Nương sơn Bá - Trúc anh Đài - Ver VOZ

Post by starluckyboy999 mobileviet.in

Việc thi cử bây giờ có vẻ là dễ hơn, bởi có rất nhiều trường đại học để bạn chọn lựa. Nếu trượt đại học, bạn có thể thi vào cao đẳng, trung cấp, còn nếu vẫn trượt nữa thì đi du học. Tóm lại là thời buổi này, chỉ cần bố mẹ bạn có đủ khả năng tài chính để cho bạn đi học thì bạn có muốn thất học cũng khó!

Thế nhưng, thời phong kiến thì không dễ dàng như thế! Ở thời ấy, cả nước chỉ có một hai trường đại học, việc tuyển chọn cũng rất gắt gao, muốn được học ở đó thì bạn phải vô cùng xuất sắc, hoặc kinh tế của bố bạn phải vô cùng vững chắc. Bạn sẽ thắc mắc là tại sao lại cần kinh tế vững chắc? Xin thưa, kinh tế vững chắc là để bù đắp cho việc bạn học tập không xuất sắc!

Cũng ở thời phong kiến ấy, việc đi du học là rất hiếm, nếu có thì cũng chỉ ở mấy nước láng giềng gần gũi như Lào hay Trung Quốc thôi, chứ còn sang Anh hay Mĩ là tuyệt đối không có. Thứ nhất là vì thời ấy chưa có máy bay, chưa có cả ô tô và xe máy, phương tiện đi lại duy nhất là ngựa. Cưỡi ngựa sang Trung Quốc và Lào thì còn được, nhưng nếu cưỡi ngựa sang Mĩ thì chắc là chưa kịp nhập học đã phải nhập viện vì bệnh trĩ. Thứ hai là thủ tục làm hộ chiếu và xin visa du học thời ấy rất phức tạp và rườm rà. Nhiều du học sinh sau bao gian nan vất vả mới xin được visa thì lúc đến nhập học nhà trường lại không nhận. Lý do đưa ra là vì nhập học quá muộn, những sinh viên của khóa học đó đã tốt nghiệp và ra trường được mấy năm rồi!

Tuy nhiên, có một điểm giống nhau giữa thi cử của thời phong kiến và thời nay, đó là các môn thi cũng được chia theo các khối A, B, C, D. Khối A vẫn là Toán Lý Hóa, khối B là Toán Hóa Sinh, khối C là Văn Sử Địa. Chỉ có khối D là thay đổi chút xíu, không phải là Toán Văn Anh như hiện nay mà là Toán Văn Lào, vì hồi ấy tiếng Lào mới là ngôn ngữ thông dụng nhất, được sự dụng chính thức trong các văn bản, hợp đồng và giao dịch quốc tế.

Nói tóm lại là thời ngày xưa thi cử khó khăn, nhu cầu học thì nhiều mà trường thì lại ít, thành ra số lượng thí sinh trượt đại học nhiều như lá mít. Nắm bắt được cơ hội ấy, một thầy đồ về hưu, không biết bằng cách nào, đã chạy chọt và xin được giấy phép mở một trường đại học tư thục ở ngay tại làng mình. Đó thực sự là tin không thể vui hơn đối với các sĩ tử trượt đại học, bởi họ lại có cơ hội được trở thành sinh viên, tức là được ăn ngủ hồn nhiên, đàn đúm liên miên, chẳng phải lo nghĩ, ưu phiền, cuối tháng gọi về nhà xin tiền…

Vì thế cho nên, cái trường tư thục của thầy đồ này chưa bao giờ lo thiếu chỉ tiêu, lượng thí sinh đổ về dự thi luôn rất nhiều. Nhưng năm nay, không hiểu sao thầy đồ lại ra quyết định chỉ tuyển sinh viên nam, nhất quyết không nhận nữ vào trường. Hiện tại đang là giai đoạn cuối nhận hồ sơ dự thi, khâu chuẩn bị đề thi cũng đang được gấp rút hoàn tất. Những ngày này, thật khó để gặp được thầy đồ, bởi thầy phải ngập đầu trong đống hồ sơ giấy tờ, cả ngày thầy ở lì trong phòng, cửa đóng kín, không tiếp khách.

Ấy vậy mà sáng nay, trong lúc thầy đồ đang tập trung cao độ ghi ghi chép chép thì bỗng nghe cái “Rầm!”, thằng người hầu đẩy cửa chạy vào xồng xộc, mồm thở hồng hộc:

- Bẩm thầy, có người muốn gặp thầy ạ!

- Không thấy ta đang bận túi bụi sao? Bảo họ về đi, ta không tiếp!

- Nhưng ông này có vẻ giàu lắm! Còn mang theo cả một vali tiền đầy ứ ự nữa cơ!

- Mày còn đứng đó lải nhải nữa à? Mời ông ấy vào đây nhanh lên!

Quả đúng như lời thằng hầu nói, vị khách này không phải dạng tầm thường, từ đầu đến chân ông ta toát lên vẻ giàu có, sang trọng khiến người đối diện phải choáng ngợp. Vừa nhìn thấy thầy đồ, vị khách nọ đã cúi đầu chào rất kính cẩn:

- Làm phiền thầy trong lúc thầy đang bận mải thế này, thật không phải! Mong được thầy bỏ quá!

- Tiên sinh khách sáo quá! Được tiên sinh ghé thăm là vinh hạnh cho lão đồ quê mùa này rồi! Không biết có chuyện gì mà tiên sinh phải đích thân tới đây?

- Ta tới nộp hồ sơ dự thi cho con ta!

- Tưởng chuyện gì! Nếu chỉ nộp hồ sơ, tiên sinh có thể nộp ở phòng lễ tân, đâu cần phải vất vả như vậy!

- Ta biết! Nhưng vấn đề là con ta học rất dốt, nếu thi cử một cách công bằng, e là khó mà đỗ được. Hơn nữa, nó lại là con gái…

- Tiên sinh thông cảm, từ năm nay, trường chỉ tuyển nam sinh thôi! Vừa học dốt lại vừa là con gái, thật sự lão đồ khó mà nhận tiểu thư nhà mình vào học được!

- Ta biết là khó, thế nên, mới phải mang theo cái này, thầy đồ cứ xem qua đi đã, rồi hẵng quyết định!

Nói rồi, vị khách đó chậm rãi đặt cái vali tiền lên bàn, bật nắp, rồi đẩy về phía thầy đồ. Nhìn thấy đống tiền ngồn ngộn, mặt lão thầy đồ lập tức biến sắc…

- Thế nào? Liệu chỗ này có đủ để thầy nhận con gái ta vào học?

- Đủ! Đủ rồi! Thậm chí là đủ cả tiền học phí và quỹ lớp trong bốn năm học nữa…

Vừa cất giọng lắp bắp, thầy đồ vừa run run kiểm tra từng cọc tiền…

- Tiên sinh này!

- Sao thầy?

- Có thể đổi cho ta tờ khác không? Tờ tiền này bị rách rồi, lại đen đen, vàng vàng, giống như dính cứt ấy, bẩn quá!

- Thầy à! Tiền bẩn không phải là tiền dính phân, dính cứt, mà là tiền bọn quan chức bòn rút từ công sức của dân.

- Không đổi thì thôi, triết lý quá! Thôi, giờ tiên sinh cứ yên tâm về đi, tháng sau sẽ có giấy nhập học gửi tới tận nhà. Lão đồ chỉ có một yêu cầu là trong quá trình học, con gái của tiên sinh phải cải trang thành nam giới để tránh những lời xì xào không đáng có.

- Ta hiểu! Chuyện đó đơn giản thôi! Nhưng cho hỏi, tại sao năm nay thầy lại không muốn nhận nữ sinh vào trường vậy?

- Tiên sinh thông cảm, cũng chỉ vì chất lượng dạy và học thôi! Ví như khóa đầu tiên ấy, trường tuyển vào phải đến hơn một trăm sinh viên nữ. Thế nhưng đến cuối học kỳ hai của năm thứ nhất, đã có hơn 60 sinh viên nữ có chửa, mà hầu hết là chửa hoang, phải bỏ học giữa chừng để nghỉ đẻ. Đến kỳ hai của năm thứ ba này thì tỉ lệ nữ sinh có chửa và bỏ học đạt gần 100% rồi! Chỉ còn 4 đứa nữa chưa có bầu mà thôi!

- Thật đáng khen, ở trong một môi trường đồi trụy như vậy mà 4 cô ấy vẫn giữ được mình! Thật hiếm có!

- Lúc đầu, lão đồ ta cũng nghĩ như tiên sinh, nhưng sau đợt kiểm tra sức khỏe vừa rồi, ta mới biết là trong 4 cô đó thì có tới 3 cô bị teo buồng trứng, cô còn lại thì bị hẹp tử cung, chứ nếu không, chắc cũng sắp đẻ rồi!

- Khổ thân các cô ấy!

- Bên cạnh đó, vì ở cùng khu trong kí túc xá nên sinh viên thường xuyên đưa bạn tình về phòng, làm ảnh hưởng đến việc học tập của những thành viên khác trong phòng. Thử hỏi, làm sao có thể tập trung học được khi ở giường bên cạnh chúng nó cứ phành phạch, phành phạch rồi rên ư ử, ư ử? Vì những lý do ấy, từ năm nay, lão đồ quyết định không tuyển nữ sinh nữa!

- Thầy làm thế là phải! Tự nhiên, ta lại đâm hoang mang, không biết sắp tới con gái ta vào học ở đây, liệu có an toàn không?

- Tiên sinh đừng lo lắng quá! Cứ bảo cháu nó cải trang thật cẩn thận là không sao đâu! Còn nếu muốn chắc ăn, tiên sinh cứ đưa cháu đi đặt vòng, đảm bảo là không thể có chửa được!

Thế rồi kỳ thi đầy cam go cũng đã qua, ngày nhập học cũng đã tới. Trúc Anh Đài cùng với hàng trăm nam sinh khác nô nức nhập trường. Do được cải trang khéo léo, tỉ mỉ, lại mặc đồng phục giống như các bạn, nên thật khó để mọi người nhận ra Trúc Anh Đài là gái. Hôm nay, thầy đồ ăn mặc rất bảnh chọe, đầu đội khăn xếp, người khoác áo the, tay cầm cái gậy tre, đi đôi giầy vải màu vàng hoe. Thấy đám sinh viên ngồi phía dưới vẫn còn chưa ổn định, thầy đồ liền đưa cái gậy lên, huơ huơ ra hiệu trật tự, rồi thầy trịnh trọng cất giọng:

- Trước tiên, ta chúc mừng các con đã vượt qua hàng ngàn thí sinh khác để trở thành sinh viên, để được ngồi tại đây ngày hôm nay. Cũng trong buổi lễ chào đón tân sinh viên này, ta sẽ chọn ra một người xuất sắc nhất để làm khóa trưởng. Những năm trước, ai là thủ khoa thì đương nhiên sẽ được làm khóa trưởng. Nhưng năm nay, vì có tới 4 thủ khoa bằng điểm nhau là Nương Xơn Bá, Mã Văn Tài và 2 sinh viên người Lào, nên việc lựa chọn khóa trưởng sẽ khó khăn hơn đôi chút. Xin mời 4 người ta vừa đọc tên đứng dậy và bước lên đây!

Tức thì, từ dưới hàng, các thủ khoa lần lượt bước lên. Nương Xơn Bá nhìn rất trắng trẻo, thư sinh; Mã Văn Tài mang vẻ lãng tử, đa tình, còn 2 thằng người Lào thì trông cứ bẩn bẩn, kinh kinh. Thầy đồ nhìn 4 học trò cưng với ánh mắt rất trìu mến, rồi thầy lại gần chỗ 2 thằng người Lào, hỏi bằng giọng ân cần:

- Tên các con phiên âm sang tiếng Việt là gì nhỉ? Trong hồ sơ, các con viết bằng tiếng Lào, ta không đọc được!

- Dạ, con là Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ ạ!

- Ờ, thế còn con?

- Con là Đang Ngủ Lăn Ra Ỉa ạ!

- Tên hai đứa giống nhau quá! Chỉ khác cái là thằng này Ngủ thì thằng kia Ỉa, và ngược lại.

- Dạ vâng ạ! Thế còn bây giờ, thầy định chọn khóa trưởng bằng cách nào?

- Ta sẽ cho các con thi bắn cung, mỗi người bắn một lần, ai cao điểm nhất sẽ được chọn! Tất cả sẵn sàng! Mã Văn Tài bắn trước!

Nghe đọc tên mình, Mã Văn Tài lạnh lùng bước lên. Hắn giương cung rồi quay mặt đi hướng khác, chẳng thèm ngắm hướng. “Phập!”, mũi tên lao vút đi và găm sâu vào tấm bia tròn đặt cách đó khoảng hai chục mét. Trọng tài lập tức chạy lại kiểm tra rồi hô dõng dạc:

- Trúng hồng tâm! 10 điểm!

Phía dưới, các sinh viên vỗ tay rầm rầm bày tỏ sự ngưỡng mộ, lão đồ cũng vuốt chòm râu gật gà gật gù ra điều đắc ý. Rồi lại nghe tiếng trọng tài hô to:

- Tới lượt Nương Xơn Bá!

Nương Xơn Bá bước lên đầy tự tin, hắn lấy một chiếc khăn đen bịt chặt mắt lại rồi bình thản dương cung. “Phập!”, mũi tên bay đi như gió, và đích đến của nó, đương nhiên cũng là tấm bia tròn.

- Trúng hồng tâm! 10 điểm! – Trọng tài hô dõng dạc.

Lần này, tiếng vỗ tay tán thưởng còn to hơn và lâu hơn gấp bội. Đúng là ngang tài ngang sức. Với việc Mã Văn Tài và Nương Xơn Bá đều đạt điểm tuyệt đối, chắc chắn hai thằng người Lào sẽ phải chịu áp lực không nhỏ. Ấy thế nhưng người ta lại thấy Đang Ỉa Lăn Ra Ngủ bước lên với vẻ rất khệnh khạng, lạnh lùng nhận cung tên từ tay Nương Xơn Bá. Rồi bất ngờ, hắn tung cả cung và tên lên trời, xoay tít mù, lúc cung và tên rơi xuống tay hắn cũng gần như là lúc mũi tên lao đi, cắm phập vào bia. Không ai có thể nhìn thấy hắn ngắm bắn như thế nào, bởi tất cả chỉ diễn ra trong tích tắc.

- Trúng hồng tâm! 10 điểm!

Dù đã cố hết sức để hô cho thật dõng dạc, nhưng rõ ràng, trọng tài đã không thể giấu được sự kinh ngạc bởi màn biểu diễn vừa rồi. Ở phía dưới, gần như tất cả đã đứng bật dậy, vỗ tay, hú hét đầy phấn khích. Không biết, đám sinh viên ấy còn ầm ĩ đến bao giờ nếu như lão đồ không đứng dậy, ra dấu cho mọi người ngồi xuống…

- Thôi nào các con! Vẫn còn một người nữa chưa trổ tài, chúng ta hãy nhanh chóng ổn định lại để cuộc thi được tiếp tục! Nào! Đang Ngủ Lăn Ra Ỉa, con lên đi!

Nghe thầy giục, Đang Ngủ Lăn Ra Ỉa cũng điềm tĩnh bước lên, không hề lộ chút nao núng. Hắn dùng chân trái quắp lấy cánh cung, chân phải quắp chặt mũi tên một cách thành thục. Trong lúc tất cả còn đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra thì bất ngờ hắn nhún người, lộn nhào mấy vòng trên không trung. Bắn cung bằng chân đã khó, lại bắn trong lúc đang nhào lộn trên không, quả thực ở đời, không nhiều cao thủ có thể thực hiện được kỹ năng này. Cử động của hắn quá nhanh khiến tất cả không kịp nhìn thấy gì, chỉ thấy mũi tên bay đi cái “vèo!”, rồi thấy hắn tiếp đất ung dung, nhẹ nhàng như một con mèo.

Mọi người nín thở lắng nghe thông báo của trọng tài, nhưng 5 giây, rồi 10 giây cũng không thấy gì. Có lẽ, trọng tài quá kinh ngạc đến mức không thể nói thành lời chăng? Lão đồ thấy vậy thì quát lên bực bội:

- Ô hay! Trọng tài đâu? Sao không thông báo điểm đi?!

Bất ngờ, có ai đó hét lên:

- Trọng tài bị trúng tên rồi! Mau gọi cấp cứu!

Nghe vậy, thầy đồ cùng đám sinh viên cuống quýt chạy lại. Một cảnh tượng hãi hùng hiện ra trước mắt họ: trên nền đất, lão trọng tài đang nằm giãy đành đạch, mũi tên đâm xuyên qua phần bụng dưới, cách rốn khoảng một gang, máu chảy lênh láng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: