P2
-Lời tác giả:
P1 của câu chuyện này được viết khi tôi mới 27, vẫn là một kẻ mộng mơ ở nước Mỹ. Ba năm trôi qua, những gì trải nghiệm và chứng kiến khiến tôi khó lòng viết tiếp với giọng văn tươi trẻ ngày ấy. Tôi đã nghĩ sẽ dừng câu chuyện ở đây, nhưng một ngày đẹp trời tôi nhận được tin nhắn của độc giả K. Có lẽ bạn là người duy nhất còn theo dõi câu chuyện của tôi. Nhưng dù chỉ có một độc giả, tôi cũng thấy mình phải có trách nhiệm hơn. Bởi vậy, tôi sẽ viết tiếp, sẽ kể tiếp câu chuyện tới chừng mực có thể. Cảm ơn Kaliora vì đã đợi.
*********************
Kí ức của tôi dừng lại ở cuộc nói chuyện cùng Công chúa năm đó: khi em cho tôi biết em từng hẹn hò cô bạn gái thân H-san. Dường như thông tin này đã mở một ổ khoá nằm sâu trong đại não tôi . Tôi ngạc nhiên thấy mình ko hề phản cảm với những mối quan hệ đồng tính. Thậm chí, tôi còn cân nhắc khả năng giữa chính mình và Công chúa. Tôi đặt biệt danh này cho em vì tên em trùng với tên một nàng công chúa trong lịch sử châu Âu. Tôi trân trọng em như một công chúa thực thụ, và, dù thâm tâm tôi chẳng thích ý nghĩ em sánh vai cùng anh chàng G kia, tôi vẫn hi vọng em tìm đc bạch mã hoàng tử như ý.
Năm 2014, tôi gặp G - bạn trai công chúa - lần đầu trong một quán cafe ở Seattle. G mới từ bỏ công việc lập trình ở Washington DC để sang nơi đặt đại bản doanh của Microsoft theo một học bổng tiến sĩ công nghệ thông tin, còn tôi thì tranh thủ đi thăm thành phố của Sleepless in Seattle trước khi tốt nghiệp MBA.
Để tới quán cafe đó, tôi phải đi buýt 1 tiếng và đi bộ gần 20', trong khi G chỉ mất 10' chạy bộ từ nhà anh ta. Tôi đến đúng giờ hẹn, ăn mặc chỉn chu cho một buổi sáng cuối tuần. G đến trễ 15', đầu tóc bù xù, áo quần xộc xệch. Sau khi chúng tôi giới thiệu xã giao, G thản nhiên gọi đồ uống cho bản thân mà ko hỏi tôi uống gì, cũng ko đề nghị mời nước tôi như phép lịch thiệp cần có. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi giống một cuộc khoe khoang kiến thức : G khoe kiến thức IT , khoe nơi ở của anh ta và những cái cúp anh ta giành được. Tôi chấm anh ta điểm trung bình về thái độ.
- Sao sao, Sophia thấy G thế nào? Very nice đúng ko? Em nghĩ anh ấy rất dễ thương.
Công chúa ríu rít hỏi tôi trong lần gặp lại tiếp theo, khi tôi đang nấu món canh chua mà em thích. Tôi chăm chú thái hành tây, và cố gắng trả lời khách quan nhất có thể:
- Anh ta có thể rất nice với em, nhưng không đủ ga-lăng với bạn thân của em.
- Nhưng anh ấy rất tốt với em mà. Anh ấy mua cho em rất nhiều thứ .
- Anh ấy có thể đối tốt với em vài tháng, thậm chí vài năm, nhưng liệu có thể như thế cả đời ko?
Là người hiểu tính cách đỏng đảnh của Công chúa, tôi thầm nghĩ : nếu có ai đó phù hợp với em ấy, người đó phải có sự chu đáo và nhẫn nại vô bờ. Sự cẩu thả và thiếu ga-lăng của G khiến tôi nghĩ: anh ta sẽ không bên em được dài lâu.
Nhưng tôi sai.
Bẵng đi một thời gian, Công chúa
và tôi ít liên lạc, cũng ít gặp mặt. Ngoài đi học ở Princeton thì phần lớn các kì nghỉ em đều bay sang Seattle cùng với G. G lo cho em mọi thứ.
-Cần mua một chiếc sofa giá $1000 mà ko có tiền sao? Cầm thẻ tín dụng của anh mà mua.
- Cần mua vé máy bay từ Mỹ sang Nhật dự hội thảo sao? Em cứ đặt vé bằng thẻ của anh, thẻ tín dụng của em ko đủ hạn mức mua loại vé ấy đâu.
- Đến hạn trả tiền thuê phòng trọ ký túc của em à? Em chưa nhận đc kỳ học bổng tiếp theo hả? Vậy để anh ứng ra trả cho em.
Cứ thế, G tiến vào mọi ngõ ngách trong cuộc sống của em. Em bị bệnh phải nhập viện phẫu thuật cũng ko nói cho tôi. Người ở bên đưa em đi cấp cứu là G. Sau ca phẫu thuật, G còn chu đáo dìu em đi vệ sinh, cởi quần hộ em, hoàn toàn không lợi dụng gì.
Đó là những điều mà hơn một năm sau tôi mới được nghe kể. Còn tôi, trong thời gian đó, là một thạc sỹ 25 tuổi thất nghiệp, nghèo rớt mồng tơi. Do chính sách visa làm việc (H1B ) tại Mỹ cho người nước ngoài bị siết , Công ty vốn định nhận tôi làm việc tới phút chót liền lặn mất tăm. Tôi nộp hồ sơ hơn 200 doanh nghiệp khác cũng đều ko có kết quả . Không có ai quen biết tại các doanh nghiệp , hồ sơ của tôi thường bị ngó lơ 9 trên 10 lần. Họa may có công ty đang cần người có kĩ năng giống tôi thì họ lại ngại vụ xổ số H1B.
Giải thích chút về "xổ số H1B": mỗi năm nước Mỹ cấp 85 ngàn visa làm việc thời hạn ba năm cho những người nước ngoài có bằng cấp và kĩ năng cao (tốt nghiệp Đại học trở lên , thường là tại Mỹ hoặc các nước đc Mỹ công nhận nền giáo dục). Mỗi năm có hơn 400 ngàn người nước ngoài mong giành được một suất visa đó. Do vậy, tất cả ứng viên phải tham gia một dạng "quay xổ số". Nếu may mắn trúng số (tỉ lệ 1:4 hoặc thấp hơn), bạn sẽ có visa để ở lại Mỹ làm việc ba năm. Nếu ko, bạn chỉ có thể ở tối đa 1 năm, sau đó phải về nước. Chẳng có mấy nhà tuyển dụng muốn tuyển một nhân viên với 75% rủi ro là năm sau nó ko "trúng số visa" nên phải xách vali về nước. Các cánh cửa cứ đóng lại trước mắt tôi.
Chó cắn áo rách thêm, tôi có một chút tiền tích cóp thì bị người quen mượn đem đi làm ăn, rồi người ta vỡ nợ, phá sản .
Không tiền, không việc, tôi thuê trọ ở tầng áp mái vốn là kho chứa đồ của một gia đình tốt bụng, ngày ngày làm đủ thứ việc bán thời gian như trông trẻ ở trường mầm non, viết luận hộ cho học sinh- sinh viên đi du học, cốt để mua thêm chút rau cho bữa ăn. Ngày nào ko đi trông trẻ thì tôi mang hồ sơ đến các hội chợ việc làm quanh vùng.
Tối về, tôi lại nộp hồ sơ online rồi thức khuya hướng dẫn các em học sinh Việt Nam cách làm hồ sơ lấy học bổng Mỹ giống tôi , với mức giá hạt dẻ mà 1 công ty tư vấn du học trả cho. Suốt ngày luẩn quẩn như vậy nên cũng chẳng có thời gian mà mơ mộng lãng mạn nữa.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top