chương 1: CHÚNG TA NĂM MƯỜI BẢY TUỔI
*Reng reng*
- Tan trường rồi!!!
- Hạ Miên! Đợi tao với mày đi gì mà đi nhanh thế.
- Hè đến chân rồi còn không nhanh à. Nếu mày không nhanh hàng kem hết thì làm sao...
Chúng tôi ngồi ngâm nga vừa ăn kem dưới cây bàng cuối phố. Bên trên là tầng lá cao vút xanh mát. Len lỏi là những tia nắng đầu hạ. Ngày mai là ngày đầu tiên trong của kì nghỉ hè cuối cùng của chúng tôi . Sang năm sẽ lên lớp 12, sẽ rất bận tôi không biết còn bao lần được ngồi ăn kem dưới tán cây này cùng Minh Lâm... Tôi và nó chơi với nhau từ hồi mới đặt chân vào cánh cổng trường cấp 3 – mang theo giấc mơ cháy hết mình trong tuổi trẻ và chạm tới cánh cổng trường đại học danh tiếng.
Quãng đường tôi và Minh Lâm cùng đi không quá dài cũng không quá ngắn đủ để cả hai đứa nhận ra những giá trị trong lòng nhau. Tôi nghĩ đến ngày tốt nghiệp tôi nhất định sẽ nói lời cảm ơn người bạn đồng hành đặc biệt này. Nếu thiếu nó có lẽ thanh xuân của tôi sẽ không chọn vẹn...
- Này mai nghỉ hè rồi mày định làm gì?
- Mai á! Chắc tao sẽ ngồi làm bài tập hè.
- Chán vậy á nhạt nhẽo y như mày vậy. Hè là phải chơi chứ. Dù gì đây cũng là hè cuối rồi mà – Minh Lâm ngắt lời tôi.
- Tao thích vậy được chưa. Năm sau thi đại học rồi mày không lo à.
- Sao phải lo mình học đâu có tệ.
- Gì. Lỡ mày bị tụt lùi thì sao. Rồi sẽ trượt đại học thì bố mẹ mày sẽ như nào dòng họ sẽ cười vào mặt họ thì sao.
- Thì thôi chứ :333
- Thế mày quên lời hứa à.
Đột nhiên nó yên lặng nhìn tôi trìu mến nhưng tôi lại nhanh chóng gạt ra (không biết tại sao nữa)
- Vậy tao hứa sẽ cùng học chung trường với mày được chưa.
Bất giác tôi nhẹ nhàng gật đầu đồng ý. Hơn hết là tôi cảm nhận được sự an toàn khi có đồng hành cùng mình trong một hành trình dài tương lai mờ mịt sắp tới. Luôn sẵn sang nắm tay tôi vượt qua bao khó khăn mà đâu ai lường trước được.
Cả buổi chiều hôm ấy góc phố nhỏ đầy nắng, tràn ngập tiếng cười hồn nhiên của chúng tôi. Tiếng cười mà mãi sau này có tìm cũng không có được lần nữa bởi nó mang sự trong sáng thuần khiết ở độ lưng chừng của sự trưởng thành – chưa lớn lên nhưng cũng không còn quá bé nhỏ nữa.
Mùa hè năm nay nhà tôi và nhà Minh Lâm sẽ đi biển Cửa Lò – nhà ông bà Nội của Lâm. Một ngôi nhà gần biển, có đầy nắng và gió. Trên đường đến, chúng tôi bắt gặp một vài người dân đang đi tản bộ về nghỉ trưa sau giờ làm đồng ban sáng. Dọc hai bên con đường nhỏ là ruộng lúa vàng ươm đang miên man trước gió nhẹ và lung linh dưới nắng vàng. Đi một đoạn mới đó đã đến nhà. Chúng tôi bước xuống thì được em họ của nó đón. Con bé là Liên Chi dáng người nhỏ nhắn, đáng yêu, thâm thấp chẳng bù cho thằng anh cao lênh khênh như cái xào chọc gì thì mọi người tự biết nhé. Bậc xe khá cao nên Minh Lâm nắm tay tôi cho tôi có chỗ vịn không thì ngã. Bàn tay ấy khá mạnh mẽ ấy. Xong rồi bố cầm đồ giúp tôi mang vào trong nhà. Nói chứ lúc ở cạnh bố và Minh Lâm tôi cảm thấy mình nhưng cô công chúa nhỏ ấy, cảm thấy bản thân sống trong tràn ngập tình yêu thương sau lưng của hai người đàn ông mạnh mẽ này. Thật sự rất hạnh phúc luôn ấy.
Về thăm ông bà nhà Lâm thấy hai người còn minh mẫn lắm vẫn còn tháo vát lo cho gia đình lắm. Chẳng bù cho mình ông nội mất từ lúc ông mất tới giờ cũng gần 10 năm giờ chỉ còn bà, dù còn sức khỏe nhưng cứ phải đi sống nhờ vào con cháu vất vả lắm. Vậy mới nói hạnh phúc nhất trên nhân gian này là được nắm tay người mình thương đi đến già.
Hôm đầu tiên bà nấu cháo gà cho cả nhà ăn. Ngon ơi là ngon. Gạo ngon lắm nha thêm ít đậu xanh thơm thơm béo béo tớ mê lắm cơ mọi người ơi hihi. Thịt gà thì săn chắc cơ ui đúng gu mình này. Ngon lắm ạ mình ăn tận 2 bát xong còn bị thằng "chó" Lâm mắng là con mặt thịt ăn lắm cơ mọi người ạ. Tội ghê mấy khi ăn ngon nhưng mà cũng tại nó múc lắm ấy chứ.
Đến đoạn rửa bát tớ cố ý giả vờ tranh nhau với bạn ấy chứ thực ra là tính kế cho rửa rồi. Còn mình được đi tắm. Mình còn cố tình tắm hết nước nóng của ẻm cho chừa múc lắm cháo cho mình béo. Vừa bước ra đã bị bôi xà phòng rửa bát lên mặt...
- Minh Laammmm thần kinh. Bôi cái gì vậy – tôi hét toáng cả lên.
- Ai bảo bạn tắm hết nước nóng của tôi, cho bạn chừa cái tật ấy đi.
- Thằng "chó".
Thế là tôi với nó rượt nhau quanh cái sân to trước nhà rồi bị mẹ tôi mắng vốn đủ:
- Hai đứa thần kinh kia trời thì tối om om mà chúng mày không vào nhà còn rượt nhau ngoài mô ngã chật mặt rứa ai lo.
Tôi ngã thật các bác ạ! Tôi bị trầy tay, trầy đầu gối, sưng đầu với đau lưng. Định nằm ra đấy ăn vạ la làng một trận to với Minh Lâm nhưng mà chưa kịp làm gì thì nó đã bịt mồm cõng tôi vào trong nhà lấy thuốc bôi cho tôi. Tôi lại dở trò hạnh họe:
- Này lỡ tao ngã như này mai đi khám người ta phát hiện ra chấn thương sọ não thì mày có lo cho tao cả đời được không mà cứ bắt nạt tao thế.
- Tao sẽ bắt nạt mày tiếp ... (cái mặt gian lắm)
- Ơ hay..
- Chưa nói hết mà ... Tao sẽ chịu trách nhiệm cả đời được chưa.
Tự dưng mặt tôi đỏ ửng lên bởi có lẽ câu nói ấy không giống những câu buông đùa như mọi khi của cậu ấy. Không biết tại sao tôi lại có một cảm giác khác ở câu nói này, tự dưng cảm thấy Minh Lâm lớn lên vài tuổi, trách nhiệm hơn và ... muốn dùng nhiều năm để chứng minh câu nói ấy. Trong thời khắc ấy tôi cảm thấy bản thân như lung lay, trái tim loạn nhịp, rung động... Nhưng mà thôi bỏ đi vì tôi cảm thấy bản thân chưa cần thiết để có tình cảm với bất kì ai ngay lúc này vì sợ sẽ trượt đại học. Và có lẽ tôi cảm thấy bản thân chưa đủ tốt để có thể theo đuổi cậu ấy.
Sáng sớm hôm sau tôi đi ra nhà thờ Tổ sớm với bà nội của Minh Lâm và hai mẹ. Trong không khí lúc tờ mờ sáng ấy còn một ít sương muối khiến tôi cảm nhận được cái lạnh thấu xương chạy dọc cột sống của mình. Hương khói nghi ngút. Trên nền sân nhà thơ còn vấn vương những mảnh hoa giấy tàn, cây bàng già trước cổng điện thờ lặng thinh trong không gian nửa sáng nửa tối tất cả tạo nên khung cảnh hơi ma mị nhưng lại đậm nét cổ kính của triết lý âm dương của văn hóa người Á Đông...
Về đến nhà cũng vừa lúc thấy ông Nội và Minh Lâm đi mua cá ngay ở cửa biển. Cá thì tươi ngon thật đấy nhưng tanh thì vẫn tanh thế mà nó còn giơ lên trước mặt làm trò con bò trêu tôi. Dở hơi thật. Bị bà Nội mắng thì quay ra xị mặt còn õng ẹo với tôi:
- Eo ôi tại mày mà tao bị mắng đấy nhá. (cái giọng chảy cả nước ra)
- Thôi cho em xin bớt nỡm đi "chị" ạ.
- Quỷ sứ hà.
Tự nhiện bà nhìn chúng tôi cười tủm tỉm, thưc sự thì tôi vẫn không hiểu tại sao bà lại cười chúng tôi như vậy nhỉ hay từ trước từ nay bà đều mong Minh Lâm là con gái nhỉ. Thôi cũng không biết nữa.
Sau đó tôi xuống nấu cơm với hai mẹ còn bà đi giặt giũ quần áo cho ông còn ông với hai ông bố và Lâm đi ra vườn sau chặt buồng chuối để mai mang về thành phố. Thực lòng mà nói ở đây dù không hiện đại như Thủ Đô cũng không giàu có hay điều kiện phát triển nhân sinh còn hạn hẹp nhưng tôi thấy nó quá yên bình. Cuộc sống ở đây không có wifi nhưng lại có trọn vẹn tình người, như vậy bạn nghĩ xem cái nào đắt giá hơn? Chúng ta của bây giờ cứ vội đi theo đuổi "ước mơ" của tương lai nhưng quên mất bản thân của hiện tại thực sự cần cảm giác thoải mái một chút để đầu óc có không gian để "thở"...
Buổi tối tôi với mọi người ra đi dạo ở biển. Tiếng sóng vỗ rì rào, không khí trong lành, cả gia đình cười nói vui vẻ. Một đời người chúng ta còn bao nhiêu lần ngây ngô như vậy nữa, còn bao nhiêu lần ở cạnh gia đình, người thân như vậy nữa hay mãi sau đó chính là khoảng thời gian cuộc sống xô bồ tấp nập. Đôi khi chúng ta không hẳn sẽ cảm thấy thoải mái bên trong một đôi giày cao cấp, chất liệu êm chân mà là cảm giác bàn chân trần trụi đi trên cát... Tôi tha hồ nghịch cát còn Minh Lâm phải đi xách dép cho mọi người nhìn "thằng bé" tội ghê.
Một lúc sau thấy bố của Lâm mang từ đâu mang ra một vài chiếc diều để mọi người cùng thả vào buổi tối. Tiếng cưới ai ai cũng rộn ràng cả một khoảng bờ biển. Mãi đến sau này tôi cũng không thể nào quên tối ngày hôm ấy ai cũng vui vẻ, không chút âu lo, suy nghĩ, tính toán bộn bề của cuộc sống, công việc.
Đang chạy tôi vấp phải hòn đá to đến nỗi chẹo cả chân. Thấy thế Lâm ra mắng tôi, mặt sung cả lên, nhìn tôi cáu gắt nhưng vẫn đặt chân tôi lên đùi cậu để xem viết thương:
- Đi đứng kiểu gì vậy hả! Bảo đeo dép vào không nghe giờ bị thương rồi đấy! Chừa chưa.
Mọi người nhìn tôi với Lâm ai cũng tủm tỉm cười, rồi hai bố bảo Lâm cõng tôi về, Tôi tưởng cậu sẽ không đồng ý vậy mà vẫn làm thật. Trên lung của Lâm thật sự cho tôi cảm giác rất an toàn, cảm giác được bảo vệ. Thực thành cho đến khi trưởng thành sau này tôi mãi vẫn không thể tìm thấy được cảm giác được bảo vệ bình yên đến lạ như thế...
Sáng sớm hôm sau, hai gia đình bắt xe về thành phố. Từ biệt nông thôn, cánh vật lùi về sau, biển cũng vậy, cả những đồng lúa vàng nữa. Bỗng dưng, tôi thấy khóe mắt mình cay cay, cảm thấy bản thân yếu đuối trước những sóng gió sắp tới, chân tay cứ mềm nhũn, run lẩy bẩy... Tôi tự hỏi bản thân mỗi người đều phải mạnh mẽ từ bỏ bình yên để chiến đấu ác liệt với cuộc sống, đời người thì mới gọi là người lớn ư? Người lớn cũng phải có quyền chọn bình yên chứ nhỉ. Nếu sau này khi cuộc sống ổn định, yên bề gia thất như cha mẹ tôi thì có lẽ tôi sẽ lựa chọn từ bỏ cuộc sống đô thị mà tìm một nơi bình yên để sống. Vì có lẽ sau tất cả đã quá mệt mỏi cho một đời người rồi.
Về đến nhà, tôi nhận được thư của một đàn anh cựu học sinh trường chuyên mời tôi đi xem hòa tấu ở nhà hát lớn vì đợt này anh ấy mới về nước sau khi đi du học ở Đức. Anh Hải An là học sinh cấp 2 cũ của mẹ tôi. Hồi tôi còn học lớp 5, anh An đến nhà tôi ôn thi vào 10, trong mắt tôi lúc ấy người có thể thi vào cấp 3 đã quá xuất sắc và có thể là người lớn trong mắt tôi. Ấy thế mà anh An còn thi vào trường chuyên thì trong mắt tôi anh An quá hoàn hảo. Sau này khi lớn lên tôi thấy đàn anh đàn chị của mình thật sự rất nhất là anh An là học sinh của chuyên năng khiếu và còn được học bổng toàn phần của chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, thực sự rất khâm phục. Tôi thiết nghĩ bang khuâng ai mà dược anh An tỏ tình hẳn phải hạnh phúc bao nhiêu.
Lần này được đi xem hòa tấu piano cùng với đàn anh mình ngưỡng mộ lại khiến tôi cảm thấy sướng như muốn bay lên trời ấy. Tôi liền bay ngay qua nhà Minh Lâm để được khoe được đi chơi với anh An thế mà bị nó nhăn nhó đuổi tôi về. Hứ! thế thì mình cũng không thèm nhá haha.
Chiều hôm đó tôi mặc chiếc váy xinh nhất trong tủ còn "chôm" ít nước hoa hàng "hịn" của mẹ để xịt cho thơm và đánh thêm tí son mới mua cho xinh nữa. Kiểu tự dưng thấy mình điệu như "công túa" ấy. Tôi bắt chuyến xe bus sớm nhất để đến đó có nói chuyện với anh An nhiều hơn bình thường giải đáp bao nhiêu thắc mắc trong lòng tôi bao lâu nay. Tôi đến sớm được chỉ có 5 phút xe buýt chiều nay cuối tuần nên kẹt quá. Đến nơi tôi đợi anh mất 5' ... 10' ... 30'... 1 tiếng, trời còn tối mà còn mưa gió to nữa, tôi lại không mang ô. Tôi đành ướt nhẹp đi về, bước thất thểu được một đoạn tôi vấp phải một cái bậc thế là té xấp mặt. Thật sự rất tủi ấy vừa bị cho leo cây lại còn đi mưa ướt lạnh, ngã thì đau còn quê nữa. Tôi cứ cố gắng không khóc.Đột nhiên, tôi va đầu vào một người. Cảm nhận được hơi ấm quen thuộc liền vội vàng lấy "nơi bình yên ấy". Không cần mở miệng ra tôi cũng biết đấy là Lâm nên cứ thế mà nước mắt rơi lã chã. Tôi với Lâm im lặng cả quãng đường đi xe buýt về nhà.
Tối hôm đó, bố mẹ có việc bận nên đi ra ngoài đến muộn. Tôi tắm xong nằm lăn ra giường mệt nhoài không ăn uống gì cả. Thì ra cảm giác bị bỏ rơi trong chính sự mong đợi của bản thân thực sự rất tệ. Chợt Lâm gọi đến:
- Mày xuống lấy cơm đi. Tao đặt cơm cho mày rồi đấy.
Tự nhiên tôi thấy mình tủi thân kinh khủng khiếp rồi gào mồn khóc nhè với Minh Lâm:
- Mày ơi tại sao anh ấy lại cho tao leo cây hay anh ấy cho rằng tao không đủ xuất sắc để đi xem hòa tấu cùng anh ấy chứ. Tại sao vậy? Huhu. Có phải là tao kém cỏi lắm đúng không hay anh ấy khinh thường vì tao không học trường chuyên vậy.
- Mày thấy người ta có xứng đáng với sự tôn trọng của mày chưa. Anh ta nhận của mày biết nhiêu cái ngưỡng mộ thậm chí là kính nể để cuối cùng bỏ rơi mày một mình giữa lòng đường thành phố như thế thì vui vẻ nhỉ.
Tôi im lặng không biết nói gì hơn ...
Sau hôm ấy tôi cắt đứt hoàn toàn liên lạc với anh Hải An (anh có hỏi thăm tôi mấy lần nhưng tôi đều bảo với mẹ là nói anh ấy về bởi tôi đi vắng)... có lẽ mãi mãi không thể cùng một đẳng cấp với anh như Lâm nói.
Cả mùa hè tôi cũng chỉ loanh quay đi thư viện cùng với Minh Lâm thỉng thoảng buổi chiều hôm nào đó thì sẽ ngồi ăn vạ đòi đi ăn kem ở cuối phố xong còn đi trộm xoài ở nhà ông Hải hàng xóm nhà tôi. Lần nào Lâm cũng bị chó đuổi xấp mặt nhưng được cái mất dạy lần nào cũng bỏ quên cặp của tôi ở lại. Mới đó mà mùa hè cuối cùng cũng đã dần qua đi, năm học mới lại chuẩn bị tới...
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top