1.2.B


Từ Hi nhìn việc mà làm, trước tiên ép Quang Tự cho Ông Đồng Hoà về dưỡng lão. Nghe nói, trước khi đi, Ông Đồng Hoà còn nắm lấy tay Vinh Lộc, gạt nước mắt nói: "Sao ngươi lại đắc tội với Hoàng đế rồi?" Không lâu sau khi Ông Đồng Hoà rời khỏi Bắc Kinh, Vinh Lộc lên nhậm chức Văn Uyên các Đại học sĩ kiêm chức Tổng đốc Trực Lệ và Bắc Dương đại thần. Sau khi có được chức vị này rồi, Vinh Lộc vốn định dùng danh nghĩa của lục bộ cửu khanh dâng sớ phế Quang Tự, khôi phục lại chế độ thùy liêm thính chính. Nhưng sau thất bại của chiến tranh Thanh - Nhật, phái nắm quyền đương thời chịu nhiều sự chỉ trích, có người sợ sẽ làm dấy lên niềm căm phẫn trong nhân dân nên không dám đồng ý, chỉ đành thôi.

Nguyện vọng của Vinh Lộc cuối cùng cũng được hiện thực hóa trong cuộc chính biến Mậu Tuất. Nghe nói chuyện này là như sau: Trước tiên, Vinh Lộc định ra kế sách, định phát động chính biến khi Thái hậu và Quang Tự còn đang ở Thiên Tân duyệt quân. Quang Tự biết được tin tức này, bèn bí mật báo cho phái Duy tân tìm cách cứu viện. Phái Duy tân đặt hết mọi kỳ vọng lên người thống chế tân quân - Án sát sứ tỉnh Trực Lệ- Viên Thế Khải, cuối cùng lại hại Quang Tự. Đang lúc cả nước bàn luận về phái / cuộc? Duy tân như một thời kỳ mới, do đã từng tham gia vào đoàn thể "Cường học hội" của nhân sĩ phái Duy Tân nên khi Ông Đồng Hòa bị cách chức, đi ngang qua Thiên Tân, Viên Thế Khải còn thể hiện sự đồng cảm với ông và thể hiện lòng trung thành vô cùng với Hoàng đế. Bởi vậy, phái Duy tân rất hi vọng vào ông ta và tiến cử ông ta với Quang Tự. Quang Tự triệu kiến ông ta , phá lệ phong làm Binh bộ thị lang, lo việc trong quân. Sau đó, Đàm Tự Đồng đến gặp riêng ông ta, nói ra kế hoạch của phái Duy Tân: Trong lúc Từ Hi và Quang Tự duyệt binh liền thi hành binh biến, giết chết Vinh Lộc, giam lỏng Từ Hi, ủng hộ Quang Tự.

Nghe xong, Viên Thế Khải vỗ ngực đảm trách, nói: " Giết chết Vinh Lộc cũng dễ dàng giống như giết chết một con chó vậy."

Đàm Tự Đồng có chút bất ngờ, thử thăm dò: " Nếu ông không muốn làm cũng được, đi thông báo cho Tây thái hậu thì cũng được vinh hoa phú quý đấy."

Viên Thế Khải trừng mắt: " Ông coi Viên Thế Khải tôi là hạng người gì?"

Chỉ tiếc là, sau khi tiễn Đàm Tự Dồng đi rồi, Viên vội quay về Thiên Tân, tiết lộ hết toàn bộ cho cấp trên của ông ta là Vinh Lộc. Vinh Lộc được tin, nhanh chóng ngồi tàu hỏa lên phía Bắc, chạy tới DI Hòa Viên nói tất cả cho Từ Hi. Kết quả, Quang Tự bị giam lỏng, mấy nhân sĩ trong phái Duy tân như Đàm Tự Đồng cũng bị giết gần hết, còn có Khang Hữu Vi trốn chạy được sang Nhật Bản. Cuộc Duy tân trăm ngày này kết thúc trong nháy mắt, mà ông ngoại tôi " thân kiêm (tướng) văn (tướng) võ, quyền khuynh toàn triều". Trong "Thanh sử cảo" cũng viết rằng "Được Thái hậu tín nhiệm, nhất thời không ai sánh kịp"

Vào năm Canh Tý, khi Từ Hi lợi dụng Nghĩa Hòa đoàn để giết người Tây, lại lợi dụng người Tây để dẹp Nghĩa Hòa đoàn, Vinh Lộc lại có thêm cơ hội để tỏ lòng trung thành của mình. Sau cuộc chính biến, Từ Hi từng tuyên bố Quang Tự lâm bệnh nặng để tiện cho sau này trừ khử. Không ngờ âm mưu này lại bị người ta phát giác ra, sau lại ồn ào đến mức người Tây ra mặt, muốn xem bệnh cho Quang Tự. Từ Hi không dám động đến người Tây, chỉ đành để bọn họ khám bệnh. Kế này không thành, bà lại nghĩ cách để trước tiên lập tự cho Đồng Trị, sau đó mới trừ khử Quang Tự.  Người kế vị tiếp theo mà bà chọn là con trai của Đoan vương Tải Y - Phổ Tuyển. Theo kế sách của Vinh Lộc, đến ngày nguyên đán liền mời công sứ của các nước tới chúc mừng, cũng là để có thêm sự ủng hộ. Nhưng lần này Lý Hồng Chương ngoại giao thất bại, các công sứ đều không tới. Thật ra mọi người đều hiểu rõ, không phải các công sứ bất mãn với cách làm người của Từ Hi, mà là các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật,.. không muốn để cho phái Từ Hi vốn thân Nga được đắc thế. Đương nhiên, từ lúc lên vũ đài chính trị, Từ Hi cũng không dám chọc giận người Tây. Việc người Tây giết nhân dân Trung Quốc, cướp đoạt tiền tài của Trung Quốc đối với bà mà nói cũng không phải việc gì quan trọng, nhưng người Tây lại bảo vệ cho Khang Hữu Vi và phản đối chuyện phế Quang Tự cùng với chuyện lập trữ - phản đối sự thống trị của bà. Đấy mới là thứ khiến bà khó chấp nhận được. Vinh Lộc khuyên bà, dù cho thế nào cũng không thể chọc giận người Tây, mọi chuyện cứ từ từ giải quyết, còn về danh phận của Phổ Tuyển thì không nên lộ rõ. "Thanh sử cảo" có ghi chép: " Bị người ngoài cản trở, nghe ý kiến của Vinh Lộc, (Phổ Tuyển) cải thành Đại a ca." Từ Hi nghe theo ý kiến của Vinh Lộc, nhưng Tải Y lại muốn con trai lên làm hoàng đế nên đã câu kết cùng một số vương công đại thần như Cương Nghị, Từ Đồng,... bày mưu cho Từ Hi: lợi dụng Nghĩa Hòa Đoàn vốn đang chống đối người Tây để gia tăng áp lực cho bọn họ, để cả hai bên đều tổn thất. 

Nghĩa Hòa Đoàn - bấy giờ là vấn đề gây đau đầu nhất cho triều đình. Trước sự ức hiếp, chèn ép của giáo hội phương Tây, nhân dân khắp nơi không những không được sự ủng hộ của triều đình mà còn bị triều đình cấu kết với người Tây trấn áp, bởi vậy mà bạo phát cuộc khởi nghĩa vũ trang, hô to khẩu hiệu diệt người Tây. Nghĩa Hòa đoàn, trải qua nhiều cuộc đấu tranh, đã hình thành nên lực lượng vũ trang lớn mạnh. Triều đình mấy lần phái quân đi đàn áp toàn bị bọn họ đánh cho tơi tả. Nên "diệt" hay nên "ủng hộ" Nghĩa Hoàn đoàn là một vấn đề nan giải với Từ Hi. Tải Y và người đứng đầu các vương công đại thần - đại học sĩ Cương Nghị chủ trương "ủng hộ", muốn trước tiên lợi dụng (NHĐ) để đuổi bọn Tây đi - nhằm tránh sự can thiệp vào việc phế truất hay lập vua mới. Binh bộ thượng thư Từ  Dụng Nghĩa và Hộ bộ Thượng thư Lập Sơn, Nội các Học Sĩ Liên Nguyên,.. kiên quyết phản đối cách này, cho rằng lợi dụng Nghĩa Hòa Đoàn để chống lại người Tây sẽ rước họa vào mình nên chủ trương "diệt". 


________ Cập nhật ____________ 

Hai bên tranh cãi không ngừng, cho đến khi một thông tin khẩn cấp chưa được tra xét rõ ràng làm Từ Hi hạ quyết định cuối cùng. Thông tin này vốn ban đầu là người Tây đối xử tàn bạo với nhân dân nhưng cuối cùng đến tai Từ Hi lại giải thích thành muốn bức ép Từ Hi trả lại triều chính cho Quang Tự. Từ Hi tức tối, lập tức hạ chỉ ủng hộ cho nhân dân, và hạ lệnh tấn công doanh trại cùng với sứ quán ở phố Đông Giao Dân Cảng, treo thưởng cho ai lấy được thủ cấp của người Tây. Để bày tỏ lòng quyết tâm, bà ta cho chém đầu những người chủ trương "diệt" như Từ Dụng Nghi, Liên Nguyên, ... Sau đó, con phố Đông Giao Dân Cảng còn chưa hạ được thì thành Thiên Tân và pháo đài Đại Cô đã thất thủ trước. Liên quân (8 nc) đánh tới Bắc Kinh. Lúc này Từ Hi lại có một chiêu khác: Trong cảnh pháo lửa mù mịt, bà lén lút bày tỏ thiện ý với người Tây, phái người tới phố Đông Giao Dân Cảng liên lạc. Bắc Kinh thất thủ, liền trốn tới Tây An. Để thể hiện rằng chủ ý đối địch với người Tây vốn không phải là của mình, bà lại hạ lệnh bắt người theo phái "ủng hộ" như Từ Đồng, Cương Nghị,... Trong hoàn cảnh loạn lạc, Vinh Lộc cố gắng để bản thân không bị cuốn vào xoáy nước đục này. Ông chiều theo tâm ý của Từ Hi mà làm việc. Đồng thời, ông cũng giúp Từ Hi chuẩn bị trước đường lui. Ông theo chỉ, điều quân tấn công vào doanh trại của binh lính nước ngoài ở phố Đông Giao Dân Cảng, nhưng lại không phát cho họ đạn pháo mà còn âm thầm tặng trái cây cho binh lính nước ngoài coi như hỏi thăm.  Liên quân tám nước tiến vào Bắc Kinh, Từ Hi lên đường, ông giao chức trách nghị hòa cho Lý Hồng Chương và Dịch Khuông, dặn dò bọn họ có thể chấp nhận mọi điều kiện khi đàm phán, miễn là không truy cứu trách nhiệm của Từ Hy và không bắt Từ Hy phải giao trả triều chính. Kết quả chính là điều ước Tân Sửu ký năm 1901 với điều khoản bồi thường khoản lợi tức cùng với việc quân đội nước ngoài được quyền đóng quân ở Bắc Kinh. Sau khi làm xong, tới Tây An, Vinh Lộc được hưởng ân điển "thưởng hoàng mã quái(1), thưởng cho song nhãn hoa linh(2) làm từ lông chồn tía, gia hàm thái tử thái bảo (3), chuyển sang làm đại học sĩ Văn Hoa điện" - "Thanh sử cảo" chép. Ngoại trừ những ghi chép này thì vẫn còn  một chuyện đáng nói. Đó là Tây thái hậu chỉ hôn cho con gái Vinh Lộc, gả cho Thuần thân vương Tải Phong làm phúc tấn.

Chú thích của tác giả

1. Hoàng mã quái là áo ngoài màu vàng mà hoàng đế mặc mỗi khi cưỡi ngựa. Cho mặc hoàng mã quái là một trong những ân điển của hoàng đế triều Thanh dành cho người có công.

2. Song nhãn hoa linh: Hoa linh là vật trang trí gắn lên mũ quan mà hoàng đế triều Thanh thưởng cho công thần. Hoàng tộc và quan viên có chức cao dùng lông khổng tước, quan viên cấp thấp dùng lông gà đá. Hoa linh mà hoàng đế thưởng cho người có công lớn lại theo cấp bậc mà chia thành ba loại: đơn nhãn, song nhãn và tam nhãn.

3. Thái tử thái bảo:  Thiết lập các chức quan như Thái sư, thái phó, thái bảo, thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo để giúp đỡ cho quân chủ. Thiết lập các chức quan như Thái tử thái sư, Thái tử thái phó, Thái tử thái bảo, Thái tử thiếu sư, Thái tử thiếu phó, Thái tử thiếu bảo để giúp đỡ cho thái tử. Tuy nhiên về sau những chức danh này để thể hiện sự ân sủng dành cho quan viên chứ không có thực quyền.


Còn về nhân duyên của bố mẹ tôi, sau này nghe người già trong nhà nói rằng, Tây thái hậu làm vậy là có dụng ý. Thì ra, sau cuộc chính biến, thái hậu đã bắt đầu hoài nghi Thuần thân vương. Nghe nói, trên mộ ông nội tôi mọc lên một cây ngân hạnh cao lớn. Không biết là ai đã nói với Tây thái hậu rằng, trong Thuần vương phủ sẽ có một người lên ngôi hoàng đế, là bởi trên mộ ông mọc lên cây ngân hạnh.  "Bạch" với "Vương" kết hợp với nhau thì không phải chữ Hoàng sao? Từ Hi nghe xong liền gọi người đi chặt cây ngân hạnh ấy xuống. Điều khiến cho bà nảy sinh lòng nghi ngờ không chỉ có việc ấy mà còn có sự hứng thú của người Tây với vua Quang Tự và anh em của ông.  Trước khi phong trào Nghĩa Hòa Đoàn nổ ra, điều khiến bà sợ hãi đó là người Tây có phần nghiêng về vua Quang Tự, còn với bà thì lại không hề khách khí chút nào. Sau phong trào NHĐ, thống soái của liên quân - Waldersee đề nghị huynh đệ của hoàng đế đích thân tới Đức xin lỗi về việc công sứ Clemens von Ketteler bị giết hại. Sau khi cha tôi tới Đức, việc ông nhận được sự tiếp đãi long trọng của họ đã khiến lòng nghi ngờ của Từ Hi càng nặng: Sự coi trọng của người Tây với huynh đệ của vua Quang Tự so với Khang Hữu Vi của phái Duy Tân còn khiến bà đau đầu hơn.  Để diệt trừ hậu hoạn, bà nghĩ ra một cách. Đó chính là để nhà Vinh Lộc và Thuần vương phủ liên hôn. Tây thái hậu chính là một người như thế này: Chỉ cần cảm thấy có chút nào khiến bà ta cảm thấy nguy hiểm liền lập tức xử lý một cách quyết đoán. Trước khi bà đi trốn (sau sự kiện Nghĩa Hòa Đoàn) còn không quên sai người đẩy Trân phi xuống giếng, chẳng phải là sợ lưu lại hậu hoạn về sau mà xuống tay sao? Giữ vững quyền thống trị của mình mới là điều mà bà quan tâm nhất. Vào năm Quang Tự thứ 27, khi tới Bảo Định, Hà Bắc (trên đường quay về từ Đức), cha tôi nhận được chỉ ban hôn.

(ND: Cây ngân hạnh: 白果. Chữ 白 trong cây ngân hạnh + 王(vương) -> 皇(trong hoàng đế))

P/s: 1. Ai học sử 11 mà đến bài 3 Trung Quốc thì nên tham khảo quyển này để hiểu rõ hơn ^^

2. Mỗi chương đều rất dài nên tốc độ ra chương sẽ rất chậm :) 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #puyi