Ở NƠI ĐÓ TÔI TÌM THẤY CUỘC ĐỜI
Ở NƠI ĐÓ TÔI TÌM THẤY CUỘC ĐỜI
Nắng gắt, mưa và gió của thủ đô Hà Nội làm tôi cảm thấy buồn bực khó chịu mà không thể diễn tả được,... cứ thế cứ trôi tuột vào miền kí ức trong 3 - 4 ngày ở kí túc xá của học viện báo chí và tuyên truyền. Nhiều bạn mới, môi trường mới. Dù chỉ là cuộc thi mang tính thử nghiệm nhưng tôi dần cảm nhận được cái khoảnh khắc bước chân vào cổng trường đại học. Vừa thấy mình trưởng thành hơn, tự tin hơn,... nhưng cũng rất lo sợ rằng môi trường mới sẽ khiến mình từ chối quá khứ đã cằn cỗi - dù không muốn vậy. Tôi gặp nhiều người bạn đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Chúng tôi gặp nhau đầu tiên khi các kí túc xá chưa đón học viên... ngồi phòng bảo vệ với các bạn nữ, tôi thấy bản thân hơi ngại và bố theo tôi cũng vậy. Có lẽ vì để cởi mở mà không có phụ huynh nên tôi sốt sắng kêu bố về nhà cậu (điều này thấy hối hận lắm). Dần dần tôi quen, đầu tiên là Hạnh sau đó là Thành, các bạn nữ đến từ Cẩm Phả-Quảng Ninh,... các bạn đến với những nguyện vọng khác nhau. Chúng tôi hỏi thăm nhau về thành phố đang sống rằng: ở đó có gì đẹp? Du lịch có tốt không? Kết quả thi ra sao?... chỉ vậy thôi mà thôi kết bạn được khá nhiều bạn. Nhưng do chán đời môn văn điểm không cao lắm nên tôi vô hiệu hoá facebook, cáo lỗi không kết bạn được. Cứ thế tôi cười, vui, đùa những câu nói vô tư không hề ái ngại...
Tôi được gặp chị tình nguyện viên bên học viện, chị nhiệt tình kinh khủng, nói đúng hơn là tự tin một cách thừa năng lượng,... chính yếu tố đó đã kéo chị gần hơn chúng tôi... ngồi chờ từ 6 giờ-thời gian bắt đầu lên xe đến lúc 10 giờ hơn, dù hơi bực nhưng thôi kệ... cái gì miễn phí cũng phải đánh đổi nhiều thứ vật chất dù không hẳn là tiền mặt hữu hình... đành chấp nhận. Tôi nhận phòng có khá đông con trai, thằng Long, rồi thằng Nam, Tuyến, Thành,... có lẽ nhờ cái đầu chuyên nhớ tên mọi người nên tôi làm quen họ nhanh lắm. Ban đầu tôi sợ cái cảm giác giang hồ đánh lộn của mấy bạn bất đồng văn hoá và ngôn ngữ, tôi lấy im lặng làm mốc. Để ý thì thấy con gái dễ lấy lòng hơn là con trai. Đầu tiên tôi quen Thành, cậu bạn này cũng không hẳn nhút nhát dù hơi lầm lì một chút nhưng cậu ấy vẫn mời mình kẹo. Có chút gì đấy ghen tỵ khi bạn ấy nhiều tài liệu chuyên ngành báo chí. Lo lắng là không tránh khỏi, tôi đâm đầu vào ôn các từ vựng liên quan chuyên ngành. Tôi chọn chiếc giường gần cửa sổ để hứng sáng... phòng bụi quá... tôi dặn lòng là "phòng miễn phí mà". Tôi được mời đi ăn trưa nhưng có lẽ tôi hơi đề phòng cũng như không muốn thị phi hay tai tiếng đến với mình khi mới chân ướt chân ráo tới. Tôi tiếp tục ôn bài... đến trưa thì đói quá gọi một con bé đi thi cùng mình và đồng thời là bạn cùng quê đi ăn cùng, đó là Chang. Chúng tôi đi tìm quán ăn, ăn bánh mì và bít tết... no cái bụng thì về mua chút đồ vệ sinh cá nhân. Chang lên phòng trước, tôi ở lại nói chuyện với các cậu và bố. Xong việc tôi trở lên phòng 416 - phòng của mấy đứa con trai chúng tôi. Tới nơi tôi bắt gặp hai người bạn mới đến nhận phòng. Một đứa nhuộm tóc vàng-linh tính tôi về bạn này rất không tốt nên tôi cũng chẳng dám thưa chuyện; kế tiếp là một người đứa khác dù không nhuộm tóc nhưng cũng toát ra vẻ lạnh lùng khó gần-Doanh... tôi hơi ngại khi bạn ấy ngồi giường tôi. Còn bạn tóc vàng thì ngồi cửa sổ kế bên, như kiểu không quan tâm và cũng không muốn bất kì chuyện gì liên luỵ đến bản thân nên cố thu mình. Tôi đánh lạc hướng bằng việc tìm giường khác cho bạn kia và muốn bạn ấy ghỉ ngơi sau chặng đường dài-bởi nằm giường tôi không thể ngủ được bởi tôi trở mình viết từ vựng. Còn cái bạn tóc vàng vẫn như không để ý nhưng tôi quan sát thấy hắn như thu hết các hành động mọi người trong phòng kí túc... cảm thấy bất an nên tôi duy trì chỗ luôn...
Lại nghĩ đến câu nói của môt bạn cùng phòng rằng:sẽ chơi rút ba cây để chọn giường. Tôi có lẽ hơi ích kỉ nên đã suy nghĩ điều này rồi liên tưởng đến nhiều trường hợp xấu nhất xảy ra... sự im lặng vẫn là cách an toàn nhất lúc này! Cứ thế cho đến khi Nam-một người bạn thân của chị tình nguyện xếp phòng-chị Quỳnh nói rằng sẽ chuyển phòng đến phòng mát mẻ hơn. Tôi thấy điều này có lợi quá bèn chuyển sang cùng; vì thấy Nam cũng hoà đồng, vả lại giảm phần nào sự cạnh tranh phòng kia- nơi mà có một bạn khó tính phì phèo điếu thuốc. Tôi chúa ghét mùi thuốc lá nên dời đi làm tôi cải thiện phần nào tâm trạng. Phòng mới là 405!
Về phòng mới tốt hơn hẳn. Tôi tắm một cách sảng khoải...xong xuôi thì buồn ngủ đến vô cùng. Tôi ngủ một lì bì suốt 1 tiếng hơn. Lúc này thì mọi người chuẩn bị tắm rửa rồi đi ăn tối. Dư âm bữa ăn hồi trưa, đúng hơn là chiều với Chang vẫn còn nên tôi từ chối việc đi ăn cùng phòng. Mà khoan đã, tôi ở cùng phòng với bạn tóc mái vàng nâu... ôi trời! Thôi thì cứ đến bắt quen, chuyện đến đâu thì đến. Vẫn những câu hỏi nhàm chán như : tên bạn là gì? Kì thi vừa rồi cậu được kết quả ra sao? Cậu thi báo chí để học hay trải nghiệm?... một loạt câu hỏi ai tôi cũng hỏi vậy được nêu lên và kèm theo đó là lời tự giới thiệu bản thân. Bạn ấy tên Lam-không hiểu tôi khó nhớ tên này lắm nhưng cực kì ấn tượng với số điểm bạn ấy có được trong kì thi thpt quốc gia. Có phần nào ghen tỵ, tự ti và buồn về điểm số của tôi. Coi như một gánh nặng mối quan hệ kí túc được cải thiện, tôi vừa cảm thấy chút gì đó vui và một chút gì đó thất vọng vì ngay khi biết điểm tôi đã xuống dưới Hà Nội thi-cảm giác thất vọng bản thân đến trầm cảm là không tránh khỏi. Tôi cứ thế để cả phòng đi ăn. Một mình trên phòng ôn bài vì sợ điểm kém-quan niệm của tôi là dù thi gì thì cố hết sức, dù cho kết quả ra sao cũng là do mình. Lam rủ tôi đi nhưng tôi khéo léo từ chối nên chẳng ai dám cản. Một mình nơi đất khách quê người, tủi thân chứ! Mà có phải riêng mình đâu-tự an ủi.
Khi mà tôi biết Chang ở phòng 408, tôi khoá cửa sang chơi. Mà phòng bên đấy toàn nữ nên tôi biết phải lấy lòng như thế nào. Tôi đến thì biết được Biên cũng phòng đó-lại một người bạn đồng hương Cao Bằng. Tôi vui lắm... hát thôi! Có lẽ nhờ cái giọng hát chết tiệt này mà các mối quan hệ được mở rộng. Mọi người ấn tượng tôi ở cái giọng dễ gần đó. Được một lúc lâu, tôi trở về phòng 405 để đọc lại sách liên quan báo chí và học lại kiến thức thpt. Tôi rủ Chang sang để cùng học. Cũng đã khá muộn nên Chang về nhưng luôn muốn đòi sách giáo khoa lịch sử của tôi để đọc, dù biết là mai thi nên tôi không cho nhưng vẫn cứ đòi. Chang dỗi nên về phòng sớm. Khi đó tôi lại trở lại với khoảng không chết tiệt chỉ mình tôi với những vật dụng cá nhân của mọi người trong phòng... Cho đến khi cơn mưa rào bất chợt đổ xuống làm kêu lên những tiếng kêu đồng vị với cảm xúc tôi lúc này, tẻ nhạt, bâng khuâng. Tiếng mưa đơn điệu với những tiếng lách tách nghe mà chán đời. Nhưng có một điều mà trong sâu thẳm sự ích kỉ của bản thân trỗi dậy, đó là sự vui sướng khi chứng kiến viễn cảnh cả phòng đi chơi bị mưa ướt như chuột lụt. "cho đáng đời những đứa đi chơi" tôi thầm rủa. Nhưng không may rằng cái suy nghĩ quái quỷ ấy bị dập tắt bởi nhận thức: ít ra tụi nó còn có mưa để dầm cùng nhau... còn mình chỉ là kẻ lập dị. Chẳng ra sao khi tôi nhìn thấy quần áo chúng nó phất phơ trước mưa, tôi gom lại cất vào trong nhà cho dù nó còn ẩm-mình đang đào thải mối quan hệ hay đang cố cho nó tiếp diễn theo thời gian? Quên di cảm giác này, tôi ngấu nghiến cuốn lịch sử rồi lượn lờ trên wed tìm từ ngữ.
Đã gân khuya, bọn chúng mới về... tôi mừng lắm vì thoát khỏi cảnh cô đơn và sợ ma-ghét, ngại, sợ là ba từ tôi dùng để diễn tả toàn bộ trạng thái trước đó, nhưng giờ thì... Ai trong số chúng cũng ướt. Thằng Long chỉ còn mặc một chiếc quần lót đi trong phòng, thằng Doanh thì độc bộ quần áo vừa thay,...tất cả thay nhau vào phòng vệ sinh thay đồ. Tôi thì sốt sắng, không biết vì vui mừng hay vì buồn bã. Dù ướt như thế nhưng xem chừng chúng nó vui lắm. Thế rồi một đứa trong phòng đề bạt ý kiến thuê giặt đồ đằng cổng kí túc. Tôi ngạc nhiên vì sự tiên nghi và cũng hứng thú với việc này. Nhưng xem ra trời còn mưa to lắm, nhìn ngoài trời trắng đi vì mưa bụi mà. Lại là thằng tóc vàng tên Lam xung phong đi giặt đồ, tôi nhủ thầm rằng: mấy người này tuy thô lỗ nhưng được cái vô tư, cứ làm quen, lăn xả vào giúp đỡ biết đâu nhận được những mối quan hệ tốt thì sao! Tôi tự nguyện đi đưa đồ giặt cùng Lam, dù cho tôi là người quần áo khô nhất và chẳng gây nên cái tội bẩn quần áo chúng nó. Lam người nhỏ con, mặc một bộ đồ caro suốt từ chiều đến khi bị ướt, thằng này nhìn thì lầm lì mà tốt ghê cơ, tôi hình dung như kiểu "tẩm ngẩm tầm ngầm mà đấm chết voi". Nó bê một túi quần áo gồm quần ướt, áo hôi, quần lót cả bọn; còn tôi thì xách túi quần áo ẩm lâu ko giặt cả của tôi và cả bọn. Hai người hai cái ô đi xuống cầu thang. Tôi muốn bắt nhiều chuyện lắm nhưng lại có một chút gì đó giữ làm chừng mực. Vẫn là cái cấu trúc làm quen kiểu lỗi thời rằng: cậu thấy Hà Nội mấy hôm mưa như thế nào? Trên Cao Bằng tớ không đến nỗi đâu, thế còn ở quê cậu? Ninh Bình ấy?... tôi không phải khoe nhưng 9 điểm địa lí lúc thi thpt quốc gia là cả một quá trình tìm hiểu địa lí Việt Nam, thế nên những gì mình biết thì mình kể, chưa biết thì hỏi. Dù trong thâm tâm vẫn đề phòng! Lam cũng thành thật mà trả lời một cách trẻ con: "ở đoạn kia còn ngập cao hơn như này. Đứa lùn như tôi thì bị ngập đến trên đầu gối còn những đứa cao thì nước đến đầu gối". Tôi bắt nhịp câu chuyện và kể lể mọi thứ tôi biết về Hà Nội và... thuỷ điện. (Liên quan quá trong cái thời tiết này). Chợt tôi hỏi một câu chẳng ra đầu ra đuôi:
-chỗ giặt còn xa không?
-vài nhà nữa là đến rồi. ở đó có cái biển giới thiệu mà!(Lam nói)
Vừa lội tôi vừa cuống lên vì nhìn nước đen ngòm, lại không biết trong những vũng nước này có gì nên gấp rút hỏi lại:
- sắp đến chưa cậu?
-sắp rồi (cậu ta trả lời theo cảm nhận của tôi là sự bất lực)
Kia rồi tôi nhìn thấy biển giặt đồ. Vui mừng như sắp thoát kiếp nạn, tôi hỏi ngay bà chủ xem phải không. Cái gật đầu của bà ta làm tôi an tâm. Chủ tiệm bắt đầu cân đồ lên để tính tiền. Chẳng hiểu sao túi đồ 3 cân và túi 3 cân 8 lạng mà cũng vác máy ra tính cộng xem bao nhiêu cân. Tôi cất giọng: là 6 cân 8 ạ! Rồi mụ ta ghi tên người giặt-Lam và tôi đùn đẩy và quyết định lấy tên tôi-trong đầu lúc này nghĩ là đủ điều phiền muộn sẽ liên quan đến mình. Tiếp đến là mụ ta cần thông tin số phòng và điện thoại, tôi thì quả quyết là 405 hay gì đó (vì mới đến và ko thể nhớ rõ sau 2 lần chuyển phòng). Lam thì một mực cãi tôi là 504-tại sao cả tầng chỉ có tầng 4 là mang tên 400 trở lên mà nó lại nhớ vậy-à lại một con vịt ngốc nữa, làm mình tưởng chỉ mình ngốc, ai dè. Tôi tin bản lĩnh mình nên khẳng định 405, Lam tròn xoe mắt đến lạ, rồi như đành chấp nhận vì có lẽ chính hắn cung không tin vào lập trường của mình. Lam nói với mụ chủ tiệm rằng: mai cô cho cháu lấy đồ đi thi cô nhé! Càng sớm càng tốt, 7 giờ đến 7 giờ 30 phút bọn cháu sẽ lấy... thế là lại bắt đầu một cuộc hội thoại dưới mưa của hai bọn tôi. Bài ca bắt chuyện muôn thuở của tôi:
-Ninh Bình có những cảnh gì đẹp hả cậu?
-Quần thể chùa Bái Đính, ở đó còn chèo thuyền qua núi nữa,...-Lam kể chi tiết đường lên, hiện tại nó ra sao,...
- Ở Cao Bằng tớ có thác Bản Giốc nè, động Ngườm Ngao, suối Lê Nin, Hang Cốc Pó, du lịch tâm linh lễ hội,... không hiểu do hứng thú hay ngu xuẩn tôi đề cập đến bùa yêu. Nhưng cũng may mà Lam không có chút cảm tình với môn này hay có thể ko hứng thú với cách nói chuyện của tôi mà hắn ta cứ im lặng.- tớ cũng tớ biết Bái Đính đấy, quần thể chùa lớn nhất ở Việt Nam...
- mà hình như thác Bản Giốc bị Trung Quốc chiếm rồi còn gì- Lam nói.
- chỉ chiếm được bên thác đẹp nhất thôi, phần còn lại do bên mình có người dân có mộ huyệt giữ đất nên chủ quyền vẫn còn, nó không cãi được. Cho nên một bên thác vẫn là của Việt Nam, nhưng người Việt sang bên thác đó là bị xử bắn đấy- tôi hắng giọng. Còn người bên đấy sang bên mình vô tư
-...
Đột nhiên tôi chợt nhận ra rằng tôi ở trên đất Hà Nội, thủ đô máu chảy của hàng vạn con tim Việt Nam. Cảm giác tự hào, kiêu hãnh bùng cháy, tôi nghĩ ngay đến bài hát "nhớ về Hà Nội" do diva Hồng Nhung thể hiện. Tôi vui quá nên quên cả đứa bạn không quen biết bỗng nhiên bắt chuyện bên cạnh... tôi hát những câu hát chắp vá sai lời... cho dù thế nhưng nào ai có biết, tôi cứ hát vang... tôi tự tin thế vì chính giọng hát này khiến các mối quan hệ kéo gần nhau hơn, và tôi cũng hi vọng tôi làm quen được với Lam.
Qua cuộc hội thoại ngắn ngủn đến nỗi tủn mủn khiến tôi hiểu phần nào tính cách cậu bạn này. Lam hơi dè dặt với những người lạ mà tưng tửng như tôi, hơi lạnh lùng và nội tâm, có hiểu biết nhất định về cuộc sống... nhưng tôi tâm phục khẩu phục nhất vẫn là thành tích học tập của cậu bạn, và tôi luôn tò mò về vấn đề ấy. Nếu như ngay lúc đó tôi hỏi lặp lại câu hỏi hồi chiều thì sẽ gây nhàm chán nên quyết định để lúc nào có dịp ổn định tâm lý sẽ thưa chuyện. Lam chỉ dẫn tôi lên cầu thang nào nhanh và tiện nhất-lúc này mình còn ngu dại hơn cả 3 đứa bạn thân mù đường và cái tính hơn người lãnh đạm của tôi. Tôi theo Lam lên phòng và thấy mấy đứa con gái vào phòng ngồi một cách tự nhiên đến vô duyên, tôi kĩ tính nên cũng bực lắm không làm gì được. Biết rồi đấy, ở chốn thị phi này không nên gây nhiều điều tiếng, nên an phận thủ thường thì hơn, dù thế nào cũng không được phá vỡ nguyên tắc-tôi tự nhủ. Lên giường khác và cố đọc sách và nhồi thêm từ vựng về báo chí vào đầu. Nhưng cho dù thế thì tôi vẫn đảo mắt xem hành động bọn con gái; chúng tuỳ tiện hết mức tự do khám phá túi đồ của tôi-tôi coi nó còn tuyệt mật hơn cả thân thể, chúng lôi sách tôi ra- thứ quý giá mà tôi giữ như thể kèm kem, bực nhất là ném bàn chải răng tôi xuống cuối giường rồi thản nhiên ngủ mà không xin phép... lúc này mặt tôi nóng đỏ, hành động lúc này là thu dọn đồ kiếm giường hoặc phòng khác chứ không thể chịu được. Tôi cầm sách xuống một chiếc giường mà chủ nhân nó là người tôi bắt quen vừa rồi, đó là Lam. Đúng lúc ấy thì Khôi với chiếc laptop chơi điện tử cũng thôi không sạc máy nữa, chuyển sang chỗ khác nhường tôi ngồi ôn bài giường Lam-chỗ đó có bàn ghép gần ánh sáng nên quá tiện để đọc sách. Tôi xin phép Lam được ngồi học cũng như Khôi-một tay khá sánh điệu và sang chảnh. Tôi chễm chệ đọc sách trong khi 7-8 con mắt đổ dồn về tôi xem tôi đọc sách kiểu gì. Chẳng khác gì tên lập dị giữa đám lưu manh-tôi tự nhắc bản thân.
Lâu lâu quay ra ngó bọn chúng...thấy chẳng ai thèm quan tâm ai, mỗi người làm một việc. Đầu nặng trĩu suy tư lẫn lộn kiến thức, tôi bèn rời bàn học đến nói chuyện với Lam và Lãm- một người bạn đến từ Buôn Ma Thuột vừa vào kí túc khi trời mưa, đây cũng là cậu bạn 2 bọn tôi chờ khá lâu để nhận đồ giặt trước đó. Tôi bắt chuyện với Lam đầu tiên vì cũng có tiền đề hội thoại rồi, tôi hỏi ra thì biết bạn ấy là con trai- duy nhất trai chuyên văn ở thpt chuyên Lương Văn Tuỵ, Ninh Bình. Tôi ngạc nhiên đến sững sờ, tin này còn làm tôi shock khi bạn ấy đi thi học sinh giỏi văn và giành giải nhất cấp tỉnh, sau đó được đi thi quốc gia... tôi mừng vì có chút tường đồng về môn gắn bó cũng như có phần ngưỡng mộ về đề tài mình khơi ra. Trong óc tôi như muốn kết bạn với Lam vì tôi luôn coi trọng những người làm ra nghệ thuật, bởi mình cũng từng đi thi học sinh giỏi văn và cũng là nam duy nhất tỉnh có giải-giải nhì-cái giải mà bây giờ nhắc đến sau vụ trầm cảm điểm thi văn thpt quốc gia vẫn thấy buồn buồn tủi hổ. Làm văn phải là những con người nhạy cảm, sắc bén về ngôn ngữ và lòng trắc ẩn là không thiếu. Tôi cũng kể chuyện, tâm sự về nghiệp văn trong đang chảy huyết quản. Phần vì ngưỡng mộ, phần vì ghen tỵ,... nhưng chung quy tôi muốn bắt thân ngay lập tức với Lam; nhưng xem chừng bất khả thi. Bởi sự ngại ngùng vẫn như không thể che dấu trên khuôn mặt Lam; có lẽ Lam hiểu những gì tôi nói và những biểu đạt tình cảm của tôi. Trong khi đó tôi vẫn chờ đợi một tín hiệu hồi đáp từ cậu bạn này. Cứ thế, bọn tôi lại chìm trong im lặng của cuộc hội thoại đứt gãy.
Mỏi mệt với thời gian chờ đợi tù túng, tôi quay sang nhìn giường cũ của tôi một cách chán ngán khi lũ vịt giời-bọn nữ sinh tán phét rồi ôm chăn cắm rễ ở đó luôn-bất lực. Tôi nghĩ mặt mình cũng đủ dày để thưa chuyện với người ta nên đã đề nghị tối nay ngủ chung giường với Lam-trong đầu tôi mường tượng ra đủ mọi hình thù suy nghĩ của người khác rằng mình là một kẻ tuỳ tiện, biến thái, ghê tởm,...Dù Lam đồng ý cho tôi ngủ đêm này ở giường cậu ta nhưng cảm giác tôi là kẻ chật giường vẫn luôn thường trực trong đầu. Suy nghĩ lung tung khoảng 10 phút sau, tôi bắt chuyện với Lãm-cậu ta có cái vẻ gì e thẹn hay đáo để. Chúng tôi cũng bắt chuyện như một bài ca có sự sắp đặt của tôi:cậu thi báo với số điểm khả quan chứ? Quê cậu nghe nói nổi tiếng về cây công nghiệp?... những câu hỏi tưởng chừng chẳng đâu vào đâu nhưng có lẽ đó là cách riêng của tôi mà không một ai có được khi muốn làm quen. Dường như cậu bạn này không dè dặt như lúc mới đầu càng lúc tôi càng cảm thấy thân thiện hơn, vô tư và thoải mái đôi khi có phần thái quá!
Nhưng xem kìa, cậu ta không lên giường trên ngủ cạnh Doanh-có lẽ do ngại, hoặc không thích nên Lãm ngồi và ngủ ngay cạnh tôi- tức là cả ba đứa tôi chung Một chiếc giường. Ôi trời ơi, kẻ chật giường và lôi kéo chật giường khiến tôi lo lắng. Nhất là đối với người bạn đồng văn kia khi mà bản tính trầm ngâm, suy tư hay nghĩ ngợi cứ len lỏi sâu vào đáy óc, khiến tôi không khỏi bực về bản thân mà còn có chút giận Lãm. Mà dù sao mặt này cũng quá dày rồi, dày hơn nữa cũng chả sao-tôi nhìn Lam mà nghĩ ngợi những điều mà con trai văn như tôi hay nghĩ. Chúng tôi tâm sự đến 12 giờ đêm vì sáng hôm sau mới chỉ phổ biến quy chế chứ chưa thi. Tâm trạng đứa nào đứa nấy chẳng có vẻ lo sợ gì, có lẽ do không khí của kí túc xá. Vì là đứa có lỗi nên khi nằm tôi cố để nhiều khoảng trống cho Lam trở mình. Nhưng thoạt nhiên, cậu bạn này chỉ khoanh hai tay để đầu gối lên chứ không quấn áo như tôi làm gối; cậu t có khi không gối tay mà cứ thế nằm khoanh tay rồi ngủ- tôi biết chắc thể nào hắn cũng khó ngủ vì lạ chỗ, ai chả vậy.
Lúc này cả phòng tắt điện nhưng vẫn rả rích tiếng thì thầm tâm sự của mấy ông bạn và bọn con gái mới đến. Trằn trọc khó ngủ là cảm giác lúc này, kế bên phải tôi là Lam vẫn đang bất động nhắm nghiền mắt, không biết đã ngủ hay trằn trọc như tôi; bên trái tôi là Lãm, hắn cũng trằn trọc xoay mình...tôi xoay phải không nỡ vì là người bày đặt nằm chung, chắc Lam đang ghét mình lắm đây-vì phá giấc ngủ và hơn hết là tôi thấy Lam rất ít xoay người sang bên nào. Tôi lo lắm, rồi ngày mai Lam sẽ nghĩ như nào về bản thân mình và nghĩ như nào về con người Cao Bằng. Ngoài vấn đề chiều mai thi như nào thì đây cũng là lý do tôi lo ngại. Lo ngại mang tiếng xấu cho mọi người. Tôi tự trách mình như thế!
Nhưng rồi thì giấc ngủ cũng đến với tôi vào lúc 2-3 giờ sáng. Do bản tính hay ôm gối ôm, không có thì không thể ngủ nên vớ đại chiếc gối ôm mang tên Lãm. Dù sao thì nó cũng ngủ cả rồi, ngáy ro ro nữa nên chắc cũng không biết tôi gác hay ôm. Tôi mặc kệ ngủ đã, đằng nào mặt mình dày bằng tường thành rồi...
Chợp mắt được một chút thì tôi giật mình bởi tiếng ho của đứa nào đó. Tôi tỉnh dậy thì đã thấy tôi ôm và gác chân không phải là Lãm mà là Lam. Rồi bó sẽ suy nghĩ ra sao nữa, mất hình tượng quá! Mà xem chừng hắn ta cũng ngủ say bí tỉ rồi, nên từ từ buông ra nằm ngay ngắn. Trong ánh sáng lờ nhờ của ánh điện phảng phất từ phía ban công, tôi thấy Lam nằm ngay ngắn, nghiêm nghị đến đáng sợ. Nghĩ vậy tôi bèn quay sang Lãm rồi ngủ, coi như không biết chuyện gì. Kể từ đó thì tôi cứ ngủ rồi lại thức cho đến khi trời tang tảng sáng thì chạy ngay ra khỏi giường cầm điện thoại để trấn an tinh thần trước đó. Nhưng trong đầu tôi nghĩ lại chuyện tối trước đó thấy buồn cười hơn là thấy sợ... nên tôi nhanh chóng bỏ qua lỗi của mình. Tôi ngoái người xem Lam và Lãm dậy chưa, nhưng chắc tối qua tôi bị hành hạ nên chắc giờ mới ngủ yên được. Lam bắt đầu trở mình quay vào giữa; Lãm thì vẫn ngày nhè nhẹ như ngủ say lắm ý. Mọi chuyện cứ thế diễn xuôi theo trình tự thời gian cho đến lúc trời sáng, mọi người gần như tỉnh ngủ, cả Lam và Lãm cũng thế. Mọi người phấn khởi và hoà đồng hơn.
Tôi chuẩn bị các thứ sẵn sàng cho việc nghe phổ biến qui chế. Quần áo, quân tư trang đầy đủ, chỉ việc đi ăn sáng thôi. Bất chợt tôi thấy cuốn sách bìa màu đỏ trông rất bắt mắt, lại được bọc rất cẩn thận. Thế mà lại bị vứt xuống cuối giường. Là một người yêu sách, tôi không thể thấy một tác phẩm bị quăng quật lung tung nên để ngay ngắn trên bàn. Trong đầu tôi lúc này nghĩ ngày đến Lam-học sinh chuyên văn hẳn phải luôn có một chút chữ mang theo.
-sách này là của cậu hả Lam?
-ừ! Sách đấy của tớ.
- sao cậu để bừa bộn vậy?
-sách đó tệ lắm, đọc không hiểu gì!(một gì đấy ngái ngủ và chán nản)
- nhưng kể ra thì đây cũng là một tác phẩm dày công, sao có thể...(tôi cắc cớ hỏi)
-chuyện dài lắm. Cuốn truyện này tớ được tặng dịp sinh nhật vừa rồi. Cậu thấy dòng chữ trên trang đầu tiên không? Nó là của một bạn gái thích tớ tặng đấy. Nó kém tuổi tớ và cùng đi thi học sinh giỏi cùng tớ.
- nó thi vượt cấp à?(một câu hỏi của tôi chẳng ra sao hết)
- đúng rồi! Nó tên là Chi... đến bây giờ thì tôi chưa có một lời có một lời đáp lại Chi, chỉ là nghĩ đến cho qua thôi ông à.
-(bất ngờ trước cách xưng hô đột ngột, dù sao vẫn nên đề phòng một cách tế nhị) sao cậu phũ phàng thế! Có lẽ vì áp lực thi cử chăng? Hay một lí do nào khác thoả đáng hơn?
- ...
- dù sao cũng đừng vứt sách như, tội lắm!(tôi thấy bản thân thật kiêu ngạo khi dám dạy đời họ)
Lam mở đôi mắt một mí tròn xoe ra nhìn tôi như kiểu ngạc nhiên và vứt cho tôi một câu nói có thể làm tôi cứng họng và chẳng có gì để nói hết.
- nếu cậu thích thì có thể lấy!
(không biết đó là một sự ngoan cố ngạo mạn của Lam hay cậu ta cố tình chế giễu tôi)
- cậu có xem cái này không, nó là tin nhắn của Chi và tớ khi Chi ngỏ ý thích tớ. Có thể điều đó lí giải phần nào tôi cự tuyệt Chi.
- Ok nếu không phiền.(Lam đưa tôi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Có lúc tưởng như không thể làm quen, nhưng ngay bây giờ là sự sẻ chia chuyện riêng tư một cách công khai và như thế cậu ta đã xoá dần khoảng cách xa lạ)
Trong đầu tôi đang rối bời vì bài thi sắp tới và chút lạ lẫm với cái cảm xúc đời tư của một người vừa quen biết. Phải chăng cậu ta hiểu được tín hiệu hàm ẩn trong lời nói của tôi; hay chỉ là cảm xúc bồng bột xốc nổi. Tôi cảm thấy tôi và cậu ta có khá nhiều điểm tương đồng nhưng có lẽ chưa được tín nhiệm để Lam tin tưởng trao tấm vé bạn thân cho tôi... nhưng giờ thì cơ hội đã đến (có thể Lam thử xem mức độ tin cậy của tôi đến đâu)- tôi chắc cậu phải đắn đo lắm mới nói ra-giống như khi người ta đặt cược một vật gì đó rất quan trọng để đổi lấy thứ khác đáng giá hơn; tôi không ngần ngại mà chớp lấy... tin nhắn ấy chỉ vỏn vẹn 2 lượt lời đối thoại. Đại khái là con bé tên Chi thích Lam và Lam đưa ra lí do rằng chưa đủ độ chín chắn để yêu và từ chối Chi; thế nhưng Chi hứa rằng dù câu trả lời có ra sao thì con bé vẫn dõi theo Lam, yêu Lam và nhớ tới Lam-giống yêu đơn phương. Tôi hơi tiếc cho cậu ta và dường như muốn huỷ diệt chế độ lạnh lùng của hắn. Có vẻ như Chi đã nhầm khi bắt một sợi dây đến trái tim Lam mà không có sự hồi âm hay hồi đáp. Dù sao thì đó là việc của Lam, mình lo nhiều làm gì, chẳng thay đổi cái gì hết, càng ấn sâu vào trái tim ấy thì càng rỉ máu (tôi tự nhủ vậy). Nên việc bây giờ là lo cho xong cái nhiệm vụ ăn sáng. Dù cho thế nhưng để Lam vẫn biết mình quan tâm cậu ấy tôi vẫn cố cầm chiếc điện thoại cậu ta và xem. Không hiểu sao tôi thấy cảm giác lạ quá, như kiểu bắt gặp ở đâu rồi... tình cảm đơn phương này quen quá, hình như tôi từng trải qua. Lục lại suy nghĩ về Linh, Trang hay... Chang và Thanh- mối tình cấp 3 tưởng chừng như thui chột và trẻ con của chính gã tồi như tôi. Khi mà Chang thích tôi nhưng tôi cố lảng tránh; không dám chấp nhận cũng không dám từ chối; nhưng cuối cùng thì tôi đáp lại bức thư hồi âm ấy bằng tình cảm tôi dành cho Thanh(vì chuyện này mà có vẻ như Chang giận tôi lắm)-nhưng chuyện tình cảm mà, không thể đóng khuôn gượng ép, "ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên". Có ra sao thì Chang vẫn đi chúng xe khách xuống Hà Nội thi báo chí với tôi. Thấy sự việc cũng đôi chỗ trùng hợp nên việc cùng đồng tâm trạng với cậu bạn mới quen là điều không tránh khỏi. Tôi cũng suy nghĩ đôi phần cho đến khi mọi người tỉnh dậy... trong tay tôi vẫn cầm chiếc điện thoại của Lam-dù cậu bạn này luôn luôn dán mắt vào điện thoại.
Vụ việc vô hiệu hoá Facebook là để tôi tránh mọi mối quan hệ phức tạp và những bàn tán hay hỏi han về điểm số, nhưng không ngờ nó lại là một bất lợi khiến tôi khó khăn trong quá trình làm quen với các mối quan hệ mới. Ngay bây giờ là Lam. Tôi rất muốn kết bạn với mọi người trong phòng... À, vẫn có Zalo mà... thế là tôi xin số mọi người trong phòng: Doanh, Lam, Nam, Long,... và tôi nói việc vô hiệu hoá facebook là bất khả dĩ. Thấy vậy cậu ta chỉ tôi cách vào lại facebook-lúc đó chỉ muốn rúc vào đâu đó để che cái dốt của mình. Người ta nói 100 cái ghen tỵ sẽ là 1 cái ghét; đằng này Lam đã có 2 đến 3 cái ghét rồi.
Tôi cùng với mọi người trong phòng đi ra mua đồ ăn sáng. Mấy đứa chúng tôi đưa nhau ra Circle K mua mì tôm, nước ngọt ăn tại chỗ. Tôi chọn mì tôm và hai bịch sữa-phải dành tiền đi du lịch nữa. Lam đi cùng tôi và cậu ta cũng chọn mì tôm làm điểm tâm buổi sáng. Tôi vừa ăn vừa cầm điện thoại Lam xem lại tình cảm cậu ta. Đúng như tôi mong đợi, cậu ta bắt đầu giải thích lí do cự tuyệt rằng: chưa muốn có một tình cảm cá nhân và thích ở vậy trong một khoảnh khắc mà bản thân tiết chế. Và rằng cậu ta hứa sẽ yêu nhiều hơn khi lên đại học, đa tình hơn... (nhìn sắc mặt thôi cũng đã đào hoa không kém rồi vậy mà còn làm bộ). Và không biết lúc tôi cầm hay đưa cho Lam chiếc điện thoại mà icon biểu tượng like đã gửi cho Chi... Lam giật mình và không khỏi thắc mắc...(tôi nghĩ đó là tôi), nhưng xem ra cậu ta cũng không giận tôi, rất bình thản là đằng khác... Hay cậu ta cũng yêu con bé đó rồi cũng nên! Tại sao không phải biểu tượng khác mà phải là "like".
- mày là người con trai đầu tiên tao chia sẻ cảm xúc nhiều như này đấy.(một tín hiệu đáng mừng cho tôi)
-hì hì... có lẽ tôi không làm ông vui nhưng có thể giúp ông giải toả một phần nào cảm xúc.(cảm thấy lập dị và ngu ngốc khi vẫn xưng hô kiểu xa lạ, dù cho người đối thoại có mở lời)
- bạn tao bảo có những thứ cảm xúc ứ đọng quá nhiều sẽ không tốt, và khuyên nên tìm một ai đó để chia sẻ và tâm sự.
(với một đứa ít bạn như tôi thì lần đầu tiên mình được trân trọng như thế quả là một niềm tự hào- như kiểu nhà tâm lí học. Nhưng có lẽ những cảm xúc của Lam cũng từa tựa như tôi, luôn cất giữ cho riêng mình, không tin tưởng một ai và không muốn chia sẻ)
- đúng đấy! nên chia sẻ, tôi sẽ lắng nghe (tôi chắc nếu cứ xưng hô kiểu này tôi sẽ tạo khoảng cách mất. Vả lại gây loạn ngôn thôi)- và tôi bắt đầu kể câu chuyện tình cảm của tôi với Lam. Rằng có sự đồng nhất giữa bọn con gái và một chút nhất quán giữa cảm xúc của con trai học văn.
(có vẻ như có một sợi dây vô hình gắn kết chúng tôi sau cuộc trò chuyện này. Sợi dây ấy tạo bởi sự tương đồng về quan điểm, tương đồng về lối sống và cả cách thú nhận tội trạng trước những gì xảy ra. Nói đúng hơn là ngoái đầu nhìn lại quá khứ để thốt lên rằng: mình là con người hoài cổ, luôn góp nhặt nỗi buồn hay ưu phiền để chìm đắm trong đó. Có vẻ như tấm vé bạn thân tôi đã có trong tay đến 50%- đây cũng là con số tương đồng về cách nhìn cuộc sống của hai chúng tôi cho tới hiện tại)-cảm giác như tìm được thứ vàng mười song sinh đã thất lạc đâu đó trong hàng ngàn hàng vạn hạt phù sa của vùng đất này.
Hộp mì tôm hết và cũng là lúc chúng tôi rời khỏi quán tạp hoá Circle K để về trường học quy chế thi. Tôi chia tay Lam ở khu nhà có thang máy và hẹn trưa gặp lại.
Buổi phổ biến quy chế thi và phát thẻ dự thi nhanh chóng diễn ra...Tiếng kẻng kêu lên cũng là lúc mọi người tuôn ra từ khắp các lớp học. Tình cờ tôi gặp ngay Doanh và Lam. Nhận ra người cùng phòng nên tôi rủ chúng đi ăn trưa vì đói quá rồi. Vả lại chiều thi nữa, không thể để cái bụng đói đi thi được. Mới đầu thi hai đứa còn chờ ai đó nên chưa đi, tôi tự tin bước đi và rủ lần cuối thì Lam đi theo nhưng có lẽ vẫn muốn níu kéo đám bạn nào đó. Doanh thấy vậy bèn chạy theo. Và thế là cả ba đi tìm quán ăn. Tôi nhớ là hôm trước tôi và Chang có ăn bít tết tại một quán mà tôi đánh giá là: rẻ, ngon, no, an toàn. Tôi đề xuất ý kiến nên phải đưa tụi nó đi. Tôi đi nhanh lắm, mặc cho ai gọi-vì sáng giờ mới ăn được chút mì tôm- đến bây giờ thì tôi vẫn thấy có lỗi vì không chờ Chang đi cùng, mặc dù Chang gọi tôi theo mới; ai bảo cũng do Chang chèo kéo mấy đứa khác nên chậm chạp, tôi không chịu được nên mới đi trước và không thèm ngó lại luôn.
Cả ba chúng tôi bước vào một căn phòng có điều hoà mát rượi, khác hẳn so với không khí nóng bức toả ra từ các ngả đường chúng tôi đã đi qua. Tôi và Lam ăn bít tết còn Doanh ăn bún bò. Có lẽ bữa đó là no nhất với tôi và cả 2 đứa kia. Ăn đến phát ngán thì thôi...(nghĩ lại mà thèm chứ ngán ngẩm gì). Mọi việc đâu vào đó, ai cũng no bụng để trở về phòng ôn. Nhưng khổ, mấy đứa cầm chìa khoá lặn mất tăm bỏ mặc chúng tôi mồ hôi đầm đìa chạy sang phòng 408 toàn con gái để ngồi quạt nhờ và riêng tôi tắm nhờ- vì phần nào tự tin trong phòng đó còn có Biên và Chang giúp đỡ.
Chúng tôi cũng tâm sự một cách tủn mủn không đầu cuối. Câu chuyện chắp vá với nhau để thành một cuộc hội thoại rôm rả tiếng cười đùa. Cho đến khi bọn bạn phòng 405 chúng tôi quay về, dù trên mặt ba đứa vẫn chưa hết bực nhưng có lẽ ở chốn thị phi này như đã nói "an phận thủ thường" nên cũng nguôi ngoai phần nào. Tôi ngồi trên giường với Lam vì bọn kia vẫn chưa rời đi. Lam thu mình vào góc giường cặm cụi lướt wed, mặc kệ ai nói gì. Chỉ đảo qua mắt mỗi khi có gì đó rôm rả rồi lại tiếp tục "đối thoại" trong chiếc di động. Xét về cảm quan thì phần sâu thẳm trong bộ não tôi cũng muốn vậy nhưng có lẽ quá an phận nên tôi bắt chuyện và trêu mấy đứa con gái vô duyên. Dần dần tôi biết tên tụi nó, sự bất đồng ngôn ngữ được tôi đưa ra làm chủ đề gây cười cho phòng, tiêu biểu là bạn gái tên Thảo; nhờ vậy mà mọi chuyện về chiếc giường coi như xí xoá khỏi đầu tôi.
Nghĩ đến 500.000 bỏ ra đi thi tôi tiếc nên cố đọc lại sách lịch sử. Cả phòng lại nhìn tôi bằng ánh mắt lập dị... thật đáng ghét, tụt hết cả cảm xúc!
Đến lúc thi thì tôi quen được thêm một bạn nam nữa cùng phòng. Mà cả phòng tôi thì có mỗi tôi và bạn ấy là con trai thi báo chí, còn lại đều là nữ. Tôn là người Hà Nội, nguyện vọng Tôn là được vào báo chí ngành báo điện tử...tôi thi báo truyền hình nhưng cùng một bài thi. Chúng tôi lại nói những câu chuyện kể về du lịch quê hương trước lúc thi. Có vẻ như Tôn rất lo lắng khi tham gia cuộc thi này, bởi theo lời cậu ta thì báo chí là nguyện vọng đầu tiên và quyết định. Có lẽ vì quá vội vàng và không quá bận tâm mà tôi quên hỏi xin trang cá nhân facebook để kết bạn. Chúng tôi ngồi cùng bàn đầu ngay giáo viên nên cũng ít nói chuyện. Cuộc thi này đối với tôi là cuộc trải nghiệm và đúng hơn là hành trình kết bạn tứ phương nên áp lực thi cử với tôi không quá căng thẳng như khi thi thpt quốc gia. Tôi yên tâm với bài thi này nên làm khá chớp nhoáng và cảm thấy hài lòng vì dùng đủ các kiến thức đã đọc qua.
Cuộc thi diễn ra trong tâm lí cả học sinh và cán bộ coi thi đều dễ chịu. Sau tiếng kẻng báo hiệu vang lên, tôi rời khỏi phòng thi... thật thoải mái nhưng dường như hồi hộp vẫn còn chút trong tôi nên chân tay lạnh ngắt. Xuýt xoa đôi bàn tay và thở dài một hơi tìm đến nơi gửi đồ mà chị Quỳnh-tình nguyện viên tốt bụng từ đầu tới giờ giúp tôi gửi và chỉ bảo chúng tôi khi đến học viện. Mọi người có những cảm xúc lo lắng về bài thi; người lo rằng bài thi mình viết lan man, sai vấn đề, thiếu nhiều thứ; người khác lại đề cập đến đáp án và chỉ ra lỗi sai,... Riêng bản thân do tự tin thái quá nên cũng không dám bàn tới vấn đề này, đối với tôi cái gì đã qua thì sự cũng đã rồi, có nói tới nói lui cũng chẳng thể thay đổi vậy nên tôi đi ăn-giờ chiều là đói lắm rồi, dù cái món bít tết trưa ăn đến phát ớn. Tôi giục giã mọi người nhưng mấy ai để ý tôi, họ vẫn bàn tán về bài thi. Cái cảm giác lập dị lại đến, tôi một mình rời khỏi học viện để về kí túc bỏ mặc những hoài nghi về bài thi năng khiếu báo chí.
Trên đường về gặp Lam nên chúng tôi cùng về phòng chung. Đi cùng chúng tôi có thêm cả Doanh. Ba người trở về căn phòng 405 và hỏi về tình hình bài thi. Doanh là người trả lời đầu tiên, cậu ta cho rằng bài thi khá dễ-trước đó đã được các anh chị phỏng vấn; tiếp đến là Lam, nghe Doanh nói Lam làm xong và ra trước 30 phút. Cũng câu hỏi đó Lam trở lời rằng: thôi bỏ qua đi, thi cũng đã xong rồi bàn làm gì! Tôi hơi ngạc nhiên khi nghe câu nói buông lơi đó. Cười và tiếp tục bước về phòng là hành động duy nhất tôi làm lúc này.
- Hai ông ăn gì đây, nhìn trời như muốn mưa to đấy? (tôi nói)
- Lam: chưa biết được
-Doanh: nãy bảo chờ chị Quỳnh và mấy đứa phòng 405 thì không chịu. Thích đi một mình cơ!
- Thì ông cũng đi theo tôi mà-tôi cười
Cả ba trở về phòng nhưng đâu có ai về trước đó đâu, ổ khoá vẫn im lìm chờ người mở. Lúc này cảm giác rất bực, vì không đúng theo suy nghĩ tôi-càng ngày càng thấy mình độc tài. Suy nghĩ thế nào mà chúng tôi sang phòng 408-phòng Chang và Biên. Ngồi lại ngán ngẩm bàn về bài thi, ai cũng bi quan... duy chỉ Dung-một bạn nữ với giọng nói lạ lẫm người Hà Tĩnh thốt lên rằng: "tao thủ khoa rồi tụi mày nhé!". Có lẽ ấn tượng chỉ đến thế về Dung, nhưng xem ra Dung sống rất tình cảm dù vẫn trêu và gọi tên tôi là "biến thái".
Chờ một lúc lâu thì hội bạn phòng 405 trở về cất đồ thi và chuẩn bị quần áo đi ăn, đúng hơn là đi chơi. Ba chúng tôi về phòng và tắm rửa; còn tôi thì kèm theo một nhiệm vụ là xem lại từ vựng về báo ảnh để mai thi tiếp. Tất cả hầu như đã thi xong, nhưng vẫn cố nán lại để thăm thú cái thủ đô tự hào của Việt Nam mình. Lại một lần nữa Lam rủ tôi đi ăn cùng hội phòng 405 nhưng tôi từ chối vì còn bài tập chưa xem lại. Tôi tắm xong và lao ngay vào chiếc điện thoại, ghi ghi chép chép các từ vựng về nhận xét một bức ảnh truyền thông.
Đang chăm chú học thì hội bạn cùng phòng rủ đi ăn tối, tôi lại từ chối một cách thẳng thừng và có bồi đắp thêm một câu nói khá an tâm trong lòng mọi người: "tớ ở lại trông phòng cho" nhưng trong tâm chủ đích vẫn là ôn bài-cảm thấy mình thật tồi. Ngạc nhiên lại đến với tôi như cơn mưa mùa hạ bất chợt ngày hôm qua; tiếng chuông điện thoại reo lên-tôi đã cho số tôi cho Lam và Lam cũng cho tôi để dễ liên lạc khi tìm phòng, Lam gọi tôi và bảo rằng:
- Cậu ăn gì tớ mua cho?
- cậu ăn gì tớ ăn như thế nhé! (tôi ấp úng)
- vậy có ăn kem không?
-có...(tôi thích kem lắm)
Ôn được kha khá thì tôi nghe thấy tiếng Chang cất lên ngoài cửa sổ:
- sao giờ này chưa đi ăn? Đi ăn đi mày...
- tao ở lại ôn bài được rồi mày ạ! Mày đi ăn đi. Tao nhờ bạn mua hộ rồi.(tôi ngạc nhiên vì trưa nay tôi không chờ Chang đi ăn trưa mà cứ thế đi cùng Doanh và Lam-cho dù hai thằng này chưa quen biết gì hết)
Cuộc hội thoại ngắn ngủi trong ngày kết thúc ngay ở đó. Chang đã đi và tôi thì vẫn đang bơ vơ giữa đống kiến thức lẫn lộn với cảm xúc về Chang và về người bạn mới quen là Lam.
Bẵng một lúc tôi không chú ý đến sự vật đang diễn ra bên ngoài thì Lam và Doanh về. Tôi mừng ghê gớm vì đã thoát khỏi cái cảm giác hiu quạnh này. Tôi ra đỡ đồ ăn mà Lam mang về và có kèm một cây kem ốc quế nhân chocolate. Tôi cảm ơn rối rít, nhưng xem chừng thì hai đứa này chưa ăn gì. Đồ ăn thì mang về cả ba hộp thế này thì đúng thật!
- Lam: đồ ăn có một chị tình nguyện mua cho đấy.
- cậu cho tớ gửi tiền nha(tôi cầm ví đưa tiền cho Lam). Chắc kem mua ở circle K đối diện kí túc nhỉ?
- Đúng rồi.(Lam trả lời)
Còn Doanh thì đang ngấu nghiến nhai đồ ăn và cố xen vào cuộc hội thoại.
- cho tao miếng trứng nhé!-nó lấy luôn miếng trứng của tôi...đến cạn lời với thằng người lớn nhưng hồn chưa lớn này.(cười ngặt nghẽo)
Bữa cơm chúng tôi dường như không theo ý muốn vì không phải tự tay chọn lựa. Mặt ai cũng tiu nghỉu và cố gắng ăn cho hết. Riêng tôi trong cảm nhận thì việc bỏ dở đồ ăn do người nào đó mua cho mình là không nên. Thế là bữa đó tôi ăn rau rất nhiều, dù có cả thịt nhưng thịt rất khô, cứng,... nói chung đồ ăn phải nói là tệ nhưng có lẽ muốn lấy lòng Lam nên tôi ăn rau muống và húp canh. Lúc này thịt không là món tủ nữa mà là rau-chưa bao giờ tôi ăn rau nhiều như thế, dù ngày thường ghét ăn rau. Cái kem mà Lam mua tôi đã ăn trước đó. Cái dạ dày giờ lưng lửng nên chẳng muốn ăn cơm nữa.
Ôi nhìn kìa, Lam và Doanh cũng buông đũa và bỏ dở món cơm hộp. Tôi chắc mẩm rằng tụi nó còn chê huống hồ mình, thôi không làm kẻ lập dị nữa.
- sao cậu không ăn nữa? (tôi hỏi Lam)
- tớ no rồi-thực ra là không nuốt nổi, tôi đoán thế. Có lẽ ăn cái món trưa nay cậu rủ tụi mình đi ăn còn ngon hơn, dù cho có no đến phát buồn nôn.
Quá trùng hợp suy nghĩ, tôi gật đầu lia lịa rồi bỏ dở cơm hộp. Tôi gói chúng lại và vứt ra phía ngoài. Cảm giác như khoảng cách giữa tôi và Lam kéo gần lại thêm chút nữa sau bữa ăn đó. Không còn cái vẻ lạnh lùng như trước nữa mà thay vào đó là sự quan tâm, thấu hiểu của Lam. Tôi khá kinh ngạc trước biến chuyển ấy. Có vẻ như quá nhiều sự việc diễn ra khiến tôi quên cái cảm giác xa lạ, mặt dày khi vẫn ngồi nói chuyện trên chiếc giường vốn dĩ không phải do mình lấy chỗ đầu tiên. Lam và tôi bắt đầu câu chuyện một cách tự nhiên, đó là những câu chuyện liên quan đến cảm nhận văn học, cảm nhận về cuộc đời,...
- một mình cậu là con trai trong lớp chuyên văn à Lam?
-ừ! Cả lớp có mình tớ là con trai nên được dành nhiều sự ưu ái hơn con trai lớp khác
- cậu có đi thi học sinh giỏi văn không, tớ cũng là đứa con trai duy nhất đi thi và được giải cả tỉnh.
- tớ có thi vòng cấp tỉnh và dành giải nhất, được chọn đi thi quốc gia.
- thế là cậu hơn tớ rồi nhé! tớ cũng thi tỉnh nhưng chỉ giải nhì thôi, còn vòng thi cấp quốc gia chắc chỉ giành cho học sinh các trường chuyên trên cả nước... vậy cậu đoạt giải quốc gia chứ?
- tớ không đoạt quốc gia đâu-tay vẫn lướt wed một cách thành thục.
Tôi hỏi một câu mà ngay cả chính tôi còn khó trả lời:
- chắc cậu yêu môn văn lắm hả?
- chỉ là gắn bó với nó khá lâu dài nên thi thôi chứ chưa tính đến chuyện yêu đương.
Tôi coi đấy là một lời nói dối. Và đương nhiên tôi có quyền cho rằng Lam phải là bạn với tôi, vì trước giờ chưa có ai là con trai mà tôi quen đi thi văn và đoạt giải cao như thế; một phần có chút hâm mộ Lam, phần khác lại có vẻ như ghen tỵ với cái giải cá nhân ấy nên tôi quyết định kéo dài câu chuyện để khám phá xem cậu bạn này là người như thế nào và có nên cho cậu ta một tấm vé kỉ niệm tình bạn trong trí óc tôi ? Xung quanh cuộc hội thoại này chủ yếu hướng về sự trao đổi kiến thức về văn học và gần như bàn về cuộc đời khi trải nghiệm với bộ môn văn. Kết thúc nó tôi nhận được nhiều thông tin hơn về Lam; cậu bạn này là một người nội tâm, khôn khéo trong cách nhìn nhận vấn đề xã hội và khá am hiểu tường tận về cảm xúc người khác, là một người nhạy cảm, suy nghĩ nhiều hơn hành động. Tôi cho rằng gặp được Lam đã là vui rồi, quen biết cậu ta là một vinh dự và được làm bạn lại càng vui hơn nữa. Trong đầu tôi luôn day dứt cái mong muốn được làm một người bạn thân với Lam. Tôi tự nhủ: mình phải là kẻ ham muốn quá đáng mới nghĩ được như vậy! Vì mới quen được có chút ít mà đòi làm bạn thân, nào có ai ngốc nghếch mới làm bạn thân nhanh như thế. Nhưng trong tôi luôn thường trực mọi ngóc ngách trong tâm trạng Lam, như thể tôi biết trước nó đang muốn gì và cảm nhận gì. Tôi nghĩ là bạn đồng văn chắc cũng có thể cảm nhận được từng ý tứ trong lời nói. Tôi đánh ván bài liều cho tấm vé bạn thân bằng cách luôn đưa ra những câu chuyện khơi mào, đưa ra những gợi ý về mối quan hệ tình bạn và cả những hành vi quan tâm đúng mực.
Cho đến tầm 11 giờ thì cả phòng mới về hết. Tối hôm đó tôi suy nghĩ về bài làm nhận xét cho ngày mai rất nhiều, cố gắng tìm nhiều tài liệu liên quan để bổ sung kiến thức giúp ích cho sáng mai. Đã 1 giờ rồi mà tôi vẫn thấy mọi người chưa ngủ, Lam cũng vậy. Cái giường cũ của tôi vẫn bị chiếm lĩnh bởi đám con gái-tìm hiểu mới biết chúng nó hết phòng, nên tôi thông cảm cho tụi nó. Chắc Lam hiểu điều đó nên chẳng cắc cớ gì lí do tôi mọc rễ trên giường cậu ta. Cả Lãm cũng hiểu một chút gì đó và có vẻ hoà đồng hơn nên không ngại rôm rả nói chuyện cùng cả phòng và xuống đất ngủ cạnh Khôi-cảm thấy thương hại lắm!
Giờ là 1 giờ 30 mà mọi người vẫn mở nhạc nghe, tôi thì buồn ngủ lắm mà không sao ngủ được. Không ngại khi đưa ra ý kiến giảm nhỏ volume cho bọn bạn cùng phòng, tôi thấy Lam cũng khó chịu mà không nói ra- chắc vì còn ngại. lúc này có vẻ như trên khuôn mặt Lam dễ chịu hơn một chút về tiếng ồn, còn tôi thì tỉnh dậy ôn bài trong sự bực mình vừa giải toả. Đồng hồ điểm 2 giờ đúng, tôi lo cho tâm lí ngày mai nên tắt đèn đi ngủ ngay. Nằm xuống thì tôi đã thấy mọi người đã ngủ, số còn lại mở truyện ma trên kênh youtube nghe. Giờ này chắc Lam đã thiêp thiếp trong giấc ngủ rồi nên tôi cũng cố làm những động tác nhẹ để không ảnh hưởng cậu ta và mọi người. Lo lắng cũng không ích gì, tôi nghĩ đến giấc ngủ ngay tức khắc. Mặc kệ cơn mưa bên ngoài vẫn đang rào...rào... một cách khiếm nhã.
Trời đã tang tảng sáng, tôi tỉnh dậy thì với tâm trạng ngái ngủ... cảm nhận được sức nặng gì đấy... tôi thấy tay Lam đang ôm tôi ngủ một cách ngon lành mà không chút sợ sệt. Từ từ nhấc cánh tay ngắn ngắn của cậu ta ra, tôi thao tác cẩn thận tránh cho cậu ta thức giấc. Tôi nghĩ nên để Lam ngủ vì cậu ấy đã thi xong rồi, chỉ một nguyện vọng vào trường báo và cũng muốn thử sức như tôi- tôi tôn trọng cái nhu cầu ngủ ấy và chính tôi cũng đồng cảm khi bị đánh thức một cách vô lối; hơn nữa đối với dân văn thì cảm nhận nhiều hơn hành động, biết đâu cậu ta nghĩ xấu mình thì sao? Mà bản thân cũng là một đứa yêu văn nghiệp dư (học sinh cấp ba chứ không chuyên) cũng phần nào nhìn thấu những cảm xúc ấy... đó là do ảnh hưởng mà văn học đem lại (bệnh nghề nghiệp), đưa bản thân vào cảm xúc người khác để đánh giá khách quan, đưa ra những hành vi khách quan và thấu đáo để tránh mất danh dự và kèm theo đó là cả sự sĩ diện.
Mọi người cũng tỉnh giấc. Lúc này tôi cũng đã chuẩn bị xong mọi đồ đạc và dụng cụ để vào phòng thi. Lại một lần nữa tôi bỏ bữa sáng; dường như bữa sáng theo quan niệm của tôi đó là một bữa ăn kị khẩu vị theo thời gian, khi mà cảm giác cay tê đầu lưỡi vẫn còn vương vấn của kem đánh răng. Cái vấn đề bây giờ không phải là bài vở ra sao mà là đồ đạc khi mình sẽ đi về đâu khi thi xong? Bởi tôi có chuyến bay vào Đà Nẵng lúc 16 giờ và có 3 tiếng để chuẩn bị đi từ trung tâm Hà Nội đến sân bay Nội Bài-tôi không nghĩ đi nghỉ mát mệt như vậy. Chỉ còn một cách là để hành lí ở phòng kí túc và nhờ ai đó trông coi giùm. Người tôi tin cậy lúc này chỉ có Lam! Trong đầu tôi lởn vởn suy nghĩ về câu chuyện tối qua rằng: cậu ta ở lại làm gì nhỉ?
"- Thi xong rồi sao cậu không về? ở lại tham quan Hà Nội à?
- chắc vậy! (giọng có chút gượng ghịu)
- mà cậu cũng có chị sống ở Hà Nội, sao không ở cùng chị mà lại ở kí túc làm chi cho bất tiện (chúng tôi có tâm sự về gia đình một chút nên tôi mới biết thông tin đó)?
- tao thích ở đây hơn mày ạ! Cảm giác tự do, và đỡ cô đơn hơn.(đúng tâm ý tôi luôn). Tao bảo chị tao chuyển đồ sang đây rồi.
- tớ cũng thích thế! Nhưng cậu sẽ đi đâu trên Hà Thành này? Tớ chưa đi phố cổ lần nào, nếu đi nhớ chụp nhiều ảnh gửi tớ nhé. Tớ muốn ngắm phố cổ lắm!
- được thôi."
Lam tiếp tục im lặng nhìn vô điện thoại quét quét ngón tay. Nhưng cách nói chuyện thân thiết hơn. Và có chút cảm xúc hơn trước đó. Tôi mừng lắm.
-chị Quỳnh ơi! Bên tình nguyện có cho gửi đồ không vì chiều em về rồi.(tôi thắc mắc)
- có!(xao nhãng, mệt mỏi)
-...
-mày cứ để đây đi, rồi trưa quay lại lấy cũng được. Tao trông cho-lam cất giọng
- thế mày không đi chơi với tụi nó hay sao?(tôi với giọng đầy khúc mắc). Thế bao giờ mày về Ninh Bình?-câu hỏi chẳng có gì ăn nhập so với câu hỏi trước đó.
- có khi mày rời khỏi kí túc cũng là lúc tao về (tôi không nghĩ đó là lời quan tâm, tôi nghĩ đó là tình cờ. Về sau khi đã thân thiết chúng tôi mới nghĩ lai chuyện này)
Không suy nghĩ nhiều, tôi cảm ơn Lam và hẹn trưa về.
Cuộc thi báo ảnh cũng không quá đánh đố tôi. Tôi viết nhoay nhoáy cái là xong phần nhận xét bức ảnh... đã xong phần nhận xét ảnh. Tôi rời khỏi phòng thi với tâm lí như lúc thi báo truyền hình hôm. Tự tin một cách thái quá, dù điểm số có đến đâu. Bây giờ chỉ chờ phần thi vấn đáp nữa là tôi hoàn thành tâm nguyện thi báo chí. Nhưng xem ra phải hoãn thời gian lại vì có quá nhiều thí sinh. Tôi phải để đến buổi phỏng vấn chiều nay. Tôi khá bức xúc và coi đó là một sự đen đủi hay rủi ro. Bởi vé máy bay của tôi 16 giờ đã bay và chỉ có 3 tiếng để chuẩn bị khởi hành... mà đường thì xa tít tắp mù khơi... chẳng nhẽ để hoãn chuyến bay hay thi tiếp xem nếu đủ thời gian để kịp bay hoặc huỷ buổi thi cuối. May quá, tôi đứng đầu danh sách chiều này, chắc tầm 15-20 phút là xong,... tự nhủ bản thân còn kịp và cố gắng thi nốt buổi nay. Mang cái tâm lí âu lo trở về phòng, tôi thấy Lam ngồi trong phòng với một bạn nữ; dường như hay người chẳng có vẻ gì thân thiện nên không khí trầm lặng đến buồn não nề. Tôi kêu ca với Lam về cuộc thi đồng thời giải thích vì sao mà tôi về sớm như thế này! Và cậu ta cũng không mấy nhận xét về nó, ngón tay vẫn lướt lướt trên điện thoại... cậu ta hỏi tôi chiều này kế hoạch ra sao?
- tí nữa nếu cậu đi ăn thì cậu... mày cầm giùm tao chiếc balo hành lí này theo nhé!(không còn thì giờ cho những phút cuối trước khi tạm biệt và không biết còn dịp nên tôi xưng hô thân thiết).
- tí nữa đi ăn ở Circle K, mày có thể tìm tao ở đó. Được rồi, mày cứ ôn bài đi. Yên tâm.
Bây giờ khoảng cách không quan trọng nữa, những vẫn muốn làm một điều gì đó trước khi từ giã kí túc này... nhưng nghĩ mãi chẳng ra... mồ hôi túa ra ra đầm đìa-có lẽ vì chạy nhanh đến kí túc xá để cậu bạn tên Lam khỏi chờ và cũng vì lo lắng cho tấm vé máy bay đi Đà Nẵng. Tôi sẽ đi tắm, tôi nghĩ được chỉ thế lúc này.
Cả phòng giờ cũng về hết, tôi dành hết trí lực vào các từ vựng báo chí. Có lẽ bữa trưa của tôi sơ sài đến mức bây giờ nghĩ lại vẫn thấy đáng sợ: "đó là trà ô long đóng chai"...
Tôi thay bộ đồ khác vì chiếc áo quá ướt mồ hôi rồi, và tôi có nhiệm vụ làm khô nó trước khi chiếc áo bị nấm khi lên trên chuyến bay. Tôi phơi chiếc áo ngoài ban công cho khô, và mặc một chiếc áo khác. Nếu là chiếc áo màu khác thì tôi có thể cứ nhét vào balo, mặc kệ mùi ẩm mốc ra sao. Nhưng có điều đây là chiếu áo mẹ đặt may thủ công tại cửa hàng; và đó cũng chính là chiếc áo đầu tiên sau khi tôi trở về mảnh đất Cao Bằng yêu dấu sau chuyến trải nghiệm khắc nghiệt tại nhà ông bác trong Đà Nẵng. Cái áo đó không chỉ mang ý nghĩa nhận thức mà nó còn là chiếc áo có kiểu dáng và mẫu mã khá ăn ý với gu thời trang nghiêm túc của tôi. Tôi giữ nó như món đồ quý giá chỉ chờ đến ngày thi mới dám mặc... nhưng hôm nay oi bức quá, đành cởi và mặc chiếc áo khác đến thi, hi vọng may mắn trong bài thi không đến từ chiếc áo đang phơi kia.
Được một lúc khá lâu, tôi ngồi ôn bài và giờ nói chuyện một chút với Lam.
-chắc khi tao đi về trên Cao Bằng, tao sẽ nhớ lắm về mày. Không những tự hào về mày là một đứa giỏi giang với số điểm cao ngất trời mà còn thấy đồng điệu khi cùng trong giới văn học và có chút gì đấy mến mộ.
- có gì cứ liên hệ qua facebook cũng được mà, hơn nữa tao còn cho mày địa chỉ và số điện thoại. Có gì mày cứ liên hệ tao, hi vọng tao giúp đỡ mày phần nào về tâm trạng.
(bạn cảm thấy thế nào khi chúng tôi vừa quen nhau có 2-3 hôm mà đã nhiều kỉ niệm vậy rồi, có lẽ hơn cả tri kỉ ấy chứ. Đến thời điểm hiện tại thì cso lẽ chúng tôi chỉ giữ mức tình bạn ở ngưỡng đó... có lẽ thời gian quá ngắn ngủi khi số phận không trao cho tôi 5% còn lại của tấm vé bạn thân mà lại là tấm vé máy bay 2 tiếng đồng hồ nhàm chán?)
Cảm xúc của tôi không mấy trọn vẹn lắm, và dường như hẫng hụt một chân ở đâu đó khi rời khỏi kí túc xá học viện. Người ta vẫn thường nói "xa mặt cách lòng", liệu rằng các bạn cùng phòng khi tháng 8 gặp nhau ở Hà Nội có còn nhớ mình; liệu Hà, Khôi, Lam còn nhớ tôi hát trong cái đêm cuối cả phòng đi ngồi dưới sân bóng còn mấy đứa trên phòng ôn bài và nghịch điện thoại, Hà với chất giọng cao vút được tôi cổ suý đi thi hát và luyện giọng liệu còn cân nhắc lời tôi,... bao nhiêu suy nghĩ, bấy nhiêu lo âu... bế tắc với bài phỏng vấn chiều này, tôi cố gắng nhìn mặt thật nhanh tất cả mọi người trong phòng-dù một số đã dời về quê hôm qua vì đã thi xong.
- mọi người ở lại vui vẻ nhé! có gì hãy liên lạc trên face book, tớ luôn đón chờ các cậu... (và tôi đùa thêm một câu cửa miệng của đứa bạn ngồi cạnh tôi năm học cấp 3)... sau này nếu làm sếp lớn nhớ cho tui mượn tiền đừng lấy lãi nha! Hẹn gặp lại các cậu, tạm biệt... về sau nha Lãm... chờ tôi ở đó Lam nhé!(thì thầm)
Tôi rảo bước nhanh qua kí túc và đến phòng thi... tôi được gọi tên và trả lời những câu hỏi thuộc lĩnh vực xã hội khi xem bức hình. Có lẽ như câu trả lời chưa thoả mãn ý đồ của nhiếp ảnh nên họ có phần hơi tiếc khi thấy độ tự tin của tôi. 3 vị giám khảo này không phải thuộc dạng khó tính nhưng tôi cũng hi vọng gieo vào tâm lí họ một khát khao báo chí mà từ nhỏ tôi đã viết báo và bán cho đám bạn lớp 2 và 3. Họ cho tôi thêm một cơ hội nữa, rằng hãy cho biết ấn tượng khi vào ngôi trường học viện báo chí và tuyên truyền này?
"-đó là sự vui vẻ tự tin của các bạn học sinh đến từ khắp mọi miền tổ quốc khi thi báo chí và hiện đang trọ tại kí túc xá của trường.(tôi đánh cược bằng cả trái tim tình bạn vào bài phỏng vấn vì không có gì khác khi mọi người gắn bó với nhau từng ấy thời gian)
-tại sao em lại nghĩ vậy, tôi cứ nghĩ rằng phải có nét lo âu, bồn chồn khi đối diện kì thi quyết định tương lai và sự nghiệp.(tiếc nuối)
-em không nghĩ là như vậy!(cương quyết vì đó là sự thực, rõ mười mươi và không gì có thể đổi trắng thay đen)
-...được rồi, em có thể về!"
Tôi ra về vừa mừng lại vừa lo cho bài phỏng vấn của tôi. Bất chợt loáng thoáng ẩn hiện trong đầu tôi câu nói cảu một ai đó: "nhà văn nói láo, nhà báo nói điêu". Xây xẩm mặt mày vì nghĩ như thế, tay chân lạnh đi, cơ mặt thì đỏ ran như thiêu đốt và cố triệt tiêu suy nghĩ ấy. Tôi cất bước trở về kí túc và không quên hành lí và chiếc balo tôi nhờ Lam mang hộ ra Circle K để dễ di chuyển. Đến tầng hai cảu tiệm tạp hoá, tôi đảo mắt tìm cậu bạn Lam ở đâu. Trước mặt tôi là một cảnh tượng khá buồn, mỗi bàn có một người ngồi uống nước hay đánh máy soạn thảo văn bản. Và Lam cũng vậy, cậu ta ngồi một mình nhìn ra ngoài ban công một cách điềm nhiên và bình thản, pha lẫn chút buồn ngủ của cái nắng trưa chiều giống như con mèo Áo hoa trong tập truyện của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Tôi cất lời:
- Lam ơi, đợi lâu chưa? Sao ngồi một mình thế này?
- Không ngồi một mình thì ngồi mấy mình. Mà thi như thế nào thế? Làm bài có tốt không?
- Chẳng tốt tí nào, ông giám khảo vặn vẹo hỏi đủ thứ. Tao cảm thấy chưa hài lòng về câu trả lời của tao. Nhưng dù sao chăng nữa đó cũng là sự nỗ lực của tao, thế là mãn nguyện rồi... một điều nữa là tao rất vui khi được quen biết mày, tao sẽ nhớ mặt mày Lam ạ.(bắt tay)... cảm ơn mày đã giữ đồ giùm tao... ở lại chơi vui vẻ nhé, tao đi đây!(chưa bao giờ lời nói của tôi chứa đầy sự chắp vá và rơi rụng như thế này. Có rất nhiều thứ muốn nói với nó màm chẳng biết nên nói gì)
Nói đoạn cậu ta ngoài nhìn ra ngoài ban công với cốc nước cô đơn như thế!
Tôi nhanh chóng rời đi nhưng vẫn như nuối tiếc gì đó. Tấm vé tình bạn thiếu 5%- đó là điều day dứt... tôi trèo lên chiếc xe máy mà mợ chợ tôi đi ra sân bay, còn bố tôi được cậu đèo đi phía trước. Tôi ngoái lại phía Circle K như để tìm khuôn mặt cảu Lam vẫy tay chào một lần nữa, có lẽ là lần cuối...nhưng hoàn toàn vô vọng. Tôi quay mặt đi và nghĩ rằng Lam có cảm nhận được sự tiếc nuối ấy không, và ánh mặt trời chói chang vẫn rọi vào tấm kính- nơi Lam ngồi khiến tầm nhìn bị phản chiếu, khó mà xem được người ngồi sau tấm kính. Đến nửa đường, tôi mới nhớ còn chiếc áo đã để quên trên dây treo trước phòng 405-tức phòng bọn tôi. Trong khi ấy mợ luôn quan tâm và hỏi tôi về bài thi và cảm nhận. Tôi trả lời một cách thành thực và có chút lo sợ về cái áo. Tính đi tính về thế nào mà tôi lấy điện thoại ra nhắn một dòng tin nhắn rằng: "Ông ơi! Tôi có vắt cái áo trắng trên dây treo. Nó mới may có vài hôm rồi mang xuống đây. Gấp quá ko chuẩn bị được gì tặng ông làm kỉ niệm! Nếu đc ông có thể dùng... Áo may bằng tay nhé!". Cảm giác như đang phạm phải một sai lầm khi nhắn dòng tin ấy. Bởi ai lại đi tặng áo mặc rồi để đem tặng bạn được... Trong đầu tôi nghĩ lan man rằng: có lẽ đây là ván bài quyết định 5% còn lại, có thể có tất cả hoặc không có gì; nhưng thà thử một lần còn hơn hối hận suốt kiếp... mặc cho cái áo có bị làm giẻ lau hay vứt xó.(thú thật thì nếu bị vậy cũng thấy xót xa lắm)
Nhưng may mắn cho tôi, cậu ta gọi điện lại tìm chiếc áo treo ở dây treo nào... đang trên một khúc cua, tôi bình tĩnh lấy điện thoại một cách cẩn trọng, tránh ảnh hưởng người cầm lái là mợ tôi. Như một tín hiệu ngầm định, tôi chỉ chỗ phơi chiếc áo và dặn rằng phải giặt chiếc áo vì nó dẫm mồ hôi tôi-thật ngại khi tặng đồ vật dùng rồi cho người khác. Giờ thì yên tâm vì chiếc áo đã có chủ mới, không phải bay khắp mọi nơi bẩn thỉu vì cái tội hay quên của tôi...Và nhờ cái tật hay quên ấy mà tôi đã có một người bạn đặt chân trên chuyến tàu tốc hành của cuộc đời mang tên "bạn thân"!
Chúng tôi bắt đầu thoáng hơn khi nhắn tin trên facebook, không chỉ có Lam mà cả Hạnh, Doanh, Long, Nam hay Thảo,... chúng tôi chuyển dần từ cái nhìn xa lạ sang cái nhìn thân thiết hơn. Và hẳn nhiên rằng chúng nó mỗi người trở về quê hương yêu dấu sau cuộc hành trình tìm đến con đường báo chí. Đối với tôi, dư âm mà các bạn để lại là không thể phai tàn được. Nó giống như thứ định hình nhân cách của một con người, đánh dấu một bước ngoặt trên đoạn đầu của con đường tiến vào cổng trường đại học. Không thể so sánh với tình cảm cùng những người bạn cấp trung học phổ thông nhưng tình cảm ấy lại vô cùng ấm áp khi mọi người trên khắp tổ quốc quy tụ lại nơi thủ đô ngàn năm văn hiến; nơi mà mọi người không quen biết nhau dành những lời động viên khi kì thi đến, ngồi cạnh nhau tâm sự đủ điều về quê hương, quây tròn trên sân bóng kể chuyện đến khuya hay chỉ đơn giản là góp tiền cho bạn khi bạn không đủ tiền về quê... tất cả có thể chỉ là loáng thoáng trong tâm trí mỗi người, nhưng không thể mờ nhạt trong hành trang cuộc đời- nơi mà vốn dĩ con người ta chẳng quan tâm đến nhau, tìm mọi phương cách để đạp lên số phận người khác để sống sót. Có thể sau này các bạn thành đạt trong cuộc sống nhưng có lẽ môi trường đại học đầu tiên tiếp bước bạn trong cuộc sống lại là những người bạn này đây. Nhưng tệ hơn là gặp những trắc trở sự nghiệp; đừng lo, hãy nghĩ về lũ bạn mới quen chớp nhoáng ấy vẫn là nguồn động lực để bạn tin rằng cuộc đời này có những mối quan hệ không hề tồi, rằng thất bại chỉ do bản thân chứ không ai dám đạp đổ bạn để thành công; bạn mạnh mẽ không phải vì là một tay giang hồ thứ thiệt mà bạn là một người có những mối quan hệ tình bạn thật tươi đẹp giúp bạn tin yêu hơn với cuộc đời này.
Tôi cũng đã có một tình bạn như thế! Một tấm vé mà phải chờ đợi 2 đến 3 ngày mới nhận được. Không phải tấm vé đơn thuần nào đó để trao đi rồi xé nát; mà đó là tấm vé vĩnh cửu, có thể tái sử dụng được. Tấm vé ấy có thể luân chuyển khắp nơi, mang chứa những cặp song sinh đi tới chân trời của tình bạn, kéo gần hơn tình cảm giữa loài người với nhau, và hơn thế nữa còn là lối thoát cứu rỗi cho những sinh linh xa rời cuộc sống, đua đòi theo những thứ phù phiếm và giả dối trong xã hội. Đó là tấm vé mang tên "bạn thân"-thứ mà kẻ xấu trong sâu thăm con người chúng ta muốn độc quyền và dường như không muốn san sẻ cho bất kì ai.
Nếu như tấm vé "bạn thân" được khẳng định qua tâm hồn con người thì đối với tôi và Lam còn có một thứ để ràng buộc lại với nhau, đó là tấm vé "bạn thân" hữu hình-tấm bưu thiếp có kèm trong quyển truyện mà Lam gửi tặng tôi về Cao Bằng.
"Cả sách lẫn thiệp này đều không phải là mới. Nhưng đến bây giờ mới xuất hiện người khiến tao gửi chúng đi. Hi vọng mày thích. Những tình cảm bất ngờ, nhẹ nhàng."
Tác giả Đinh Quốc Toản, hoàn thành vào lúc 00:00 ngày 22 tháng 7 năm 2017.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top