1.2. A
Thuần Hiền thân vương có 4 vị phúc tấn (1), có bảy con trai và 3 con gái. Tuy nhiên, lúc ông mất thì dưới gối chỉ còn ba nam một nữ, lớn nhất là đứa con trai thứ năm, tức cha tôi Tải Phong, năm đó lên tám, được kế thừa vương tước. Hai người chú của tôi - Tải Tuần (5 tuổi) và Tải Thọ (3 tuổi ) cùng được phong làm công tước. Bắt đầu từ đó, gia đình tôi được nhận nhiều "quang vinh ân hưởng". Tuy nhiên, vinh quang phúc lộc của Thuần vương phủ và cái tên Từ Hi thái hậu không thể tách rời
(1): Trong tiếng Mãn, phúc tấn nghĩa là thê tử, cũng hàm chứa ý nghĩa "quý phụ" (ND: người phụ nữ gia đình quyền quý, quý tộc) . Triều Thanh đều gia phong cho thê thất của thân vương,..: Chính thất phong làm phúc tấn, trắc thất phong làm trắc phúc tấn
Một chuyện lớn đó là Từ Hi chỉ hôn cho cha mẹ tôi. Vinh quang lần này có thể coi như là một phần thưởng sau cuộc chính biến Mậu Tuất và phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Trước tiên, đây là ân điển dành cho người trung thần Vinh Lộc vì đã lập công trong cuộc chính biến Mậu Tuất. Ông ngoại Vinh Lộc của tôi là người thuộc tộc Qua Nhĩ Giai thị thuộc Mãn Châu Chính Bạch Kỳ, trong những năm Hàm Phong Hộ bộ Ngân khố Viên ngoại lang, do tham nhũng mà mấy lần suýt bị Túc Thuận "xử lý". Không biết ông dùng cách nào mà thoát được vận hạn này, sau đó lại tiêu tiền để mua chức Hầu bổ đạo viên. Cách làm "Quyên ban" này rất phổ biến vào cuối thời nhà Thanh, cũng là một để có xuất thân hợp pháp giống như "khoa cử". Năm đầu Đồng Trị, ông nội tôi lập ra Thần cơ doanh (quân đội hoàng gia sử dụng vũ khí dùng lửa), Vinh Lộc bị phái tới làm việc, đã từng làm dực trưởng và tổng binh. Sau một hồi bôn ba, ông được đại học sĩ Văn Tường tiến cử làm Công bộ thị lang, rồi lại làm Đại thần Tổng quản phủ nội vụ. Năm Quang Tự đầu tiên, thăng làm Công bộ Thượng thư. Sau lại vì tội tham ô hối lộ mà bị cách chức, điều khỏi Bắc Kinh. Vào năm xảy ra chiến tranh Thanh - Nhật, Cung thân vương lo chuyện quân, Vinh Lộc bèn mượn cơ hội vào Bắc Kinh chúc thọ Từ Hy thái hậu mà được Cung thân vương tín nhiệm. Sau chiến tranh Thanh - Nhật, lúc ông tiến cử Viên Thế Khải đi huấn luyện lính mới thì bản thân ông đã làm tới chức Binh bộ Thượng thư. Lúc ấy ông đã lão luyện hơn nhiều, có đôi mắt tinh tường luôn nhìn thấu được những điểm then chốt, thường tốn tiền ở chỗ thái giám Lý Liên Anh, bởi vậy mà dần dần thay đổi được ấn tượng của Từ Hy với ông. Năm thứ hai sau khi về Bắc Kinh, ông được giao đi kiểm tra lại công trình lăng tẩm của Từ Hy. Công trình này đã được một vị đại thần kiểm tra rồi, báo lên rằng cần ba mươi nghìn vạn lượng bạc để tu sửa. Nghe nói do lúc trước công trình này là do đích thân Thuần thân vương Dịch Hoàn giám sát nên ông ta không dám hạ thấp chất lượng của công trình nên tổn hại được báo lên cũng không quá nghiêm trọng. Nhưng Vinh Lộc đã có cách. Ông rất hiểu tâm lý Từ Hi, liền nói phóng đại sự tổn hại của công trình lên, lại báo phí tổn để tu sửa là một trăm năm mươi nghìn lượng. Kết quả Thái hậu mắng vị đại thần kia một trận, lại sinh lòng hoài nghi với lòng trung thành của Thuần thân vương đã mất, còn đối với Vinh Lộc lại càng thêm tán thưởng.
Vinh Lộc có được người bạn tốt Lý Liên Anh này, lại cộng thêm vợ ông rất biết cách lấy lòng Thái hậu - thường đựoc triệu vào cung nói chuyện phiếm nên ông ngày càng hiểu thêm về Từ Hi. Ông biết nội tình của sự bất hoà giữa mẫu tử Từ Hi và Quang Tự, càng biết mối liên quan giữa sự mâu thuẫn này với tiền đồ của mình nên càng hay giúp Từ Hy đưa ra những đề nghị. Vào lúc Quang Tự phát động cuộc duy tân, những kẻ có vị thế trong triều sợ bị cách chức chỉ biết khóc lóc nỉ non thì Vinh Lộc sớm đã giúp Từ Hy an bài mọi chuyện xong xuôi. Đương thời, có người chia thế lực của Thái hậu và Hoàng đế ra thành Hậu đảng và Đế đảng. Vinh Lộc là đầu não của Hậu đảng, còn Ông Đồng Hoà vốn không có quyền lực gì là đầu não của Đế đảng. Phái Duy tân có thể tiếp xúc với Hoàng đế là do Ông Đồng Hoà đã tiến cử Khang Hữu Vi.
Mai kia là xong phần B :)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top