o phap
1. Bài công pháp thứ nhất
Bài công pháp thứ nhất tên là Phật Triển Thiên Thủ pháp. Phật thi triển nghìn tay;
theo tên mà luận nghĩa, ấy là giống như Phật nghìn tay, Quán Âm nghìn tay thi triển tay.
Tất nhiên chúng ta không có khả năng thực hiện 1000 động tác; chư vị cũng không nhớ
[hết] được, [nó] sẽ làm chư vị quá mệt mỏi. Ở bộ công pháp này chúng ta thông qua tám
động tác đơn giản để đại diện cho ý nghĩa kia. Tuy nhiên, thông qua tác dụng của các động
tác ấy sẽ đả khai trăm mạch thân thể chúng ta. Tôi nói với mọi người, vì sao nói rằng công
pháp chúng ta là lập tức đứng tại tầng rất cao mà luyện? Là vì chúng ta không chỉ dẫn một
mạch, hai mạch, nhâm đốc nhị mạch, [hay] kỳ kinh bát mạch, mà chúng ta lập tức có toàn
bộ trăm mạch khai mở, trăm mạch đồng thời vận chuyển; như vậy chúng ta lập tức đã
đứng tại tầng rất cao mà luyện.
Khi thực hiện bài động tác này có một yêu cầu là "căng" và "buông lỏng"; tay và chân
nhất định phải phối hợp cho tốt; thông qua việc căng một cái rồi buông lỏng một cái, có
thể làm cho tất cả những chỗ không thông của thân thể chư vị được đả thông toàn bộ. Tất
nhiên nếu chư vị thực hiện bộ động tác ấy, nhưng tôi không cài cho chư vị một bộ "cơ",
thì nó cũng không có tác dụng. Lúc 'căng', là căng một cách từ từ, làm cho thân thể duỗi
thẳng ra đến cực điểm, thậm chí tưởng như [chia] chư vị thành hai người vậy. Thân thể
căng thành rất cao rất lớn. Không có ý niệm nào hết. Lúc 'buông lỏng' là phải buông lỏng
một cách đột ngột, căng đến cực điểm rồi tức khắc buông lỏng ra. Tác dụng của nó kiểu
như một bao da [đựng khí] bị ấn bẹp lại, khí kia liền bài xuất ra; hễ thả tay ra thì khí liền
được hấp thu vào, quán vào, năng lượng mới được hấp thu vào; dưới tác dụng của cơ chế
thì những chỗ năng lượng còn chưa thông sẽ được đả thông.
Lúc căng, thì gót chân dùng lực dẫm xuống, đầu dùng lực dựng lên, giống như lấy hết
tất cả trăm mạch trong toàn bộ cơ thể chư vị kéo [căng] cho mở ra, sau đó, đột ngột buông
lỏng. Căng xong, là phải đột ngột buông lỏng; nhờ tác dụng của cách ấy mà làm cho toàn
bộ thân thể được đả khai tức thì. Tất nhiên, chúng tôi còn cần cài cho chư vị các bộ 'cơ',
cài các chủng các loại 'cơ chế'. Khi cánh tay căng ra cũng phải dùng lực, dùng lực từ từ,
dùng lực đến cực điểm. Đạo gia giảng 'tẩu tam âm tam dương', thực ra không phải chỉ dẫn
theo ba [mạch] âm ba [mạch] dương, cánh tay cũng là trăm mạch tung hoành ngang dọc,
đều cần đả khai, đều cần căng ra đả khai hết; chúng tôi lập tức làm cho trăm mạch đều
thông. Công pháp tu luyện thông thường, không kể luyện khí, [mà là] tu luyện chân chính
[đều] bắt đầu từ 'nhất mạch đới bách mạch'. Muốn làm cho toàn bộ được kéo theo mở hết
ra thì phải là một quá trình nhiều năm tháng dai dẳng, biết bao nhiêu năm. Chúng ta lập
tức trực tiếp làm cho trăm mạch toàn bộ đả khai; do vậy chúng ta đã đứng tại tầng rất cao
mà luyện. Mọi người cần nắm thật vững yếu lĩnh này.
Tôi nhắc lại về tư thế đứng; hai chân giang rộng bằng vai đứng thẳng, yêu cầu đứng
thẳng tự nhiên; không được đứng thành hai bàn chân song song; bởi vì chúng tôi không có
những điều trong [luyện] võ; rất nhiều công pháp [khác] là từ 'mã bộ' luyện võ mà ra.
Phật gia giảng 'phổ độ chúng sinh', không thể chỉ một mực là thu vào trong. Chỗ gối và
háng đặt ở trạng thái chùng, chân hơi cong một chút. Cong một chút thì mạch ấy mới
thông; nếu chư vị đứng thẳng thì mạch ấy chết cứng lại không thông. Thân thể giữ cho
ngay thẳng, toàn thân buông lỏng; hoàn toàn buông lỏng từ trong đến ngoài, tuy nhiên
lỏng nhưng không oải, đầu cần giữ cho ngay thẳng.Cả năm bài công pháp khi luyện công đều cần nhắm mắt. Tuy nhiên khi chúng ta học
[động tác] thì chư vị cần nhìn, nên vẫn phải mở mắt, [mà] coi xem động tác có đạt tiêu
chuẩn hay không [đạt] tiêu chuẩn. Học rồi về [nhà] khi tự mình luyện cần nhắm mắt. Lưỡi
đặt hàm trên, hàm răng tách hở ra, môi miệng ngậm lại. Vì sao phải 'lưỡi đặt hàm trên'?
Như mọi người đã biết về luyện công chân chính, nó không chỉ chạy theo chu thiên nông
cạn ở bề mặt mà thôi, [mà] chạy cả các mạch tung hoành ngang dọc giao nhau bên trong
thân thể; không chỉ bề mặt, mà ở nội tạng bên trong cũng có mạch, chỗ khoảng cách giữa
nội tạng cũng có mạch; khoang miệng là trống không, do đó nó chỉ dựa vào lưỡi của
chúng ta đặt lên hàm trên để 'bắc cầu' gia tăng mạch vận chuyển khi năng lượng lưu
[chuyển], cho phép năng lượng thông qua đầu lưỡi lưu chuyển qua lại. Môi miệng ngậm
lại chính là 'bắc cầu' bên ngoài, năng lượng nơi mặt da cũng có thể lưu chuyển. Vì sao
phải tách hở hàm răng? Bởi vì trong khi luyện công, nếu như hàm răng ngậm chặt lại, thì
năng lượng ấy trong quá trình vận chuyển nó sẽ làm cho răng chư vị càng ngậm chặt hơn,
càng [tập] càng ngậm chặt hơn. Chỗ nào mà không buông lỏng, thì chỗ ấy không thể diễn
luyện một cách trọn vẹn đầy đủ được; do vậy chỗ nào mà chặt lại sẽ làm cho nó rốt cuộc
sót lại không luyện, không được chuyển hoá, không diễn hoá được; nếu hàm răng tách hở
ra, nó sẽ buông lỏng ra. Yêu cầu động tác về cơ bản là như vậy. Tại đây có ba động tác
quá độ mà chúng ta còn gặp lại trong các công pháp tiếp sau, [bây giờ] chúng tôi sẽ giảng
về chúng.
Lưỡng thủ hợp thập. [Tư thế] hợp thập này [cẳng] tay nằm ngang, bắp tay chếch ra,
[sao cho] chỗ nách và sườn có khoảng trống. Nếu chỗ nách và sườn ép chặt thì các đường
thông đạo năng lượng sẽ bị ép [tắc] lại. Đầu ngón tay không được đưa lên đến mặt, mà cần
ở trước ngực; nhưng cũng không tựa sát vào thân thể. Lòng bàn tay rỗng không, chưởng
căn hợp lại thật chặt. Mọi người hãy nhớ kỹ động tác này, đây là động tác mà chúng la lặp
lại nhiều lần.
Điệp khấu tiểu phúc. Bắp tay cần chếch ra, khi luyện công nhất định phải để chúng
chếch ra; chúng tôi giảng tư thế ấy là có đạo lý [trong đó], Nếu chỗ nách và sườn không có
khoảng không, thì năng lượng của chư vị sẽ áp chặt lại, không thông. Khi thực hiện, nam
tay trái để trong, nữ tay phải để trong. Yêu cầu khoảng cách giữa các [bàn] tay là bằng một
bàn tay, không được chạm nhau; khoảng cách giữa tay và thân thể là bằng hai bàn tay,
cũng không được chạm vào thân thể. Vì sao? Vì mọi người chúng ta đều biết rằng có rất
nhiều đường thông đạo trong và ngoài; môn của chúng ta là dựa vào Pháp Luân đả khai
[chúng], đặc biệt là huyệt lao cung. Thực ra huyệt lao cung chính là một trường; tại thân
thể ở mỗi không gian đều có hình thức tồn tại; chứ không chỉ là huyệt lao cung của nhục
thân. Trường của nó rất lớn, thậm chí còn hơn cả mặt bàn tay của nhục thân; [chúng] đều
cần đả khai; do vậy chúng ta dựa vào Pháp Luân để khai mở. Trên tay ấy cũng có Pháp
Luân đang xoay chuyển, hai tay đều có; do đó không được để chúng chạm nhau. Luyện
công xong rồi 'điệp khấu tiểu phúc' thì năng lượng trên [bàn] tay hết sức to lớn. Một mục
đích khác nữa của 'điệp khấu tiểu phúc' là gia trì Pháp Luân tại bụng dưới của chư vị và
khối điền tại đan điền của chư vị. Khối điền ấy cần sinh xuất ra rất nhiều những thứ, vượt
trên vạn thứ.
Còn một động tác, gọi là kết định ấn; chúng ta gọi tắt là kết ấn. Mọi người hãy nhìn
thế kết ấn này; không được [thực hiện nó] một cách tuỳ tiện. Ngón tay cái dựng lên, hình
thành một hình bầu dục; về cơ bản thì các ngón tay [kia] xếp hợp lại với nhau nhẹ nhàng,
ngón bàn tay dưới là ứng với chỗ cách nhau của ngón bàn tay trên; chính là như thế. Khi
kết ấn thì nam tay trái đặt trên, nữ tay phải đặt trên. Tại sao? Tại vì nam là thể thuần
dương, nữ là thể thuần âm. Nam cần ức chế [phần] dương của chư vị, phát huy [phần] âm
của chư vị; nữ cần ức chế [phần] âm của chư vị, phát huy [phần] dương của chư vị; đạt
đến âm dương cân bằng; do đó có những động tác nam nữ khác nhau. Khi kết ấn, bắp tay cần chếch ra, nhất định phải chếch ra. Mọi người đều biết về đan điền của chúng ta, từ rốn
tính xuống [chiều rộng] hai ngón tay là trung tâm đan [điền], cũng là trung tâm của Pháp
Luân chúng ta; do vậy kết ấn kia cần hạ xuống dưới chỗ ấy một chút, [là] vị trí [để] đỡ lấy
Pháp Luân. Có người khi buông lỏng thì chỉ buông lỏng tay thôi, chân không có buông
lỏng; chân cũng phải phối hợp để đồng thời buông lỏng, đồng thời căng.
2. Bài công pháp thứ hai
Bài công pháp thứ hai gọi là Pháp Luân Trang pháp. Động tác rất đơn giản, chỉ có
bốn động tác 'bão luân', học liền nhớ ngay; tuy nhiên lại rất khó [làm], yêu cầu cường độ
cao. Cao ở điểm nào? Bởi vì hễ là 'trang pháp luyện công' thì đều yêu cầu đứng cố định ở
đó, đứng rất lâu, tay cần giơ lên trong thời gian rất lâu, sẽ cảm thấy hai cánh tay phát đau;
do vậy yêu cầu cường độ cao. Tư thế đứng cũng giống [tư thế đứng] của bài công pháp thứ
nhất, nhưng không có 'căng', chỉ có đứng buông lỏng thôi. Có bốn động tác cơ bản, đều
thuộc về động tác 'bão luân'; chư vị chớ thấy động tác đơn giản [mà xem nhẹ]; chỉ có bốn
động tác đơn giản, vì đây là tu luyện Đại Pháp, [nên] không lẽ nào mỗi động tác chỉ để
luyện xuất một loại công nào đó, hoặc chỉ để luyện một số thứ nào đó; những thứ mà mỗi
động tác cần diễn luyện ra là rất nhiều; nếu mỗi thứ đều cần dùng một động tác để diễn
luyện, thì không thể được. Tôi nói với chư vị, những thứ tôi cấp vào chỗ bụng dưới của
chư vị, đều cần xuất sinh thành hàng nghìn vạn các thứ trong pháp môn của chúng ta; nếu
với mỗi thứ chư vị đều cần động tác để thực hiện, thì mọi người thử nghĩ xem, sẽ thành
hàng nghìn vạn động tác; chư vị có luyện cả ngày cũng không hết, mà sẽ làm chư vị mệt
lắm vả lại cũng không nhớ hết nổi.
Có một câu rằng 'đại Đạo chí giản chí dị', tại hoành quan khống chế tất cả những thứ
đang diễn luyện; do đó thông thường trong khi tu luyện tĩnh công, không có động tác thì
trái lại luyện còn tốt hơn. Khi động tác đơn giản thì cũng là ở hoành quan đang khống chế
rất rất nhiều những thứ đang [được] diễn luyện. Động tác càng đơn giản, thì [những thứ]
chư vị có thể diễn luyện lại càng đầy đủ, bởi vì nó ở hoành quan mà khống chế hết thảy
[những thứ] diễn luyện vậy. Bộ công pháp này của chúng ta có bốn động tác 'ôm bánh
xe'; khi chư vị ôm bánh xe sẽ cảm thấy cảm giác, rằng ở chỗ hai cánh tay chư vị đang có
Pháp Luân lớn xoay chuyển trong đó; [trong] những người luyện công thì hầu như ai ai
cũng có thể cảm giác được [hiện tượng ấy]. Khi luyện Pháp Luân Trang pháp, không cho
phép ai được lắc lắc động động hay nhảy cẫng lên như mấy thứ công pháp phụ thể khác;
không được như thế, như thế không phải là luyện công. Chư vị có nhìn thấy Phật Đạo
Thần ở đâu có cái thứ nhẩy nhót lắc lư dao động như thế? Không có.
3. Bài công pháp thứ ba
Bài công pháp thứ ba gọi là Quán Thông Lưỡng Cực pháp. Bài công pháp này cũng
rất đơn giản. Quán Thông Lưỡng Cực pháp, qua tên mà xét nghĩa thì tức là đưa năng
lượng đánh [thông] cho đến hai "cực". Hỏi hai cực của vũ trụ vô biên này lớn đến đâu;
chư vị không [thể] tưởng tượng được; do đó không có hoạt động ý niệm. Chúng ta luyện
công là 'tuỳ cơ nhi hành', tay của chư vị là thuận theo "cơ" mà tôi đã cấp cho chư vị mà
vận hành. Bài công pháp thứ nhất cũng có 'cơ' giống thế; hôm đầu tiên học công [tôi]
không giảng [điều này] cho chư vị là [vì] chư vị chưa luyện thành thục những điều này,
[nên] trước tiên không để chư vị [truy] tìm [cảm giác], e rằng chư vị không nhớ. Thực ra
chư vị phát hiện rằng hễ cánh tay chư vị căng rồi buông lỏng ra, [thì] tay chư vị tự động
hồi trở lại, tự động 'bay' trở lại; ấy chính là bộ 'cơ' mà tôi cấp cho chư vị đang khởi tác
dụng; Đạo gia gọi là 'phiêu thủ kình'. Khi chư vị thực hiện xong một động tác, chư vị phát
hiện rằng hai tay ấy chúng tự động bay nhẹ ra thực hiện động tác tiếp, dần dần thuận theo thời gian luyện công của chư vị nhiều lên, chư vị sẽ càng thể nghiệm được điều ấy rõ rệt
hơn. Những thứ ấy sau khi tôi cấp cho mọi người rồi thì sẽ tự động vận chuyển. Thực ra
bộ 'cơ' ấy, những lúc bình thường khi chư vị không luyện công, thì công cũng luyện
người nhờ tác dụng của cơ chế Pháp Luân; tất cả các công pháp sau đây đều mang theo
thứ [cơ chế giống] như thế cả. Tư thế [đứng] của Quán Thông Lưỡng Cực Pháp cũng
giống với Pháp Luân Trang pháp; không 'căng' mà chỉ đứng thẳng buông lỏng; [còn] tay
có hai động tác. Một là đơn thủ xung quán, chính là một tay xung lên [trong khi] một tay
quán xuống, sau đó lại cái lên cái xuống nhưng đảo lại; một lên một xuống [tính] là một
lần; cộng tất cả 9 lần; đến lần thứ 8 rồi một nửa thời nữa thì tay kia đưa theo lên trên. Sau
đó thực hiện song thủ xung quán, cũng thực hiện 9 lần; tương lai khi thứ số luyện công
tăng lên chư vị sẽ làm 18 lần; cần phải bảo đảm con số 9 ấy7
; bởi vì cứ đến 9 thì nó phải
biến cơ; cố định tại 9. Tương lai khi thực hiện thì không được cứ đếm số mãi; khi cơ đã rất
mạnh rồi, thì đến lần thứ 9 rồi tự nó sẽ thu thế, cơ tự động biến một cái là tay kia lập tức
kết lại. Chư vị không [phải] đếm số, đảm bảo rằng chư vị làm xong chín lần xung quán rồi
thì lập tức làm chư vị sang suy chuyển Pháp Luân. Sau này chư vị không được cứ đếm mãi
bởi vì luyện công là vô vi; hữu vi chính là chấp trước. Đến khi tu luyện tại cao tầng thì
không có hoạt động ý niệm, toàn là vô vi. Tất nhiên, có người nói rằng bản thân động tác
đã là hữu vi; đó là nhận thức sai lầm. Nếu nói động tác là hữu vi, thì hỏi chư Phật làm các
thủ ấn, các hoà thượng Thiền tông hay trong chùa phải làm kết ấn toạ thiền [là sao? Hay]
thuyết hữu vi là nói về động tác thủ ấn nhiều ít bao nhiêu? Động tác có nhiều ít bao nhiêu
quyết định là hữu vi hay vô vi? Động tác nhiều là chấp trước, còn động tác ít là không
chấp trước? Không phải là do bản thân động tác ấy, mà là nói về trong tư tưởng của người
ta có chấp trước hay không, có những thứ hữu vi chưa bỏ được hay không; [chính] là cái
tâm ấy. Chúng ta luyện công cũng là 'tuỳ cơ nhi hành', dần dần bài trừ cái tâm hữu vi kia
đi, không có hoạt động ý niệm.
Trong quá trình xung quán có thể làm thân thể chúng ta đắc đến một diễn luyện đặc
thù: đồng thời trong quá trình xung quán, có thể đả khai đường thông đạo tại đỉnh đầu của
[thân] thể người chúng ta, gọi là khai đỉnh, cũng có thể đả khai đường thông đạo dưới
chân. Đường thông đạo dưới chân không phải chỉ là một điểm tại huyệt dũng tuyền thôi,
nó là một trường. Bởi vì thân thể người tại các không gian khác có các hình thức tồn tại
khác nhau; trong quá trình luyện công thì thân thể cũng không ngừng khuếch trương lên;
và thể tích của công cũng càng ngày càng lớn, do đó nó vượt quá cả [thân] thể người chư
vị.
Trong quá trình luyện công thì trên đầu sẽ khai đỉnh; 'khai đỉnh' mà chúng tôi nói là
khác hẳn khai đỉnh được thuyết giảng trong Mật tông; khai đỉnh mà Mật tông nói là đả
khai huyệt bách hội rồi cắm vào đó một 'cát tường thảo', khai đỉnh của họ là vậy, đó là
phương pháp tu luyện mà Mật tông giảng. Điều chúng tôi giảng không phải là khai đỉnh
ấy. Khai đỉnh mà chúng tôi giảng là [sự] câu thông giữa vũ trụ và đại não; mọi người đã
biết tu luyện Phật giáo thông thường họ cũng có khai đỉnh, tuy nhiên rất ít người biết [về
điều này]; trong một số [môn] tu luyện khi đỉnh đầu đả khai ra một đường nứt liền được
coi là tốt ghê lắm; thực ra vẫn còn cách xa nhiều. Khai đỉnh chân chính ấy, cần đạt đến
trình độ nào? Tất cả xương đậy sọ [não] đều cần đả khai hết toàn bộ, sau đó nó sẽ xuất
hiện ra một dạng tự động khai hợp8
, khai hợp, trạng thái vĩnh viễn khai hợp, vĩnh viễn bảo
trì việc tiến hành câu thông với vũ trụ to lớn; đó là trạng thái như thế; ấy là khai đỉnh chân
chính. Tất nhiên không phải là cái sọ não tại không gian này, tại không gian này có thể
làm người ta sợ quá; mà là tại không gian khác.Thực hiện bài công pháp này rất đơn giản, tư thế đứng yêu cầu giống như ở hai bài
công pháp bên trên; không có 'căng' như bài công pháp thứ nhất, mấy bài công pháp sau
đó đều không có động tác 'căng', đều là đứng thẳng tự nhiên; duy trì không đổi hình thức
này. Khi xung quán mọi người hãy chú ý, phải để cho tay 'tuỳ cơ nhi hành'; thực ra bài
công pháp thứ nhất đã là tuỳ cơ nhi hành rồi; khi chư vị thực hiện 'căng', rồi buông lỏng
xong thì tay tự nó bay nhẹ trở lại, tự nó 'hợp thập'; chúng ta đều [được] gắn bộ "cơ" như
thế. Chúng ta luyện động tác là tuỳ theo bộ "cơ" ấy mà vận hành, tăng cường cho "cơ" ấy.
Không đòi hỏi bản thân chư vị phải luyện công, chư vị thực hiện động tác là để tăng
cường cho "cơ" ấy; bộ "cơ" này có tác dụng như thế. Hãy nắm thật vững yếu lĩnh này. Khi
thực hiện đúng thì chư vị có thể thấy sự tồn tại của bộ "cơ" ấy. Khoảng cách giữa tay và
thân không vượt quá 10 cm, cần nằm trong phạm vi 10 cm là thể nghiệm được hình thức
tồn tại của nó. Có người không buông lỏng được tốt, [nên] mãi không thể nghiệm được;
thực hiện một cách từ từ rồi chư vị sẽ thể nghiệm được. Khi luyện công không có cảm giác
cũng như ý niệm bê khí đưa lên, cũng không có khái niệm ôm khí quán vào trong, áp khí
[vào]. Tay luôn luôn hướng [lòng bàn tay] vào phía thân thể. Tuy nhiên có một điểm, có
người ở chỗ thân thể thì cự ly là gần, nhưng đến mặt liền sợ chạm phải mặt, nên tách ly ra;
khoảng cách đến mặt xa quá là không được. Phải luôn luôn lên xuống gần sát mặt, lên
xuống gần sát thân thể, chỉ cần lên xuống không chạm vào y phục là được rồi. Khi thực
hiện nhất định phải chiểu theo yếu lĩnh này. Nếu chư vị thực hiện đúng, thì khi đưa lên
xong rồi, lúc đơn thủ xung quán, thì lòng bàn tay vẫn luôn luôn hướng vào trong.
Khi đơn thủ xung quán không được chỉ dõi theo tay bên trên; vì xung và quán là tiến
hành đồng thời, nên tay bên dưới cũng cần vào vị trí; vừa xung vừa quán, [hai tay] xung
quán đồng thời đến vị trí. Hai tay khi ở trước ngực không được chạy 'đè' qua nhau, [vì]
nếu thế sẽ làm bộ "cơ" bị loạn. Phải chuyển động tách nhau; hai tay mỗi tay ở một bên của
thân thể. Cánh tay cần duỗi thẳng, duỗi thẳng không phải là không buông lỏng; tay và thân
thể đều phải buông lỏng, nhưng tay cần duỗi thẳng; vì 'tuỳ cơ nhi hành', nên sẽ cảm thấy
một bộ "cơ", có một thứ lực đẩy tay chư vị nhẹ bay lên. Khi song thủ xung quán thì tay có
thể hơi tách nhau ra, nhưng không được [tách] nhiều; bởi vì năng lượng là hướng chạy lên
trên; khi song thủ xung quán [cần] đặc biệt chú ý. Có người thực hiện ôm khí quán đỉnh
[thành] quen rồi, hai lòng bản tay [của họ] cứ hướng xuống dưới, khi [đưa tay lên] thì lòng
bàn tay nâng hướng lên; [làm thế] không được; lòng bàn tay cần hướng vào thân thể. Chư
vị chớ vì thấy [tên] gọi là 'xung quán' [mà nghĩ thế], đây là do bộ "cơ" của tôi cài đang
thực hiện, các 'cơ chế' đang phát huy tác dụng. Không có hoạt động ý niệm nào hết; năm
bài công pháp đều không có hoạt động ý niệm. Bài công pháp thứ ba [này] có một câu:
trước khi thực hiện động tác hãy nghĩ rằng bản thân mình là một cột ống rỗng cao lớn,
hoặc nghĩ rằng bản thân là hai ống rỗng cao lớn; mục đích là để chư vị thêm tín tức đó
vào, giúp cho năng lượng thông suốt không có trở ngại; chủ yếu là mục đích ấy. Tay cần
phải là liên hoa chưởng.
Tôi giảng một chút về suy chuyển Pháp Luân; suy đẩy như thế nào? Vì sao phải đẩy
Pháp Luân? Bởi vì năng lượng của chúng ta trên thực tế được đưa đi quá xa, năng lượng
ấy đã được đưa lên đến tận hai cực của vũ trụ; không có hoạt động ý niệm; nó không hề
giống một công pháp thông thường. Nào là 'khí thiên dương', nào là thu 'khí địa âm';
chúng đều chưa chạy ra khỏi được [phạm vi] trái đất. Chúng ta phải xuyên thấu trái đất,
đưa lên đến tận các cực của vũ trụ. Tư duy của chư vị không thể tưởng tượng được cực
của vũ trụ ấy to lớn đến nhường nào, xa đến nhường nào; [nó] không thể nghĩ bàn. Chư vị
có nghĩ cả ngày cũng không thể nghĩ được đến đầu ấy lớn ngần nào, chư vị không thể nghĩ
được biên của vũ trụ ở đâu; có khai phóng bằng hết tư tưởng của chư vị, có nghĩ cho đến
mỏi mệt chư vị cũng không nghĩ ra được. Tuy nhiên tu luyện chân chính là vô vi, nên
không dùng hoạt động ý niệm của chư vị; chư vị không phải quản, chư vị chỉ quan tâm đến việc thực hiện 'tuỳ cơ nhi hành' thôi, còn 'cơ' của tôi có thể phát huy tác dụng ấy. Khi
luyện mọi người cần chú ý, vì năng lượng được đưa đi quá xa, nên khi thu thế thì chúng ta
ai cũng cần thêm cho Pháp Luân ấy một chút lực, đẩy nó một cái, để năng lượng kia trong
nháy mắt được đưa trở lại. Đẩy bốn vòng là được rồi, nếu nhiều hơn thì chư vị sẽ trướng
bụng. Phải xoay thuận chiều kim đồng hồ; khi đẩy không được đẩy to quá ra cả ngoài
[thân] thể là không được; lấy [chỗ] bụng dưới cách dưới rốn [một khoảng bằng chiều
rộng] hai ngón tay làm trục [quay]. Cùi chỏ chếch ra, [bàn] tay để thẳng, [cẳng] tay cũng
thẳng. Động tác [ngay từ] khi bắt đầu luyện công đã cần phải chuẩn xác; không chuẩn xác
sẽ làm bộ "cơ" lệch mất.
4. Bài công pháp thứ tư
Bài công pháp thứ tư gọi là Pháp Luân Chu Thiên pháp. Chúng tôi gọi [bằng] hai
danh từ của Phật gia và Đạo gia; chủ yếu là gọi để mọi người được rõ. Quá khứ chúng tôi
gọi là 'Chuyển Đại Pháp Luân'. Bài công pháp này có một chút tựa như chuyển đại chu
thiên của Đạo gia, tuy nhiên yêu cầu của chúng tôi là khác. Bài công pháp thứ nhất đã yêu
cầu trăm mạch khai mở hết, do đó bài công pháp thứ tư này là trăm mạch đồng thời vận
chuyển. Bề mặt [thân] thể người có mạch; thâm sâu bên trong [thân] thể người, từng tầng
từng tầng, chỗ cách giữa các nội tạng thảy đều có mạch; như vậy năng lượng chúng ta
chạy như thế nào? Không phải vận hành theo một hai mạch, cũng không phải vận chuyển
theo kỳ kinh bát mạch; chúng tôi yêu cầu tất cả các mạch của [thân] thể người đồng thời
vận chuyển mở ngay từ đầu; như vậy rất mãnh liệt; cũng vậy, nếu như lấy trước và sau
thân thể phân ra thành hai mặt âm dương, thì chính là chạy từng mặt từng mặt, vận động
trên toàn bộ chỉnh thể từng mặt. Do đó từ nay chư vị chỉ cần luyện Pháp Luân Đại Pháp,
[hãy] vứt bỏ bất kể những ý niệm gì trước đây của chư vị về chuyển chu thiên; chúng tôi
là trăm mạch đồng thời đả khai đồng thời vận chuyển. Động tác rất đơn giản, yêu cầu tư
thế đứng cũng giống mấy bài công pháp bên trên, tuy nhiên có biên độ, yêu cầu [có lúc]
khom lưng; cũng là 'tuỳ cơ nhi hành'. Mấy bài công pháp bên trên cũng có tồn tại bộ "cơ",
cũng là tuỳ cơ nhi hành. [Đối với] bài công pháp này tôi không chỉ cài bên ngoài [thân] thể
chư vị một bộ "cơ" thông thường, mà cài một tầng năng lượng đới động cả trăm mạch; nó
cần kéo theo trăm mạch bên trong thân thể chư vị vận chuyển; khi chư vị không luyện
công, thì nó lúc nào cũng đang kéo chư vị luyện theo; có lúc nó còn vận chuyển phản
ngược lại, cần vận chuyển cả hai phía; chính là không cần chư vị phải luyện như vậy
[nữa]. Chúng tôi dạy chư vị luyện thế nào, thì hãy luyện như thế; các hoạt động ý niệm
khác nhất loạt đều không có; hoàn toàn do một tầng các mạch lớn kéo theo chư vị hoàn
thành [việc luyện công].
Bài công pháp này khi vận chuyển thì yêu cầu năng lượng toàn bộ thân thể đều vận
chuyển; nói cách khác, nếu lấy thân thể người phân thành hai mặt âm dương, thì đó chính
là vận chuyển từ mặt âm sang mặt dương, từ trong ra ngoài, [cũng như] từng mặt từng
mặt, trăm mạch nghìn mạch đồng thời vận chuyển. Phàm là [người] đã từng luyện vận
chuyển chu thiên [của môn pháp] khác, đã có ý niệm nào đó, đã có khái niệm nào đó, [thì
khi] luyện Đại Pháp của chúng tôi thì chư vị thảy đều vứt bỏ [chúng] đi; những thứ ấy của
chư vị nhỏ bé lắm, một mạch hai mạch rốt ráo không được đâu, quá chậm. Từ bề mặt đã
biết rằng thân thể người có tồn tại mạch lạc; thực ra [chúng] tung hoành ngang dọc giao
nhau giống như huyết quản, còn có mật độ hơn cả huyết quản. Từng tầng không gian của
thân thể, từng tầng từng tầng, tức là thân thể chư vị từ bề mặt cho đến tầng thâm sâu
[chúng] đều có mạch lạc; chỗ cách giữa các nội tạng đều cũng có. Do đó, khi chúng ta
luyện công, yêu cầu toàn bộ thân thể phân thành hai nửa, hai mặt âm dương, chính là toàn
thể mặt trước sau từng [mặt] từng [mặt] đồng thời vận chuyển, chứ không phải một hay hai mạch. [Nếu là] người luyện chu thiên [môn phái khác] trước kia, thì bất kể ý niệm nào
của chư vị mang theo cũng là phá hoại luyện công của chư vị; do vậy chư vị không được
mang theo ý niệm trước kia. Dẫu rằng chu thiên ban đầu của chư vị đã thông rồi, thì cũng
không là gì hết; chúng tôi đã lập tức vượt xa vô cùng so với những thứ ấy rồi; yêu cầu
trăm mạch đều vận chuyển. Tư thế đứng cũng không khác gì mấy bài công pháp bên trên,
chỉ có điều nó cần [có lúc] cong lưng, có biên độ; khi luyện công, chúng tôi yêu cầu tay
'tuỳ cơ nhi hành'; cũng như bài công pháp thứ ba theo cơ mà bay nhẹ trở về, thì bài công
pháp này toàn bộ [quá trình] tuần hoàn đều bay nhẹ theo "cơ".
Bài công pháp này cần làm 9 lần; nếu chư vị muốn nhiều hơn, thì chư vị làm 18 lần,
cần phải bảo đảm con số "9". Sau này khi chúng ta luyện đến một trình độ nhất định, thì
không đếm số nữa. Vì sao không đếm số? Vì chư vị cứ làm mãi chín lần như thế rồi, bộ
"cơ" ấy đã cố định lại như thế, thì đến lần thứ 9 tự nó sẽ về điệp khấu tiểu phúc. Luyện
đến một thời nào đó, chư vị làm đến lần thứ 9, thì bộ "cơ" ấy tự động kéo tay chư vị về
điệp khấu tiểu phúc; vậy không cần đếm số nữa. Tất nhiên chư vị nếu mới luyện công thì
nó chưa mạnh mẽ như thế, nên chư vị cần phải đếm số.
5. Bài công pháp thứ năm
Bài công pháp thứ năm gọi là Thần Thông Gia Trì pháp. Bài công pháp này là điều
[thuộc về] tu luyện tại cao tầng, là điều trước đây tôi từng tu một mình; nay đưa nguyên nó
cho chư vị không qua cải biến gì. Bởi vì tôi không còn thời gian nữa ... rất khó có thể có
lại cơ hội tự thân [tôi] dạy cho mọi người những điều [như thế này], vậy nên tôi lập tức lấy
những gì của mình dạy toàn bộ cho chư vị, sao cho từ nay trở đi chư vị có thể ở trên cao
tầng mà luyện công. Động tác của bài công pháp này cũng không phức tạp, vì Đại Đạo là
chí giản chí dị; phức tạp không chắc đã tốt. Tuy nhiên nó tại hoành quan mà khống chế rất
rất nhiều thứ đang diễn luyện. Bài công pháp này có độ khó lớn, yêu cầu cường độ cao;
chính là khi chư vị luyện công, phải ngồi đả toạ trong thời gian rất lâu mới có thể hoàn
thành bài công pháp này. Bài công pháp này là một bài công pháp độc lập; trước khi chư
vị luyện bài công pháp này, thì không cần phải luyện bốn bài công pháp bên trên. Tất
nhiên, tất cả các bài công pháp của chúng ta đều rất thuận tiện, hôm nay chư vị thời gian
chỉ đủ để luyện bài công pháp thứ nhất, thì luyện bài thứ nhất; luyện [thứ tự các bài khác
đi] cũng được. Hôm nay vì chư vị kẹt thời gian quá chỉ muốn luyện bài công pháp thứ hai
hoặc bài thứ ba hay thứ tư, thế cũng được. Chư vị nhiều thời gian thì luyện nhiều, ít thời
gian thì luyện ít, hết sức thuận tiện. Chư vị luyện là gia tăng sức mạnh cho bộ "cơ", gia
tăng sức mạnh cho các cơ năng mà tôi đã gắn cấp cho chư vị, gia trì Pháp Luân, gia trì đan
điền.
Bài công pháp thứ năm của chúng ta là một bài công pháp độc lập, nó hợp thành từ ba
phần. Phần thứ nhất là đả thủ ấn. Mục đích đả thủ ấn là để điều chỉnh thân thể. Động tác
rất đơn giản, chỉ có mấy động tác. Phần thứ hai là gia trì thần thông, có một số động tác
hữu hình với hình thức cố định; đưa các công năng, Phật Pháp thần thông từ trong thân thể
đả xuất ra, trong khi luyện thì chúng được gia tăng sức mạnh tại bàn tay; do đó bài công
pháp thứ năm được gọi là Thần Thông Gia Trì pháp, chính là gia tăng sức mạnh cho công
năng. Sau đó, chính là bắt đầu đả toạ nhập định; nó từ ba phần hợp thành như vậy.
Trước hết tôi giảng về đả toạ. Xếp bằng đả toạ ấy, có hai cách xếp bằng. [Ngồi] xếp
bằng trong tu luyện chân chính có hai cách xếp bằng. Có người nói: 'Xếp bằng không chỉ
có hai loại, các vị xem tu luyện Mật tông có rất nhiều phương pháp xếp bằng phải không?'
Tôi nói với chư vị, rằng đó không phải là các phương pháp xếp bằng đả toạ, chúng là một
loại tư thế, động tác luyện công. Xếp bằng chân chính, chỉ có hai loại: một gọi là đơn bàn,
một gọi là song bàn.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top