nviett1993

LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Một số khái niệm liên quan

2. Qui định cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình

1.1. Hôn nhân: là quan hệ giữa vợ và chồng sau kết hôn.

1.2. Gia đình: gồm nhiều người có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.

2.2. Điều kiện kết hôn

-          Không vi phạm điều cấm của Luật;

-          Nam, nữ tự nguyện kết hôn;

-          Nam từ 20 tuổi trở lên, Nữ từ 18 tuổi trở lên;

-          Đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.                          

2.3. Quan hệ gia đình

-          2.3.1. Giữa vợ - chồng

-          + Về trách nhiệm: tôn trọng, thương yêu, giúp đỡ, chăm sóc…

-          + Về tài sản: tài sản chung, tài sản riêng và trách nhiệm tài sản trên cơ sở nguồn gốc tạo lập hoặc sở hữu.

2.3.2. Quan hệ giữa cha, mẹ - con

-          Không phân biệt giữa các con;

-          Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục;

-          Đại diện cho con chưa thành niên;

-          Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do con chưa thành gây ra cho người khác.

2.3.3. quan hệ nuôi con nuôi

-          Điều kiện của người con nuôi:

            + Dưới 16 tuổi;

            + Chỉ nhận một người là cha hoặc mẹ nuôi. (nếu cả cha, mẹ thì phải là vợ chồng);

            + Hoặc người từ16 trở lên có thể nhận cha, mẹ nuôi là người cao tuổi, người khuyết tật nặng.

- Điều kiện của người nhận con nuôi:

+ Hơn con nuôi ít nhất 20 tuổi;

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;

+ Có tư cách đạo đức tốt, có khả năng nuôi con nuôi (sức khỏe, kinh tế);

LUẬT DÂN SỰ

Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự

1.1. Quan hệ tài sản trong dân sự

            - Tài sản (đối tượng): vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền về tài sản được phép giao dịch.

            - Chủ thể: cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, tổ hợp tác.

            + Cá nhân: đủ 18 trở lên hoặc đủ 15 đến dưới 18 tuổi (có tài sản riêng).

            + Tổ chức là pháp nhân: Thành lập hợp pháp; có tài sản độc lập; có cơ cấu tổ chức; được tham gia các quan hệ pháp luật.

            + Hộ gia đình, tổ hợp tác: người đại diện có năng lực chủ thể.

- Khách thể: đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng

1.2.  Quan hệ nhân thân

- Quan hệ nhân thân(phi tài sản): quyền nhân thân không thể chuyển giao cho người khác.

VD: tên gọi, dân tộc, quốc tịch, danh dự, nhân phẩm, tự do…

-          Quan hệ nhân thân(liên quan tài sản):

 VD: Quyền sở hữu trí tuệ; quyền tác giả, tác phẩm.

2.      Quan hệ pháp luật dân sự

-Ví dụ: Hợp đồng dân sự:

 Ông A mua căn nhà của bà B để ở. Hai bên thỏa thuận thống nhất:

+ Bên mua đặt cọc một khoản tiền;

+ Bên bán hoàn thành giấy tờ, thủ tục chuyển tên cho bên mua;

+ Thời hạn thực hiện: 1,5 tháng. Khi hoàn thành thủ tục bên mua trả tiền, bên bán giao nhà và giấy tờ liên quan.

+ Bên vi phạm phải bồi thường gấp đôi tiền cọc

Ví dụ: Thừa kế tài sản

-          Ông A bà B chung sống với nhau, có 07 người con (2 nữ - thứ 2, thứ 4 và 5 nam).

- Họ có tài sản chung:

+ Một căn nhà (dt:6x20);

+ 2.400m2 đất nông nghiệp.

-          Trước khi mất ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người con thứ 6. Lần giỗ thứ 4, bản di chúc được công bố trước toàn thể các con. Người con dâu út nói: Tại sao chồng tôi là út lại không được hưởng?. Nghe vậy, người con thứ 6 bực bội, không kiềm chế được đã xé bản di chúc.

  (A: mất 1998, B mất 2002.Hiện nay người con út được cấp Giấy CNQSD thửa đất trên. Mặc dù người con thứ 6 liên tục canh tác).

Vấn đề pháp lý:

Di chúc hợp pháp (điều kiện, hình thức, nội dung)

Người thừa kế (hàng thừa kế, thừa kế thế vị)

Tài sản thừa kế(riêng, chung theo phần)

Phân chia di sản (theo di chúc, theo luật

LUẬT KINH TẾ

Quan hệ kinh tế (kinh doanh, thương mại)

Chủ thể kinh doanh

Hợp đồng kinh doanh, thương mại

. Quan hệ kinh doanh, thương mại

-          Giữa các chủ thể kinh doanh với nhau hoặc giữa các chủ thể kinh doanh với chủ thể khác;

-          Giữa chủ thể kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh, thương mại;

-          Hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận.

2/Các chủ thể kinh doanh

-          DN tư nhân;

-          Công ty TNHH một thành viên;

-          Công ty TNHH hai thành viên trở lên;

-          Công ty cổ phần;

-          Công ty hợp danh;

-          Hợp tác xã;

-          Hộ kinh doanh.

3/Hợp đồng kinh doanh, thương mại

-          Sự thỏa thuận giữa các bên;

-          Nội dung thỏa thuận: Hàng hóa, công việc (tự do giao kết, không bị cấm, không trái đạo đức, thuần phong…)

-          Hình thức: Văn bản, lời nói, hành vi.

Nội dung hợp đồng

-          Thông tin các bên giao kết;

-          Đối tượng hợp đồng;

-          Số lượng, chất lượng hợp đồng;

-          Giá cả, phương thức thanh toán;

-          Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;

-          Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

-          Giải quyết tranh chấp…

LUẬT DẦU KHí

Các văn bản pháp lý liên quan

Một số khái niệm liên quan

Qui định cơ bản của Luật dầu khí

1.CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ:

-          Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993;

-          Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000;

-           Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

- Nghị định số 48/2000/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí

- Nghị định số 115/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2000/NĐ-CP.

- Quy chế đấu thầu dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ban hành kèm theo Nghị định số 34/2001/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ (gọi là Quy chế đấu thầu).

2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1. Dầu khí gồm dầu thô, khí thiên nhiên và hydrocarbon ở thể khí, lỏng, rắn hoặc nửa rắn trong trạng thái tự nhiên, kể cả khí than, sulphur và các chất tương tự khác kèm theo hydrocarbon nhưng không bao gồm than, đá phiến sét, bitum hoặc các khoáng sản khác có thể chiết xuất được dầu.

2. "Dầu thô" là hydrocarbon ở thể lỏng trong trạng thái tự nhiên, asphalt, ozokerite và hydrocarbon lỏng thu được từ khí thiên nhiên bằng phương pháp ngưng tụ hoặc chiết xuất.

3. "Khí thiên nhiên" là toàn bộ hydrocarbon ở thể khí, khai thác từ giếng khoan, bao gồm cả khí ẩm, khí khô, khí đầu giếng khoan và khí còn lại sau khi chiết xuất hydrocarbon lỏng từ khí ẩm.

3/. Qui định cơ bản của Luật dầu khí

- Toàn bộ tài nguyên dầu khí trong lòng đất thuộc đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước Việt Nam thống nhất quản lý.

- Tập đoàn dầu khí Việt Nam – Công ty mẹ, tên giao dịch quốc tế là VIETNAM OIL AND GAS GROUP, gọi tắt là PETROVIETNAM, viết tắt là PVN (sau đây gọi là Tập đoàn dầu khí Việt Nam) là công ty nhà nước được tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí theo quy định của pháp luật.”

-          Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá hai mươi lăm năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá năm năm.

   (Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá năm năm; thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò có thể được kéo dài thêm, nhưng không quá hai năm.)

-          Đối với các dự án khuyến khích đầu tư dầu khí và dự án tìm kiếm thăm dò, khai thác khí thiên nhiên, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá ba mươi năm, trong đó giai đoạn tìm kiếm thăm dò không quá bảy năm.

    (Trong trường hợp đặc biệt, việc cho phép tiếp tục kéo dài thời hạn tìm kiếm thăm dò hoặc thời hạn hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.)

  - Trong quá trình tiến hành hoạt động dầu khí, sau khi kết thúc từng công đoạn hoặc từng giai đoạn hoặc kết thúc hợp đồng dầu khí, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải thu dọn các công trình cố định, thiết bị và phương tiện phục vụ hoạt động dầu khí không còn sử dụng và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nviett93