nuoi hamster

Tại sao Hams lại ăn phân của mình?

Một số bạn thắc mắc tại sao Hams nhà mình lại bỏ phân vào trong miệng, đi vào trong tổ và nhả phân vào trong một góc. Chúng ta có thể nhìn nhận vấn đề này từ hai phương diện: Một là chuột chỉ dấu phân của mình vào trong túi má, đi đến nơi nào đó thì lại nhổ ra ngoài, hành động này chỉ có tác dụng vận chuyển. Trường hợp này chắc chúng ta đã hiểu rõ.

Hai là chuột xem phân của mình là thức ăn. Đó là vì thức ăn của chuột đa phần là chất xơ, lúc qua dạ dày sẽ bị phân giải thành đường. Nhưng nếu toàn bộ thức ăn này không được tiêu hoá, hấp thụ thì thành phần dinh dưỡng này sẽ bị bài tiết theo với phân. Nếu chuột ăn lại một lần nữa phân của mình thì phần dinh dưỡng này sẽ được hấp thụ dễ dàng hơn.

Sau khi xem phần giải thích ở trên thì có lẽ các bạn không cần phải nghi ngờ đây có phải thói quen xấu của chuột hay không và cũng không cần phải lo lắng chuột sẽ có hậu quả không tốt sau khi ăn phân của mình. Ở đây có một con số mà các bạn sẽ được biết đó là: lúc chuột ăn phân của mình thì tỉ lệ hấp thụ thành phần dinh dưỡng cao nhất trong thức ăn có thể đạt đến 80%. Có thể gọi đây là vật cưng có sự tiết kiệm mang lại hiệu quả cao nhất mà lại bảovệ môi trường. Ngoài ra không cần ngạc nhiên khi thấy chuột ăn phân của mình vì Thỏ và Chinchilla cũng có thói quen này. Rất nhiều bạn mới chơi chuột thường phàn nàn rằng sao mình không bế được Hams nhà mình? mỗi lần muốn bế thì nó lại chạy trốn thậm chí còn cắn lại? nhìn thấy tấm ảnh của những chú chuột khác đang được bế trong tay sao mà thật đáng ngưỡng mộ. Kỳ thực phương pháp bế Hams như thế nào cũng rất đáng để nghiên cứu. Phuơng pháp bế không đúng thì không chỉ dẫn đến sự phản cảm, không muốn phối hợp của Hams thậm chí còn dẫn đến hiện tượng" bị cắn".

Thật ra phương pháp bế Hams đúng rất đơn giản, thao tác nhất định phải nhẹ nhàng và chậm rãi, đừng để cho chuột của bạn có cảm giác nguy hiểm thì được. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vòng lại thành vòng tròn, hạ thấp tay xuốn và bế Hams từ phía sau, ôm vòng giữa chi trước và chi sau, nhè nhẹ đỡ 2 chi trước, ngón út hoặc ngón đeo nhẫn sẽ giữ phần mông của chuột. Nếu chuột không chịu nằm yên thì có thể dùng ngón trỏ nhè nhẹ vỗ về phần đầu của chuột để làm cho nó yên tâm.

Có một số điểm dưới đây cần phải chú ý trong quá trình bế chuột; bởi vì nếu chuột không muốn phối hợp với bạn là chuyện nhỏ nhưng nếu phát sinh ra sự việc ngoài ý muốn như bị cắn v.v thì thật là " lợi bất cập hại". Những điểm cần chú ý đó là:

1. Sau khi quan hệ giữa bạn và Hams đã thật sự trở nên thân thiết thì mới xét đến vấn đề bế chuột.

2. Thao tác phải chậm rãi và nhẹ nhàng, tuyệt đối không được dùng lực.

3. Trong trường hợp chuột vừa mới ngủ dậy thì bạn nên cố gắng cho nó biết là bạn sẽ bế nó, không nên " tấn công bất ngờ.

4. Lúc bắt chuột tuyệt đối không nắm phần tai và tứ chi của chuột vì như thế sẽ làm cho nó đau và sợ.

5. Lúc bế chuột, phải luôn nhớ rằng đầu ngón tay của bạn đều có móng, không nên mạnh tay quá.

6. Không nên miễn cưỡng chuột. Nếu đã mấy lần nó không cho bạn bế thì đừng miễn cưỡng nó.

7. Thời gian bế chuột lần đầu đừng quá lâu, phải để cho nó có quá trình dần dần thích ứng. I. Cần chuẩn bị những công việc gì trước lúc nuôi Hams. Cần chú ý những vấn đề gì đối với môi trường nuôi ( những vấn đề cần chú ý vào mùa đông và mùa hè)

1. Mùa hè Bản thân của chuột rất sợ nóng, do vậy cần duy trì không khí luôn được lưu thông trong phòng vào mùa hè, nếu không chuột sẽ rất dễ bị cảm nắng. Ngoài ra cũng có thể mở máy lạnh cho chuột nhưng chú ý không nên để nhiệt độ chênh lệch quá đột ngột mà nên từ từ tìm cách hạ thấp nhiệt độ trong phòng. Lúc đem chuột ra ngoài cũng cần đặc biệt chú ý không đem chuột đi vào lúc giữa trưa. Nếu không còn sự lựa chọn nào khác thì có thể giảm nhiệt độ trong lồng xuống bằng cách: lấy bớt những vật dụng dùng để lót lồng cũng có thể sử dụng vật dụng những đồ vật làm lạnh và đặt nước mát vào trong lồng của chuột.

2. Mùa đông Nếu mùa đông quá lạnh thì chuột sẽ có hiện tượng ngủ đông. sau này tỉnh dậy có thể làm cho tuổi thọ của chuột bị rút ngắn. Nếu nhiệt độ nằm trong khoảng 7-8 độ thì đa phần các giống chuột đều xuất hiện hiện tượng ngủ đông. Nhưng để duy trì được nhiệt độ lý tưởng vào mùa đông thì rất khó. Lúc có luồng khí lạnh thì cần chú ý hơn trong việc giữ ấm cho chuột, ví dụ bỏ những vật dụng dùng để lót chuồng nhiều hơn bình thường, cũng có thể sử dụng đồ dùng giữ ấm. nếu có điều kiện thì mua chăn dành cho chuột. 3. Môi trường Sự thay đổi nhiệt độ tại nơi đặt lồng không được quá lớn, tránh nơi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào và nơi có gió lùa trực tiếp. Cúng không nên đặt lồng ở những nơi ồn ào như gần tivi hoặc những nơi có tiếng nhạc.. .Do chuột có thể nghe được những sóng âm mà con người không nghe được vì thế cố gắng để lồng cách xa những nơi có thiết bị điện, máy tính... 4. Nhiệt độ Nhiệt độ lý tưởng cho chuột là 20-28 độ nhưng không ó nghĩa là trong phạm vi này nhiệt độ thay đổi như thế nào cũng được. Ví dụ nhiệt độ vào lúc buổi sáng và chiều tối là 20 độ nhưng vàobuổi trưa lại là 28 độ thì không tốt cho chuột 1 chút nào, vì chuột vốn rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ, cũng có thể vì nguyên nhân này mà cơ thể không chịu được. Do vậy nhiệt độ xung quanh ở môi trường nuôi cần duy trì ở một nhiệt độ nhất định. Bạn cần chuẩn bị những vật dụng gì khi nuôi chuột? Đó là lồng, bát đựng thức ăn, chậu cho chuột đi vệ sinh, bình nước, vòng xoay, thức ăn, đồ chơi, gỗ vụn. Tâm trạng của bạn lúc nuôi chuột như thế nào? Bạn có biết cuộc sống của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào lúc bạn nuôi chuột hay không? Bạn đã chuẩn bị tốt tâm lý chưa? Tuổi thọ của chuột từ 2-3 năm. bạn cần chuẩn bị tâm lý để đi cùng nó suốt cuộc đời. Bạn cần dành nhiều thời gian chơi với nó và định kỳ kiểm tra sức khoẻ cho nó. Trên cơ bản, loại chuột cảnh này không phải là trung gian của bệnh truyền nhiễm vì thế bạn không cần phải lo lắng về vấn để bệnh truyền nhiễm. Về vấn đề sức khoẻ: cần chú ý những điểm quan trọng nào lúc quan sát sức khoẻ của chuôt? Đó là cần chú ý vào trạng thái tinh thần của chuột, cân nặng, răng, màu lông, hình dáng của lông, phần gần hậu môn, phân chuột.

II. Lúc chuột bị bệnh thì có những triệu chứng nào?

Đó là trạng thái tinh thần không tốt, bị thương ở miệng, giảm cân, màu lông không sáng, phía gần hậu mônbị tiêu chảy hoặc bị ướt đuôi, bị viêm túi má.

III. Những biểu hiện thường thấy lúc sức khoẻ của chuột có vấn đề Đó là bị viêm túi má, bệnh ướt đuôi, tiêu chảy, mất nước, bệnh về da ( nghiêm trọng là bị rụng lông.)

IV. Làm sao để phân biệt giới tính của chuột?

Cẩn thận bế chuột lên, kiểm tra phía dưới bụng của nó thì sẽ phát hiện ra 2 hạt nhỏ được sắp xếp trên và dưới. Nếu là chuột cái thì khoảng cách của 2 hạt này tương đối gần. Nếu là chuột đực khoảng cách 2 hạt này tương đối xa.

V. Chuột mẹ bao nhiêu tuổi thì có thể sinh sản? cần chuẩn bị những gì trước lúc sinh? đấ hiện có thai là như thế nào? cần chú ý những điều gì trong thời gian chuột mẹ nằm ổ?

Thông thường chuột đến 40 ngày tuổi thì có khả năng sinh sản nhưng để cho chuột mẹ có thể sinh sản một cách khoẻ mạnh thì nên từ 3 đến 4 tháng tuổi. Một số chuột có thể sinh sản ra những chuột con bị khiếm khuyết thì không nên cho sinh sản ( ví dụ chuột bị bệnh đái đường, chuột bị bệnh ướt đuôi....) hoặc những sự giao phối có thể sản sinh ra những khiếm khuyết cho đời sau hoặc sự giao phối này có hại đến chuột mẹ thì không cho sinh sản. Sau khi đã xác định là chuột mẹ có thai ( phần bụng trở lên lớn, dùng ngón tay vuốt nhẹ phần bụng thì phần bụng tương đối cứng, cơ thể gần giống hìng quả lê, đầu vú nhô ra rõ rệt) thì phải tách lồng chuột bố và mẹ ra, chuẩn bị gỗ vun sạch ( môi trường cho chuột mẹ nằm ổ). Trong thời gian chuột mẹ nằm ổ cần cố định lượng thức ăn và bổ sung nước sạch, có thể tăng cường thức ăn dinh dưỡng như lòng trắng trứng nấu chín, thịt gà nấu chín, bánh mỳ trùng...Không nên làm kinh động chuột mẹ, không nên thay gỗ vụn. Cũng có thể đậy một miếng vải sẫm màu lên trên lồng để tạo môi trường sinh sản yên tĩnh. Chuột con khoảng 7 ngày thì mọc lông, 14 ngày sau thì mở mắt. Sau 3 đến 4 tuần thì cai sữa. Chuột con sau 3 tuần thì có thể bắt đầu ăn thức ăn ở dạng thể cứng

VI .Lúc chuột con đánh nhau thì làm thế nào? Có nên để chuột lạ đã trưởng thành sống chung với chuột con hay không?

Thông thường lúc chuột con đánh nhau là do tranh giành lãnh thổ hoặc có thể do tranh giành về thức ăn hoặc có thể do không gian sống không đủ. Không gian sống của chuột con phải đủ. Lúc có hiện tượng cắn nhau thậm chí dẫn đến bị thương thì nhất định phải tách lồng. Đương nhiên là chuột con không thích hợp sống cùng lồng với chuột trưởng thành để tránh tình trạng bị bắt nạt thậm chí là bị cắn chết.

VII. Những nguyên nhân khiến chuột trưởng thành cắn nhau

1.Chuột đực khi đã trưởng thành và muốn tranh giành lãnh thổ. 2.Sau khi giao phối, chuột mẹ đã mang thai vì vậy rất ghét chuột bố, từ đó tính công kích rất lớn. 3. Chuột bố muốn giao phối nhưng chuột mẹ lại không hề muốn 4.Không cùng chủng loại

VIII. Những nguyên nhân khiến chuột bị ngứa

1. Có ký sinh trùng trên người 2 Gỗ vụn không sạch 3. Nơi ở không thông thoáng hoặc vệ sinh không sạch sẽ 4. Có bệnh về da

Chúng ta đều rất muốn chuột cưng có thể trèo lên tay mình, dưới đây là trình tự từng bước để huấn luyện Hamster thực hiện động tác này. Bước 1: Đầu tiên thử lấy thức ăn và trực tiếp đưa cho chuột, tốt nhất là dùng hạt hướng dương. Chuột sẽ dùng tay lấy thức ăn. Bạn cứ thực hiện động tác này vài lần xem thế nào.

Bước 2: Để cho chuột ngửi mùi ngón trỏ và mùi bàn tay của bạn. Lấy hạt hướng dương đặt vào lòng bàn tay và cho chuột bò vào lấy ăn rồi từ đó nhè nhẹ vuốt vào đầu chuột, sau khi nó đã quen thì vuốt nhẹ vào thân. Trình tự này giống hệt như chuột mẹ đang liếm chuột con.

Bước 3: Đợi đến lúc sau khi chuột đã quen bò lên tay bạn lấy đồ ăn thì thử để cho chúng tự mình bò vào trong tay bạn. Lúc bạn xoa nhẹ chúng mà chúng không chống cự thì có thể xem tình cảm giữa bạn và chúng đã được thiết lập.

Nên thực hiện phương pháp này vào buối tối. Ban ngày tốt nhất cho chuột nghỉ ngơi và đừng miễn cưỡng đánh thức chúng. Lúc chúng đang ăn thì cũng đừng vuốt ve nó vì lúc này chúng rất dễ nối giận, có lúc còn cắn bạn nữa. Bạn nên kiên nhẫn nuôi dưỡng tình cảm với chúng, nếu vội vàng quá sẽ làm cho nó sợ.

Đừng đột ngột vuốt ve chúng và cũng đừng sờ vào mông nó. Phương pháp vuốt ve đúng chính là nhẹ nhàng vuốt ve từ đầu đến thân, lúc vuốt ve cúng không nên để phát ra tiếng động quá lớn vì điều này sẽ làm cho nó sợ. Ngoài ra giống chuột cũng có ảnh hưởng đến sự phối hợp giữa nó và người chủ. Ví dụ bản thân của giống chuột Lão công công thì hay sợ sệt và nhát gan, muốn huấn luyện theo phuơng pháp này thì bạn phải mất nhiều thời gian một chút còn Một vằn thì lại có thói quen hay cắn. Do vậy bạn phải từ từ thiết lập mối quan hệ giữa bạn và Hams của bạn.

Nếu chuột của bạn vẫn không hề muốn trèo lên tay bạn thì tuyệt đối không nên miễn cưỡng nó. Những người chủ nào có thể tôn trọng chuột của mình thì đó mới là người chủ tốt

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: