ODA và FDI
Câu 4 :ODA :LIÊN HỆ VIỆT NAM
Tình hình cam kết vốn ODA của Việt Nam
Nhờ những cải cách và tiến bộ trong kinh tế mà trong những năm vừa qua Việt Nam đã tạo được lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhà tài trợ. Có thể thấy mức cam kết viện trợ của Việt Nam tăng đáng kể theo từng năm.
Năm
Cam kết
Giải ngân
2009
5,914.67
3000
2010
8,063.85
3500
2011
7,905.34
3,650
2012
7,386
Vốn đối ứng: 25.993 triệu VNĐ (tương đương 1,5 triệu USD)
Tính đến cuối năm 2010, các nhà tài trợ đã cam kết cung cấp ODA cho Việt Nam trên 80 tỷ USD
Những năm gần đây, lượng vốn ODA cam kết năm sau đều cao hơn năm trước, lên tới khoảng 8 tỷ USD mỗi năm, thể hiện sự tin tưởng của các nhà tài trợ vào khả năng phát triển (và trả nợ) của Việt Nam. Số liệu Bộ Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy trong 5 năm 2006-2010, tổng số vốn ODA cam kết cho Việt Nam đạt 31,7 tỷ USD, tăng 21,5% so với giai đoạn 5 năm trước đó. Các chương trình, dự án tài trợ được ký kết trong thời kỳ 2006-2010 cũng đạt 20,1 tỷ USD, tăng 17,9% so với 5 năm trước. Vốn giải ngân được trong thời kỳ này đạt 13,8 tỷ USD, tăng 17% so với giai đoạn trước đó.
Cũng trong năm 2010, tổng giá trị vốn ODA được ký kết thông qua các Hiệp định ước đạt 3,172 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt 3,034 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại đạt 138 triệu USD. Như vậy, mức ký kết ODA năm 2010 thấp hơn dự kiến (4,093 tỷ USD) chủ yếu do chậm trễ trong việc chuẩn bị các thủ tục thẩm định và phê duyệt dự án
Năm 2011, trong bối cảnh Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, nguồn vốn ODA với lãi suất ưu đãi và thời hạn vay kéo dài càng được coi là nguồn lực quan trọng để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Vốn ODA ký kết cũng tăng rất cao trong 6 tháng đầu năm 2011.Tổng số vốn ODA ký kết trong 5 tháng đầu năm 2011 thông qua các hiệp định từ mức hơn 1 tỷ USD trong các công bố chính thức cách đây khoảng hai tháng, vọt lên trên 1,66 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Về hoạt động thu hút vốn ODA, chỉ tính trong 4 tháng đầu năm đã có 11 dự án viện trợ chính thức được ký kết với tổng giá trị 1.028,21 triệu USD, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Trong đó vốn vay đạt 1.002,28 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt 25,93 triệu USD. Năm 2011, các nhà tài trợ đã ký kết tài trợ cho Việt Nam 8,342 tỷ USD vốn ODA.Trong đó, vốn ODA vay ưu đãi chiếm khoảng 87%, vốn ODA không hoàn lại chiếm 13%.
Đáng chú ý có những dự án quy mô lớn như dự án xây dựng Nhà máy điện Nghi Sơn 2 trị giá 365,82 triệu USD; dự án xây dựng cầu Nhật Tân 2 trị giá 304,25 triệu USD.
Tại hội nghị tư vấn các nhà tài trợ vào ngày 6/12, mức cam kết viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho Việt Nam trong năm 2012 đạt tới 7,386 tỷ USD.
Như thường lệ, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản vẫn là những nhà tài trợ lớn nhất của Việt Nam với những con số cam kết khá ấn tượng. Cụ thể, trong năm tài khóa 2012, WB cam kết tài trợ cho Việt Nam 2 tỷ USD, ADB là 1,4 tỷ USD và Nhật Bản là 1,9 tỷ USD.
Nguồn vốn này sẽ giúp Việt Nam bổ sung cùng các nguồn lực trong nước tiếp tục công cuộc phát triển kinh tế bền vững trong giai đoạn tới, tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, cải cách doanh nghiệp nhà nước và khu vực tài chính-ngân hàng cũng như xóa đói giảm nghèo.
Tình hình giải ngân
Tỷ lệ giải ngân năm 2009 (cả 02 nguồn vốn): 59%
Tỷ lệ giải ngân chung của các chương trình, dự án của Bộ Tài chính năm 2009 (của cả hai nguồn: vốn ODA + vốn đối ứng) đạt mức trung bình khá59%(nằm trong dải từ 40% - 60%).
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tổng giá trị giải ngân vốn ODA năm 2010 ước đạt 3,5 tỷ USD, đạt xấp xỉ 144,2% so với kế hoạch cả năm.
Trong đó, vốn vay khoảng 3,2 tỷ USD, vốn viện trợ không hoàn lại khoảng 300 triệu USD.
So với mức giải ngân ODA năm 2009, giải ngân theo các chương trình, dự án năm 2010 dự kiến tăng 30%, đạt 2,942 tỷ USD.
Theo số liệu của Bộ KH-ĐT, tổng giá trị giải ngân vốn ODA 5 tháng đầu năm 2011 ước tính đạt 1,26 tỷ USD, bằng 52,5% kế hoạch giải ngân của cả năm. Đây được xem là con số giải ngân ODA cao kỷ lục so với nhiều năm trước đó. Dự báo cho 6 tháng đầu năm 2011, Bộ KH-ĐT ước tính khả năng vốn ODA giải ngân đạt khoảng 1,35 tỷ USD, bằng 56,25% kế hoạch cả năm.
Câu 5:ĐÓNG GÓP CỦA FDI VÀO NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Năm 2010, FDI ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25,5%). Đến thờì điểm này, FDI đã có mặt ở 63 tình thành (năm 2008 là 43 tỉnh), trong đó, 5 tỉnh dẫn đầu là TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, HN, Đồng Nai và Bình Dương. Với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore vươn lên dẫn đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với 4,43 tỉ USD chiếm 23,8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với 2,37 tỉ USD, chiếm 12,7% ,Hàn Quốc đứng thứ 3 với 2,36 tỉ USD, chiếm 12,7%
Năm 2011: Dựa trên báo cáo của các địa phương và số liệu thu thập được tới thời điểm hiện tại, Cục Đầu tư nước ngoài báo cáo sơ bộ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2011 như sau:
Vốn đăng ký: 14,7 tỷ USD, bằng 74% so với năm 2011, trong đó vốn đăng ký mới đạt 11,6 tỷ USD, vốn đăng ký tăng thêm đạt 3,1 tỷ USD (năm 2010 là1,89 tỷ USD)
Vốn thực hiện: 11tỷ USD, bằng với cùng kỳ năm 2010.
Tình hình xuất, nhập khẩu:
Xuất khẩu của khu vực ĐTNN (kể cả dầu khí) trong 12 tháng đầu năm 2011 dự kiến đạt 54,46 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 56,57% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN tính đến tháng 12 năm 2011 đạt 47,76 tỷ USD, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2010 và chiếm 45,15% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực ĐTNN xuất siêu 6,69 tỷ USD, trong khi cả nước nhập siêu 9,51 tỷ USD.
Theo lĩnh vực đầu tư:
Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 435 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 7,123 tỷ USD, chiếm 48,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện đứng thứ hai với 2,53 tỷ USD, chiếm gần 17,2%. Đứng thứ 3 là lĩnh vực xây dựng với 140 với 1,25 tỷ USD, chiếm 8,5%. Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 845,6 triệu USD, chiếm 5,8%.
Theo đối tác đầu tư:
Năm 2011, đã có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Các quốc gia dẫn đầu theo thứ tự là : Hồng Kông với 3,09 tỷ USD, chiếm 21% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản với 2,43 tỷ USD, chiếm 16,6 %, Singapore 2,2 tỷ USD, chiếm 15% ;Hàn Quốc với 1,47 tỷ USD, chiếm 10%. Trung Quốc với 747 triệu USD, chiếm 5,1%
Theo địa bàn đầu tư:
Tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất với gần 3 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 20,4% tổng vốn đầu tư. Hải Dương 2,55 tỷ USD, chiếm 17,4%. Hà Nội đứng thứ 3 với1,1 tỷ USD. Tiếp theo là Hải Phòng, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 917,8 triệu USD; 914,9 triệu USD và 912,8 triệu USD.
Xét theo vùng thì Đồng bằng sông Hồng là vùng thu hút được nhiều vốn ĐTNN nhất với trên 5,95 tỷ, chiếm 40,5% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước. Đứng thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ với 6,25 tỷ USD, chiếm 42,6% . Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất, chỉ chiếm 0,1% tổng vốn đăng ký.
Một số dự án lớn được cấp phép trong 11 tháng đầu năm 2011 là: Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương (nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương) với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,26 tỷ USD; dự án Công ty TNHH sản xuất First Solar Việt nam, thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo do Singapore đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD; dự án Công ty TNHH Thông tin & Viễn Thông Di động S-telecom với tổng vốn đầu tư là 452,38 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực xây dựng khai thác dịch vụ mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động; dự án Công ty TNHH lốp xe Việt Luân với tổng vốn đầu tư 400 triệu USD đầu tư vào lĩnh vực sản xuất lốp xe do Trung Quốc đầu tư.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top