Phở

Ở Việt Nam, mỗi vùng miền đều có các món ăn đặc sản như : bánh mì cay ở Hải Phòng, nem chua ở Thanh Hóa hay cháo lươn ở xứ Nghệ,... Tuy nhiên, ở nước ta có một món dù đi nơi nào, ở đâu, khắp các ngõ đường, góc phố đều có. Đó chính là món phở, một món ăn truyền thống của người Việt và cũng được biết đến trên thế giới. Phở còn là một món ăn dân tộc gắn liền với nền văn hóa của người dân đất Việt.

Có rất nhiều giả thiết về nguồn gốc của phở. Có giả thuyết cho rằng phở có nguồn gốc từ một món ăn ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Có giả thiết lại cho rằng phở có nguồn gốc từ miền Bắc vào khoảng những năm 1950. Tuy nhiên, phở xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam vào thế kỉ XX ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã trở thành một món ăn phổ biến ở đất nước ta và cả trên quốc tế. Phở được ăn trong tô sứ. Nước dùng của phở có vị ngọt từ xương bò và mùi thơm từ gừng, quế, hồi, thảo quả nướng. Thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng các loại rau thơm.

Trong một bát phở có bánh phở và nước dùng. Bánh phở thường được làm từ bột gạo, cán mỏng và cắt thành sợi. Để chế biến được một món phở ngon, phần quan trọng nhất là nước dùng. Trước khi nấu nước dùng, ta cần chuẩn bị nguyên liệu: xương ống của bò, gia vị, muối, hành. Sau khi chuẩn bị đầy đủ ta sẽ bắt đầu  rửa sạch xương bò rồi cho vào nồi đun với nước. Chờ nước sôi xong ta sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Đổ nước ra ta sẽ cho nước vào nồi ninh tiếp. Lần nước này sẽ được dùng làm nước dùng cho món phở. Để làm nước dùng có hương vị ngon, đậm đà hơn thì cần cho gừng và hành đã nướng chín vào nồi. Khi nấu nước dùng của phở, nồi nước dùng phải được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Lúc nước bắt đầu sôi thì ta sẽ vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Cứ liên tục thực hiện lại việc này cho đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Cuối cùng, ta sẽ cho một số gia vị, nêm nếm lại cho vừa rồi đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước dùng sôi lăn tăn. Cần làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Như thế là ta đã làm ra được món phở.

Món phở hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là bánh phở vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở nỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Khi ăn phở, đầu tiên ta sẽ bỏ bánh phở vào tô hoặc bát sứ lớn. Sau đó để thịt bò đã chần qua lên bánh phở rồi chan nước dùng vào. Nếu thấy chưa vừa miệng có thể nặn vào một ít chanh. Khi thưởng thức món phở, ta có thể ăn kèm với giá đỗ, ngò gai, rau sống và tỏi ngâm. Phở là món ăn cung cấp nhiều dinh dưỡng. Một tô phở có đầy đủ các chất như:  chất đường bột, chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,... Ngoài là một món ăn phở còn là tư liệu được xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học, nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam.

Phở là món ăn truyền thống gắn liền với nước ta từ đầu thế kỉ XX. Dù sau này có rất nhiều món ăn ngon và đẹp mắt được người ta sáng tạo, chế biến ra nhưng vẫn không món nào thay thế được nét riêng và độ ngon của phở. Phở không những được phổ biến tại Việt Nam mà còn có mặt trên các đất nước và nhận được sự công nhận của bạn bè quốc tế. Phở là quốc hồn quốc túy, là tinh hoa của ẩm thực nước Việt. Vì vậy ta cần phải giữ gìn và phát huy món phở.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #onthi