Chương 13 Thủ đô ngày gần Tết

              Những ngày cuối năm, cận Tết, tôi tự hỏi "Thủ đô giờ còn gì?". Câu hỏi này xem chừng khó quá nhỉ. Tháp Rùa xưa cũ giờ cũng chìm trong biển ánh sáng đèn điện của đô thị hiện đại. Người qua kẻ lại cũng ngán những que kem Tràng Tiền phải chăng người ta không đi hết cả vòng Hồ Tây nên mới thấy không còn lạ vị như trước kia. Cá Hồ Tây cũng chẳng thèm sống tiếp, bởi ô nhiễm môi trường nước chưa được xử lý. Từ nhà tôi ra đến hồ chỉ các 2 – 3km, cũng coi là "người ở phố" _ "hồ" cho con người ta một cảm giác quen thuộc nhưng chưa bao giờ xưa cũ. Đối với một người trẻ như tôi, cùng vài người bạn rủ nhau lên phố đi trốn "đống đề cương". Lúc sáng sớm, đi học tôi với Lâm thường mua vội chút xôi lúa còn sương, dưới hàng cây cổ thụ chưa bị đốn bên đường. Cạnh nhà tôi có bà cụ còn đương đun nồi bồ kết. Dưới gốc bàng cuối khu phố nhà tôi, vài ông lão ngày nào cũng y hệt, ngồi chơi cờ đến khi mệt mới thôi. Mấy hàng phở ngoài ngõ nhỏ ninh xương từ chập tối, có bà chủ tốt bụng chờ khách quen dân lao động ghé vội lúc canh ba. Nghĩ tới đây, tôi nhớ đến bữa cơm nhà, cơm của mẹ, khi chỉ có đĩa thịt luộc, rau muống xào tỏi thêm bát nước rau luộc vắt chanh. Dù đơn giản nhưng vẫn luôn ấm áp. Đi học về lúc chập tối, bước đi trên đường, có vẻ ai cũng đều gấp gáp. Tết mà! Ai mà không vội về nhà, về với tổ ấm riêng... Có lẽ, trong nhịp sống phức tạp và bon chen nơi phố đô thị phồn hoa, người với người keo kiệt từng câu khen nhưng quá đỗi hào phóng khi chèn lời châm biếm... Đang ngẩn ngơ lạc lối nơi dòng chảy suy nghĩ trong trí óc, tôi mới ngẫm ra: "May ra còn một ít độ hoa sưa tháng ba, vẫn còn lân la chờ hoa loa kèn tháng bốn..."

Hôm nay, Thủ đô mưa rồi!

Tôi tỉnh dậy giữa tiếng sấm chớp đùng đùng lúc hai giờ rưỡi chiều, dưới lớp chăn bông ấm áp, bên cạnh có Mèo đang ngủ say khướt. Ngoài bầu trời tối sầm, sấm nổ như thể muốn xé toạc hết tất cả ra. Cửa sổ phòng mở toang, Rèm phòng tôi ra ngoài, sắp ướt hết cả rồi. Tôi vừa bước xuống giường, chuông điện thoại reo, bố tôi gọi tới. Nhìn xuống qua cửa sổ xuống cổng nhà, thấy bóng dáng chiếc xem ô tô quen thuộc của bố. Tôi chạy xuống dưới bố mở cửa kính nhắc tôi: "Đi cẩn thận thôi Hạ Miên, chạy từ từ kẻo ngã". Dù bố có như thế nào thì vẫn luôn quan tâm tới tôi. Bố đưa cho tôi một bọc đồ to đùng.

Tôi vào nhà mở cái bọc đồ ra, bên trong bố mua hẳn 5 cốc trà sữa vị tôi thích ở tiệm ngày trước mà bố con hay đến thăm vào mùa hạ. Bố còn mua cho Mèo đồ chơi mới là mấy con thú ngồi bông hình cừu, ếch tay dài, gà dài cổ cho nó gặm. Đang dở đồ ra tôi thấy tin nhắn của bố: "Tết năm nay không biết có về được không nên gửi quà tết cho con với Mèo. Hôm trước, bố mua quà cho con với mẹ và Mèo nhưng chưa đủ lắm nên hôm nay qua gửi thêm. Nhà có hai đứa thôi đấy! Chăm Mèo cẩn thận vào nhé đừng để nó bệnh lại rách việc ấy nghe con. Bố có thể không về nhà được nhưng bố có cô con gái lớn sắp sinh nhật tuổi thứ 17, lớn rồi có thể để bố yên tâm giao phó chuyện gia đình..." Đọc những dòng tin nhắn của bố, tôi an ủi bản thân được phần nào những ngày cuối năm.

Tôi gọi điện cho Lâm:

- Ê mài! Uống trà sữa không?

- Đang mưa tầm tã này thì đi đâu, hả trời! Điên vừa thôi mài!

- Không vừa được trợ cấp nhiều lắm! Sang đi không uống thì để tao mang cho Mèo uống hộ mài.

- Đợi tí! Qua liền đây.

Cả hai đứa chúng tôi ngồi trước hiên nhà tôi ngắm mưa rơi, huyên thuyên chuyện trên trường, chuyện du học, chuyện tương lai, bên cạnh có con Mèo nằm ngủ. Đúng ngày mưa, ngồi thiềm chờ trời tối, chờ mẹ về, chờ hết ngày. Bình yên mà hết ngày.

Tối đến, mẹ về bàn với tôi mua xe máy. Tôi bảo mẹ để Lâm chở cũng có sao đâu, đằng nào cũng sắp hết năm học rồi, lại phải mua xe máy mới. Mẹ nói dù gì bây giờ cũng cần mua vì tối đi học thêm về khuya không ai đưa đón được, sau này lên đại học Lâm đi học rồi còn ai đưa đón tôi mà nếu Lâm có ở Việt Nam thì cũng sẽ sớm muộn học khác trường, khác ngành không cùng giờ giấc thì làm sao có thể đưa đón mãi được. Mẹ nói cũng đúng, mỗi ngườie của sau này ai cũng cần có cuộc sống riêng, không thể bên nhau mọi lúc mọi nơi. Nhà văn Denley Lupin từng viết trong cuốn truyện dài của cô ấy: "Lời hứa bên nhau chỉ là niềm an ủi". Đó là một sự thật phũ phàng, mọi đứa trẻ khi trưởng thành đều phải chấp nhận...

Chiều chủ nhật, tôi với Lâm, Tuấn với Thy cùng nhau đi tập xe mới ở sân sau trong khu tập thể phố bên cạnh. Trời ạ! Ban đầu mới tập, tôi đi như một trò hề vậy. Chúng nó cười như xem xiếc khỉ đi xe đạp. Sáng hôm sau, Lâm vẫn qua nhà đợi tôi, vẫn cài quai mũ cho tôi như thường nhật, chỉ có khác biệt rằng hôm nay chúng tôi đi KHÁC XE.

Vừa vào lớp, tôi lại thấy Khánh Thy với Mai Trang cùng Kỳ Lan mở đại hội buôn dưa sáng sớm ở cuối lớp nào là xôi sáng, bánh mỳ, sữa fami và cháo gà, rôm rả một góc. Tất nhiên chủ đề chính của chúng nó hôm nay là câu chuyện con Thy chiều qua được đi xem "xiếc khỉ". Trống vào tiết tiếng Anh, Thanh Hà đã gõ vai Lâm mượn vở của cậu ấy xem tiết trước cô dạy đến đâu rồi. Lâm vừa quay xuống, Thy đã đập cho Hà quyển vở tiếng anh vào lưng bạn ấy, còn lườm cho phát. Còn "tọng" thêm vào cổ họng người ta vài câu:

- Này cậu ơi, đến sau thì nên biết bạn Lâm ở đây không có khái niệm chép bài môn Tiếng Anh.

- Nhưng mà trước đây bạn ấy học môn này chăm chỉ ...

- Thời gian có thể làm thay đổi tất cả nhá. Thời gian khiến chúng ta có thể kết thêm bạn mới chứ không muốn chúng ta biến đồ của người khác thành của mình nhé bạn DƯƠNG THANH HÀ.

Tuấn vỗ vai Thy: "Đanh đá ít thôi, đừng nuốt sống con nhà người ta thế!". Kết quả, Tuấn cũng bị Thy hờn cho hết 5 tiết. Đúng là trong tình huống đó tôi cũng hơi bỡ ngỡ là cả cái lớp nhiều người như vậy sao không mượn. Tại sao chỉ mượn mỗi mình Lâm. Nếu không có Thy tôi cũng không biết phân xử như thế nào.

Cuối giờ, tôi với Lâm đang đi xuống nhà xe, trên đường hai đứa nói về mấy đề IELTS trong bộ đề của Cambridge. Từ đâu đó Hà lại xuất hiện trước mắt tôi. Lần này tôi tận mắt chứng kiến cậu ấy nhìn Lâm với ánh mắt âu yếm, long lanh, ánh mắt ấy dường như phát sáng. Lâm chỉ đáp lại tất cả bằng ba chữ: "Cậu muốn gì?". Hà nói muốn Lâm đưa cậu ấy về vì hôm nay bố Hà không thể đón được, do đi công tác. Lâm bối rối đẩy ánh mắt đó qua cho tôi. Còn tôi ngượng ngùng, gượng gạo chỉ biết rằng: "Hai người cứ đi về trước đi, tôi quay lại đợi Khánh Thy với Mai Trang trực nhật.".Hai xe đi chung được có lẽ là một đoạn, tôi đi sau xe của Lâm, đến ngã tư đèn đường, mỗi người một ngả. Mãi đến về sau, tôi vẫn không quên được hình ảnh chiều hôm đó. Dưới bóng của ánh chiều tàn cùng không gian buốt giá của những ngày cuối năm, nơi ngã ba có cột đèn giao thông ấy, trong dòng người tấp nập ấy, chúng tôi như những người xa lạ, mỗi người một hướng, chạy về đích của bản thân, tôi ngước lại nhìn nhưng vô quay lại để tránh xảy ra tai nạn. Đó có lẽ là hình tượng chính xác nhất của mỗi đứa lớp tôi sau khi ra trường, cô chủ nhiệm tôi nói đó là hình ảnh những con chim số lồng bay tới những chân trời mới, đứa trẻ nào cũng phải lớn lên, ai cũng phải trưởng thành.

Tối về, Kỳ Lan nhắn tin cho tôi:

              - Hạ Miên, mày lên confession trường xem đi kìa, lớn chuyện rồi.

- Sao thế? Tao đang giải đề, tí nữa xem.

- Xem đi nhanh lên, lớp mình cũng xôn xao lắm.

Chiều nay, có một em khối dưới chụp được ảnh Lâm và Thanh Hà chở nhau về. Các em ấy đang xôn xao, hai người là một cặp. Có vẻ ai cũng "đẩy thuyền" ủng hộ đôi này. Còn tôi, lúc này đang ở một góc nào đó trong thành phố lớn như vậy, trốn tránh một dòng chạy đang diễn ra không ngừng, trốn tránh thực tại rằng bản thân kém cỏi, thi chỉ được hạng 6. Còn không biết còn có thể đỗ vào ngôi trường mình thích hay không, phải cạnh với nghìn người. Tôi nhìn ra ngoài khung cửa sổ, tối nay trời lặng gió, thời tiết về khuya càng buốt giá hơn. Dưới sân cũng im lặng, không động tĩnh, cảm thấy có chút đáng sợ. Con Mèo đang nằm trong chăn trên giường, thiêm thiếp ngủ, tay ôm món đồ chơi nhồi bông mới mà bố tôi mua cho mấy bữa trước.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top