Nuôi gấu ^^ - ngủ
GIẤC NGỦ CỦA BÉ
GIẤC NGỦ CỦA BÉ VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA GIẤC NGỦ CÁC CỬ BÚ
PHẦN 1- TẬP CHO BÉ THÓI QUEN NGỦ TỐT
Có một mối tương quan giữa việc bú mẹ và giấc ngủ của bé, vì vậy Betibuti chia sẻ một số nét căn bản (đối với trẻ mạnh khoẻ, không có tác động bệnh lý, con ngậm đúng khớp, mẹ kích đủ sữa và biết cách massage để mỗi cử bú con bú được hiệu quả) về đề tài này giới hạn ở giấc ngủ để các mẹ tham khảo và áp dụng phù hợp với mẹ và con nhe.
Khi nói về việc ngủ, một điều căn bản nhất các bố mẹ cần nhớ rằng mỗi đứa trẻ, mỗi độ tuổi cho nhu cầu và nếp ngủ (sleep patterns) khác nhau, thay đổi lúc này lúc khác, cũng như người lớn có hôm ngủ ngon, có hôm ngủ khó ngủ.
1 - NHU CẦU NGỦ VÀ GIẤC NGỦ CỦA BÉ và SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÃO TRONG GIẤC NGỦ
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần ngủ nhiều để bảo toàn năng lượng để tăng trưởng và tiếp tục PHÁT TRIỂN NÃO (trẻ bú mẹ tiếp tục phát triển nảo đến 2 tuổi, do đó các mẹ cho con bú chú ý đến điểm này nhe).
Khác với mọi người lầm tưởng ngủ sâu là "ngủ yên" (quite sleep). Thật ra giai đoạn trong giấc ngủ khi NÃO PHÁT TRIỂN là giai đoạn "ngủ động" (active sleep - REM rapid eye movements) là khi ngủ mơ và đôi khi có nhiều cử động hoặc biểu cảm trên mặt và cơ thể. Do đó, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh có khoảng 60% thời gian của giấc ngủ là ở trạng thái "ngủ động" (trẻ vặn mình, thay đổi tư thế, uốn éo, nhăn mặt, khóc nhưng vẫn ngủ), giúp nảo hoạt động và phát triển trong khi bé ngủ.
(Vậy cm có nên lo lắng khi bé vặn vẹo khi ngủ? có phải do bé thiếu canxi và cần bổ sung canxi và D, như quan niệm phổ biến trong cộng đồng hiện nay?).
Tương ứng với mức độ trưởng thành của nảo (> 5 tuổi), tỉ lệ "ngủ động" trong giấc ngủ sẽ giảm dần còn khoảng 20% thời gian của giấc ngủ, và 80% là ngủ yên.
Nhu cầu ngủ mỗi ngày có thể thay đổi khác nhau (có thể từ 10 giờ đến 19 giờ) mỗi ngày, và không có nghiên cứu khoa học nào đưa ra số giờ ngủ tối ưu chung cho tất cả các bé.
Bảng thông số dưới đây có tình tham khảo, về số giờ ngủ thông thường trong 24 giờ của bé, và cho thấy bé càng lớn, càng ngủ ít đi:
> 1 tháng: 16.5 giờ
> 3 tháng: 15.5 giờ
> 9 tháng: 15 giờ
> 2 tuổi: 13 giờ
> 5 tuổi: 11 giờ
Cm có thể giữ một cuốn sổ nhỏ để ghi lại giờ ngủ của con trong ngày, để biết số giờ bé thật sự ngủ được dù là những giấc dài hay lắt nhắt cộng lại.
2- NUÔI DƯỠNG SINH HỌC VÀ PHÂN BIỆT NGÀY ĐÊM GIÚP BÉ CHUYỂN TIẾP TỪ GIẤC NGỦ TRONG BỤNG MẸ
Nhiều nghiên cứu cho rằng bé sẽ đi vào nề nếp ngủ (tự ngủ được một mình và ngủ thằng giấc về đêm từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, bé vẫn cần được rèn luyện một số khả năng và thói quen tốt về giấc ngủ ngay từ vài ngày sau khi sinh (cụ thể là ngay khi rời bệnh viện về nhà).
Kết hợp nuôi dưỡng sinh học (da-tiếp-da + bú mẹ trực tiếp) và tập phân biệt ngày đêm ngay từ tuần đầu tiên đến ra tháng.
Trong bài "Nuôi Dưỡng Sinh Học", Betibuti có nhắc rằng cm chăm sóc bé sơ sinh thường quên rằng bé đã được nuôi 9 tháng trong bụng mẹ như thế nào, nên không chú ý vào việc tạo nên môi trường chuyển tiếp cần thiết cho bé dần dần thích nghi với cuộc sống hoàn toàn mới lạ bên ngoài. Trong bụng mẹ, bé thức ngủ không theo giờ giấc không biết sáng tối (và được truyền dinh dưỡng liên tục không ăn theo cử.)
3- CHĂM SÓC BÉ TRONG THÁNG - "CHUYỂN TIẾP"
Giai đoạn chuyển tiếp giúp bé yên tâm và tự tin thay đổi từ một phần cơ thể của mẹ thành một cá thể tách rời khỏi mẹ, đặc biệt là có được giấc ngủ độc lập.
- Ban ngày: (khoảng 5-6g sáng -> 8-9g tối)
+ bắt đầu đánh dấu 1 buổi sáng cho bé khi phòng tràn ngập ánh sáng (ánh sáng mặt trời và khí trời - nếu có thể) & và 1 lần lau mình BẰNG NƯỚC MÁT (hoặc tắm mát) thay đồ & massage & nắn bóp chân tay & tắm nắng sáng.
+ ấp bé tiếp da mẹ (kangaroo) + bé bú mẹ trực tiếp + bé ngủ 1, 2 giấc trên ngực mẹ các giấc ngủ ngày khác có thể nằm cạnh mẹ hoặc nằm riêng.
+ tránh bế trên tay đễ dỗ bé ngủ, vì đây là thói quen khó chữa sau này.
+ dù bé đang ngủ, mẹ và mọi người xung quanh có thể sinh hoạt bình thường (không nên nói quá lớn, cúng không vần thì thào) & tiếng động tự nhiên bên ngoài, hoặc tiếng TV, nhạc...
+ nếu bé ngủ ngày quá 3 giờ, mẹ nên cởi đồ cho bé, lau mình bằng nước mát cho bé thức và tỉnh táo, massage nắn bóp chân tay cho bé, xoa lòng bàn tay và lòng bàn chân cho bé...
+ lúc bé đã tỉnh táo có thể cho bé nằm chơi, nói chuyện với bé, nếu bé có biểu hiện muốn bú, thì mẹ cho tiếp da và bú mẹ luôn và khi đã bú no, bé có thể ngủ luôn vào giấc tiếp theo.
+ tránh cho bé bú tiếp lúc đang ngủ, khiến bé ngủ nối từ giấc này sang giấc khác vào ban ngày, cách đó khiến bé không phân biệt được ăn với ngủ và không phân biệt được ngày với đêm.
+ mẹ giảm dần số lần tiếp da và số cử ngủ trên ngực mẹ ban ngày từ sau tuần đầu tiên đến hết tháng, bé có thể ngủ hoàn toàn khi nằm riêng mà không cần dỗ trên tay.
- Ban đêm: (khoảng 8-9g tối -> 5-6 giờ sáng)
+ bắt đầu đánh dấu buổi tối cho bé bằng việc lau mình BẰNG NƯỚC ẤM (hoặc tắm ấm) thay đồ
+ tắt hết đèn, chỉ còn đèn ngủ, vừa đủ để mẹ quan sát bé, bé có thể ngủ cạnh mẹ hoặc ngủ riêng, mẹ có thể vỗ vai hoặc mông bé 5' - 20' cho bé ngủ, tránh bế dỗ bé trên tay.
+ giảm âm thanh của mọi sinh hoạt xung quanh bé, mẹ không trò chuyện với bé kể cả cho bú buổi đêm
+ các cử bú đêm (không nên cách cử quá 5g) nên là bú ngủ, bé có thể bú lim dim và ngủ lại ngay sau cử bú.
Trong trường hợp, bé không được tập ngay từ những ngày đầu, đã có những thói quen không tốt như thức đêm, khóc đêm, ngủ trên tay, Betibuti sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục trong Phần 2.
4- CHĂM SÓC BÉ TỪ 1 THÁNG ĐẾN 3 THÁNG - "TẠO THÓI QUEN"
Được chuyển tiếp đúng cách, đến giai đoạn này, bé chỉ cần nghe thấy mẹ, ngửi thấy mẹ, biết mẹ đang ở xung quanh là yên tâm. Tuy nhiên, bé chưa hoàn toàn theo giờ giấc thức ngủ bú ổn định, bé bú theo nhu cầu, nên các giấc ngủ và cử bú ngày có thể lắt nhắt.
Mẹ tiếp tục áp dụng cách làm trong tháng, tuy nhiên bé có thể thức nhiều hơn, nên mẹ phải chuẩn bị các cách để chơi và tương tác với bé khi thức, chất lượng tương tác lúc thức sẽ giúp bé bú giỏi và ngủ ngon sau đó. (Các mẹ lúng túng khi bé bắt đầu thức nhiều hơn, và cố dỗ cho bé ngủ như trong tháng, kể cả bế dỗ làm các thói quen ngủ không tốt ngày càng in sâu vào bé.)
Cách tương tác với bé lúc bé thức, ví dụ như:
- cho bé quan sát đồ chơi treo trên củi
- cho bé nằm sấp (tummy time) với đồ chơi mềm trước mặt, giúp bé khám phá khả năng ngóc đầu cao, điều khiển cơ cổ, vai, lưng và chân tay (giúp bé mau cứng cáp), và bé sẽ lật lẫy từ 2 - 3 tháng như một bài thể dục và tương tác với bố mẹ lúc thức
- múa/ tập thể dục theo nhạc với bé
- trò chuyện với bé, bé thích hóng, thích nghe được âm thanh cho chính bé phát ra
Mẹ học quan sát các biểu hiện buồn ngủ của bé, lau mình nước ấm giúp bé thư giãn và ngủ ngon. Bé có thể ti mẹ để ngủ, hoặc ngậm ti giả (từ sau 6 tuần tuổi) và nếu áp dụng cách này, ngay từ đầu mẹ phải lấy ti mẹ và ti giả ra ngay khi bé chợp ngủ.
Buổi đêm, cm tiếp tục áp dụng hoàn toàn các cách thức như bé trong tháng.
5- CHĂM SÓC BÉ TỪ 3 THÁNG - "THÀNH NẾP"
Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sẽ có nề nếp ngủ ra từng giấc rỏ rệt và có khả năng tự ngủ từ tháng thứ 3.
Cơ thể con người được lập trình theo chu kỳ và nhịp điệu tốt nhất theo mặt trời, các hocmon va hoá chất giúp tỉnh táo khi mặt trời mọc và giảm dần khi mặt trời lặn. Do hiện tượng giảm các hoá chất này, nhiều bố mẹ dễ dàng nhận thấy bé ểu oải, cáu kỉnh, dễ quấy, dễ khóc vào giờ mặt trời lặn (5 g - 7 g tối).
Để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này, cm có để ý:
+ không để bé ngủ ngày giấc măt trời lặn (thức bé dậy, tắm mát, thay đồ cho bé chơi trước 5g chiều)
+ cho bé nghe nhạc hoặc chơi những trò mà bé yêu thích
+ cho bé bú mẹ lúc mặt trời vừa lặn, cũng là một cách giúp bé thích ứng với hiện tượng này, một số bé có thể ngủ giấc đêm ngay từ sau cử bú này (7 giờ), và có thể bắt đầu các "thủ tục" phân biệt ngày đêm cho bé ngay từ lúc này.
Buổi đêm, cm có thể tiếp tục áp dụng các cách thức đã áp dụng từ trong tháng, hoặc các mẹ bắt đầu suy nghĩ đến việc giảm hoặc bỏ cử bú đêm.
6- CỬ BÚ ĐÊM
Khi cm hỏi Betibuti là có nên tiếp tục các cử bú đêm cho con sau 3 - 4 tháng tuổi hay không. Có vài yếu tố, Betibuti khuyến khích cm xem xét khi quyết định
Đối với bé bú sữa mẹ hoàn toàn:
Mặc dù dạ dày của bé đã có dung tích ổn định, và bé cần trung bình 6 đến 8 cử bú mẹ (trung bình khoảng 700ml - 800ml/ ngày).
Một số bé đã bú được gần đủ lượng sữa này trong các cử ngày, như thế bé có thể có thể ngủ suốt đêm (giấc ngủ 5 - 6 giờ liên tục). Bé có thể trở mình ở khoảng 2.5 giờ - 3 giờ ở giữa giấc ngủ, nếu muốn cắt cử, mẹ trở người cho bé và vỗ vai/ mông bé 5' để bé có thể ngủ qua giấc tiếp theo. (Tuy nhiên khi bé cách cử suốt đêm quá 6 giờ, mẹ nên vắt bớt sữa để duy trì sữa mẹ và k bị cương sữa.)
Tuy nhiên, đa số các bé ở giai đoạn này thích hóng, thích chơi, thích khám phá hơn là thích ăn trong các cử ngày, nên không bú đủ số cử hoặc không đủ lượng sữa cần thiết để bé vận động và phát triển. Nhiều trường hợp các cử bú đêm cung cấp 40% - 60% nhu cầu dinh dưỡng của bé trong ngày, do đó, cm vẫn nên tiếp tục cho con bú cử đêm theo nhu cầu, nhưng nên cách cử khoảng 3g để cũng đảm bảo giấc ngủ và sức khoẻ cho mẹ. Khi bé bú cử đêm, cm không trò chuyện với bé, mà nên cho bé bú ngủ, bú khi lim dim và bú xong ngủ lại ngay. Bé nên được mặc tả giấy loại tốt, vì bé bú nhiều, tè nhiều vẫn ngủ được thẳng giấc.
Tinh bột trong sữa mẹ là Lactose, chỉ phân huỷ trong ruột non, không phân huỷ trong miệng, nên bé bú mẹ buổi đêm không bị sâu răng, nên có thể tiếp tục bú đêm ngay cả khi bé đã mọc răng.
Đối với bé bú sữa ct:
Betibuti không khuyến khích cho bé bú sữa công thức tiếp tục cử bú đêm ở giai đoạn chuẩn bị mọc răng hoặc bé đã có răng. Tinh bột trong sữa ct là Glucose/ Frutose/ Sucrose, có thể phân huỷ ngay trong miệng, gây sâu răng và dễ nhiểm sang các bệnh nhiểm trùng tai mũi họng khác. Sữa ct chứa nhiều chất gây buồn ngủ casomorphins (trong casein protein là thành phần đạm chính của sữa ct), khiến bé ngủ mê mang, mà không giúp não bé tiếp tục phát triển vì không có lactose và các axit béo dài (DHA, AA) của sữa mẹ, nên khoảng thời gian "ngủ động" của bé bú sữa công thức giảm đi nhanh so với bé bú mẹ, đặc biệt là giấc ngủ đêm, mặc dù cm có cảm giác bé bú sữa ct ngủ ngon và sâu hơn - không có nghĩa là tốt hơn cho sự phát triển toàn diện của bé.
7- NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ:
Khi bé mọc răng, hoặc có các tác động bên ngoài (đông người, ồn ào, mùi hương khó chịu...) cũng dễ khiến bé khó ngủ hay mất ngủ trong vài ngày.
Ngoài ra, cộng đồng chúng ta có một số cách thực hành ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé:
- Bé mặc quá nóng: ở miền Nam quanh năm nóng, hay mùa hè ở miền Bắc, Betibuti nhận thấy ít có người biết được bé sơ sinh có một lớp mỡ nâu (brown fat) để giữ ấm (và rất nhiều mỡ trắng - năng lượng dự trữ). Lớp mỡ nâu không trải đều khắp cơ thể bé mà tập trung ở những khu vực cần giữ ấm, lưng, bụng, ngực, cổ. Lớp mỡ nâu này giảm dần đi khi bé lớn và hầu như không còn ở người lớn. Do đó, khi chúng ta tưởng rằng, bé cảm thấy lạnh ta và dễ nhiểm lạnh thì lại là ngược lại, ngay cả khi ở trần, người bé cũng vẫn ấm.
Một số gia đình mở máy điều hoà hay mở quạt, nhưng lại cho bé mặc quá nóng, nên khi úp vào mẹ để bú (đúng tư thế) hoặc đắp thêm chăn khi ngủ khiến bé mướp mát mồ hôi khiến dễ nhiểm bệnh (do ẩm ướt). Khi bé ốm, lại nghĩ rằng bé ốm do máy lạnh và quạt và không nhận ra rằng bé ốm do quá nóng và thường xuyên trong người ướt sủng mồ hôi.
Vậy cách làm đúng là cho bé mặc thoáng mát với vải cotton thoát mồ hôi.
- Bé được ngủ quá nhiều ban ngày: chúng ta cũng có thói quen dỗ bé ngủ quá nhiều ban ngày, điều đó đương nhiên khiến bé thức đêm vì đã ngủ đủ. Vậy nên khi người lớn ngủ hết, bé muốn thức thì chẳng được ai quan tâm, nên quấy khóc.
Bé cũng được ngủ buổi chiều muộn khiến bé cáu kỉnh khi mặt trời lặn.
- Bé được bế để dỗ ngủ, do khi bé mới sinh ra, các bà nội ngoại và cả gia đình tham gia chăm sóc bé, nhiều người có nhiều thời gian cho bé, nên tạo thành thói quen này. Khi bé ra tháng, cm không còn được giúp đở nữa, phải lo con một mình bên cạnh nhiều công việc khác, và cũng bắt đầu đi làm lại, thì không khắc phục được thói quen phải bế bé ngủ.
Vậy cách làm đúng là áp dụng các phương pháp gợi ý nói trên giúp bé có thói quen tốt ngay từ đầu, với giai đoạn chuyển tiếp giúp bé đi vào nề nếp mới suông sẻ và nhẹ nhàng.
Con ngủ tốt có nề nếp, mẹ không bị stress, sữa mẹ sẽ dồi dào. Bé bú được tốt lại càng ngủ tốt hơn!
Chúc cm nuôi con sữa mẹ thành công!
PHẦN 2: CÁCH KHẮC PHỤC CÁC THÓI QUEN NGỦ KHÔNG ĐÚNG CỦA BÉ
Betibuti thường nghe cm than phiền rằng: "Bé em hư lắm, chỉ bế trên tay mới ngủ thôi." hoặc, "chẳng có cách nào khác để bé ngủ sâu ngoài cách bế bé trên tay." hoặc "bé ngủ cả ngày rất ngoan, nhưng cứ đến đêm lại thức đến 3, 4 giờ sáng, chẳng có cách nào dỗ cho ngủ." "em xi-tret quá cm có cách nào để bú ngủ ra giấc buổi đêm không?"...
1- LỖI CỦA BÉ? LỖI CỦA NGƯỜI LỚN (Ông Bà/ Bố Mẹ)?
Ai cũng biết mình đã làm sai, nhưng gần như không biết cách nào khác để vừa chăm sóc được bé từ sơ sinh, vừa giúp bé có những thói quen tốt lâu dài. Cứ thấy bé thức thì bế để dỗ ngủ, dù biết rằng đó là sai lầm phổ biến và khó khắc phục.
Nói thế để người lớn hiểu rằng, câu hỏi đúng không phải là, làm cách nào để bé thay đổi, mà là người lớn cần làm gì với thói quen của mình, để giúp bé có thói quen tốt hay thay đổi thói quen hiện tại.
Thế nên sau khi nghiên cứu về đề tài này, Betibuti nghĩ rằng cần phải đổi tựa đề của bài viết thành:
"THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ CÁCH CHĂM SÓC CỦA BỐ MẸ (ÔNG BÀ) TẠO NÊN ĐẾN THÓI QUEN NGỦ KHÔNG ĐÚNG CHO BÉ "
2- 5 NGUYÊN TẮC CẦN THÔNG SUỐT ĐỂ THAY ĐỔI TƯ DUY NGƯỜI LỚN trước khi áp dụng các cách khắc phục:
Những nguyên tắc này không chỉ áp dụng đúng cho việc tạo thói quen ăn ngủ đúng cách cho bé, mà còn áp dụng được trong việc nuôi dạy giáo dưỡng con cái nói chung.
- Nguyên tắc 1: "thói quen lâu dài quan trọng hơn kết quả tức thì." rèn luyện hay sửa chửa một thói quen đòi hỏi thời gian và sự kiên trì của mọi người trong nhà, tuy nhiên trách nhiệm chính vẫn là bố mẹ.
(Để bé có thói quen, cm cần áp dụng song song cách thức phân biệt ngày đêm và các cử bú như đã nêu ở Phần 1.)
- Nguyên tắc 2: "chỉ rõ các các lựa chọn khả thi" (available options) phải xác định rỏ có bao nhiêu cách để rèn thói quen ngủ mới cho bé, làm cách nào để loại bỏ hẳn lựa chọn ru ngủ và bế ngủ.
- Nguyên tắc 3: "quan tâm nhưng không cưng chiều" không nên bỏ mặc cho bé khóc (cry-it-out), mà nên quan tâm bé theo một cách tích cực hơn và cho bé hiểu được quan tâm không có nghĩa là được cưng chiều.
- Nguyên tắc 4: "khi bé ăn đủ, sẽ không ăn nữa! Khi bé ngủ đủ, sẽ không ngủ nữa." Có nghĩa là nếu bé ăn tốt ban ngày, bé sẽ không cần bú cử đêm và có thể ngủ suốt đêm. Còn nếu bé đã ngủ đủ cả ngày, thì buổi đêm sẽ thức và đòi bế. Do đó, để bé ngủ đêm tốt, cm cần biết cách giúp con thức và tương tác với con khi thức ban ngày và áp dụng các phương pháp tăng sữa giúp bé bú mẹ hiệu quả hơn.
- Nguyên tắc 5: "thái độ của mẹ quyết định thái độ của con": Khi cm đã nắm rõ 5 nguyên tắc này, cm phải tự tin và kiên nhẫn. Thái độ của mẹ phải nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, mẹ phải luôn luôn ở "cơ trên", khi con cảm được cái "uy" nghiêm khắc của mẹ, thì con sẽ hợp tác nhanh hơn. Nếu mẹ chưa làm đã lo lắng, không tự tin, không đủ kiên nhẫn, không dứt khoát, con cũng sẽ cảm nhận được và sẽ không hợp tác tốt.
3- 5 CÁCH KHẮC PHỤC THAM KHẢO:
- Cách 1: "Bỏ mặc cho bé khóc" cry-it-out, có nghĩa là để cho bé khóc rồi mệt tự ngủ thường 3 ngày thì vào nề nếp. Tuy nhiên, cách này có thể không tốt với các bé nhạy cảm, và không khả thi trong gia đình 3 thế hệ có sự can thiệp của ông bà. Vì tình hình sẽ càng tệ hơn, nếu bố mẹ bỏ cuộc giữa chừng.
- Cách 2: "Bé có 3 lựa chọn" bố mẹ chọn 3 vị trí ngủ mà bé có thể ngủ được thật sự, vd. nôi củi, giường bố mẹ, ghế nằm của bé... Khi đặt bé xuống vị trí đầu tiên, bé khóc, mẹ bế lên vô về vài giây rồi đặt bé xuống vị trí thứ 2, nếu bé khóc, mẹ lại vỗ về vài giây và đặt vào vị trí thứ 3... mẹ phải hết sức kiên trì, cứ như không còn lựa chọn nào khác (bế dỗ trên tay không còn là một lựa chọn)... cứ làm liên tục việc xoay chuyển khoảng 15' - 30' tuỳ bé, bé sẽ hiểu và không khóc nữa ở 1 trong 3 vị trí đó. Áp dụng liên tục cách này trong 1 tuần cho đến khi mẹ nhận ra vị trí lựa chọn của bé.
Cách 3: "Bế lên đặt xuống" có thể do điều kiện kinh tế, cả nhà chỉ có một cái gường ngủ chung và không có lựa chọn nào khác, cứ mỗi khi đặt xuống mà bé khóc, mẹ lại bế lên vỗ về vài giây rồi đặt xuống giường.. liên tục khoảng 15' - 30' bé sẽ chịu nằm yên cho mẹ vỗ ngủ. Áp dụng cách này liên tục 1 tuần cho đến khi bé thành thói quen, k khóc đòi bế khi đặt xuống giường khi còn thức nữa.
[**Cm đã áp dụng cách 2 & 3, nhưng chưa có tác dụng, thì cần xem xét những điểm sau:
+ mẹ tuyêt đối không than phiền "me chán con quá rồi nhe!" , không tuyên bố "thôi, mẹ thua con!" hay xin lỗi bé "nín đi nào, mẹ xin lỗi nhe!" trong thời gian luyện tập
+ luôn ở thế chủ động bế lên VÀI GIÂY và đặt bé xuống ngay một cách dứt khoát, biết rằng bé sẽ khóc, nhưng chỉ khóc ngắn, k bị bỏ khóc ngặt nghẻo như cách 1, nên cho dù đến 30' mẹ phải bình tỉnh ĐẾN CÙNG - thường mẹ chỉ làm được cở 5', thì tuyên bố "thua"!
+ không tự lừa mình bằng cách bế trên tay lâu hơn trước khi đặt xuống, cố dỗ cho bé lim dim rồi len lén đật bé xuống, thường mẹ nghĩ có thể "lừa" bé, rồi phát hiện rằng mình không lừa bé được. Vì lừa bé đã là tự nhận là mình "dưới cơ" bé rồi!**]
Cách 4: "Bế bé gián tiếp" cách này có thể áp dụng cho bé quá bám mẹ, hoặc bé bị troà ngược thực quản. Bé thường đòi ti mẹ để ngủ và ngủ trên người mẹ không đặt xuống được. Mẹ luôn luôn lót gối khi bế con, cho con bú (đối với bé bị trào ngược là gối nghiên 30o. Khi bé bú xong, vẫn để bé ngủ tiếp trên gối 30', sau đó cho bé vào giường hay củi và chèn bé chắc chắn cho bé ngủ luôn trên gối lót, hoặc nghiên gối dần dần để chuyển bé từ gối xuống giường.
Cách 5: "Bú bình/ ngậm ti giả để ngủ" cách này áp dụng cho bé nghiện ti mẹ để ngủ, nhưng chỉ áp dụng cho bé >6 tuần tuổi và khi không có mẹ ở trong phòng hoặc trong nhả, bố hoặc ông bà bế bé, đăt bé vào củi phối hợp với 1 trong 4 cách trên, đồng thời cho bé bú bình hoặc ngậm ti giả, lấy bình ngay khi hết sữa và lấy ti giả đi khi bé vừa chớm ngủ.
Ngoài ra, có thể còn có nhiều cách khác nữa mà cm đã áp dụng trong thực tế thành công. Cm có thể chia sẻ để Betibuti bổ sung, và tổng hợp vào bài để có thêm nhiều giải pháp phong phú hơn cho cm tham khảo.
4- MÔI TRƯỜNG ĐỂ THAY ĐỔI VÀ KHẮC PHỤC:
Dĩ nhiên, khi môi trường trong gia đình khiến không tập được cho bé từ sớm, thì việc khắc phục lại càng khó hơn. Do đó, nếu có thể thay đổi môi trường trong quá trình khắc phục này, ví dụ, bố mẹ con đi du lịch 3 ngày, để chỉ có bố mẹ dễ thống nhất cách áp dụng và áp dụng triệt để.. hoặc nếu đang ở với ông bà Ngoại, thì sang nhà Nội tập, hoặc ngược lại.
Mỗi bé mỗi khác.. đặc biệt, các mẹ nên hãnh diện con mình rất thông minh, do đó bé "bắt nạt" người lớn khi biết dễ được chiều, khi biết sức mạnh và áp lực của việc gào khóc.. Tuy nhiên, chính vì bé thông minh, nên cm đối xử với bé hợp lý và giải thích với bé (dù chưa biết nói, bé nghe hiểu và cảm nhận được nhiều), kêu gọi sự hợp tác của bé, giải thích lý do thay đổi để cải thiện sức khoẻ cho mẹ và bé nếu cả hai có những giấc ngủ đêm tốt. Cm sẽ ngạc nhiên vì khả năng hiểu và tinh thần hợp tác của bé, khi bé được đối xử như một đối tác quan trọng và được khuyến khích, quan tâm và khen ngợi mỗi khi bé hợp tác tốt.
Chúc cm nuôi con mạnh khoẻ, tinh thần sảng khoái, để nuôi con sữa mẹ thành công!
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, trẻ hầu như chưa ngủ vào nếp, không ít trẻ còn bị lẫn lộn ngày đêm, khiến cha mẹ mệt mỏi, căng thẳng. Chị Phúc My (TP HCM) cũng từng gặp phải vấn đề như thế và phải mất một quãng thời gian "vật vã" để tập cho con tự ngủ cũng như có giấc ngủ xuyên đêm. Bài viết về nội dung này của chị trên trang cá nhân nhận được sự quan tâm của nhiều người.
Chị Phúc My chia sẻ: "Từ bệnh viện về nhà, trong tuần đầu tiên, Mimi (tên con gái của chị Phúc My) là một em bé rất ngoan, chỉ khóc khi đói, bú xong rồi lim dim một lúc là tự ngủ. Nhưng sang tuần thứ hai thì thôi rồi, con bắt đầu cho mình thấy con khó ngủ y như mình. Con kiên quyết không ngủ trên cũi, cứ bồng trên tay thì ngủ, đặt xuống là khóc, khóc từ 7h sáng đến 3h chiều. Đêm thì con vô cùng lộn xộn, có đêm con thức một lần, có đêm con thức hai lần, có đêm con thức nguyên đêm. Mình và chồng bấn loạn không biết thế nào mà đoán được con muốn gì, vừa mệt vừa lo con thiếu ngủ không lớn nổi. Cả đêm hai vợ chồng chỉ ngủ 2-3 tiếng.
Thế là mình lao đầu vào sách và các diễn đàn tìm hiểu về cách tập cho bé tự ngủ. Trước đó, mình đã được một chị bạn cho cuốn Baby whisperer solves all your problems (Tựa Việt Đọc vị mọi vấn đề của trẻ) nhưng mình vẫn khá mù mờ, không biết thực hiện thế nào. Mình đọc thêm cuốnBabywise (Tạm dịch Bé khôn ngoan) lại càng bấn loạn hơn. Ngày ngày ghi chép để tìm ra giờ giấc của con nhưng mình phát hiện Mimi không theo giờ giấc gì cả, mỗi ngày của con một khác.
Từ tuần thứ 5, mình bắt đầu luyện Mimi ăn ngủ theo giờ. Mình xác định mốc thời gian bắt đầu ngày là 7h sáng. Đúng 7h sáng, mình gọi con dậy, cho con bú, giữ cho con tỉnh táo trong khoảng 45 phút (waketime - thời gian thức của bé 5 tuần tuổi là 45 phút, sau thời gian thức này bé cần đi ngủ lại để đảm bảo giấc ngủ ngon, càng lớn thời gian này càng dài hơn). Lúc này, giữ cho con tỉnh táo là cực kỳ khó vì con cứ ngủ gà ngủ gật suốt. Mình phải làm mọi cách: lau mặt, thay tã, hát hò, la hét... Sau 45 phút, mình cho con đi ngủ.
Lúc này, mình vẫn rất nhát, không dám tập cho con tự ngủ, vẫn xót con, cứ bồng bế cho ngủ thì thôi, bồng bế không được thì đưa lên xe đẩy qua, đẩy lại. Con ngủ một giấc phải được 1,5 tiếng đến 2 tiếng, con cứ giật mình thì mình lại phải bồng ru lại. Khi con ngủ quá 2 tiếng thì mình lại gọi con dậy, cho bú, cho thức trong 45 phút, cứ lặp lại chu trình đó đến 19h thì cho con đi ngủ đêm. Giờ bú của con trong ngày là 7h-10h-13h-16h-19h, cứ thức 45 phút rồi ngủ, theo quy tắc bú-chơi-ngủ, ngày ngủ ba giấc dài, một giấc ngắn 45 phút buổi chiều, đến 19h thì mình không can thiệp nữa, để con ngủ thế nào thì ngủ.
Một tuần đầu tiên, đêm con không những không ngủ mà còn khóc cả đêm. Mình bấn loạn không hiểu làm sai cái gì, còn chồng thì trách vợ tập gì cho con mà con lại thế này. Nhưng mình vẫn kiên trì tiếp tục vì thật sự mình tin con sẽ làm được. Đến tuần thứ hai, 19h, con buồn ngủ gắt ầm cả lên, con ngủ thẳng từ 19h đến 2h sáng, bú xong rồi ngủ đến 7h sáng không cần mẹ gọi dậy. Mình quyết định dreamfeed cho con lúc 23h (dreamfeed là khi con ngủ, chủ động bồng con lên cho bú), kết quả con bỏ cữ 2h sáng, ngủ từ 19h đến 5h. Lịch bú của con khi này là 7h-10h-13h-16h-19h,dreamfeed lúc 23h, dậy bú lúc 5h sáng rồi ngủ và dậy lúc 7h để bắt đầu ngày mới. Mình và chồng đã có thể ngủ thẳng từ 23h đến 5h sáng khi con 2 tháng tuổi.
Qua đến tuần 12, khi mỗi ngày của con đều như nhau thì mình bắt đầu tập cho con tự ngủ. Cứ đến giờ ngủ, mình cho con vào phòng, con quen giờ nên buồn ngủ rũ rượi rồi, con khóc thì mình vào an ủi, cho con ngậm ti giả, vỗ vỗ vài cái, không bồng con lên. Trộm vía, Mimi chỉ khóc đúng 5 phút rồi ngủ và từ đó về sau, chỉ cần quấn lại, ngậm ti giả là ngủ rất nhanh. Sau đó có vài ngày con khó chịu, nghe con khóc, mình không chịu nổi thì chuyển qua dùng pick up/put down, tức là cứ khóc bồng lên, nín khóc đặt xuống. Mình nhớ mình phải làm liên tục 70 lần như thế, xót con vô cùng. Nhưng khoảng vài ngày thì con không khóc nữa, tự ngủ rất ngoan.
Hết tháng thứ ba, Mimi có biểu hiện lười bú, cứ thấy bình sữa là khóc thét, bú từ 100 ml giảm còn 50-60 ml mà phải ép, ngủ thì các giấc liên tục bị ngắn lại, không ngủ đc 1,5 tiếng-2 tiếng như trước nữa. Mình cho Mimi chuyển từ bú 3h/lần sang 4h/lần, cắt luôn cữ 5h sáng (vì bú 5h thì sáng con không chịu bú nữa). Mình tập lại cho con là thức 2 tiếng rồi mới đi ngủ, cứ thức 2 tiếng ngủ 2 tiếng, tối vẫn ngủ từ 19h, vẫn dreamfeed lúc 23h nhưng con thức dậy lúc 5h sáng thì để yên, tắt đèn cho con tự ngủ lại, con có la hét mình cũng để yên.
Sau hai tuần, con đã bỏ hẳn cữ 5h sáng, ngủ từ 19h hôm trước đến 7h sáng hôm sau (mình vẫn cho bé bú lúc 23h). Từ lúc cắt cữ đêm, giãn cữ ngày thì con bú nhiều hơn hẳn ở mỗi cữ. Lịch của con tháng thứ ba là 7h-11h-15h-19h, dreamfeed lúc 23h. Đến khi con 5 tháng, mình bỏ luôndreamfeed lúc 23h đêm vì con lại có biểu hiện lười bú ban ngày. Mimi chỉ khó ngủ một đêm rồi qua đêm thứ 2 là ngủ thẳng 11-12 tiếng, không bú. Lúc này, con đã tự bỏ luôn ti giả, chỉ cần cho vào cũi, tắt đèn là con tự ngủ.
Viết ra thì thấy nhẹ nhàng nhưng thật sự đối với mình, những ngày đó như là cuộc chiến. Lần đầu nuôi con, mình lúc nào cũng hoang mang không biết mình có làm đúng hay không nhưng thấy con ăn ngon, ngủ ngoan là động lực để mình tiếp tục kiên trì. Mình tin bà mẹ nào cũng hết lòng vì con, dù nuôi con theo cách nào đi nữa".
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top