og tho de trg, bp xu ly
7. Ong thợ đẻ trứng và biện pháp sử lý:
* Nguyên nhân: Có 2 nguyên nhân
- Do đàn ong bị mất chúa lâu ngày (VD chúa tơ bị chết). Khi đó đàn ong ko bị pheromon của ong chúa khống chế. Một số ong thợ được ăn sữa chúa nên buồng trứng phát triển và có khả năng đẻ trứng. Trứng này ko thụ tinh nở ra ong đực, ong đực này nhỏ hơn so với ong chúa đẻ.
- Đàn mạnh có chúa đang chờ giao phối. Ong thợ vẫn đẻ trứng do khả năng tiết pheromon của ong chúa ít nên liều lượng kìm hãm ko đủ. Đến khi ong chúa giao phối về có khả năng tiết đủ pheromon thì hết hiện tượng này.
* Nhận biết:
- Giai đoạn trứng:
+ Trứng do chúa đẻ thì thì 1 trứng/ 1 lỗ tổ, vị trí đẻ trứng nằm ở đáy lỗ tổ, đẻ theo quy luật từ trong ra ngoài theo hình xoáy ốc, đẻ từ cầu giữa ra ngoài.
+ Trứng do ong thợ đẻ 2 đến 4,5 trứng trên một lỗ tổ. Trứng có thể ở đáy tổ hoặc thành tổ do bụng ngắn, đẻ lung tung ko theo quy luật.
- Giai đoạn ấu trùng ko phân biệt được
- Giai đoạn nhộng
+ Do ong chúa đẻ víp nắp phẳng vì ấu trùng là của ong thợ
+ Do ong thợ đẻ víp nắp lồi vì ấu trùng là của ong đực
- Giai đoạn trưởng thành
+ Ong đực do ong chúa đẻ ra có kích thước lớn
+ Ong đực do ong thợ đẻ ra có kích thước nhỏ, màu đen.
* Biện pháp xử lý:
- Biện pháp ngăn ngừa
+ Đối với đàn mất chúa, giới thiệu chúa mới vào
+ Đổi cầu ấu trùng tuổi (1 ngày tuổi) sang đàn mất chúa để ong tự tạo chúa mới
+ Chia nhỏ đàn mất chúa nhập cho đàn khác
+ Đàn còn chúa tơ chờ đến khi chúa giao phối về ong sẽ tự ngừng đẻ
- Biện pháp xử lý
+ Đối với cầu có trứng do ong thợ đẻ thì tiêu diệt trứng bằng cách rũ hết ong đi và đem cầu ra phơi nắng 30-40ph sau đó trả vào thùng ong để ong dọn vệ sinh
+ Đối với cầu có ấu trùng do ong thợ đẻ tiến hành rũ ong và bỏ vào thùng quay và quay thật mạnh để loại bỏ ấy trùng.
+ Cầu có nhộng do ong thợ đẻ thì rũ ong, cắt vít nhộng ra đổ cầu xuống đất để nhộng rơi ra
+ Đối với đàn ong có ong đực còi thì bắt giết hết ong đực còi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top