trên thế giới còn tuỳ điều kiện vàhoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, khu vực.
Ở phương Đông:
- Sự hình thành các quốc gia, dân tộc ở phương Đông có tính đặc thù riêng. Thực tiễn lịch sử cho thấy, ở TrungQuốc, Ấn Độ, Việt Nam... dân tộc được hình thành rất sớm, không gắn với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Tính đặc thù của sự hình thành dân tộc Việt Nam:
Dân tộc Việt Nam được hình thành rất sớm trong lịch sử gắn liền với nhu cầu dựng nước và giữ nước, với quátrình đấu tranh chống ngoại xâm và cải tạo thiên nhiên, bảo vệ nền văn hoá dân tộc. Lịch sử đã chứng minh rằng, từ hàng nghìn năm trước trên lãnh thổ Việt Nam đã có một cộng đồng mang đầy đủ các đặc trưng của mộtdân tộc. Dân tộc Việt Nam đã có một ngôn ngữ, một lãnh thổ, một nền kinh tế thống nhất; một nhà nước, luật pháp và một nền văn hoá thống nhất. Khoa học lịch sử đã khẳng định, quá trình hình thành dân tộc Việt Namđược bắt đầu từ khi nước Đại Việt giành được độc lập (cách đây trên 1000 năm) cho đến thời Lý - Trần. Việt hình thành dân tộc cũng như việc hình thành nhà nước đếu bắt nguồn từ nhu cầu chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm. Chính đặc trưng này đã tạo nên những nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #triethoc